ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 – MÔN HÓA 9



GỢI Ý ÔN TẬP CUỐI KÌ 1 – MÔN HÓA 9

Năm học 2022-2023

             I.      LÝ THUYẾT:

Chương I: Các loại hợp chất vô cơ.

            + Tính chất hóa học của oxide, acid, base, muối.

            + Một số oxide, acid, base quan trọng, phương pháp sản xuất.

            + Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.

            + Phân bón hóa học

            Chương II: Kim loại.

            + Tính chất hóa học chung của kim loại; của nhôm, sắt.

+ Dãy hoạt động hóa học của kim loại.

            + Hợp kim sắt.

      + Ăn mòn kim loại.

      Chương III: Phi kim

      + Tính chất hóa học chung của Phi kim.

      + Tính chất hóa học của Chlorine.

         II.      BÀI TẬP TỰ LUẬN:


1.      Hoàn thành các PTHH sau:


a)      H2SO4  +        ®       +  HNO3

b)     KOH    +          ®       +  K2SO4

c)      CuCl2   +          ®   NaCl      +     

d)     Na2S    +           ®         +  H2S­

e)      FeCl3 +           ®       +  NaCl

f)      Zn      +      HCl   ®        +          

g)     SO2    +          ®        K2SO3 +     

h)          +   Fe(OH)2  ®   FeSO4   +   


2.      Viết các phương trình biểu diễn những biến hóa sau:

a)      Na ® NaOH ® NaCl ® NaOH ® Na2CO3 ® Na2SO4.

b)     Al2O3 ® AlCl3 ® Al ® Al2(SO4)3 ® Al(OH)3 ® Al2O3 ® Al

c)      Fe ® FeCl2 ® Fe(OH)2 ® FeO ® Fe ® FeS ® FeSO4 ® Fe.

                           FeCl3 ® Fe(NO3)3 ® Fe(OH)3 ® Fe2(SO43 ® Fe ® Fe3O4.


3.      Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt:

a)      Các dung dịch: HCl, HNO3, H2SO4, KOH, BaCl2.

b)     Các chất bột màu trắng: BaCO3, BaSO4, Na2CO3, NaCl.

c)      Các kim loại dạng bột sau: Al, Cu, Fe.

4.      Chỉ được dùng thêm một thuốc thử (tự chọn) hãy nhận biết các dung dịch sau:


a) H2SO4, NaOH, Na2SO4, BaCl2.

b) FeCl2, FeCl3, NaOH, Na2SO4.


5.      Nêu hiện tượng và viết PTPƯ (nếu có) cho các thí nghiệm sau:

a)      Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dung dịch CuSO4.

b)     Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong lấy dư.

c)      Nhỏ từng giọt dung dịch Barium chloride vào dung dịch Sulfuric acid.

d)     Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch Sodium hydroxide vào dung dịch Iron (III) chloride.

e)      Cho đinh sắt vào dung dịch Sulfuric acid đặc, nguội

f)      Cho một mẩu nhỏ Sodium vào cốc nước. Sau đó nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cốc.

g)     Dẫn khí Chlorine vào dung dịch NaOH sau đó nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch vừa thu được vào mẫu giấy quỳ tím.

6.      Giải thích ngắn gọn các trường hợp sau (Viết PTHH nếu có):

a) Tại sao không nên dùng chậu, xô nhôm để đựng nước vôi tôi, xà phòng và vữa xây dựng?

b) Để khử chua đất trồng trọt ta phải bón vào đất những chất có tính acid hay base? Vì sao?

7.      Cho một lượng hỗn hợp gồm bạc và kẽm tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 6,1975 lít H2 (đkc). Sau phản ứng thấy còn 6,25g một chất rắn không tan. Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.

8.      Cho 150 ml dung dịch Na2CO3 2M tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 1,5M. Tính:

a) Thể tích dung dịch H2SO4 tham gia phản ứng và thể tích khí sinh ra ở đkc?

b) CM dung dịch thu được sau phản ứng?

9.      Cho 510g dung dịch AgNO3 10% vào 91,25g dung dịch HCl. Tính:

a)      C% dung dịch HCl tham gia phản ứng?

b)     Tính khối lượng chất kết tủa thu được?

c)      Tính C% dung dịch thu được sau phản ứng sau khi đã lọc bỏ kết tủa?

10. Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp X gồm Al2O3 và Zn vào dung dịch HCl 20% (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,479 lít khí hydrogen (ở đkc).

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.

b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.

c) Cho 11,6 gam hỗn hợp X trên vào dung dịch CuSO4 dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi phản ứng kết thúc.

11. Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam một hợp kim của đồng và bạc trong bình khí chlorine lấy dư. Sau khi phản ứng kết thúc, người ta đem đi hòa tan hỗn hợp rắn thu được vào nước sau thì thu được dung dịch A và 14,35 gam rắn B.

a)      Xác định % khối lượng của mỗi kim loại trong hợp kim ban đầu.

b)     Cần lấy bao nhiêu gam dung dịch sodium hydroxide 5% để làm kết tủa hoàn toàn dung dịch A?

12. Cho 12,7g một muối sắt chloride (chưa rõ hóa trị của sắt) vào dung dịch NaOH có dư thì thu được một kết tủa, đem rửa nhẹ, sấy khô thì cân được 9g. Hãy xác định công thức của muối sắt chloride?

      III.      CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1:     Dãy các Oxide đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường:

A. MgO, FeO, SO2, CaO                                     B. MgO, FeO, Na2O, Al2O3

C. MgO, P2O5, K2O, CuO                                 D. SO2, CO2, P2O5, BaO

Câu 2:     Từ những chất có sẵn là Na2O, CaO, MgO, CuO, Fe2O3, K2O và H2O, có thể điều chế được bao nhiêu dung dịch base?

A. 1                                   B. 2                                         C. 3                                         D. 4

Câu 3:     Dãy các chất tác dụng với H2SO4 (loãng):

A. NaCl, CaCl2, HCl, Ag                                     B. Cu, CaCO3, FeO, BaCl2

C. Ca(OH)2, Al, Na2O, BaCl2                                    D. NaOH, Al(OH)3, HNO3, ZnO

Câu 4:     Thí nghiệm nào sau đây tạo kết tủa trắng khi trộn:

A. Dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4       B. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl

C. Dung dịch HCl với ZnO.                              D. Dung dịch NaOH với CO2

Câu 5:     Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl2 đến khi kết tủa không tạo thêm nữa thì dừng (lượng NaOH dùng vừa đủ). Lọc kết tủa, đem nung thì chất rắn thu được là:

A. Fe(OH)2                             B. Fe(OH)3                                      C. FeO                                    D. Fe2O3

Câu 6:     Có những phân bón hóa học: NH4NO3, Ca(H2PO4)2, NH4Cl, (NH4)2SO4, KCl, Ca3(PO4)2, CaHPO4, NH4H2PO4, (NH4)2HPO4, KNO3. Hãy cho biết dãy chất nào sau đây chỉ chứa phân bón kép.

A. NH4H2PO4, (NH4)2HPO4, KNO3                 B. Ca(H2PO4)2, NH4Cl, KNO3

C. NH4Cl, (NH4)2SO4, KCl                               D. NH4NO3, Ca3(PO4)2, (NH4)2HPO4

Câu 7:     Dãy oxide vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch acid là:

A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2                                  B. CaO, CuO, CO, N2O5

C. CaO, Na2O, K2O, BaO                                  D. SO2, MgO, CuO, Ag2O

Câu 8:     Dãy oxide vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với dung dịch base là:

A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2                                  B. P2O5, SO3, CO2, N2O5

C. CaO, Na2O, K2O, BaO                                  D. SO2, MgO, CuO, Ag2O

Câu 9:     Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 muối trong cặp chất nào sau đây:

A. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch K2SO4                      B.  Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4      

C.  Dung dịch Na2SO4 và dung dịch BaCl2                      D. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch KCl

Câu 10: Cho các chất có công thức: Ba(OH)2, MgSO4, Na2CO3, CaCO3, H2SO4. Số chất tác dụng được với dung dịch K2COlà:

A. 2                                   B. 3                                         C. 4                                         D. 5

Câu 11: Để tách riêng Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm BaO và Fe2O3, người ta dùng:

A. NaCl                            B. NaOH                                C. H2SO4                                          D. H2O

Câu 12: Để phân biệt các dung dịch acid: HCl, H2SO4, HNO3, ta lần lượt cho các chất tác dụng với:

A. Dung dịch BaCl2 rồi đến dung dịch AgNO3                     

B. Dung dịch MgCl2 rồi đến dung dịch AgNO3

C. Dung dịch AgNO3 rồi đến dung dịch NaOH                    

D. Dung dịch BaCl2 rồi đến dung dịch CuSO4

Câu 13: Chất nào sau đây tác dụng với H2SO4 đặc nóng sinh ra khí có mùi hắc:

A. Fe, CuO, Na2SO3                                           B. Fe, Ag, CuO                    

C. Na2SO3, Cu, Fe                                              D. CuO, Fe2O3, Ag

Câu 14: Dãy nào sau đây chỉ chứa các base khi phân hủy ở nhiệt độ cao tạo ra basic oxide (O.B) và nước:

A. Cu(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Ca(OH)2         B. Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2, Cu(OH)2

C. Cu(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Mg(OH)2           D. Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Zn(OH)2

Câu 15: Dãy chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch CuSO4:

A. FeO, BaCl2, NaOH, HCl                              B. Zn, HNO3, Ca(OH)2, AgNO3

C. Fe, Ba(NO3)2, KOH, Al                                D. Mg, AgNO3, HCl, NaOH

Câu 16: Chỉ dùng thêm nước và giấy quỳ tím có thể phân biệt được các oxide

A. MgO; Na2O; K2O                                          B. P2O; MgO; K2O

C. Al2O3; ZnO; Na2O                                         D. SiO2; MgO; FeO

Câu 17: Sulfuric acid loãng phản ứng được với các chất:

A. Cu; MgO; CaCO3; Mg(OH)2                       B. CaCO3; HCl; Fe; CO2

C. MgO; CaCO3; Mg(OH)2; Fe                        D. Fe; MgO; NaNO3; HCl

Câu 18: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần:

A. Na , Mg , Zn                                                  B. Al , Zn , Na                     

C. Mg , Al , Na                                                   D. Pb , Al , Mg

Câu 19: Kim loại Iron (Fe) không tan được trong dung dịch nào sau đây

A. HCl                              B. CuCl2                                           C. H2SO4 đặc nóng               D. NaOH

Câu 20: Sự ăn mòn kim loại là: 

A. Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường

B. Sự tạo thành các oxide kim loại ở nhiệt độ cao

C. Sự tạo thành hợp kim khi nấu chảy các kim loại với nhau

D. Sự kết hợp của kim loại với một chất khác

Câu 21: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?

A. Môi trường                 B. Không khí                        C. Áp suất                             D. Nhiệt độ

Câu 22: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?

A. Fe                                 B. Zn                                      C. Cu                                      D. Mg

Câu 23: Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí chlorine. Hiện tượng xảy ra là:

A. Sắt cháy tạo thành khói trắng dày đặc bám vào thành bình

B. Không thấy hiện tượng phản ứng

C. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu nâu đỏ

D. Sắt cháy sáng tạo thành khói màu đen

Câu 24: Nguyên tắc luyện thép từ gang là:

A. Dùng O2 để oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép.

B. Dùng chất khử CO khử oxide iron (FexOy) thành iron (Fe) ở nhiệt độ cao.

C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn, … trong gang để thu được thép.

D. Tăng thêm hàm lượng carbon trong gang để thu được thép

Câu 25: Tính chất nào sau đây là của khí chlorine (Cl2)?
A. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch base.
B. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch có tính tẩy màu
C. Tác dụng với oxygen tạo thành oxide
D. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm.

Câu 26: Để loại khí chlorine (Cl2) có lẫn trong không khí, có thể dùng chất sau:

A. Nước                                                               B. Dung dịch H2SO4                

C. Dung dịch NaOH                                           D. Dung dịch NaCl

Câu 27: Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm?

A. KCl                  B. Ca3(PO4)2                                  C. K2SO4                              D. (NH2)2CO                                      

Câu 28: Dãy phân bón hoá học chỉ chứa toàn phân bón hoá học đơn là:

A. KNO3, NH4NO3, (NH2)2CO                         B. KCl, NH4H2PO4, Ca(H2PO4)2

C. (NH4)2SO4, KCl, Ca(H2PO4)2                             D. (NH4)2SO4, KNO3, NH4Cl 

Câu 29: Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl­2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên:

A. Zn                                B. Fe                                       C. Mg                                     D. Ag

Câu 30: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải   phóng khí hydrogen:

A. K, Ca                           B. Zn, Ag                               C. Mg, Ag                              D. Cu, Ba

 

HỌC SINH ĐƯỢC SỬ DỤNG BẢNG TÍNH TAN KHI LÀM BÀI THI CUỐI KÌ 1.

(Nội dung ôn tập chỉ mang tính chất tham khảo, HS cần vận dụng liên hệ thực tế thêm)

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu