KIỂM TRA HỌC KỲ II - MÔN HÓA HỌC - Khối 12
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ (Đề gồm 2 trang) | KIỂM TRA HỌC KỲ II * Năm học 2017-2018 MÔN HÓA HỌC - Khối 12 Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) | |
Cho: H=1; C =12; N=14; O=16; S=32; Na=23; Mg=24; Al=27; Ca=40; Cr=52; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Ba=137. | Mã đề thi 312 |
I. TRẮC NGHIỆM: 6 điểm (Thời gian làm bài 30 phút)
Câu 1: Phản ứng nào dưới đây không tạo sản phẩm là hợp chất Fe(III)?
A. FeCl3 + NaOH → B. Fe(OH)3
C. FeCO3 D. Fe(OH)3 + H2SO4 →
Câu 2: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. sắt. B. đồng. C. vonfram. D. kẽm.
Câu 3: Cho kim loại K vào dung dịch CuSO4, tạo ra các sản phẩm trong đó có chứa
A. Cu(OH)2. B. Cu. C. H2SO4. D. CuO.
Câu 4: Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại là
A. phản ứng trao đổi. B. phản ứng oxi hóa – khử.
C. phản ứng thủy phân. D. phản ứng phân hủy.
Câu 5: Ngâm một lá sắt sạch vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy lá sắt ra cân lại thấy nặng hơn 0,8 gam so với ban đầu. Khối lượng sắt bị tan vào dung dịch là
A. 8,4 gam. B. 0,8 gam. C. 5,6 gam. D. 2,8 gam.
Câu 6: Cho 15,2 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 đặc, nóng (dư), thu được 2,24 lít khí NO2 (ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 48,40. B. 36,00. C. 49,09. D. 60,50.
Câu 7: Hiện tượng trái đất nóng dần lên chủ yếu là do khí thải nào sau đây?
A. Cacbon đioxit. B. Nitơ đioxit. C. Hidroclorua. D. Cacbon monooxit.
Câu 8: Hợp chất sắt (III) sunfat có công thức là
A. FeSO4. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 9: Kim loại Na được điều chế bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl. B. phân huỷ NaHCO3.
C. điện phân dung dịch NaCl. D. cho NaCl tác dụng với dung dịch AgNO3.
Câu 10: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,05 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55. B. 19,70. C. 13,79. D. 9,85.
Câu 11: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương?
A. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). B. Đá vôi (CaCO3).
C. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). D. Vôi sống (CaO).
Câu 12: Kim loại nào sau đây được điều chế từ quặng boxit?
A. Magie. B. Đồng. C. Sắt. D. Nhôm.
Câu 13: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?
A. Fe và Al. B. Fe và Cr. C. Mn và Cr. D. Al và Cr.
Câu 14: Để điều chế 104 gam crom bằng phản ứng nhiệt nhôm (hiệu suất phản ứng là 100%) cần dùng m gam nhôm. Giá trị của m là
A. 40,5. B. 54,0. C. 27,0. D. 13,5.
Câu 15: Chất nào dưới đây khi tác dụng với dung dịch HNO3 không giải phóng khí?
A. FeO. B. Fe3O4. C. Fe. D. Fe2O3.
Câu 16: Điện phân dung dịch muối MCl2 với điện cực trơ. Ở catôt thu được 16g kim loại M thì ở anot thu được 5,6 lit khí (đktc). Kim loại M là
A. Ca. B. Cu. C. Zn. D. Mg.
Câu 17: Phèn chua có công thức nào sau đây?
A. K2SO4.12H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O. D. Al2(SO4)3.12H2O.
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO trong 500 ml dung dịch axit H2SO4 0,1M (loãng, vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp muối sunfat khan có khối lượng là
A. 3,81 gam. B. 4,81 gam. C. 6,81 gam. D. 5,81 gam.
Câu 19: Cho dãy biến đổi sau:
Cr X Y Z T
X, Y, Z, T lần lượt là:
A. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, K2CrO4. B. CrCl2, CrCl3, KCrO2, K2CrO4.
C. CrCl2, CrCl3, KCrO2, K2Cr2O7. D. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, K2Cr2O7.
Câu 20: Cho 2,7 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H2 (ở đktc) thoát ra là
A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 6,72 lít. D. 2,24 lít.
Câu 21: Khử hoàn toàn 8 gam bột Fe2O3 thành Fe ở nhiệt độ cao cần V lit khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 1,12. C. 2,24. D. 6,72.
Câu 22: Dãy kim loại bị thụ động trong axit HNO3 đặc, nguội là
A. Fe, Al, Cr. B. Fe, Al, Ag. C. Fe, Al, Cu. D. Fe, Zn, Cr.
Câu 23: Cho dãy các chất: Fe2O3, Fe, Cr(OH)3, Cr2O3, Cu. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl đặc là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 24: Quặng manhetit được dùng làm nguyên liệu trong quá trình luyện gang có thành phần chính là
A. FeCO3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. FeS2.
II. TỰ LUẬN: 4 điểm (Thời gian làm bài 20 phút)
Câu 1: Thực hiện chuỗi chuyển hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
Câu 2: Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các dung dịch: FeCl3, NaCl và MgCl2. Viết các phương trình phản ứng minh họa.
Câu 3: Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng đề giải thích các thí nghiệm sau:
a. Nhỏ từ từ dung dịch FeSO4 cho đến dư vào cốc đựng dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4.
b. Thổi khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong (có dư).
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH dư được dung dịch Y và V lít H2 (đktc). Dẫn CO2 đến dư vào dung dịch Y thu được 31,2 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
b. Tính giá trị của V.
-HẾT-
Họ và tên thí sinh:…………………………………….. | SBD:……………………….. |
No comments: