CÁC CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT (CHUYÊN ĐỀ 15-AMIN - AMINOAXIT - PROTEIN)



 CHUYÊN ĐỀ

AMIN – AMINOAXIT – PROTEIN

  1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

AMIN

  1. ĐỊNH NGHĨA – PHÂN LOẠI

  1. Định nghĩa

Amin là dẫn xuất của amoniac khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon.

Bậc amin = số gốc hidrocacbon liên kết với N

  1. Phân loại

  • Theo gốc hidrocacbon :

  • Amin mạch hở :  CH3NH2 ; C2H5NH2 ; CH2=CH–CH2–NH2

  • Amin thơm : C6H5NH2   ; C6H5CH2NH2

  • Theo bậc amin :

  • Amin bậc 1 : R – NH2

  • Amin bậc 2 : R – NH – R’

  • Amin bậc 3 : R – N – R’

                                           R’’

Công thức tổng quát của một số amin:

  • Amin: CxHyNt : y 2x + 2 + t

  • Amin bậc 1: CxHy(NH2)t : y 2x + 2 - t

  • Amin đơn chức no: CnH2n+3N : n 1

  • Amin thơm đơn chức: CnH2n-5N : n 6

  1. ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP

  1. Đồng phân: viết đồng phân amin theo bậc

Công thức tính số đồng phân của amin no, đơn chức: 2n-1

  1. Danh pháp

Hợp chất

Tên gốc chức

Tên gốc hidrocacbon + amin

Tên thay thế

Ankan + số chỉ vị trí –NH2 + amin

Tên thường

CH3NH2

Metylamin

Metanamin


C2H5NH2

Etylamin

Etanamin


CH3CH2CH2NH2

Propylamin

Propan-1-amin


CH3CH(CH3)NH2

Isopropylamin

Propan-2-amin


C6H5NH2

Phenylmin

Benzenamin

Anilin

C6H5NHCH3

Metylphenylamin

N-metylbenzenamin

N-metylanilin

C2H5NHCH3

Etylmetylamin

N-metyletanamin


NH2-[CH2]6-NH2

Hexametylenđiamin

Hexan-1,6-điamin



  1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Metyl amin, đimetyl amin, trimetyl amin, etyl amin : là chất khí, mùi khai , tan nhiều trong nước.

- Nhiệt độ sôi tăng dần, độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.

- Trong không khí các amin thơm bị oxi hóa, chuyển từ không màu sang màu đen.

- Các amin đều độc.

- Anilin là chất lỏng không màu ít tan trong nước, độc, để lau trong không khí bị oxi hóa thành màu nâu đen

  1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

  1. Tính bazo

Các amin đều có tính bazo do có đôi electron tự do trên nguyên tử N có khả năng nhận proton

R–NH2 + H2O   → R–NH3+  + OH -

Lực bazo phụ thuộc vào gốc hidrocacbon R : nếu R là nhóm đẩy e thì lực bazo tăng và ngược lại

C6H5NH2  <  NH3  <  amin bậc 1  <  amin bậc 2 

Nhúng giấy quỳ vào dd metylamin, etyl amin, propyl amin : giấy quỳ hóa xanh

Nhúng giấy quỳ vào dd anilin : giấy quỳ không đổi màu.

  1. Tác dụng với axit

CH3NH2 + HCl CH3NH3Cl

C2H5NH2 + HCl C2H5NH3Cl

Hiện tượng :      xuất hiện khói trắng                  

C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl

Hiện tượng :      anilin tan dần         

🡪  pư để nhận biết amin mạch hở và amin thơm

  • Amin hay anilin đều là các bazo yếu nên dễ dàng bị bazo mạnh hơn đẩy ra khỏi dd muối 

CH3NH3Cl  +  NaOH  →  CH3NH2        +  NaCl   + H2O

  1. Tác dụng với dd muối

Giống như NH3 một số amin có số nguyên tử C thấp (từ C1 ⭢ C3) tác dụng dung dịch muối tạo hidroxit

3RNH+  FeCl3  +  3H2O  →   3RNH3Cl   +  Fe(OH)3  

  1. Thế brom vào nhân thơm

C6H5NH2  +  3Br2 → C6H2NH2Br3  +  3HBr 

Hiện tượng :        xuất hiện kết tủa trắng       🡪 pư để nhận biết anilin

  1. Phản ứng cháy

Amin no: CnH2n+3N      +       O2          nCO2   +   H2O   +    N2

Amin thơm: CnH2n-5N  +  O2  ⭢  nCO2  +   H2O  +  N2

  1. Tác dụng với axit HNO2

Amin mạch hở bậc 1: R–NH     +     HNO2      →  R–OH     +    N2     +    H2O

Amin thơm: C6H5NH2  +  HNO2 + HCl C6H5NN+Cl-  +  2H2O

                      Anilin                                            phenylđiazoni clorua 

  1. ĐIỀU CHẾ

  1. Từ dẫn xuất halogen (phản ứng ankyl hóa)

NH3 RNH2 R2NH R3

  1. Khử hợp chất nitro

C6H5NO2   +   3Fe  +   6HCl    →   C6H5–NH2     +   3FeCl2   +   2H2

Sản xuất anilin từ benzen: C6H6   C6H5NO2 C6H5NH2

AMINOAXIT

  1. ĐỊNH NGHĨA – CẤU TRÚC – ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP

  1. Định nghĩa

Amino axit là những hợp chất hữu cơ tạp chứa mà phân tử chứa đồng thời nhóm cacboxyl (–COOH) và nhóm amino (-NH2)

  1. Cấu trúc phân tử

Trong phân tử aminoaxit xảy ra cho nhận ion H+ giữa nhóm –COOH và nhóm –NH2 tạo ra các ion lưỡng cực

Mỗi một aminoaxit có một giá trị pH mà tại đó các điện tích trái dấu đã cân bằng gọi là điểm đẳng điện

  1. Đồng phân

Hợp chất hữu cơ CxHyOzNt có các đồng phân: 

+ Aminoaxit: NH2-R-COOH

+ Este của aminoaxit : NH2-R-COOR’

+ Muối amoni hữu cơ : RCOONH4 hoặc RCOONH3R’

Ví dụ : viết đồng phân của hợp chất hữu cơ có công thức phân tử : C2H5O2N, C3H7O2N và C4H9O2N


Aminoaxit

Este của aminoaxit

Muối amoni hữu cơ

C2H5O2N

H2N-CH2-COOH



C3H7O2N

H2N-CH2-CH2-COOH

CH3-CH(NH)-COOH

H2N-CH2-COOCH3

CH2=CH-COONH4

C4H9O2N

H2N-[CH2]3-COOH

CH3-CH(NH)-CH2-COOH

CH3CH2-CH(NH)-COOH

H2N-CH2CH2-COOCH3

CH3-CH(NH)-COOCH3

H2N-CH2-COOC2H5

CH2=CH-CH2COONH4

CH2=C(CH3)COONH4

CH2=CHCOONH3CH3


Các dạng công thức thường gặp trong đề thi ĐH


Công thức

Cấu tạo

Lưu ý số nguyên tử

C2H7O2N

Muối amin: HCOONH3CH3

Muối amoni: CH3COONH4

2O + 1N

C3H9O2N

CH3COONH3CH3

HCOONH3C2H5

CH6O3N2

Muối amin với HNO3:

CH3NH3NO3

3O + 2N

C2H8O3N2

Muối amin với HNO3:

C2H5NH3NO3

C2H6O5N2

Muối aminoaxit với HNO3:

HOOCCH2NH3NO3

5O + 2N

C3H7O4N

Muối amoniaxit với RCOOH:

HCOONH3-CH2-COOH

4O + 1N

C2H8O2N2

Muối aminoaxit với NH3:

H2N-CH2COONH4

2O + 2N


  1. Danh pháp: 

          


 

C– C– C– C– C– C– COOH

7   6    5    4    3    2   1 

Một số aminoaxit quan trọng

Công thức

Tên thay thế

Tên bán hệ thống

Tên thường

Viết tắt

NH2–CH2– COOH

Axit aminoetanoic

Axit amino axetic

Glyxin hay (glycocol)

Gly

Axit 2-amino propanoic

Axit -amino propionic

Alanin

Ala

Axit 2-amino-3-metyl butanoic

Axit -amino isovaleric

Valin

Val

Axit 2-amino pentan-1,5-đioic

Axit -amino glutaric

Axit glutamic

Glu

Axit 2,6-điamino hexanoic

Axit -aminocaproic

Lysin

Lys


  1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

Các amino axit là những chất rắn ở dạng tinh thể không màu, vị hơi ngọt, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan trong nước ( vì chúng tồn tại ở dạng ion lưỡng cực ).

  1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

  1. Tính lưỡng tính

Khi tan trong nước, dung dịch tạo thành có thể có môi trường khác nhau phụ thuộc vào số lượng nhóm –NH2 và nhóm –COOH. Xét aminoaxit sau: (NH2)xR(COOH)y

  • x = y: môi trường trung tính pH = 7

  • x < y: môi trường axit pH > 7

  • x > y : môi trường bazo

  1. Tính axit (của nhóm –COOH) :

NH2–CH2– COOH    +   NaOH    →      NH2–CH2– COONa     +   H2O

  1. Tính bazo ( của nhóm –NH2) :

   HOOC– CH2–NH2    +   HCl        →        HOOC– CH2–NH3Cl     

  1. Phản ứng este hóa

NH2–CH2– COOH    + C2H5OH        NH2–CH2– COOC2H5    +   H2O

  1. Phản ứng trừng ngưng

nH2N-(CH2)5-COOH  -(HN-[CH2]5-CO-)n  +  nH2O

 axit -amino caproic                    Policaproamit (nilon-6)

nH2N-(CH2)6-COOH -(HN-[CH2]6-CO-)n  +  nH2O

 axit -amino enantoic                 Polienantoamit (nilon-7)

  1. Phản  ứng với HNO2 (đề amin hóa)

   HOOC– CH2–NH2   +  HNO2     →     HOOC– CH2–OH    +    1/2N2    +   H2O

  1. ỨNG DỤNG

  • Các amino axit thiên nhiên (-aminoaxit) là nguyên liệu để tạo ra các loại protein của cơ thể sống

  • Dùng trong thực phẩm như muối mononatri glutamat (bột ngọt); methionin (thuốc bổ gan),…

  • Nguyên liệu để sản xuất các loại tơ nilon-6, nilon-7

PEPTIT – PROTEIN

  1. PEPTIT

1- Định nghĩa:

- Là hợp chất được hình thành bằng cách ngưng tụ 2 hay nhiều phân tử -aminoaxit. Liên kết   – CO – NH–   giữa 2 đơn vị axit gọi là liên kết peptit

- Tùy theo số lượng đơn vị aminoaxit mà ta có đipeptit (n=2),tripeptit(n=3) hay polipeptit(n=10-50).

2- Đồng phân:

- Công thức tính số đồng phân peptit:

-Trường hợp 1: Số đồng phân từ n aminoaxit (bài toán tương ứng: tìm số đipeptit, tripeptit,…khác nhau và có chứa đủ các aminoaxit đã cho thành lập từ các n aminoaxit): n!

- Trường hợp 2: Số đồng phân peptit tối đa tạo thành từ n aminoaxit (bài toán tương ứng: tìm số đipeptit, tripeptit,… k peptit khác nhau tùy ý thành lập từ các n aminoaxit: nk

3- Danh pháp:

Tên gốc axyl đầu N + Tên axit đầu C

Ví dụ: 

Alanyl glyxyl alanin (Ala-Gly-Ala)

4- Tính chất hóa học:

a) Phản ứng thủy phân :  trong môi trường axit hoặc kiềm

- Thủy phân hoàn toàn tạo thành các -aminoaxit

peptit      -aminoaxit

- Thủy phân không hoàn toàn tạo thành các peptit nhỏ hơn

Ví dụ:  Ala – Gly – Ala  Ala – Gly  +  Alanin

b) Phản ứng màu Biure :

- Kết tủa Cu(OH)2 tan trong dd peptit thu được phức chất có màu tím đặc trưng.

- Đipeptit chỉ có một liên kết peptit nên không có pư này.

  1. PROTEIN

Protein là những polipeptit cao phân tử có khối lượng phân tử từ vài chục ngàn đến vài trăm triệu đvC, là nền tảng cấu trúc của sự sống.

1- Phân loại :

- Protein đơn giản được cấu tạo từ các -aminoaxit

- Protein phức tạp : Protein đơn giản  +  phân tử  ‘phi protein’ :   axitnucleic, lipit và gluxit

2- Tính chất vật lí:

- Trạng thái : tồn tại ở 2 dạng chính 

    + Dạng hình sợi : keratin (tóc, móng, sừng), micozin (cơ bắp), fibroin (tơ tằm, mạng nhện) : không tan trong nước.

    + Dạng hình cầu : anbumin (lòng trắng trứng) và hemoglobin ( máu) : tan trong nước.

- Sự đông tụ :           dd protein   protein đông tụ

3- Tính chất hóa học  :

a) Phản ứng thủy phân :

protein        -aminoaxit

b) Phản ứng tạo màu :

- Lòng trắng trứng (anbumin)   +   HNO3      →    kết tủa vàng

- Lòng trắng trứng (anbumin)   +  Cu(OH)2    →   dd màu tím đặc trưng

  1. CÁC DẠNG BÀI TẬP

DẠNG 1: GIẢI TOÁN AMIN

  1. Phản ứng đốt cháy amin:

+ Amin no đơn chức:     2 CnH2n+3N   + O22nCO2 + (2n+3)H2O+ N2

Số mol amin =( nH2O –n CO2)     và     = 🡪 n =?

+Amin không no đơn chức có 1 lk  đôi (CnH2n+1N)  

2 CnH2n+1N   + O22nCO2 + (2n+1)H2O + N2

Số mol amin = 2 ( nH2O –n CO2)  và   =

+ Tổng quát: CxHyNt  + (x + )O2 → xCO2  +  H2O  +  N2

Luôn có: nO2 phản ứng = nCO2  +  1/2nH2O

Lưu ý: Khi đốt cháy amin ngoài không khí thì:

nN2 sau phản ứng = nN2 sinh ra từ phản ứng đốt cháy  +  nN2 có sẵn trong không khí

  1. Phản ứng với dung dịch axit:

Với amin X, có x nhóm chức, giả sử amin bậc I

R(NH2)x   +       xHCl       🡪         R(NH3Cl)x   

Số chức amin: và mmuối = mamin  +  mHCl

  1. Phản ứng với dung dịch muối:

Một số muối dễ tạo hidroxit với dung dịch amin

Ví dụ: AlCl3  +  3CH3NH2  +  3H2O  →  Al(OH)+  3CH3NH3Cl

Lưu ý: Tượng tự như NH3 các amin cũng tạo phức chất tan với Cu(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2, AgCl,...

Ví dụ: khi sục khí CH3NH2 tới dư vào dung dịch CuSO4 thì ban đầu xuất hiện kết tủa Cu(OH)2 màu xanh sau đó kết tủa tan tạo dung dịch phức chất [Cu(CH3NH2)4](OH)2 màu xanh thẫm

Ví dụ 1: Cho 0,4 mol một amin no đơn chức tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, thu được 32,6 gam muối. CTPT của amin là:

A. CH3NH2 B. C2H5NH2 C. C3H7NH2 D. C4H9NH2

Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức bậc I mạch hở thu được tỉ lệ mol CO2 và H2O là 4:7. Tên gọi của amin là:

A. etyl amin B. Đimetylamin C. Propylamin D. Etyl metyl amin

Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn a mol amin no đơn chức thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Giá trị của a là:

A. 0,05 B. 0,1 C. 0,07 D. 0,2

Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 3 amin thu được 3,36 lít khí CO2 (đkc); 5,4 gam H2O và 1,12 lít khí N2 (đkc). Giá trị của m là:

A. 3,6 B. 3,8 C. 4 D. 3,1

Ví dụ 5: Hỗn hợp M gồm anken X và hai amin no đơn chức mạch hở Y, Z (MY<MZ). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 21 lít O2 sinh ra 11,2 lít CO2 (các khí đo ở đktc). Công thức của Y là:

A. CH3CH2CH2NH2 B. CH3CH2NHCH3

C. C2H5NH2 D. CH3NH2

Ví dụ 6: Cho 4,65 gam một amin no đơn chức bậc 1 tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 5,35 gam kết tủa. Công thức của amin trên là:

A. C2H5N                   B. CH5N                     C. C3H9N                D. C3H7N

DẠNG 2: GIẢI TOÁN AMINOAXIT

1- Phản ứng với axit bazo:

- Công thức chung: (H2N)a – R – (COOH)b

- Phương trình phản ứng:

(H2N)a – R – (COOH)b + bNaOH 🡪 (H2N)a – R – (COONa)b + bH2O

🡪 = b = số nhóm chức axit ( – COOH)

(H2N)a – R – (COOH)b + aHCl 🡪 (ClH3N)a – R – (COOH)b

🡪 = a = số nhóm chức baz  (–NH2)

Chú ý: 

- Việc tìm gốc R dựa dựa trên tổng số nhóm chức để xác định hóa trị của gốc R và suy ra công thức tổng quát của gốc R nếu giả thiết cho biết gốc R có đặc điểm gì?

Ví dụ: H2N – R – COOH với R là gốc no 🢣 R có hóa trị II 🢣 R có dạng CnH2n

H2N – R – (COOH)2 với R là gốc no 🢣 R có hóa trị III 🢣 R có dạng CnH2n-1

- Nếu gốc R không rõ là no hay không no thì nên dùng công thức tổng quát là CxHy, rồi dựa vào kết luận của gốc R để biện luận (cho x tìm y tương ứng)

- Một số trường hợp nâng cao:

+ Giả sử ta có sơ đồ bài toán: (H2N)a – R – (COOH)b dung dịch A dung dịch B

Khi đó ta xem dung dịch A gồm: (H2N)a – R – (COOH)b và HCl    +  NaOH

+ Giả sử ta có sơ đồ bài toán: (H2N)a – R – (COOH)b dung dịch A dung dịch B

Khi đó ta xem dung dịch A gồm: (H2N)a – R – (COOH)b và NaOH    +  HCl

2- Phản ứng cháy:

Nếu tính được

+++ Khi x=1 y=1 và k=0 Đó là aminoaxit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH

+++ Khi x=2 y=1 và k=0 Đó là animoaxit no chứa 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH

Ví dụ 1: Cho 0,01 mol aminoaxit A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Cô cạn dung dịch thu được 1,835 gam muối. Khối lượng phân tử của A là:

A. 97 B. 120 C. 147 D. 157

Ví dụ 2: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng cô cạn sản phẩm thu được 33,9 gam muối. X có tên gọi là:

A. glyxin B. Alanin C. Vanlin D. Axit glutamic

Ví dụ 3 (ĐH KA 2009): Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl dư thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được m2 gam muối Z. Biết m2 – m1 = 7,5. Công thức phân tử của x là?

A. C4H10O2N2 B. C5H9O4N C. C4H8O4N2 D. C5H11O2N

Ví dụ 4 (ĐH KA 2010): Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là : 

A. 0,70.  B. 0,50.  C. 0,65.  D. 0,55.

Ví dụ 5 (ĐH KB 2007): Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (dktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối luợng muối khan là :

A.16,5 gam.              B. 14,3 gam.            C. 8,9 gam.                 D. 15,7 gam.

Ví dụ 6 (ĐH KB 2010): Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là 

A. 171,0.  B. 112,2.  C. 123,8.  D. 165,6.

DẠNG 3: GIẢI BÀI TOÁN PEPTIT

1- Thủy phân peptit:

- Thủy phân hoàn toàn: peptit  +  H2O các -aminoaxit

- Thủy phân không hoàn toàn: peptit  +  H2O peptit nhỏ hơn

+ Áp dụng ĐLBTKL tính lượng nước khi biết khối lượng Peptit phản ứng và khối lượng chất sinh ra

+ Áp dụng ĐLBTKL tính được lượng muối khi cho Aminoaxit sinh ra tác dụng với HCl, H2SO4

2- Đốt cháy peptit

CxHyOzNt xCO2  +  H2O  +  N2

Lưu ý:

  • Tính nhanh M của peptit: ta lấy tổng M của các aminoaxit tạo thành trừ  cho tích MH2O với liên kết peptit

  •  Đối với 2 Peptit khi thủy phân có tỉ lệ số mol bằng nhau,thì ta xem 2 Peptit đó là một Peptit và ghi phản ứng ta nên ghi gộp . Khối lượng mol của Peptit chính là tổng khối lượng mol của 2 Peptit đó

Ví dụ: tripeptit của glixin và tetrapeptit của glixin có số mol bằng nhau thì ta xem 2 peptit đó là heptapeptit có M = 435

Ví dụ 1 (ĐH KA 2013): Cho X là hexapeptit, Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có 30 gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là

A. 77,6 B. 83,2 C. 87,4 D. 73,4

Ví dụ 2 (ĐH KB 2013): Tripeptit X và tetrapeptit Y đều mạch hở. Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm X và Y chỉ tạo ra một amino axit duy nhất có công thức H2NCnH2nCOOH. Đốt cháy 0,05 mol Y trong oxi dư, thu được N2 và 36,3 gam hỗn hợp gồm CO2, H2O. Đốt cháy 0,01 mol X trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 29,55. B. 17,73. C. 23,64. D. 11,82.

Ví dụ 3 (ĐH KA 2011): Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là

A. 81,54. B. 66,44. C. 111,74. D. 90,6.

  1. BÀI TẬP ÔN LUYỆN

Câu 1: Amin đơn chức X chứa 15,05% khối lượng nitơ. Tên X là

A. metylamin.              B. etylamin.              C. pentylamin.           D. phenylamin.

Câu 2 : Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính bazơ của các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) C6H5NH2, (4) (CH3)2NH, (5) C2H5NH2, (6) p-O2N-C6H4NH2.

A. 6, 3, 1, 2, 5, 4.      B. 3, 6, 1, 2, 4, 5.     C. 4, 5, 2, 3, 1, 6.           D.  1, 2, 3, 4, 5, 6.

Câu 3 :  Cho hỗn hợp hai aminoaxit đều chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl vào 440 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Để tác dụng hết với dung dịch X cần 840 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch X thì

A. aminoaxit và HCl cùng hết.   B. dư aminoaxit.

C. dư HCl.  D. không xác định được. 

Câu 4 : Khi đun nóng hỗn hợp gồm các đồng phân aminoaxit của C3H7O2N, số tripeptit có thể tạo thành là:

A. 5. B. 8. C. 7. D. 6.

Câu 5: Este A được điều chế từ amino axit X(chỉ chứa C, H, O, N) và rượu metylic. Đốt cháy hoàn toàn 8,9 gam este X thu được 13,2 gam CO2, 6,3 gam H2O và 1,12 lít N2(đo ở đktc). Biết CTPT của X trùng với CTĐGN. CTCT của X là:

A. NH2 - CH2 -COOCH3                                   B. NH2- CH(CH3)- COOCH3

C.CH3- CH(NH2)-COOCH3                               D.NH2-CH(NH2) - COOCH3

Câu 6: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng:

A. Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh

B. Có 3 α-amino axit có thể tạo tối đa 6 tripeptit

C. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure

D. Liên kết giữa nhóm NH với CO được gọi là liên kết peptit

Câu 7: Chất A có phần trăm các nguyên tố C,H, N, O lần lượt là 40,45%, 7,86%, 15,73%, còn lại là O. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 100g/mol. A vừa tác dụng với dd NaOH vừa tác dụng với dd HCl, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Công thức cấu tạo của A là:

A. CH3-CH(NH2)-COOH    B. H2N-(CH2)2-COOH             

C. H2N-CH2-COOH             D. H2N-(CH2)3-COOH

Câu 8: Một muối X có công thức C3H10O3N2. lấy 14,64g X cho phản ứng hết với 120ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được phần hơi và chất rắn. Trong phần hơi có một chất hữu cơ Y (bậc 1). Trong phần rắn chỉ là một chất vô cơ. Công thức phân tử của Y là:

A. C2H5NH2 B. C3H7OH C. C3H7NH2 D. CH3NH2

Câu 9: Thực hiện phản ứng este giữa amino axit X và ancol CH3OH thu được este Y có tỉ khối hơi so với không khí bằng 3,069. CTCT của X:

A. H2N-CH2-COOH     B. H2N-CH2-CH2-COOH        

C. CH2-CH(NH2)-COOH           D. H2N-(CH2)3-COOH

Câu 10: Lấy 14,6g một đipeptit tạo ra từ glixin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng:

A. 0,1 lit                     B. 0,2 lít           C. 0,3 lít             D. 0,4 lít

Câu 11: Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa hai loại nhóm chức amino và cacboxyl. Cho 100ml dung dịch X 0,3M phản ứng vừa đủ với 48ml dd NaOH 1,25M. Sau đó đem cô cạn dung dịch thu được được 5,31g muối khan. Bíêt X có mạch cacbon không phân nhánh và nhóm NH2 ở vị trí alpha. CTCT của X:

A. CH3CH(NH2)COOH B. CH3C(NH2)(COOH)2

C. CH3CH2C(NH2)(COOH)2 D. CH3CH2CH(NH2)COOH

Câu 12: Đun 100ml dung dịch một aminoaxit 0,2M tác dụng vừa đủ với 80ml dd NaOH 0,25M. Sau phản ứng người ta chưng khô dung dịch thu được 2,5g muối khan. Mặt khác, lại lấy 100g dung dịch aminoaxit nói trên có nồng độ 20,6% phản ứng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 0,5M. CTPT của aminoaxit:

A. H2NCH2COOH     B. H2NCH2CH2COOH       C. H2N(CH2)3COOH           D. A và C đúng

Câu 13: Một hỗn hợp gồm 2 amin đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Lây 21,4g hỗn hợp cho vào 250ml dung dịch FeCl3 (có dư) thu được một kết tủa có khối lượng bằng khối lượng hỗn hợp trên. Loại bỏ kết tuả thêm từ từ dung dịch AgNO3 và cho đến khi phản ứng kết thúc thì phải dùng 1lít dd AgNO3 1,5M. Công thức phân tử của 2 amin trên là:

A. CH3NH2 và C2H5NH2 B. C2H5NH2 và C3H7NH2        

C. C3H7NH2 và C4H9NH2        D. tất cả đều sai

Câu 14: Có các phát biểu sau về protein, Phát biểu nào đúng.

1. Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.   

2. Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật.

3. Cơ thể người và đồng vật không thể tổng hợp được protein từ những chất vô cơ mà chỉ tổng hợp được từ các aminoaxit.

4. Protein bền đối với nhiệt, đối với axit và với kiềm.

A. 1, 2                                    B. 2, 3                              C. 1, 3                                      D. 3, 4

Câu 15: C3H7O2N có mấy đồng phân aminoaxit (Với nhóm amin bậc nhất)?

A.5                   B. 2                         C. 3               D. 4

Câu 16: Cho các dd chất sau, dd nào làm quỳ tím hóa xanh?   (X1) C6H5NH2; (X2)CH3NH2 ; (X3) H2NCH2COOH; (X4) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH;   (X5) H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH. 

A. X1, X2, X5 B. X2, X3,X4                              C. X2, X5                                   D. X1, X5, X4

Câu 17: Dd nào dưới đây làm quỳ tím hóa đỏ?         

   (1) NH2CH2COOH  ;     (2) Cl-NH3+-CH2COOH ;  (3) H3N+CH2COO- ;   (4)H2N(CH2)2CH(NH2)COOH;      

(5) HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH 

A. (3)                                        B. (2)                                       C. (2), (5)           D. (1), (4)

Câu 18: X là HCHC có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dd NaOH thu được một hh chất có CTPT C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi của Y qua CuO/t0 thu được chất Z bền trong dd hỗn hợp của AgNO3 và NH3. CTCT của X là:

A. CH3(CH2)4NO2                                         B. H2NCH2COOCH2CH2CH3

C.H2NCH2COOCH(CH3)2                            D.H2NCH2CH2COOC2H5

Câu 19: Tên gọi nào sau đây là của peptit H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH?

A. Gly-ala-gly B. Gly-gly-ala                        C. Ala-gly-gly D. Ala-gly-ala

Câu 20: Trong bốn ống nghiệm mất nhãn chứa riêng biệt từng dd: glyxin, lòng trắng trứng, tinh bột, xà phòng. Thuốc thử để phân biệt ra mỗi dd là?

A. Quỳ tím, dd iốt, Cu(OH)2.                                 B. Quỳ tím, NaOH, Cu(OH)2   

C. HCl, dd iốt, Cu(OH)2.     D. HCl, dd iốt, NaOH.

Câu 21: Câu nào sau đây không đúng?

A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.

B. Phân tử các protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên. 

C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.

D. Khi cho Cu(OH)2 và lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh.

Câu 22: Cho quỳ tím vào mỗi dd dưới đây, dd làm quỳ tím hóa xanh là?

A. CH3COOH                                                             B. H2NCH2COOH   

C. H2NCH2(NH2)COOH                                           D.HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH

Câu 23: Tên gọi của hợp chất C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH như thế nào?

A. Axitaminophenyl propionic.                                  B. Axit α-amino-3-phenyl propionic. 

C. Phenylanilin                                                           D. Axit 2-amino-3-phenyl propanoic.

Câu 24: Axit α-aminopropionic tác dụng được với tất cả các chất trong dãy

A. HCl, NaOH, C2H5OH có mặt HCl, K2SO4, H2NCH2COOH

B. HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl, H2NCH2COOH, Cu

C. HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl, H2NCH2COOH

D. HCl, NaOH, CH3OH có mặt HCl, H2NCH2COOH, NaCl

Câu 25: Ứng dụng nào sau đây của aminoaxit là không đúng?

A. Aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là α-aminoaxit) là cơ sở kiến tạo protein trong cơ thể sống.

B. Muối đinatriglutamat là gia vị cho thức ăn (gọi là bột ngọt hay mì chính)

C. Axitglutanic là thuốc bổ thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.

D. Các aminoaxit (nhóm NH2 ở vị số 6, 7...) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon.

Câu 26: Hîp chÊt h÷u c¬ X có công thức C3H9O2N. Cho X phản ứng với dd NaOH, đun nhẹ thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quỳ tím ẩm. Cho Y tác dụng với NaOH rắn, đun nóng được CH4, X có công thức cấu tạo nào sau đây?

A. C2H5-COO-NH4 B. CH3-COO-NH4 C. CH3-COO-H3NCH3           D. B và C đúng

Câu 27 (ĐH KB 2013): Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là

A. lysin. B. alanin. C. glyxin. D. valin.

Câu 28: Một hchc X có công thức C3H7O2N. X phản ứng với dung dịch brom, X tác dụng với dd NaOH và HCl. Chất hữu cơ X có công thức cấu tạo:

A. H2N – CH = CH – COOH     B. CH2 = CH – COONH4        

C. NH2 – CH2 – CH2 – COOH        D. A và B đúng.

Câu 29: X là một -amino axit chứa một nhóm chức axit. Cho X tác dụng với 200 ml dd HCl 1M thu đuợc dd Y. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần dùng 300 ml dd NaOH 1M. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 22,8 gam hỗn hợp muối. Tên gọi của X là

A. axit 2-aminobutanoic B. axit 2- aminopropanoic

C. axit 2-amino- 2-metylpropanoic D. axit 3- aminopropanoic

Câu 30 (ĐH KA 2010): Có bao nhiêu tripeptit (mạch hở) khác loại mà khi thủy phân hoàn toàn  đều thu  được 3 aminoaxit: glyxin, alanin và phenylalanin? 

A. 6.  B. 9.  C. 4.  D. 3.

Câu 31: X là -aminoaxit mạch không phân nhánh. Biết rằng 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 800 ml dd HCl 0,125M. Mặt khác, nếu cho 29,4 gam X tác dụng vừa đủ với NaOH thu được 38,2 gam muối. X là:

A. glyxin B. alanin C. axit glutamic D. lysin

Câu 32 (ĐH KA 2010): Hỗn hợp X gồm 1 mol aminoaxit no, mạch hở và 1 mol amin no, mạch hở. X có khả năng phản ứng tối đa với 2 mol HCl hoặc 2 mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn X thu được 6 mol CO2, x mol H2O và y mol N2. Các giá trị x, y tương ứng là 

A. 7 và 1,0.  B. 8 và 1,5. C. 8 và 1,0.  D. 7 và 1,5.

Câu 33 (ĐH KB 2010): Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản  ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản  ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là 

A. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic. B. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat. 

C. vinylamoni fomat và amoni acrylat. D. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.

Câu 34 (ĐH KB 2013): Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là 

A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.

Câu 35: Cho các chất :đimetylamin, alanin, lysin, natriaxetat và amoniac.Số chất trong các chất đã cho làm đổi màu nước quì tim là

A .5                                      B .4                                 C . 2                                  D .3

Câu 36 (ĐH KB 2010): Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 45.  B. 120.  C. 30.  D. 60.

Câu 37: Khi cho 7,67 gam môt amin đơn chức phản ứng vừa hết với dung dịch axitclohiđric  thu được dung dịch X. Cô cạn X được 12,415 gam muối khan. Số đồng phân cấu tạo của amin là

A .2                                  B .8                                 C .4                                     D .1

Câu 38 (ĐH KB 2010): Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là 

A. Gly-Ala-Val-Val-Phe.  B. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.

C. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.  D. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.

Câu 39 (ĐH KB 2009): Este X (có khối  lượng phân  tử bằng 103 đvC) được điều chế  từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi  lớn hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là 

A. 29,75      B. 27,75    C. 26,25    D. 24,25 

Câu 40: Cho 0,02 mol một tripeptit X (Ala-Gly-Glu) phản ứng vừa hết với lượng cực đại là V ml dung dịch NaOH 0,5M.Giá trị của V là

    A.120ml                           B.160ml                                  C.140ml                          D.180ml

Câu 41 (CĐ 2009): Thuỷ phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100.000 đvC thì số mắt xích alanin có trong phân tử X là 

A. 453.  B. 382.  C. 328.  D. 479. 

Câu 42 (ĐH KA 2009): Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử là C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 

A. 10,8.  B. 9,4.  C. 8,2.  D. 9,6.

Câu 43 (ĐH KA 2013): Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?

A. glyxin. B. metylamin. C. axit axetic. D. alanin.

Câu 44: Cho 11,8 gam hỗn hợp X gồm 3 amin: Propyl amin, etyl metyl amin, trimetyl amin.Tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là:  

A. 250                             B. 200         C. 100           D. 150

Câu 45: Cho các dung dịch của các hợp chất sau: NH2-CH2-COOH (1) ; ClH3N-CH2-COOH (2) ; 

NH2-CH2-COONa (3) ; NH2-(CH2)2CH(NH2)-COOH (4) ; HOOC-(CH2)2CH(NH2)-COOH (5). 

Các dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ là:

A. (3) B. (2) C. (1), (4). D. (2), (5)

Câu 46 (ĐH KA 2013): Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là

A.4 B.1 C. 2 D.3

Câu 47: Trong các dung dịch sau: (1) saccarozơ,  (2) 3-monoclopropan1,2-điol (3-MCPD), (3) etilenglycol , (4) đipeptit, (5) axit fomic, (6) tetrapeptit, (7) propan-1,3-điol. Số dung dich có thể hòa tan Cu(OH)2 là:             

             A. 6                   B. 4                       C. 5                   D. 3

Câu 48: Cho 16,2 gam chất X (C2H8O3N2, M = 108) tác dụng với dd chứa 0,2 mol KOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ ẩm và dd Y. Cô cạn dd Y thu được m gam chất rắn khan. Hãy chọn giá trị đúng của m:

A. 15,15 gam. B. 12,5 gam. C. 17,95 gam. D. 21,8 gam.

Câu 49 (ĐH KB 2013): Cho 0,76 gam hỗn hợp X gồm hai amin đơn chức, có số mol bằng nhau, phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 1,49 gam muối. Khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong 0,76 gam X là

A. 0,45 gam. B. 0,38 gam. C. 0,58 gam. D. 0,31 gam.

Câu 50: Chất (Y) có công thức phân tử C3H9NO2, dễ phản ứng với axit  lẫn bazơ. Trộn 1,365 gam (Y) với 100ml dung dịch NaOH 0,2M rồi đun nóng nhẹ, có khí thoát ra làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch (A), cô cạn dụng dịch (A) thu được a gam chất rắn. Giá trị của a là:  A. 1,43          B. 1,66     C. 1, 25       D. 2,30

Câu 51 (ĐH KB 2009): Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau:

Benzen nitrobenzen anilin

Biết hiệu suất của giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất của giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen

A. 186,0 gam B. 55,8 gam C. 93,0 gam D. 111,9 gam

Câu 52: Chất hữu cơ X có 1 nhóm amino, 1 chức este. Hàm lượng nitơ trong X là 15,73%. Xà phòng hóa m gam chât X, hơi rượu bay ra cho đi qua CuO nung nóng được andêhit Y. Cho Y thực hiện phản ứng tráng bạc thấy có 16,2 gam Ag kết tủa. Giá trị của m là: (Biết: O=16; H=1; C=12; Ag=108; N=14)

A. 7,725 gam. B. 3,3375 gam. C. 6,675 gam. D. 5,625 gam.

Câu 53: Đun nóng 0,1 mol một pentapeptit X (được tạo thành từ một amino axit  Y chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH) với 700ml dung dịch NaOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 63,5 gam chất rắn khan. Tên gọi của Y là:

A. Axit α-amino axetic B. Axit α-amino propionic

C. Axit α-amino caproic D. Axir α-amino valeric

Câu 54: Cho các chất sau: ancol benzylic, phenylamoni clorua, p-crezol, natri phenolat, alanin, tristearin, poli vinylaxetat. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là:

A. 6. B. 5. C. 7. D. 4.

Câu 55: X là một tripeptit được tạo thành từ 1 aminoaxit no, mạch hở có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 .Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X cần 2,025 mol O2 thu đươc sản phẩm gồm CO2 ,H2O , N2. Vậy công thức của amino axit tạo nên X là

A. H2NC2H4COOH B. H2NC3H6COOH C. H2N-COOH D. H2NCH2COOH

Câu 56: Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X bằng một lượng oxi vừa đủ tạo ra 8V lít hỗn hợp gồm khí cacbonic, khí nitơ và hơi nước (các thể tích khí và hơi đều đo ở cùng điều kiện). Amin X tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, giải phóng khí nitơ. Chất X là:

A. CH2=CH-NH-CH3. B. CH2=CH-CH2-NH2. C. CH3-CH2-NH-CH3. D. CH3-CH2-CH2-NH2.

Câu 57: Thủy phân hoàn toàn 1 pentapeptit X thì thu được 3 mol glixin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn X thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly, Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Ala. CTCT và phần trăm N trong X là:

A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val và 15% B. Ala-Gly-Gly-Val-Gly và 19,5%

C. Gly-Ala-Gly-Gly-Val và 19,5% D. Gly-Ala-Gly-Gly-Val và 20,29%

Câu 58: Hợp chất hữu cơ A có công thức phân tử là C3H9O2N. Cho A phản ứng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối B và khí C làm xanh quỳ tím ẩm. Nung B với NaOH rắn thu được một hidrocacbon đơn giản nhất. CTCT của A là:

A. CH3COONH3CH3 B. CH3CH2COONH4

C. HCOONH3CH2CH3 D. HCOONH2(CH3)2

Câu 59: Khi thủy phân một peptit sau:

Số aminoaxit khác nhau thu được là:

A. 2 B. 4 C. 5 D. 3

Câu 60: Aminoaxit A chứa x nhóm –COOH và y nhóm –NH2. Cho 1 mol A tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 169,5 gam muối. Cho 1 mol A tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 177 gam muối. Công thức phân tử của A là:

A. C4H7NO4 B. C3H7NO2 C. C5H7NO2 D. C4H6N2O2





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu