Hóa - tăng giảm khối lượng hay
hòa tan muối nitrat của 1 kim lọai hóa trị 2 vào nước dc 200 ml dd (A). cho vào dd A 200 ml dd K3PO4, phản ứng xảy ra vừa đủ, thu dc kết tủa (B) và dd (C). khối lượng kết tủa (B) và khối lượng muối nitrat trong dd A khác nhau 3,64 gam.
a/ tìm nồng độ mol của dd (A) và (C), giả thiết thể tích dd thay đổi do pha trộn và thể tích kết tủa ko đáng kể.
b/ cho dd NaOH lấy dư vào 100 ml dd (A) thu dc kết tủa D, lọc lấy kết tủa D rồi đem nung đến khối lượng ko đổi cân dc 2,4 gam chất rắn. xác định kim loại trong muối nitrat.
Giải:
3M(NO3)2+2K3PO4àM3(PO4)2+6KNO3.
3x……………2x……….x………….6x.
ở đây ta lưu ý: mM(NO3)2>mM3(PO4)2
vậy ta có khối lượng giảm:
mgiảm=mvào-mra= mM(NO3)2-mM3(PO4)2
3,64=3x.(M+124)-x(3M+190)
=>3,64=3xM+372x-3xM-190x
=>3,64=182x
=>x=0.02 mol.
=> nM(NO3)2=3x=3.0,02=0,06
mol.
a. CM_(A)=0,06/0,2=0,3M
nKNO3=6x=6.0,02=0,12
mol.
=> CM_(C)=0,12/(0,2+0,2)=0,12/0,4=0,3M
b. M(NO3)2+NaOHàNaNO3+M(OH)2
M(OH)2 –toàMO+H2O
0,03…………0,03
Ta thấy: 200 ml à100 ml
=>0,06 mol à 0,03 mol (số mol của M(OH)2 )
=>MMO=2,4/0,03=80
=>M+16=80
=>M=64
Vậy kim loại đã cho là
Cu.
Tags: Hóa Học hay, Hóa Học Khó
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments: