Đề Ôn Tập Giữa HKI - Môn Hóa Học Lớp 11 - Trắc Nghiệm



Học Lý Thuyết cộng với suy nghĩ nữa ta mới thật sự hiểu được bài mà ta đã học. Bài tập là dụng cụ để kiểm tra xem mình học tập có kĩ chưa và khả năng vận dụng (khả năng tư duy) của mình tới đâu. Đề này hơi sơ sài khi nào rảnh Thầy sẽ soạn đề hay hơn, mấy đứa cố gắng làm để cũng cố kiến thức. Nghỉ lể Quốc Khánh vui vẽ. Bye.

Đề Ôn Hóa Học 11 - GHK1

Đề Ôn Hóa 11 Giữa Học Kì 1

Câu 1: Chọn phát biểu sai

A. Chỉ có hợp chất ion mới có thể điện li được trong nước.
B. Chất điện li phân li thành ion khi tan vào nước hoặc nóng chảy.
C. Sự điện li của chất điện li yếu là thuận nghịch.
D. Nước là dung môi phân cực, có vai trò quan trọng trong quá trình điện li.

Câu 2: Phát biểu không đúng là:

A. Sự điện ly là quá trình hòa tan các chất vào nước.
B. Sự điện ly là quá trình phân ly các chất trong nước ra ion.
C. Những chất tan trong nước phân ly ra ion được gọi là những chất điện ly.
D. Axit, bazơ, muối là những chất điện ly.

Câu 3: Phương trình điện li nào sau đây viết sai?

A.  AgCl → Ag+ + Cl-
B.  CH3COONH----> NH4+ + CH3COO-
C.  HClO4 ® H+ + ClO4-
D.  H2SO3----> H+ +SO3-

Câu 4: Cho các chất sau: HNO3 ; NaOH ; Ag2SO4 , NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2Các chất điện li mạnh là:


A. NaOH ; Ag2SO4 , NaCl, H2SO3
B. HNO3 ; NaOH ; NaCl, CuSO4
C. NaCl, H2SO3, CuSO4
D. Ag2SO4 , NaCl, H2SO3, CuSO4, Cu(OH)2

Câu 5: Trong dung dịch NaHSO3 (bỏ qua sự phân li của H2O) chứa bao nhiêu loại ion ?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 6: Chất nào sau đây là chất không điện li?

A. C6H6
B. HF
C. Na2CO3
D. Ca(OH)2

Câu 7: Cho các chất: Sylvinit (NaCl.KCl), CuO, C12H22O11 (Saccarose), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất không điện li là:

A. 3
B. 4
C. 5
D. 2

Câu 8: Phương trình điện li nào dưới đây viết không đúng ?

A. HCl ® H+ + Cl- .
B. CH3COOH CH3COO- + H+ .
C. H3PO4 3H+ + PO43- .
D. Na3PO4 ® 3Na+ + PO43- .

Câu 9: Hằng số điện li phụ thuộc vào:

A. bản chất các ion tạo thành chất điện li.
B. nhiệt độ, bản chất chất tan.
C. độ tan của chất điện li trong nước.
D. tính bão hòa của dung dịch chất điện li.

Câu 10: Trong dung dịch Al2(SO4)3 loãng có chứa 0,6 mol SO42-, thì trong dung dịch đó sẽ chứa:

A. 0,2 mol  Al2(SO4)3.
B. 0,4 mol Al3+.
C. 1,8 mol Al2(SO4)3.
D. 0,2 mol Al2(SO4)3 và 0,4 mol Al3+.

Câu 11: Hòa tan 0,24 mol Fe2(SO4)3 và 0,16 mol Al2(SO4)3 vào dung dịch chứa 0,4 mol H2SO4 được 2000 ml dung dịch A . Nồng độ mol của ion SO42-

A. 0,6 M
B. 0,44 M
C. 0,4 M
D. 0,8 M

Câu 12: 10 ml dung dịch Acid acetic (CH3COOH) 0,3M  có chứa tổng số hạt ( phân tử và ion ) là n. Nếu biết độ điện li của acid này là 2% thì giá trị của n là:

A. 16,35.1021
B. 18,42.1020
C. 19,67.1022
D. 15,54.1023

Câu 13: Muối trung hoà là:

A. Muối mà dung dịch có pH = 7.
B. Muối không còn hydro (H) trong phân tử.
C. Muối có khả năng phản ứng với Acid và Base.
D. Muối mà anion gốc acid không còn hydro có khả năng phân li ra ion H+

Câu 14: Dãy gồm những chất Hydroxide lưỡng tính

A. Ca(OH)2, Pb(OH)2, Zn(OH)2
B. Ba(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2
C. Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2
D. Fe(OH)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2

Câu 15: Theo Arrhenius thì kết luận nào sau đây đúng ?

A. Base là chất nhận proton
B. Acid là chất khi tan trong nước phân ly cho ra cation H+
C. Acid là chất nhường proton
D. Base là hợp chất trong thành phần phân tử có một hay nhiều nhóm OH-

Câu 16: Cho các mệnh đề

1. Một hợp chất trong thành phần phân tử có Hydro và phân ly ra H+ trong nước là acid

2. Acid hoặc Base có thể là phân tử hoặc ion.

3. Trong thành phần của base phải có nhóm OH-.

4. Base là chất nhận proton H+.

5. H2O là chất lưỡng tính.

Số mệnh đề đúng theo thuyết Bronsted là:


A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 17:  Cho các chất sau: AlCl3; NaHCO3; Ba(NO3)2; CH3COOK; NH4Cl, Na2HPO3. Số chất là muối trung hòa:

A. 2
B. 4
C. 3
D. 5

Câu 18: Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp chứa Na2CO3 1M và K2CO3 0,5M với 400 ml dung dịch HCl 2M thì thể tích khí CO2 sinh ra (ở đkc) là

A. 3,7185 lít
B. 7,437 lít
C. 5,5775 lít
D. 6,1975 lít

Câu 19:  Một dung dịch chứa 0,20 mol Cu2+; 0,30 mol K+; a mol Cl- và b mol SO42-. Tổng khối lượng muối tan có trong dung dịch là 54,35 gam. Giá trị của a và b lần lượt là:

A. 0,3 và 0,2
B. 0,1 và 0,3
C. 0,2 và 0,5
D. 0,5 và 0,1

Câu 20: Cho 0,4 lít dung dịch NaOH 0,1M tác dụng với dung dịch chứa 0,006 mol Al2(SO4)3 , phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 2,496
B. 1,560
C. 0,624 
D. 4,992

Câu 21: Chọn phát biểu sai trong số các phát biểu sau đây ?

A. Giá trị pH của dung dịch giảm thì độ acid giảm.
B. Giá trị pH của dung dịch tăng thì độ base tăng.
C. Dung dịch có pH nhỏ hơn hoặc bằng 6 làm quỳ tím hoá đỏ.
D. Dung dịch có pH  lớn hơn hoặc bằng 8,3 làm phenolphtalein hoá hồng.

Câu 22:  Chọn biểu thức đúng. Trong dung dịch axit  loãng thì:

A. [H+] . [OH-] > 1,0.10-7
B. [H+] . [OH-] < 1,0.10-7
C. [H+].[OH-] = 1,0.10-14
D. [H+].[OH-] = 1,0.10-7

Câu 23: Trong dung dịch HNO3 0,01M thì tích số ion của nước ở 250C là:

A. [H+] [OH-] = 10-14
B. [H+] [OH-] > 10-14
C. [H+] [OH-] < 10-14
D. [H+] [OH-] = 10-7

Câu 24: Phương trình điện li nào dưới đây được biểu diễn đúng?


A. NH3 + H2O ® NH4+ + OH-.
B. H2S 2H+ + S2-
C. [Ag(NH3)2] ® Ag+ + 2NH3
D. CO32- + H2O         HCO3- + OH-

Câu 25: Cho các dung dịch axit: H2SO4, HCl, NH3; NH4Cl đều có nồng độ là 0,1M. Sắp xếp các chất theo thứ tự pH tăng dần:

A. HCl, H2SO4, NH4Cl, NH3
B. NH4Cl, H2SO4, HCl, NH3
C. H2SO4, HCl, NH4Cl, NH3
D. NH3, NH4Cl, HCl, H2SO4.

Câu 26: Dung dịch CH3COOH 0,1M có pH = a và dung dịch HCl 0,1M có pH = b. Phát biểu đúng là:


A. a < b =1.
B. a > b = 1.
C. a = b = 1.
D. a = b > 1.

Câu 27: Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75 M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. pH của dung dịch thu được là

A. 10
B. 12
C. 3
D. 2

Câu 28: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l, được 500ml dung dịch có pH = 11. Giá trị của a là:

A. 0,102M
B. 0,12M
C. 0,14M
D. 0,13M

Câu 29: Dung dịch X chứa hỗn hợp KOH và Ba(OH)2 có nồng độ tương ứng là 0,2M và 0,1M. Dung dịch Y chứa hỗn hợp H2SO4 và HCl có nồng độ lần lượt là 0,25M và 0,75M. Thể tích dung dịch X cần để trung hòa vừa đủ 40ml dung dịch Y là:   

A. 0,063 lít
B. 0,125 lít
C. 0,15 lít
D. 0,25 lít

Câu 30:  Dung dịch A gồm NaOH 0,2M; Ba(OH)2 0,05M. Dung dịch B gồm Al2(SO4)3 0,4M; H2SO4 xM. Cho 0,1 lít dung dịch B vào 1 lít dung dịch A, kết thúc phản ứng thấy có 16,33g kết tủa C và dung dịch D . Giá trị của x là: 


A. 0,1M
B. 0,2M
C. 0,25M
D. 0,3M

Câu 31: Một dung dịch có [H+] = 25.10-8M. Môi trường của dung dịch là:

A. Kiềm
B. Trung tính
C. Acid
D. Không xác định được

Câu 32: Dung dịch X có [H+] < [OH-]. Môi trường của dung dịch là:


A. Kiềm
B. Trung tính
C. Acid
D. Không xác định được

Câu 33: pH của dung dịch HNO3 1,2.10-4M là:

A. 3,8
B. 8,2
C. 3,92
D. 10,08

Câu 34: Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,05M với 100 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là:

A. 1
B. 12
C. 13
D. 2

Câu 35:  Trộn 400 ml dung dịch H2SO4 0,015M với 200 ml H2SO4 0,03M. Giá trị pH của dung dịch thu được sau khi trộn là:

A. 1,176
B. 1,7
C. 1,301
D. 1,398

Câu 36: Cho các phát biểu sau:

1. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các chất phản ứng phải là những chất dễ tan trong nước .

2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các chất phản ứng phải là những chất kết tủa , bay hơi hoặc điện li yếu.

3. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: Chất kết tủa, chất điện li yếu, chất khí.

4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi phản ứng sau phản ứng có chất kết tủa.

5. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết  những ion nào tồn tại trong dung dịch

Số phát biểu đúng là:
A. 5
B. 3
C. 1
D.  4

Câu 37: Phản ứng nào sau đây  là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch ?

A. Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.
B. Fe(NO3)3 +3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaNO3.
C. 2Fe(NO3)3 + 2KI → 2Fe(NO3)2 + I2 + 2KNO3.
D. Zn + 2Fe(NO3)3 → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2.

Câu 38: Cho các phản ứng sau:
(1) Ca(OH)2 + Na2CO3                                   (4)  (NH4)2CO3 + Ca(NO3)2

(2) Ca(HSO3)2 + FeCO3 →                                  (5) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2

(3) MgCO3 + CaCl2 →                                         (6) K2CO3 + Ca(NO3)2

Có bao nhiêu phản ứng xảy ra ( nếu có) có cùng phương trình ion rút gọn là:

               Ca2+  +  CO32-→ CaCO3


A. 4
B. 3
C. 2
D. 5

Câu 39: Tập hợp các ion nào sau đây tồn tại trong một dung dịch ?

A. Cu2+, Cl-, Na+, OH-, NO3-.
B. Fe2+, K+, NO3-, OH-, NH4+.
C. NH4+, CO32-, HCO3-, OH-, Al3+.
D. Na+, Ca2+, Fe2+, NO3-, Cl-.

Câu 40:  Trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch NaOH 0,2M  thì dung dịch mới có nồng độ [Na+] là bao nhiêu:

A. 0,32M.
B. 1M.
C. 0,2M.
D. 0,1M.

Câu 41: Cho dung dịch NaOHdư vào 100 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(HCO3)2 0,5M và BaCl2 0,4M thì thu được bao nhiêu gam kết tủa:

A. 9,85 gam.
B. 14,775 gam.
C. 17,73 gam.
D. 20,97gam.

Câu 42: Chọn phát biểu không đúng

A. Muối acid là muối mà  khi tan trong nước tạo dung dịch có giá trị pH < 7.
B. Một dung dịch có [H+] = 10-5 thì môi trường của dung dịch là acid.
C. Acid là chất khi tan trong nước có khả năng phân li ra ion H+.
D. Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.

Câu 43: Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không xảy ra phản ứng?

A. KOH + CuSO4
B. K2SO4 + Ba(NO3)2
C. CuCl2 + AgNO3
D. NaCl + Fe(OH)3

Câu 44:  Cho 1 mẫu kim loại Na tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,7185 lít H2 (đkc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X là:


A. 150 ml
B. 75ml
C. 60 ml
D. 200ml

Câu 45: Trộn 200ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,15M với 300ml dung dịch KOH 0,2M thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là:

A. 13
B. 1,7
C. 1
D. 12,3

Câu 46: Dãy các chất mà dung dịch của chúng có pH < 7 là:

A. NH4Cl, FeCl3, ZnSO4
B. NaOH, CH3COOH, HCl        
C. NH4Cl, Na2CO3, HNO3          
D. KCl, NH4NO3, KF

Câu 47: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của H2O) cùng tồn tại trong một dung dịch là:


A. Fe3+, NH4+, Br-, OH-
B. Ca2+, K+, SO42-, PO43-
C. H+, K+, NO3-, SO42-
D. Ag+, Na+, NO3-, Br-

Câu 48:  Dãy các ion trung tính là:

A. K+, Ba2+, Cl-
B. NH4+, Ba2+, Cl-
C. Cl-, CO32-, OH-
D. Al3+, Cu2+, Ba2+

Câu 49: Chỉ dùng dung dịch NaOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây ?


A. Fe, Al2O3, Al
B. Mg, K, Na
C. Zn, Al2O3, Al
D. Fe, Al2O3, Mg

Câu 50: Để bảo quản dung dịch AgNO3 tránh hiện tượng thủy phân, ngưi ta thường nhỏ vào ít giọt:

A. dung dịch KNO3
B. dung dịch NaOH
C. dung dịch HNO3
D. dung dịch H2SO4

Câu 51: Trong một dung dịch chứa a mol K+, b mol Zn2+, c mol NO3- và d mol SO42- . Biểu thức liên hệ trong dung dịch là:
A. a+2b=2c+d
B. a+2b=c+d
C. a+2b=c+2d
D. 2a+2b=2c+d

Câu 52: Cho dung dịch chứa 4,8g (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch chứa 34,2g Ba(OH)2. Sau phản ứng thu được p gam kết tủa. Giá trị của p là:
A. 17,1
B. 9,85
C. 15,5
D. 39,4

Câu 53: Dung dịch M chứa các ion Fe3+= 0,6 mol; Cu2+= 0,3 mol; Cl-= a mol; SO42-= b mol. Cô cạn dung dịch M thu được 160,5g. Giá trị của a, b lần lượt là:
A. 0,6 và 0,9
B. 0,9 và 0,6
C. 0,3 và 0,5
D. 0,2 và 0,3

Câu 54: Hòa tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp A gồm Fe2O3, MgO, ZnO  trong 100ml dung dịch acid H2SO0,5M (vừa đủ). Sau phản ứng cô cạn dung dịch muối thu được bao nhiêu gam muối khan:
A. 6,81g
B. 4,81g
C. 3,81g
D. 5,81g

Câu 55: Thêm m gam natri vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào  200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu đưc lượng kết tủa Y lớn nhất thì m có giá trị là:
A. 1,59
B. 0,69
C. 1,71
D. 1,95

Script provided by Tranganhnam@yahoo.com

http://hocdethi.blogspot.com/




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu