CÁC CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT (CHUYÊN ĐỀ 9-HIDROCACBON) - LÝ THUYẾT
CHUYÊN ĐỀ
HIDROCACBON
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
ANKAN
CTTQ: CnH2n+2 (n1)
Là những hidrocacbon no, mạch hở, trong phân tử chỉ có liên kết đơn .
ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP
1- Đồng phân:
- Từ C4 trở lên có hiện tượng đồng phân (đồng phân mạch cacbon)
2- Danh pháp:
+ Chọn mạch C chính (dài và nhiều nhánh nhất)
+ Đánh số mạch C chính từ phía gần nhánh nhất sao cho tổng chỉ số nhánh là nhỏ nhất
+ Gọi tên: (Số chỉ vị trí nhánh – tên nhánh) + Tên mạch chính + an
Ví dụ:
Bậc C (trong ankan) = số nguyên tử C liên kết với nguyên tử C đó
TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Từ C1 - C4: khí, C5 - C18: lỏng, C19 trở đi: rắn
- M tăng tnc, ts, d tăng, ankan nhẹ hơn nước, cùng M thì phân tử càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng giảm
- Không tan trong nước (kị nước) là dung môi không phân cực
- Không màu
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Ankan chỉ chứa các liên kết C-C, C-H đó là các liên kết σ bền vững tương đối trơ về mặt hoá học: chỉ có khả năng tham gia phản ứng thế, phản ứng tách, phản ứng oxi hoá
Phản ứng thế
Nếu z = 1: ta thu được dẫn xuất monohalogen
z = 2, 3,…: ta thu được dẫn xuất đi, tri,…. halogen
Ví dụ:
CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl
CH3Cl + Cl2CH2Cl2 + HCl
CH2Cl2 + Cl2 CHCl3 + HCl
CHCl3 + Cl2 CCl4 + HCl
CH3-CH3 + Cl2CH3-CH2Cl+HCl
Các đồng đẳng của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự metan nhưng tạo thành hỗn hợp sản phẩm với sản phẩm chính là X thế H ở C bậc cao
Phản ứng tách
Dưới tác dụng của nhiệt độ và xúc tác (Cr2O3, Fe, Pt,…) các ankan có thể tách hidro hoặc bị gãy liên kết C-C (phản ứng cracking)
Tách hidro:
CnH2n+2 CnH2n + H2
Ví dụ:
CH3 - CH3 CH2 = CH2 + H2
Phản ứng cracking:
với n3, m1,p2
Ví dụ:
CH3-CH2-CH2-CH3
Phản ứng oxi hóa
Oxi hóa hoàn toàn (phản ứng đốt cháy):
CnH2n+2 +O2 nCO2 + (n+1)H2O
Nhận xét: và
Oxi hóa không hoàn toàn:
CH4 + O2 HCH=O + H2O
ĐIỀU CHẾ
Điều chế ankan:
Phương pháp giữ nguyên mạch cacbon:
+ Khử nhóm –OH của ancol bằng HI đặc:
R-OH + 2HI đặc R-H + H2O + I2
+ Hidro hóa anken:
CnH2n + H2 CnH2n+2
Phương pháp tăng mạch cacbon:
+ Phản ứng tổng hợp Wurtzt:
2RCl + 2Na R−R +2NaCl
3RCl + 3R’Cl + 6Na R−R + R’−R’ + R−R’ + 6NaCl
Phương pháp giảm mạch cacbon
RCOONa + NaOH RH + Na2CO3
Điều chế metan:
+ Từ Natri axetat
CH3COONa + NaOH →CH4 + Na2CO3
+ Từ nhôm cacbua
Al4C3 + 12 H2O → 3CH4 + 4 Al(OH)3↓
Al4C3 + 6H2SO4 → 3CH4 + 2 Al2(SO4)3
+ Nhiệt phân propan
C3H8 → CH4 + C2H4
+ Từ cacbon
C + 2H2 → CH4
XICLOANKAN
CTTQ: CnH2n (n3)
ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP
- Là hidrocacbon no mạch vòng
- Phân loại:
+ Xicloankan có 1 vòng gọi là monoxicloankan
+ Xicloankan có nhiều vòng gọi là polixicloankan
- Danh pháp: (Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh) + xiclo + tên mạch C chính (vòng) + an
Ví dụ:
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Phản ứng thế:
Phản ứng oxi hóa:
Nhận xét: số mol CO2 = số mol H2O
ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
Tách từ dầu mỏ:
CH3[CH2]4CH3 + H2
Có thể điều chế benzene theo phản ứng sau:
ANKEN
CTTQ: CnH2n (n2)
ĐỒNG ĐẲNG - ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁP
- Anken là hidrocacbon không no mạch hở có một nối đôi trong phân tử.Các chất C2H4, C3H6, C4H8 . . . CnH2n (n≥2) hợp thành dãy đồng đẳng của anken
- Có hai loại đồng phân
+Đồng phân cấu tạo: (Đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết đôi)
+ Đồng phân hình học (cis - trans): Cho anken có CTCT: abC=Ccd. Điều kiện để xuất hiện đồng phân hình học là: a ≠ b và c ≠ d
- Danh pháp:
+ Tên thường: Tên ankan nhưng thay đuôi an = ilen.
Ví dụ: C2H4 (Etilen), C3H6 (propilen)
+ Tên thay thế:
(Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh) + tên mạch C chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + en
Ví dụ: (C4H8) But-2-en
(C4H8) 2 - Metylprop-1-en
TÍNH CHẤT VẬT LÍ
- Ở điều kiện thường thì
+ Từ C2H4 → C4H8 là chất khí.
+ Từ C5H10 trở đi là chất lỏng hoặc chất rắn.
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng không khác nhiều so với ankan tương ứng và thường nhỏ hơn xicloankan có cùng số C
- Anken không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ và là những hợp chất không màu
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Do liên kết pi kém bền vững nên trong phản ứng dễ bị đứt ra để tạo liên kết với các nguyên tử khác. Anken có những phản ứng đặc trưng sau đây:
Phản ứng cộng:
* Cộng H2: CnH2n + H2 CnH2n+2
CH2=CH-CH3 + H2 CH3-CH2-CH3
* Cộng Halogen: CnH2n + X2 CnH2nX2
CH2=CH2 + Br2 CH2Br-CH2Br 🢣 dùng để nhận biết anken (dd Br2 mất màu)
* Cộng HX (X: Cl, Br, OH . . .): CnH2n + HX CnH2n+1X
Ví dụ: CH2=CH2 + HOH CH3-CH2OH
CH2=CH2 + HBr CH3-CH2Br
- Các anken có cấu tạo phân tử không đối xứng khi cộng HX có thể cho hỗn hợp hai sản phẩm
- Quy tắc Maccopnhicop: Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (phần mang điện dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử C bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử C bậc cao hơn (ít H hơn).
Phản ứng trùng hợp: là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau thành những phân tử lớn gọi là polime
Điều kiện: Phân tử phải có liên kết đôi C=C.
CH2=CH2 -(CH2-CH2-)n
Phản ứng oxi hóa:
- Oxi hóa hoàn toàn:
CnH2n + O2 nCO2 + nH2O (=)
- Oxi hóa không hoàn toàn: Anken có thể làm mất màu dung dịch Br2 và dung dịch thuốc tím KMnO4. Phản ứng này dùng để nhận biết anken và hợp chất chứa liên kết .
3CH2=CH-R + 2KMnO4 + 4H2O 3CH2(OH)-CH(OH)-R + 2MnO2 + 2KOH
ĐIỀU CHẾ
Từ ancol:
CnH2n+1OH CnH2n + H2O
Từ phản ứng khử halogen
Ví dụ:
R-CH2-CH2-X + KOH đặc R-CH=CH2 + KX + H2O
Qui tắc Zai-xep
Phản ứng tách HX của ankyl halogenua ,X( halogenua) luôn luôn ưu tiên tách ra cùng với nguyên tử hidro của cacbon bên cạnh có bậc cao hơn.
Đề hidro hóa
ANKAĐIEN
CTTQ: CnH2n-2 (n3)
PHÂN LOẠI – ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP
1- Khái niệm:
- Là hidrocacbon không no mạch hở, trong phân tử chứa hai liên kết C=C
Ví dụ: CH2=C=CH2, CH2=CH-CH=CH2 . . .
2- Phân loại:
- Có ba loại:
+ Ankadien có hai liên kết đôi liên tiếp.Vd :Allen CH2=C=CH2
+ Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau bởi một liên kết đơn (ankadien liên hợp).
Vd: buta-1,3-đien: CH2=CH-CH=CH2 ; 2-metylpenta-1,3-đien (isopren): CH2=C(CH3)-CH=CH2
+ Ankadien có hai liên kết đôi cách nhau từ hai liên kết đơn trở lên.
3- Danh pháp:
Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên anka mạch C chính + số chỉ vị trí liên kết đôi + đien.
Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2 : buta-1,3-đien
CH2=CH-CH=CH2-CH3: penta-1,3-đien
Đồng phân:
- Từ C4H6.
- Đồng phân mạch C, vị trí tương đối hai liên kết đôi (đp hình học).
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1- Phản ứng cộng (H2, X2, HX)
* Cộng H2: CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 CH3-CH2-CH2-CH3
* Cộng brom:
Cộng 1:2 CH2=CH-CH=CH2 + Br2 (dd) CH2=CH-CHBr-CH2Br (spc)
Cộng 1:4 CH2=CH-CH=CH2 + Br2 (dd) CH2Br-CH=CH-CH2Br (spc)
Cộng đồng thời vào hai liên kết đôi
CH2=CH-CH=CH2 + 2Br2 (dd) CH2Br-CHBr-CHBr-CH2Br
* Cộng HX
Cộng 1:2 CH2=CH-CH=CH2 + HBr CH2=CH-CHBr-CH3 (spc)
Cộng 1:4 CH2=CH-CH=CH2 + HBr CH2=CH-CH2-CH2Br (spc)
2- Phản ứng trùng hợp:
nCH2=CH-CH=CH2 -(CH2-CH=CH-CH2-)n
cao su buna (polibutadien)
nCH2=C(CH3)-CH=CH2 -(CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n
cao su isoprene (poliisopren)
3- Phản ứng oxi hóa:
- Oxi hóa hoàn toàn
2C4H6 + 11O2 8CO2 + 6H2O
- Oxi hóa không hoàn toàn: Tương tự như anken thì ankadien có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím. Phản ứng này dùng để nhận biết ankadien.
ĐIỀU CHẾ
- Được điều chế từ ankan tương ứng bằng phản ứng tách H2.
CH3CH2CH2CH3 CH2=CH-CH=CH2 + 2H2
CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 CH2=C(CH3)-CH=CH2 + 2H2
- Từ tinh bột :
ANKIN
CTTQ: CnH2n-2 (n2)
ĐỒNG ĐẲNG – ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP
Đồng đẳng:
- Là hidrocacbon không no mạch hở trong phân tử có một liên kết , có CTTQ là CnH2n-2 (n2).
- Các chất C2H2, C3H4, C4H6 . . .CnH2n-2 (n2) hợp thành một dãy đồng đẵng của axetilen.
Đồng phân:
- Chỉ có đồng phân cấu tạo (đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết ). Ankin không có đồng phân hình học.
- Ví dụ: C4H6 có hai đồng phân
CH≡C-CH2-CH3; CH3-C≡C-CH3.
Danh pháp:
Ankin | Danh pháp thường Tên gốc ankyl + axetilen | Danh pháp thay thế: Số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tên mạch C chính + số chỉ vị trí nối 3 + in |
CHCH | Axetilen | Etin |
CHC-CH3 | Metyl axetilen | Propin |
CHC-CH2-CH3 | Etyl axetilen | But-1-in |
CH3-CC-CH3 | Đimetyl axetilen | But-2-in |
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Phản ứng cộng:
+ Cộng H2
CH≡CH + H2 CH2=CH2
CH2=CH2 + H2 CH3-CH3
Nếu dùng xúc tác Pd/PbCO3 hoặc Pd/BaSO4, ankin chỉ cộng một phân tử H2 tạo anken
CH≡CH + H2 CH2=CH2
+ Cộng X2
CH≡CH + Br2 CHBr =CHBr
CHBr=CHBr + Br2 CHBr2-CHBr2
+ Cộng HX
CH≡CH + HCl CH2 =CHCl
+ Cộng nước :
+ Phản ứng đime hóa - trime hóa
2CH≡CH CH2=CH-C≡CH (vinyl axetilen)
3CH≡CH C6H6 (benzene)
Phản ứng thế:
- Điều kiện: Phải có liên kết 3 ở đầu mạch (Ank-1in).
R-C≡CH + AgNO3 + NH3 → R-C≡CAg↓vàng nhạt + NH4NO3
Phản ứng này dùng để nhận biết Ank-1-in
Phản ứng oxi hóa:
Oxi hoá hoàn toàn:
CnH2n-2 + O2 nCO2 + (n−1)H2O
Nhận xét: và
Oxi hoá không hoàn toàn:
Làm mất màu dd KMnO4:
3C2H2 + 8KMnO4 3KOOC-COOK + 8MnO2 + 2KOH + 2H2O
3CH3–C=CH + 8KMnO4 + KOH 3CH3COOK + 3K2CO3 + 8MnO2 + H2O
ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG
1- Phòng thí nghiệm:
CaC2 + 2H2O → C2H2↑ + Ca(OH)2
2- Trong công nghiệp:
2CH4 C2H2 + 3H2
Tách dẫn xuất đihalogen:
CH2Cl-CH2Cl + 2KOH đặc CH≡CH + 2KCl + 2H2O
AREN – NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN
ĐỊNH NGHĨA – DANH PHÁP
Định nghĩa:
Hidrocacbon thơm (aren) trong phân tử có chứa vòng benzen
Ankyl benzen là những hidrocacbon đồng đẳng của benzen có công thức tổng quát: CnH2n-6 (n6)
Đồng phân – Danh pháp:
a) Đồng phân về vị trí tương đối của các nhóm ankyl xung quanh vòng benzen (o, m, p).
- Ví dụ: C8H10
b) Danh pháp:
Số chỉ vị trí nhóm ankyl + tên ankyl + benzen.
- VD: C6H5CH3 : metylbenzen (toluen) C6H5C2H5 :etylbenzen
TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Benzen là chất lỏng không màu, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước. Benzen là dung môi hòa tan được nhiều chất hữu cơ
Stiren là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, không tan trong nước
Naphtalen là chất rắn màu trắng, không tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ, thăng hoa ở nhiệt độ thường
TÍNH CHẤT HÓA HỌC
Tính chất đặc trưng: tính thơm (dễ thế, khó cộng, bền với tác nhân oxi hóa)
Phản ứng thế:
Phản ứng halogen hóa:
Cho ankyl benzen phản ứng với brom có bột sắt thì thu được hỗn hợp sản phẩm thế brom chủ yếu vào vị trí ortho và para.
o-bromtoluen
p-bromtoluen
Nếu không dùng xúc tác là Fe thì phản ứng thế xảy ra ở nhánh:
C6H5CH3 + Br2 C6H5CH2Br + HBr
Phản ứng nitro hóa:
Quy luật thế vào vòng benzen:
Khi vòng benzen có sẵn các nhóm thế:
Nhóm đẩy e | Nhóm hút e |
Ankyl, -OH,-NH2,… 🢣 phản ứng thế xảy ra dễ hơn và ưu tiên vào vị trí o- và p- | Nhóm –NO2, -COOH, -SO3H,… 🢣 phản ứng thế xảy ra khó hơn và ưu tiên vào vị trí m- |
Phản ứng cộng:
- Cộng H2 và cộng Cl2.
Phản ứng oxi hóa:
- Oxi hóa không hoàn toàn: Ankylbenzen có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ cao còn benzen thì không. Phản ứng này dùng để nhận biết các ankylbenzen.
- Phản ứng oxi hóa hoàn toàn:
CnH2n-6 + O2 → nCO2 + (n-3)H2O
ĐIỀU CHẾ
1- Đi từ đá vôi :
CaCO3→ CaO→CaC2→C2H2→C6H6
2- Đi từ muối natri:
C6H5COONa +NaOH → C6H6 + Na2CO3
3- Đóng vòng các ankan:
CH3[CH2]5CH3 → C6H5CH3 + 4H2
Tags: HIDROCACBON, Hóa Đại Học, Tốt Nghiệp THPT
No comments: