Hướng dẫn giải câu c của đề ôn TS 10 Tân Phú - 1



 Cho nửa đường tròn (O), đường kính BC. Trên nửa đường tròn (O), lấy hai điểm A và D(theo thứ tự B, A, D, C). Tia BA và CD cắt nhau tại S, đoạn thẳng AC cắt BD tại H.

a) Chứng minh SH vuông BC tại E và tứ giác HECD nội tiếp.
b) Gọi T là trung điểm SH, tia AT cắt SC tại I, DE cắt HC tại K. Chứng minh
TAH = KDC  . Từ đó suy ra CK.CA = CD.CI
c) Đường trung trực của đoạn thẳng AK cắt BH tại Q. Chứng minh
ΔIAK cân và ba điểm A, O,Q thẳng hàng.




GiẢI:

Ta có:

Góc TAH = Góc KDC (chứng minh câu b)

Lại có:

Góc SBE= góc EDC (góc ngoài bằng góc đối trong của tứ giác nội tiếp BEDS, BEDS nội tiếp vì có hai góc BDS = góc SEB =900 cùng nhìn BS)

Suy ra:

góc SBE= góc TAH=sđAC/2

Mà A thuộc đường tròn (O) và AC là dây cung của (O). Nên TA là tiếp tuyến của (O).

ð TA vuông với OA. (*)

v Xét tứ giác AIDQ, ta có:

ü Góc IAD= sđ AD/2

ü Góc IQD =sđ AD/2 (vì BDS=sđ AD/2 và góc IQDgfyhikpt75 = góc DBS (hai góc đồng vị và IQ//DB cùng vuông AH) )

=>AIDQ nội tiếp.  (I)

=> góc IDQ +góc IAQ =1800

Do góc IDQ =900, nên IAQ =900

=>NA vuông với AT  (**)

Từ (*) và (**) suy raL A,Q,O thẳng hàng. (chỉ có 1 đường thẳng vuông AT tại A)

v Xét tứ giác ADKQ, ta có:

ü Góc HDK = góc KCE (cùng nhìn cạnh HE trong tứ giác nội tiếp HDCE)

ü Góc QAK = góc KCE (vì tam giác AOC cân, có OA=OC=R)

ð góc HDK= góc QAK

mà hai góc này cùng nhìn QK, nên tứ giác ADKQ nội tiếp. (II)

Từ  (I) và (II) suy ra: AIDKQ nội tiếp đường tròn đặt tên là (Z).

Mà đề cho NQ vừa vuông góc vừa qua trung điểm của dây AK, nên QN là đường kính của (Z).

Lại có: QDN là tam giác vuông (gt)

Nên QI là đường kính của đường tròn (Z)

Vậy Q,N,I thẳng hàng.

Suy ra: QI là đường trung trực của AK.

=>AI=AK.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Câu c bài hình trong đề ôn Tuyển Sinh 10 trường Thực Hành ĐHSG



 Cho tam giác ABC vuông tại B (AB < AC), nội tiếp đường tròn (O;R).

Dựng dường kính BD, tiếp tuyến tai C của (O) cắt tia AB, AD lần lượt tại E, F.

a. Chứng minh AB.AE=AD. VÀ và tứ giác BDFE nội tiếp.

b. Dựng dường thẳng d qua A và vuông góc với BD, d cắ (O) và È theo thứ tự M và N (M khác A). Chứng minh tứ giác BMNE nội tiếp và N là trung điểm của EF.

c. Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BDE. Tính khoản cách từ I đến đường thẳng EF.


giải:


Vì I là tâm dường tròn ngoại tiếp tam giác BDE nên nó cũng là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác BDFE (do BDFE nội tiếp, chứng minh ở câu b)

Suy ra:  

  • IO vuông với BD (tính chất dường kính và dây)
  • NI vuông với EF (tính chất dường kính và dây)
=> NI là khoản cách từ I đến FE.

Xét Tứ giác ANIO ta có:

  • NA //IO (cùng vuông với BD, IO vuông BD (cmt), NA vuông BD (gt) )
  • IN//AO (cùng vuông với EF, IN vuông EF (cmt), AO vuông EF (gt))
Suy ra: tứ giác ANIO là hình bình hành. (có hai cập cạnh đối song song)

=> NI = AO = R.

Vậy khoản cách từ I đến FE là R.


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Hướng Dẫn Giải Câu c Hình Học trong đề ôn thi Tuyển SInh 10 2023-2024




 

Đây là trang hướng dẫn giải các câu c (câu cuối) trong bài hình của đề thi tuyển sinh 10 TP. Hồ Chí Minh năm 2023-2024. T sẽ viết đề và đường link bài giải ở dưới để tiện theo giỏi. Ngoài ra bài nào không biết mấy đứa có thể viết trong bình luận thầy hướng dẫn giải luôn. Chúc mai mắn.


Read More Add your Comment 4 nhận xét


 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu