Bài Tập AXIT – ESTE



AXIT – ESTE

Bài 127: Đun nóng một axit đa chức có công thức là (C4H3O2)n (trong đó n<4) với một lượng dư hỗn hợp A gồm 2 rượu đều có công thức chung là CmH2m+2O (có mặt H2SO4 đặc) được một hỗn hợp B gồm các chất hữu cơ cùng chức.

Khi đun nóng P gam A ở 170oC (có mặt H2SO4 đặc) được V lít hỗn hợp 2 ôlêfin là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho P gam A tác dụng với Na thu được V1 lít H2, nếu đốt cháy P gam A được V2 lít CO2.

1>    a/ Viết CTCT của axit, biết rằng axit đó không làm mất màu dung dịch Br2.

b/ Cho biết trong hỗn hợp B có thể có các chất gì?

2>    a/ Lập biểu thức tính V1 và V2 theo P và V.

b/ Khi P=2,24 gam, V=0,784 lít, hãy xác định CTCT của 2 rượu, biết rằng khi cho hơi rượu qua bột CuO nung nóng tạo ra sản phẩm có khả năng tráng gương.

3>    Tính % khối lượng các chất trong A.

(Cho các thể tích khí đo ở đktc, giả thiết hiệu suất các rượu là 100%).

Bài 128: Hỗn hợp A gồm 6 gam chất X có công thức RCOOH và 0,1 mol chất Y có công thức HO-R'-COOH, trong đó R, R' là các gốc hiđrocacbon no. Cho hỗn hợp A vào bình kín B dung tích 5,6 lít chứa oxi ở 0oC, 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết các chất X, Y và làm lạnh bình tới 0oC thì thấy áp suất trong bình không đổi vẫn 2 atm,  biết thể tích chất rắn không đáng kể. CO2 không tan trong nước, nếu cho khí trong bình qua dung dịch NaOH thì bị hấp thụ hoàn toàn.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT của X, Y.

2>    Hoàn thành sơ đổ biến hóa.

Bài 129: Cho hai chất hữu cơ X, Y (gồm C, H, O) đều có chứa 53,33% oxi về khối lượng. Khi đốt cháy 0,02 mol hỗn hợp X và Y cần 0,05 mol oxi. Khối lượng phân tử của Y gấp 1,5 lần khối lượng phân tử của X. Khi cho số mol bằng nhau của X và Y tác dụng với NaOH thì Y tạo ra khối lượng muối gấp 1,647 lần khối lượng muối tạo ra từ X.

1>    Tìm CTPT và TCT của X và Y, biết rằng khi đun nóng Y với CuO tạo ra sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

2>    Tính khối lượng X, Y trong hỗn hợp.

Bài 130: Cho hỗn hợp A gồm 2 chất hữu cơ no, đơn chức chứa các nguyên tố C, H, O tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một rượu.

Đun nóng lượng rượu thu được ở trên với H2SO4 đặc ở 170oC tạo 369,6 ml ôlêfin khí ở 27,3oC và 1 atm.

Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp A ở trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng thêm 7,75 gam.

1>    Tìm CTCT của 2 chất hữu cơ trong A.

2>    Tính thành phần % số mol của các chất hữu cơ trong A. (cho biết hiệu suất các phản ứng là 100%).

Bài 131: Cho m gam chất hữu cơ A tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH tạo ra 0,339 gam muối. Mặt khác khi đốt cháy m gam chất A cần 1,764 lít không khí ở 0oC, 1 atm. Sản phẩm cháy gồm CO2, N2, H2O lội qua bình P2O5, khối lượng bình tăng thêm 0,243 gam, khí còn lại được đktcẫn vào ống úp trên chậu nước ở 25oC. Khi mực nước trong ống ngang bằng mức nước trong chậu thì thể tích phần ống chứa khí là 1930,7 ml. Trong ống, áp suất gây ra bởi hơi nước ở 25oC là 23,7 mmHg, áp suất của Nitơ bằng 5,375 lần áp suất CO2.

1>    Tính m.

2>    Tìm CTPT, CTCT của A biết rằng phân tử A chỉ có 2 nguyên tử oxi. (cho biết áp suất của khí quyển là 760 mmHg, không khí gồm 20% oxi và 80% nitơ về thể tích).

Bài 132: Cho 5,7 gam hỗn hợp 2 este đơn chức, mạch hở, đồng phân của nhau tác dụng với 50 ml dung dịch NaOH. Đun nhẹ, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để trung hòa lượng NaOH dư cần 50 ml dung dịch H2SO4 0,25M, thu được dung dịch A.

1>    Tính tổng số mol 2 este trong 5,7 gam hỗn hợp, biết rằng để trung hòa 10 ml dung dịch NaOH cần 30 ml dung dịch H2SO4 0,25M.

2>    Chưng chất A được hỗn hợp 2 rượu có nguyên tử cacbon trong phân tử bằng nhau. Hỗn hợp 2 rượu làm mất màu 6,4 gam Br2 trong dung dịch. Nếu cho Na tác dụng với hỗn hợp 2 rượu thu được V lít H2 (đktc).

Cô cạn phần còn lại sau khi chức cất A rồi cho tác dụng với H2SO4 thu được hỗn hợp 2 axit. Hỗn hợp này làm mất màu dung dịch chứa m1 gam Br2.

Tìm CTPT các este.

3>    Tính V, m1 và khối lượng mỗi rượu.

Bài 133: Một hỗn hợp 2 este đơn chức được đun nóng với NaOH đủ tạo ra hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng liên tiếp nhau và hỗn hợp muối.

1>    Đốt cháy hỗn hợp 2 rượu thu được CO2 và H2O có tỷ lệ thể tích là: VCO2:VH2O=7:10.

Tìm CTPT và thành phần % số mol của các rượu trong hỗn hợp.

2>    Cho muối tác dụng với lượng H2SO4 vừa đủ được hỗn hợp 2 axit cacbonxilic no. Lấy 2,08 gam hỗn hợp axit đó (nguyên chất) cho vào 100 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng lượng NaOH dư tác dụng vừa đủ với 85 ml dung dịch HCl 2M.

Hãy xác định công thức của 2 axit và của 2 este, biết rằng khi đốt cháy mỗi este đều thu được thể tích khí CO2 nhỏ hơn 6 lần thể tích hơi este đó ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Bài 134: Trong một bình kín dung tích không đổi chứa một lượng oxi gấp đôi lượng cần thiết để đốt cháy và hỗn hợp hơi 2 este đồng phân có cùng công thức phân tử là CnH2nO2. Nhiệt độ và áp suất trong bình lúc đầu là 136,5oC và 1 atm. Sau khi đốt cháy hoàn toàn 2 este, giữ nhiệt độ bình ở 819oK, áp suất trong bình lúc này là 2,375 atm.

1>    Lập CTPT và CTCT 2 este.

2>    Đun nóng 22,2 gam hỗn hợp 2 este trên với 57,8 gam dung dịch NaOH 50%. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B. Tính nồng đọ % của NaOH còn lại trong B.

Bài 135: Cho A là este của glyxerin với axit cacbonxilic đơn chức mạch hở. Đun nóng 7,9 gam A với NaOH cho đến phản ứng hoàn toàn thu được 8,6 gam hỗn hợp muối. Cho hỗn hợp muối tác dụng với H2SO4 dư thu được hỗn hợp 3 axit X, Y, Z trong đó X, Y là đồng phân của nhau, Z là đồng đẳng kế tiếp của Y. Lấy một phần hỗn hợp axit đó đem đốt cháy, cho sản phẩm cháy tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 thu được 1,379 gam kết tủa và nước lọc, đun nước lọc thu được thêm 0,591 gam kết tủa.

1>    Tìm CTPT và viết CTCT có thể có của A, biết Z là axit không phân nhánh.

2>    Tính khối lượng hỗn hợp axit đã bị đốt cháy.

Bài 136: Cho hỗn hợp X gồm 2 este của 2 axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng là R1COOR và R2COOR. Đốt cháy hoàn toàn 20,1 gam hỗn hợp X cần 146,16 lít không khí ở đktc (chứa 20% O2 và 80% N2 về thể tích). Sản phẩm cháy thu được lần lượt cho vào bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc và sau đó cho qua bình 2 đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình 1 tăng a gam và bình 2 tăng 46,2 gam.

Mặt khác nếu cho 3,015 gam X tác dụng với NaOH đủ thì được 2,529 gam hỗn hợp muối.

1>    Tính a.

2>    Tìm CTPT của 2 este.

3>    Tính %b về khối lượng của este trong hỗn hợp X.

4>    Tính khối lượng mỗi muối sau phản ứng xà phòng hóa.

Bài 137: Cho 50 ml dung dịch A gồm axit hữu cơ RCOOH và muối kim loại kiềm của axit đó tác dụng với 120 ml dung dịch Ba(OH)2 0,125M, sau phản ứng thu được dung dịch B. Để trung hòa Ba(OH)2 dư trong B cần cho thêm 3,75 gam dung dịch HCl 14,6%, sau đó cô cạn dung dịch thu được 5,4325 gam muối khan. Mặt khác khi cho 50 ml dung dịch A tác dụng với H2SO4 dư đun nóng thu được 1,05 lít hơi axit hữu cơ trên (đo ở 136,5oC và 1,12 atm).

1>    Tính nồng độ mol của các chất trong A.

2>    Tìm công thức của axit và của muối.

3>    Tính pH của dung dịch 0,2 mol/lít của axit tìm thấy ở trên, biết độ điện li α=1%.

Bài 138: Đun nóng 0,1 mol este no, đơn chức E với 30 ml dung dịch 20% (1,2 gam/ml) của một hiđroxit kim loại kiềm M. Sau khi kết thúc phản ứng xà phòng hóa, cô cạn dung dịch thì thu được chất rắn A và 4,6 gam rượu B, biết rượu B bị oxi hóa bởi CuO thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Đốt cháy chất rắn A thì thu được 9,54 gam muối cacbonat và 8,26 gam hỗn hợp CO2 và hơi H2O.

1>    Viết các phương trình phản ứng dạng tổng quát.

2>    Xác định tên kim loại kiềm M.

3>    Tìm công thức phân tử của este E.

Bài 139: Cho hai axit cacboxilic A, B. Nếu cho hỗn hợp A và B tác dụng hết với Na thu được số mol H2 bằng ½ tổng số mol của A và B trong hỗn hợp. Nếu trộn 20 gam dung dịch axit 23% với 50 gam dung dịch B 20,64% được dung dịch C, để trung hòa hoàn toàn C cần 200 ml dung dịch NaOH 1,1M.

1>    Tìm CTCT của A và B.

2>    Đun nóng hỗn hợp A và B với rượu no X mạch hở, tạo ra các hỗn hợp các este trong đó có este E. E không có khả năng tác dụng với Na tạo H2. Đốt cháy hoàn toàn 1V hơi E canà 7,5V O2 tạo ra 7V CO2 với 5V hơi H2O (thể tích đo ở cùng điều kiện, nhiệt độ và áp suất).

Bài 140:  Cho hỗn hợp X vừa pha chế gồm một axit cacboxilic A, một rượu B và este được tạo ra từ A và B. Khi cho 0,1 mol A hoặc B tác dụng với kim loại hoạt động mạnh đều tạo ra 0,05 mol H2. Khi đốt cháy hoàn toàn 5,64 gam X cần 8,1312 lít O2 (ở 27,3oC và 1 atm). Khi cho 5,64 gam X tác dụng vừa hết với NaOH thì cần 250 ml dung dịch NaOH 0,2M tạo ra 4,7 gam muối và m1 gam chất B. Khi đun nóng m1 gam chất B với H2SO4 đặc làm xúc tác (hiệu suất 100%) thu được m2 gam một chất hữu cơ B1. Tỷ khối hơi của B1 so với B là 0,7.

1>    Tìm CTCT của các chất trong hỗn hợp X và của B1.

2>    Tính % khối lượng các chất trong X.

3>    Xác định giá trị m1 và m2.

Bài 141: Cho hỗn hợp X gồm ba chất hữu cơ đơn chức mạch thẳng A, B, C chứa các nguyên tố C, H, O. Biết A, B là đồng phân của nhau. B, C là đồng đẳng kế tiếp nhau và khối lượng phân tử của C lớn hơn của B. Cho 4,62 gam hỗn hợp X vào bình kín dung tích 2 lít (giả sử dung tích của bình không đổi), làm bay hơi hết hỗn hợp ở 273oC, áp suất trong bình là 1,568 atm. Bơm vào bình một lượng oxi vừa đủ để đốt cháy hết hỗn hợp Y. Lượng oxi đó được điều chế bằng cách nhiệt phân hoàn toàn 58,46 gam KMnO4. Đốt cháy hết lượng hỗn hợp Y trong bình. Sau đó cho các sản phẩm cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, dư và bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư. Các sản phẩm đều được hấp thụ hết. Sau thí nghiệm thấy khối lượng bình 1 tăng 3,06 gam. Mặt khác cho 5,544 gam hỗn hợp Y tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 1,344 lít CO2 ở đktc.

1>    Xác định CTPT của A, B, C và gọi tên chúng.

2>    Tính thành phần % theo khối lượng của các chất trong hỗn hợp Y.

Bài 142: Hỗn hợp A gồm 3 este của cùng một axit hữu cơ đơn chức và 3 rượu đơn chức trong đó có 2 rượu no với khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC và một rượu không no chứa một liên kết đôi. Cho hỗn hợp A tác dụng với 100 gam dung dịch NaOH 10%, sau đó cô cạn thì được 18,4 gam chất rắn khan. Ngưng tụ phần rượu bay hơi, làm khan rồi chia thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 cho tác dụng hết với Na thu được 1,12 lít H2 (đktc), phần 2 đem đốt cháy thu được 7,04 gam CO2 và 4,32 gam H2O.

1>    Xác định CTPT của axit.

2>    Xác định CTPT của các rượu và số mol của mỗi rượu tạo thành trong phản ứng xà phòng hóa.

3>    Viết CTCT và gọi tên 3 este.

Bài 143: Có hai dung dịch axit hữu cơ no, đơn chức A, B. Trộn 1 lít A với 3 lít B ta được 4 lít dung dịch C. Để trung hòa 10 ml dung dịch C cần 7,5 ml dung dịch NaOH và tạo được 1,335 gam muối khan. Trộn 3 lít A với 1 lít B ta được 4 lít dung dịch E. Để trung hòa 10 ml dung dịch E cần 12,5 ml dung dịch NaOH ở trên và tạo được 2,085 gam muối.

1>    Xác định CTPT của các axit A, B biết rằng số nguyên tử các bon trong mỗi phân tử axit nhỏ hơn 5.

2>    Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH.

Bài 144: A là hỗn hợp của 2 este đồng phân được tạo thành từ axit no đơn chức và rượu no đơn chức. Ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 lít hơi E nặng gấp 2 lần 1 lít khí CO2. Thủy phân 35,2 gam A bằng 4 lít dung dịch NaOH 0,2M được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B được 44,6 gam chất rắn khan.

1>    Xác định CTPT của các este.

2>    Tính % số mol của mỗi este trong hỗn hợp A.

Bài 145: Chất A là este của một axit hữu cơ đơn chức và rượu đơn chức. Để thủy phân hoàn toàn 4,4 gam chất A người ta dùng 22,75 ml dung dịch NaOH 10% (d=1,1 gam/ml). Lượng NaOH này dư 25% so với lý thuyết.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên chất A.

2>    Đốt cháy hoàn toàn 1,32 gam chất A và cho sản phẩm hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong chứa 3,7 gam Ca(OH)2. Tính lượng kết tủa tạo thành.

3>    Cho 1,76 gam chất A bay hơi trong một bình kín dung tích 896 ml, thấy áp suất trong bình 0,75 atm. Hỏi nhiệt độ cho bay hơi là bao nhiêu?

Bài 146: Hỗn hợp X gồm hai este A và B. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH nồng độ b mol/lít được dung dịch X1, chưng cất X1 thu được ôlêfin gam rượu C và cô cạn dung dịch còn lại thu được 4,64 gam hỗn hợp muối natri của 2 axit hữu là đồng đẳng liên tiếp. Nung hỗn hợp muối này với vôi tôi xút và thu các khí thoát ra vào một bình kín dung tích không đổi 2 lít. Sau khi kết thúc thấy sáp suất trong bình ở 136,5oC là 1,008 atm. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn rượu C và cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng p gam và có t gam kết tủa tạo thành.

1>    Xác định công thức phân tử, viết công thức cất tạo và gọi tên C, biết P=10,71t và t=(p+q)/1,02.

2>    Xác định CTPT, viết CTCT có thể có của A, B.

3>    Tính nồng độ b và khối lượng a.

Bài 147: Hai hợp chất hữu cơ A, B mạch hở (chỉ chứa các nguyên tố C, H, O) đơn chức, đều tác dụng được với NaOH, không tác dụng với Na. Để đốt cháy a gam hỗn hợp X gồm A, B cần 8,4 lít O2 (đktc) và thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O.

1>    Cho biết A, B thuộc loại hợp chất gì? Chứng minh rằng A, B không làm mất màu nước Brôm.

2>    Tính khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp X.

3>    Cho biết khối lượng phân tử của B lớn hơn khối lượng phân tử của A là 28 đvC, hãy tìm CTPT của A, B và viết các đồng phân cùng chức của chúng.

Bài 148: Để thủy phân hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 este đơn chức phải dùng 100 ml dung dịch NaOH 2M. Dung dịch sau phản ứng đem cô cạn thu được (a+3,3) gam muối khan duy nhất và hỗn hợp hai rượu liên tiếp trong dãy đồng đẳng.

1>    tìm % số mol mỗi este trong hỗn hợp.

2>    biết lượng rượu thu được ở phản ứng thủy phân trên kém lượng muối là 7,5 gam. Xác định CTPT 2 este và phần trăm theo khối lượng của chúng trong hỗn hợp.

Bài 149: Để thủy phân hoàn toàn 27,2 gam hỗn hợp 2 este RCOOR1 và RCOOR2 phải dùng 100 ml dung dịch NaOH 3M. Đun nóng dung dịch sau phản ứng thu được 11 gam hỗn hợp 2 rượu liên tiếp trong dãy đồng đẳng và a gam muối khan.

1>    Xác định CTPT 2 este.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi este trong hỗn hợp.

3>    Núng nóng a gam muối khan trên với lượng NaOH rắn dư. Tính thể tích khí thu được ở 227oC, 1 atm.

Bài 150: X là hỗn hợp 2 este đơn chức đồng phân của nhau. Để thủy phân hoàn toàn 20,4 gam (X) cần dùng 80 gam dung dịch NaOH 10%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 7,2 gam hỗn hợp 2 rượu liên tiếp trong dãy đồng đẳng và a gam muối khan.

1>    Xác định CTCT mỗi este.

2>    Nhúng a/2 gam muối khan tên với NaOH dư, trong điều kiện không có không khí được hỗn hợp Y. Tìm tỷ khối của Y so với nitơ.

Bài 151: Đốt cháy 1,6 gam một este E đơn chức được 3,52 gam CO2 và 1,152 gam H2O.

1>    Tìm CTPT của E.

2>    Cho 10 gam E tác dụng với lượng NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 14 gam muối khan. Tìm cấu tạo của E biết E không phân nhánh.

3>    F là một đồng phân của E. F tác dụng với NaOH tạo ra một rượu, mà để đốt cháy một thể tích hơi rượu cần 3 thể tích oxi đo ở cùng điều kiện. tìm CTCT của F.

4>    Cho biết cách nhận biết E và F trong 2 lọ mất nhãn.

Bài 152: Đun nóng hỗn hợp 2 axit hữu cơ A, B cùng dãy đồng đẳng với rượu C mạch thẳng (có H2SO4 đậm đặc xúc tác) thu được hỗn hợp các este trong đó có este E. E không phản ứng với Na. Đốt cháy hoàn toàn 3 lít hơi E cần 22,5 lít oxi, tạo thành 21 lít CO2 và 15 lít hơi nước. (các thể tích đo ở cùng điều kiện).

1>    Tìm CTPT của E

2>    Viết CTCT của A, B, C, E.

3>    Tính thể tích dung dịch KMnO4 2M cần dùng để chuyển hóa 8,8 lít rượu C thành một tetraol.

Bài 153: Đun nóng hỗn hợp 2 rượu đơn chức A, B với axit C mạch thẳng (có H2SO4 đậm đặc xúc tác) thu được một hỗn hợp este trong đó có este D. D không phản ứng với Na. Hóa hơi 25,4 gam este D thu được thể tích hơi bằng với thể tích 5,6 gam Nitơ trong cùng điều kiện, còn nếu đốt cháy hoàn toàn 26,4 gam D thu được 44 lgam CO2 và 14,4 gam H2O.

1>    Tìm CTPT của D.

2>    Viết CTCT của A, B, C, D.

3>    Thủy phân hoàn toàn 13,2 gam D bằng 500 gam dung dịch NaOH 20%. Tính nồng độ % của NaOH còn dư trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 154: Xà phòng hóa 14,6 gam một este bằng dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối A và một rượu B. Chưng cất để lấy rượu B khan rồi đốt cháy hoàn toàn thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O.

1>    Xác định công thức este đã dùng.

2>    Nhúng hỗn hợp muối A với NaOH rắn, dư trong điều kiện không có không khí được hỗn hợp khí C. Trộn C với 6,3 gam một ôlêfin rồi dẫn qua bột Ni nung nóng được hỗn hợp khí E có tỷ khối so với H2 là 19. Tìm công thức của ôlêfin. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 155: Đốt cháy hoàn toàn một thể tích thh hơi 2 este đơn chức phải dùng một thể tích oxi và tạo ra một thể tích CO2 theo tỉ lệ Veste:Voxi:VCO2=1:5:4,2.

Mặt khác xà phòng hóa 4,48 gam hỗn hợp este trên bang NaOH đủ rồi chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được 2,02 gam hỗn hợp 2 rượu đồng đẳng liên tiếp.

1>    Xác định công thức 2 este đã cho.

2>    Tính phần trăm theo khối lượng mỗi muối tạo thành ở phản ứng xà phòng hóa.

Bài 156: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este đơn chức phải dùng 108,64 gam không khí (chứa 20% là O2) ở đktc, thu được 34,32 gam CO2 và 11,88 gam H2O. Mặt khác xà phòng hóa hoàn toàn 3,79 gam hỗn hợp este trên bằng NaOH rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,29 gam hỗn hợp muối khan của 2 axit liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp rượu gồm rượu metylic cùng một rượu chứa không quá 4 cacbon trong phân tử.

1>    Xác định công thức 2 este.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi este trong hỗn hợp.

3>    Trong một bình kín dung tích 8 lít chứa 87,58 gam hỗn hợp hơi 2 este. Bơm thêm vào bình 20 gam ôxi rồi bật tia lửa điện đốt cháy hết hỗn hợp, giữ bình ở 127oC. Tính áp suất khi đó.

Bài 157: Đốt cháy 9,52 gam hỗn hợp 2 este đơn chức cần 8,96 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy dẫn qua bình đựng 500 ml dung dịch nước vôi trong thu được 26 gam kết tủa và nước lọc. Cho nước vôi trong dư vào nước lọc thu được thêm 10 gam kết tủa.

1>    Chứng tỏ các este trên đều no mạch hở.

2>    Tính thể tích dung dịch NaOH 10% (d=1,1 gam/ml) cần dùng để thủy phân hết 4,76 gam hỗn hợp este.

3>    Đun nóng dung dịch sau phản ứng thủy phân ở trên thu được hỗn hợp rượu. Đun hỗn hợp rượu với H2SO4 đặc ở 180oC được 0,8 lít ôlêfin ở 1,12 atm và 273oC.

Xác định CTPT, viết CTCT các este đã cho. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 158: Có 2 axit cacbonxilic đơn chức A và B. Trộn 1,2 gam A với 5,18 gam B được hỗn hợp X. Để trung hòa hết hỗn hợp X cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. Trộn 7,8 gam A với 1,48 gam B được hỗn hợp Y. Để trung hòa hết Y cần 75 ml dung dịch NaOH 2M.

1>    Xác định công thức A, B.

2>    Chia 41,6 gam hỗn hợp Z gồm A và B làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1 cho phản ứng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc).

-          Phần 2 đun với lượng dư một rượu đơn chức C (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2 este có tỷ lệ khối lượng là 88:37. Tìm công thức rượu C.

Bài 159: Đốt cháy 14,4 gam hợp chất hữu cơ A thu được 28,6 gam CO2, 4,5 gam H2O và 5,3 gam Na2CO3.

1>    Xác định CTPT của A, biết phân tử A chứa 2 nguyên tử oxi.

2>    Dung dịch A khi phản ứng với H2SO4 thu được chất B là dẫn xuất của benzen. Để trung hòa 6,74 gam hỗn hợp gồm B và một axit đơn chức C phải dùng 65 ml dung dịch NaOH 2M. Xác định công thức axit C.

3>    Cô cạn dung dịch sau phản ứng trung hòa ở trên. Lượng muối khan thu được đem nung với NaOH rắn, dư. Làm lạnh sản phẩm ở nhiệt độ phòng thu được chất lỏng D có d=0,8 gam/ml. Tính thể tích (D) thu được.

Bài 160: Chia m1 gam hỗn hợp X gồm hai axit đơn chức no làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1: trung hòa bằng lượng dung dịch  NaOH vừa đủ, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được a gam muối khan.

-          Phần 2: trung hòa bằng lượng dung dịch KOH vừa đủ, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được b gam muối khan.

1>    Xác định tổng số mol 2 axit trong hỗn hợp ban đầu theo a và b.

2>    Xác định tổng khối lượng m1 gam hỗn hợp (X) theo a và b.

3>    Biết b=1,169a. Xác định 2 axit đã cho.

Bài 161: Hỗn hợp A gồm 3 este của cùng một axit hữu cơ đơn chức và 3 rượu đơn chức, trong đó có 2 rượu no với khối lượng phân tử hơn kém nhau 28 đvC và một rượu không no chứa một nối đôi. Cho hỗn hợp A tác dụng với 125 ml dung dịch NaOH 20% (d=1,2 gam/ml) sau đó cô cạn thu được 55,2 gam chất rắn khan. Ngưng tụ phần rượu bay hơi làm khan rồi chia thành hai phần bằng nhau:

-          Phần 1 cho tác dụng với Na dư thu được 2,016 lít khí (ở 54,6oC và 2 atm).

-          Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 21,21 gam CO2 và 12,96 gam H2O.

1>    Xác định CTPT của axit và ba rượu.

2>    Tính % theo khối lượng este trong hỗn hợp A.

Bài 162: X là hỗn hợp 3 axit đơn chức trong đó có 2 axit cùng dãy đồng đẳng và có 2 axit có khối lượng phân tử hơn kém nhau 12 đvC. Trung hòa 12,44 gam X bằng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng được 17,94 gam muối khan. Mặt khác đốt cháy 6,22 gam X thu được 7,04 gam CO2, còn cho 3,11 gam X phản ứng với nước Brôm thấy có 0,8 gam brôm tham gia phản ứng.

1>    Xác định CTPT các axit trong X.

2>    Tính % theo số mol các axit trong X.

Bài 163: X là hỗn hợp 2 axit đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng. Chia một lượng X làm 2 phần bằng nhau:

-          Để trung hòa hết phần 1 phải dùng 120 ml dung dịch NaOH 1M.

-          Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu đượ 16,72 gam CO2 và 4,68 gam H2O.

1>    Tìm CTPT, viết CTCT 2 axit trên.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi axit trong hỗn hợp.

3>    Trung hòa 1,338 gam hỗn hợp X bằng 80 gam dung dịch NaOH 5%. Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Bài 164: Hỗn hợp X gồm axit hữu cơ (A) và este (B) tạo vởi axit A với một rượu đơn chức. Cho một lượng X tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Cũng lượng hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ 160 ml dung dịch NaOH 1M tạo dung dịch Y. Chưng cất Y được 2,76 gam rượu. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn được 13,12 gam muối khan.

1>    Xác định CTPT của A và B.

2>    Tính % theo khối lượng A, B trong hỗn hợp X.

Bài 165: Hỗn hợp X gồm một axit đơn chức và một este tạo bởi axit trên với rượu metylic. Chia X làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1: cho phản ứng với NaOH thấy tác dụng vừa đủ với 70 ml dung dịch NaOH 1M.

-          Phần 2: đốt cháy hoàn toàn, sản phẩm cháy chỉ đi qua bình 1 đựng P2O5 và bình 2 đựng KOH đặc thấy khối lượng bình 1 tăng 2,88 gam và bình 2 tăng 10,12 gam.

1>    Xác định công thức của axit và este. Đọc tên.

2>    Cho 5,32 gam X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 1,25M. Đun nóng dung dịch sau phản ứng thu được V1 lít hơi rượu (đktc). Cô cạn dung dịch còn lại được chất rắn Y. Nung khan chất rắn Y trong điều kiện không có không khí được V2 lít hiđrocacbon Z.

Tính V1, V2. Giả thiết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 166: Để trung hòa 2,36 gam một axit hữu cơ A phải dùng 80 ml dung dịch NaOH 0,5M.

1>    Tìm CTCT của A, biết A cấu tạo mạch thẳng.

2>    A tác dụng với rượu B tạo este E không chứa nhóm chức nào khác. Lấy 1,46 gam E  tác dụng với 20 ml dung dịch NaOH 2M. Lượng NaOH còn dư để trung hòa hết phải dùng 10 ml dung dịch HCl 2M.  Tìm CTCT của este E.

Bài 167: Hỗn hợp X gồm 0,01 mol natri fomiat và a mol hai muối natri của 2 axit no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hỗn hợp X và cho sản phẩm cháy (CO2 và hơi nước) lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng KOH thấy khối lượng bình 2 tăng nhiều hơn bình 1 là 3,51 gam. Phần chất rắn Y còn lại sau khi đốt là Na2CO3 cân nặng 2,65 gam.

1>    Xác định CTPT và gọi tên hai muối.

2>    Tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp.

Bài 168: Trộn m1 gam một rượu đơn chức với m2 gam mội axit đơn chức rồi chia hỗn hợp ra làm 3 phần bằng nhau:

-          Cho phần 1 tác dụng hết với Na thấy thoát ra 3,36 lít khí H2 (đktc).

-          Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 39,6 gam CO2.

-          Đun nóng phần 3 với H2SO4 đậm đặc thì thu được 10,2 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là 100%. Đotó cháy 5,1 gam este thì thu được 11 gam CO2 và 4,5 gam H2O.

1>    Xác định CTPT của rượu và axit.

2>    Tính m1 và m2.

Bài 169: Hỗn hợp X gồm axit hữu cơ no, mạch hở, hai lần axit (A) và axit không no (có một nối đôi), mạch hở, đơn chức (B). Số nguyên tử cacbon trong phân tử này gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử kia. Đốt cháy hoàn toàn 5,08 gam hỗn hợp X được 4,704 lít CO2 (đktc). Nếu trung hòa hết 5,08 gam hỗn hợp X ần 350 ml dung dịch NaOH 0,2M được hỗn hợp muối Y.

1>    Tìm CTPT của A và B.

2>    Tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp X.

Bài 170: Oxi hóa một rượu đơn chức A bằng O2 (có mặt chất xúc tác) thu được hỗn hợp X gồm andehyt, axit tương ứng, nước và rượu còn dư. Lấy m gam hỗn hợp X cho tác dụng vừa hết với Na ta thu được 8,96 lít H2 (đktc) và hỗn hợp Y. Cho Y bay hơi thì còn lại 48,8 gam chất rắn. Mặt khác lấy 2m gam hỗn hợp X cho tác dụng với xôda (dư) cũng thu được 8,96 lít khí (đktc).

1>    Tính % rượu đã bị oxi hóa thành axit.

2>    Xác định CTPT của rượu A, biết rằng khi cho m gam hỗn hợp X tác dụng với AgNO3/NH3 dư tạo thành 21,6 gam bạc.

Bài 171: Có hai axit hữu cơ no: A đơn chức, B đa chức. Hỗn hợp X1 chứa x mol A và y mol B. Để trung hòa X1 cần 500 ml dung dịch NaOH 1M. Nếu đốt cháy hoàn toàn X1 thì thu được 11,1 lít CO2 (đktc). Hỗn hợp X2 chứa y mol A và x mol B. Để trung hòa X2 cần 400 ml dung dịch NaOH 1M. Biết x+y=0,3 mol.

1>    Xác định CTPT của các axit và tính % số mol của mỗi axit trong hỗn hợp X1.

2>    Biết rằng 1,26 gam tinh thể axit B.2H2O tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 theo phản ứng:

KMnO4 + B +  H2SO4 à K2SO4 + MnSO4 + CO2 + H2O

Tính nồng độ mol của dung dịch KMnO4.

Bài 172: Oxi hóa 53,2 gam một rượu đơn chức và một andehyt đơn chức, ta thu được một axit hữu cơ duy nhất (hiệu suất phản ứng là 100%). Cho lượng axit này tác dụng hết với m gam hỗn hợp NaOH 2% và Na2CO3 13,25% thu được dung dịch chỉ chứa muối của axit hữu cơ nồng độ 21,87%.

1>    Xác định CTPT của rượu và andehyt ban đầu.

2>    Hỏi m có giá trị trong khoảng nào?

3>    Cho m=400 gam. Tính % khối lượng của rượu và andehyt trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 173: Đun nóng 21,8 gam hợp chất hữu cơ A với NaOH cho đến khi phản ứng hoàn toàn được 24,6 gam hỗn hợp muối và rượu no B. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol rượu B cần 11,2 gam O2. Cho hỗn hợp muối ở trên tác dụng với axit HCl dư được hỗn hợp 3 axit đơn chức liên tiếp trong dãy đồng đẳng.

1>    Xác định công thức A.

2>    Thủy phân 43,6 gam A bằng 300 gam dung dịch NaOH 10%. Tính nồng độ % của dung dịch NaOH sau phản ứng.

Bài 174: Hỗn hợp A  gồm 2 este là đồng phân của nhau và đều được tạo thành từ axit đơn chức và rượu đơn chức. Cho 2,2 gam hỗn hợp A bay hơi ở 136,5oC và 1 atm thì thu được 840 ml hơi este. Mặt khác đem thủy phân hoàn toàn 26,4 gam hỗn hợp A bằng 100 ml dung dịch NaOH 20% (d=1,2 gam/ml) rồi đem cô cạn thì thu được 33,8 gam chất rắn khan.

Xác định CTPT và tính % khối lượng mỗi este trong hỗn hợp A.

Bài 175: Thủy phân hoàn toàn 11,44 gam hỗn hợp 2 este đơn chức là đồng phân của nhau bằng dung dịch NaOH thu được 11,08 gam hỗn hợp muối và 5,56 gam hỗn hợp rượu.

1>    Xác định CTPT mỗi este.

2>    Xác định CTCT mỗi este.

3>    Tính % theo khối lượng mỗi este trong hỗn hợp.

Bài 176: A, B là hai hợp chất hữu cơ chứa C, H, O thành phần % về khối lượng của cacbon trong A và B đều là 41,38%. Đốt cháy 0,15 mol hỗn hợp A và B rồi cho sản phẩm cháy qua bình nước vôi trong dư thu được 40 gam kết tủa.

1>    Xác định CTPT của A và của B biết rằng tỷ khối hơi của B so với A là 2.

2>    Viết CTCT của A, B biết rằng A cho được phản ứng tráng gương, B là đi axit mạch không phân nhánh.

3>    Tính khối lượng A, B có trong hỗn hợp. Suy ra % của chúng.

Bài 177: Cho 2,54 gam este A bay hơi trong một bình kín dung tích 0,6 lít ở nhiệt độ 136,5oC. Người ta nhận thấy khi bay hơi hết thì áp suất trong bình là 425,6 mmHg.

1>    Xác định khối lượng phân tử của este.

2>    Để thủy phân 25,4 gam este A cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 6%. Mặt khác khi thủy phân 6,35 gam este A bằng xút thì thu được 7,05 gam muối duy nhất. Xác định CTCT và gọi tên este, biết rằng 1 trong 2 chất (rượu hoặc axit) tạo thành este là đơn chức.

Bài 178: Thủy phân hoàn toàn 21,8 gam một este bằng dung dịch NaOH thu được một rượu A và 24,6 gam hỗn hợp muối. Chưng cất, tách riêng rượu A, để đốt cháy 0,1 mol rượu A cần dùng 0,35 mol oxi. Lượng hỗn hợp muối nếu cho tác dụng với H2SO4 dư thấy tạo ra 3 axit đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.

1>    Xác định CTCT có thể có của este.

2>    Trong một bình kín dung tích 5 lít chứa 10,9 gam este trên và một lượng oxi dư gấp đôi lượng oxi cần thiết để đốt cháy hết este. Sau khi đốt cháy hoàn toàn este giữ bình ở 127oC. Tính áp suất của bình khi ấy.

Bài 179: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp 2 este, cho sản phẩm phản ứng cháy qua bình đựng P2O5 dư, khối lượng bình tăng thêm 6,12 gam, sau đó cho qua tiếp dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 34,5 gam kết tủa. Các este nói trên thuộc loại gì? (đơn chức hay đa chức, no hay không no). Mặt khác, cho 6,825 gam hỗn hợp hai este đó tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 7,7 gam hỗn hợp 2 muối và 4,025 gam một rượu. Tìm CTPT và khối lượng mỗi este, biết rằng khối lượng phân tử của 2 muối hơn kém nhau không qua 28 đvC.

Bài 180: Một este E (không có nhóm chức khác) có 3 nguyên tổ C, H, O. Lấy 1,22 gam E phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 0,1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chỉ có nước và phần rắn là 2,16 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối này thu được 2,64 gam CO2, 0,54 gam H2O và a gam K2CO3. Tính a gam và xác định CTPT, CTCT của E. Biết khối lượng phân tử của E nhỏ hơn 140 đvC.

Bài 181: Có a gam hỗn hợp X gồm một axit no đơn chức A và một este tạo ra bởi một axit no đơn chức B (A, B là hai axit đồng đẳng kế tiếp) với rượu no đơn chức. Cho a gam hỗn hợp X tác dụng với lượng vừa đủ NaHCO3, thu được 1,92 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng với một lượng vừa đủ NaOH đun nóng, thu được 4,38 gam hỗn hợp hai muối của axit A và B và 0,03 mol rượu, rươụ này có tỷ khối hơi so với hiđro là 23. Đốt cháy hỗn hợp hai muối bằng một lượng oxi dư thì thu được muối Na2CO3, hơi nước và 2,128 lít CO2 (đktc). Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

1>    Cho biết hỗn hợp X gồm axit và este nào?

2>    Tính a.

Bài 182: Cho a gam hỗn hợp X gồm hai este A, B là đồng phân của nhau bay hơi ở điều kiện thích hợp, chiếm thể tích bằng thể tích của 6,4 gam O2 cùng điều kiện. Đốt cháy X tạo ra CO2 và H2O với tỉ lệ số mol là 1:1. Mặt khác, đun nóng X với NaOH dư thu được b gam hỗn hợp hai muối và p gam hỗn hợp hai rượu là đồng đẳng liên tiếp nhau.

1>    Tính a và b khi p=7,8; b-p<8.

2>    Tìm công thức của A và B.

Bài 183: Cho 21,8 gam chất hữu ơ A chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6 gam muối và 0,1 mol rượu.

1>    A thuộc loại hợp chất gì Viết công thức tổng quát của A.

2>    Tìm công thức của A, B biết rằng lượng NaOH dư có thể trung hòa hết 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M.

3>    Tính thể tích không khí (đktc) cần để đốt cháy hết 1 mol chất A trong không khí có 20%V là O2 còn lại là N2.

Bài 184: Thủy phân hỗn hợp 2 este đơn chức bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 49,2 gam muối của một axit hữu cơ và 25,5 gam hỗn hợp 2 rượu no đồng đẳng liên tiếp. Trộn đều 2 rượu rồi chia làm hai phần bằng nhau:

-          Đốt cháy hết phần 1 thu được 0,525 mol CO2.

-          Phần 2 đun với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp 3 ete.

1>    Xác định công thức, đọc tên, tính số mol cảu mỗi este ban đầu.

2>    Xác định CTCT 3 ete, tính tổng khối lượng 3 ete tạo thành.

(Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn).

Bài 185: Chia m gam hỗn hợp A gồm hai axit hữu cơ đơn chức, mạch hở có số nguyên tử cacbon trong phân tử hơn kém nhau không qua 2 nguyên tử làm 3 phần bằng nhau:

-          Phần 1: tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 2M. Để trung hòa với lượng NaOH dư cần 150 ml dung dịch H2SO4 0,5M.

-          Phần 2: Phản ứng vừa đủ với một lượng nước Brôm chứa 6,4 gam Brôm.

-          Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thu được 3,136 lít CO2 (ở đktc) và 1,8 gam nước.

1>    Xác định CTCT của hai axit.

2>    Tính m và thành phần % theo khối lượng của mỗi axit trong A.

Bài 186: Hỗn hợp X có khối lượng m gam gồm một axit cacboxilic đơn chức no A và một rượu đơn chức B. A và B có khối lượng phân tử bằng nhau. Nếu đốt cháy hoàn toàn ½ hỗn hợp X rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 440 ml dung dịch NaOH 1M, sau đó cho thêm BaCl2 (dư) vào thì dưdơcj 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho ½ hỗn hợp X tác dụng với Na dư thì thu được 840 ml khí (đo ở đktc).

1>    Xác định CTPT của A và B.

2>    Tính khối lượng m và thành phần N% theo khối lượng của A và B trong hỗn hợp X.

3>    Đun m gam hỗn hợp X với H2SO4 đặc. Tính khối lượng este thu được (giả thiết hiệu suất phản ứng este hóa là 80%).

Bài 187: Cho M là một este. Một trong hai chất rượu hoặc axit tạo thành este đó là đơn chức. Làm bay hơi 1,7 gam M trong bình kín có dung tích 600 ml ở nhiệt độ 136,5oC. Khi M bay hơi hết thì áp suất trong bình là 425,6 mmHg. Thủy phân 17 gam M phải dùng hết 100 gam dung dịch NaOH 8%, đồng thời thủy phân 6,35 gam M bằng NaOH thu được 7,05 gam muối duy nhất.

Xác định CTCT của M.

Bài 188: E là hỗn hợp của hai chất đồng phân mạch thẳng (chứa C, H, O) chỉ chứa một loại nhóm chức. Đun nóng a gam hỗn hợp E với 1,5 lít dung dịch NaOH 0,2M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Để trung hòa NaOH dư canà thêm vào hỗn hợp sau phản ứng 120 ml dung dịch HCl 0,5M. Cố cạn hỗn hợp sau trung hòa thu được 22,71 gam hỗn hợp 2 muối khan và 11,04 gam hỗn hợp 2 rượu đơn chức bậc nhất có phân tử lượng khác nhau.

1>    Xác định CTCT 2 rượu trên.

2>    Xác định CTCT 2 chất trong hỗn hợp E.

Bài 189: Đun nóng 7,2 gam este A với dung dịch NaOH dư. Phản ứng kết thúc thu được Glyxerin và 7,9 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ hỗn hợp muối đó tác dụng với H2SO4 loãng thu được 3 axit hữu cơ no đơn chức mạch hở D, E, F. Trong đó E, F là đồng phân của nhau; E là đồng đẳng liên tiếp của D.

1>    Viết phương trình phản ứng minh họa thí nghiệm tên. Tìm CTCT của 3 axit, CTCT có thể có của este A.

2>    Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 3 axit trên rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 1M, tính số gam muối natri tạo thành. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 190: Cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ cùng chức A, B tác dụng với dung dịch  NaOH dư thu được hỗn hợp 2 muối A1, B1 và một rượu  C duy nhất. Tỷ khối hơi của C so với Hiđro bằng 16.

-          Cho A1, B1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được hỗn hợp A2, B2 là hai axit no, đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.

-          Lấy 10 gam hỗn hợp A2, B2 tác dụng với 100 ml dung dịch K2CO3 1M. Để phản ứng hoàn toàn với lượng dư K2CO3 phải dùng hết 50 ml dung dịch HCl 0,2M.

1>    Xác định CTCT A2, B2 và C.

2>    Tính % về khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp.

3>    Viết CTCT và gọi tên A, B.

4>    Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt A và B.

Bài 191: Cho a gam hỗn hợp hai amino axit no chứa 1 chức axit, một chức amino tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M, được dung dịch A. Để tác dụng hết với các chất trong dung dịch A cần dùn 140 ml dung dịch KOH 3M. Mặt khác đốt cháy a gam hỗn hợp hai amino axit cho trên và cho sản phẩm cháy qua dung dịch NaOH dư thì khối lượng bình này tăng thêm 32,8 gam. Biết rằng khi đốt cháy nitơ tạo thành ở dạng đơn chất.

1>    Xác định CTPT của hai amino axit, biết tỉ lệ khối lượng phân tử của chúng là 1,37.

2>    Tính % về số mol của mỗi amino axit trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 192: Hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ A, B mạch hở chỉ chứa C, H, Cl. Trong mỗi phân tử X và Y chỉ có một nối đôi và một nguyên tử clo. Đốt cháy hết 20,15 gam hỗn hợp A và cho tất cả sản phẩm gồm Cl2, CO2 và hơi nước lần lượt đi qua bình 1 đựng bột Ag đốt nóng, bình 2 đựng H2SO4 đậm đặ và bình 3 đựng KOH rắn. Sau khi kết thúc thí nghiệm khối lượng các bình tăng lên a1 gam, a2 gam, a3 gam tương ứng. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

1>    Tính khối lượng a2, a3 biết a1=10,65 gam.

2>    Xác định CTPT và viết CTCT của X, Y biết rằng nếu giảm số mol của X hai lần và tăng số mol của Y lên hai lần thì khi đốt cháy vẫn thu được lượng clo như thế.

3>    Tính % khối lượng của X, Y trong hỗn hợp A.

Bài 193: 1> Cho một hợp chất hữu cơ A tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng thì tọa thành hợp chất hữu cơ B và NaCl. Oxi hóa B ta được hợp chất hữu cơ C, oxi hóa C ta được hợp chất hữu cơ D (A, B, C, D có cùng số nguyên tử cacbon). Cho D tác dụng với bột kẽm thì có khí hiđro tạo ra. Hãy xác định CTCT của A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết rằng, khí B bị tách nước thì sẽ tạo ra Iso-butylen (2-metylpropen).

2> Hợp chất hữu cơ X là một aminoaxit mạch thẳng. Biết rằng:

-          Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M tạo thành 1,835 gam muối.

-          Cho 2,94 gam X tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thì tạo thành 3,82 gam muối.

Xác định CTCT và gọi tên X, biết nhóm amino liên kết với cacbon ở vị trí α.

Bài 194: X là một hỗn hợp axit đơn chức no A, một axit hữu cơ đơn chức chưa no B chứa một nối đôi trong phân tử và một rượu no C, tất cả mạch hở.

Đun nóng X với H2SO4 đặc được hỗn hợp các este, trong đó có este D. Để đốt cháy hoàn toàn 2 lít hơi D cần 12 lít Oxi, thu được 12 lít CO2 và 8 lít H2O (các thể tích đo ở cùng điều kiện).

1>                            Tìm công thức phân tử của D.

2>                            Tìm CTCT của A, B, C, D. Biết Đktc không phản ứng với Na.

Bài 195: A là một loại phân đạm chứa 6,66% hiđro, 46,66% nitơ còn lại là cacbon và oxi. Đốt cháy 1,8 gam A ta thu được 923 ml CO2 ở 27oC và 608 mmHg.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT của A, biết rằng khối lượng Nitơ có trong 1 mol A nhỏ hơn khối lượng nitơ có trong 100 gam amoni nitrat.

2>    Trong một bình kín dung tích 11,2 lít (không đổi) chứa oxi (ở đktc) và 0,9 gam A (thể tích không đáng kể). Sau khi bật tia lửa điện để đốt cháy hết A, đưa nhiệt độ bình về 136,5oC, (giả sử lúc đó tất cả nitơ đã bị chuyển thành NO2) áp suất trong bình lúc đó là P, sau khi làm nguội bình, cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào 500 ml dung dịch NaOH 20% (d=1,2 gam/ml).

a/ Tính áp suất P.

b/ Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch NaOH sau khi hấp thụ sản phẩm cháy.

Bài 196: Hợp chất hữu cơ A chứa 0,09% hiđro, 18,18% nitơ, phần còn lại là cacbon và oxi. Khi đốt cháy 3,85 gam chất A ta thu được 2,464 gam CO2 ở 27,3oC và 760 mmHg. Khối lượng phân tử của A nhỏ hơn khối lượng phân tử của benzen.

1>    Xác định CTPT của A.

2>    Cho 0,77 gam chất A tác dụng với 200 ml dung dịch Na2CO3 0,1M sau đó đem cô cạn dung dịch thì thu được m gam chất rắn khan. Tính m.

3>    Trong một bình kín dung dịch tích không đổi 2,24 lít chứa oxi ở đktc và A. Giữ nhiệt độ bình ở 136,5oC, giả sử tất cả nitơ đều bị cháy hết thành NO2, áp suất trong bình lúc này là bao nhiêu?

Cho tất cả sản phẩm đốt cháy hấp thụ vào 500 gam dung dịch KOH 11,2% ta thu được dung dịch B. Tính nồng độ % của KOH trong dung dịch B.

4>    Cho dung dịch B tác dụng với BaCl2 dư, được kết tủa trắng và dung dịch D. Tính thể tích (đktc) hỗn hợp khí thoát ra biết rằng trong môi trường kiềm các ion nitrat và nitrit bị kẽm khử hết thành NH3.

Bài 197: Nitrô hóa benzen bằng HNO3 thu được hai chất hữu cơ A, B hơn kém nhau 1 nhóm –NO2. Mặt khác nitro hóa hợp chất C6H6-x(OH)x bằng HNO3, sinh ra sản phẩm duy nhất M có chứa 49% oxi về khối lượng. Khi đốt cháy hết 2,43 gam hỗn hợp A và B tạo thành CO2, H2O và 225,8 ml N2 (27oC, 740 mmHg). Khử 0,458 gam chất M thành sản phẩm M' phải dùng hết lượng H mới sinh ra có khối lượng bằng khối lượng Hiđro thoát ra ở catôt trong bình điện phân đã tiêu thụ điện lượng 4350 culông với hiệu suất điện phân là 80%.

1>    Tìm công thức của A và B.

2>    Tính % về khối lượng của A, B trong hỗn hợp.

3>    Tìm công thức của M, M' và sản phẩm khử M'.

Bài 198: Cho chất A (CxHyNH2) có 18,18% nitơ về khối lượng.

1>    Tìm công thức của A.

2>    Cho 2,31 gam A tác dụng với H2SO4 loãng thu được axit B và muối trung hòa C. Lượng muối C cho tác dụng với NaOH dư thu được khí E. Cho E hòa tan trong nước, thu được dung dịch có [H+]=1,69.10-11 mol/lít. Tính nồng độ mol của ion [NH4+] trong dung dịch.

Bài 199: Cho hai hất hữu cơ A, B đều có thành phần nguyên tổ là C, H, N, O. Khối lượng phân tử của A bằng 77. Cho 1,54 gam A vào bình kín dung tích là 10,08 lít rồi cho không khí (gồm 80% nitơ và 20% O2 theo thể tích) vào bình tới khi đạt áp suất P, nhiệt độ là 54,6oC. Nung nóng bình để đốt cháy hoàn toàn A (nitơ tạo thành ở đktcạng đơn chất). Sau phản ứng, cho sản phẩm khí lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng phốt pho trắng, bình 3 đựng 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,075M. Khí ra khỏi bình 3 chỉ có N2 chiếm thể tích 5,6 lít (đktc). Khối lượng bình 1 tăng 1,26 gam ở bình 3 có 3,94 gam kết tủa (nếu lọc kết tủa, đun nóng nước lọc lại tạo ra kết tủa), khối lượng bình 2 tăng 0,16 gam.

1>    Tìm CTPT của A, B biết rằng số mol C, O, N trong phân tử A và B là như nhau, % khối lượng của H trong B là 6,6%. Viết CTCT của A, B biết chúng tác dụng được với các dung dịch HCl và NaOH.

2>    Tính áp suất P.

Bài 200: X là dẫn xuất của benzene có chứa hai nguyên tố oxi trong phân tử. Phân tích 5,56 gam X thu được 12,32 gam CO2, 3,24 gam H2O và 0,448 lít N2 (đktc).

1>    Tìm công thức của X.

2>    Cho 13,9 gam X tác dụng với lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,4 gam muối khan. Tìm CTCT của X. Đọc tên.

3>    Trong một bình kín dung tích không đổi 17,92 lít chứa không khí (1/5 thể tích là O2, còn lại là Nitơ) và 0,695 gam X (thể tích không đáng kể). Nhiệt độ và áp suất của bình lúc này là 0oC và 2 atm. Sau khi bật tia lửa điện đốt cháy hết X, giả sử phản ứng cháy chỉ tạo Nitơ đơn chất, hãy tính áp suất bình sau khi cháy ở 136,5oC.

Bài 201: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin A bằng một lượng không khí vừa đủ (chứa 1/5 thể tích là oxi, còn lại là nitơ) thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (ở đktc).

1>    Tính m.

2>    Tìm CTPT của A.

3>    Tính lượng nitơ tương ứng cần dùng để điều chế được 9 gam amin (A) trên. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%.

Bài 202: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol chất hữu cơ X bằng oxi vừa đủ có thể tích oxi bằng 0,616 lít (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, N2, hơi nước ở 109,2oC và 0,896 atm (thể tích hỗn hợp là 2,1 lít). Làm lạnh, còn lại hỗn hợp khí có thể tích là 0,56 lít (đktc), có tỉ khối hơi so với H2 là 20,4.

1>    Xác định CTPT, CTCT và gọi tên X, biết rằng X có thể tác dụng với các dung dịch HCl, NaOH. Viết các phản ứng xảy ra.

2>    Từ X hãy viết các phương trình phản ứng điều chế các este và ete sau: vinyl axetat, vinyl etyl ete.

Bài 203: Một hỗn hợp 2 amin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng amin no đơn chức. Lấy 21,4 gam hỗn hợp cho vào 250 ml dung dịch FeCl3 (dư) thu được một kết tủa có khối lượng bằng khối lượng của hỗn hợp trên. Loại bớt kết tủa rồi thêm từ từ dung dịch AgNO3 vào cho đến khi kết thúc phản ứng thì phải cần dùng 1 lít dung dịch AgNO3 1,5M.

1>    Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính nồng độ mol dung dịch FeCl3 ban đầu.

2>    Xác định CTCT và khối lượng của 2 amin.

Bài 204: A, B là 2 amin no bậc 1, có mạch cacbon không phân nhánh. Trộn m1 gam A và m2 gam B tạo ra hỗn hợp X có khối lượng 8,05 gam. Hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 13,525 gam hai muối có tỉ lệ mol 1:1.

Đốt cháy m1 gam A và m2 gam B bằng một lượng O2 vừa đủ trong 2 bình cầu có thể tích bằng nhau. Sau khi đưa về 0oC, áp suất trong mỗi bình lần lượt bằng 1,25 atm và 3,5 atm. Cho tất cả khí trong 2 bình cầu hấp thụ hoàn toàn vào 20 lít dung dịch Ca(OH)2 0,013M, thấy xuất hiện 20 gam kết tủa. Đun nóng khối lượng kết tủa lại tăng lên.

1>    Viết các phương trình phản ứng. Tính nồng độ mol dung dịch HCl đã dùng.

2> Xác định CTPT và CTCT của A và B. Biết rằng trong phân tử A, B nhóm amino chỉ gắn ở đầu mạch

3>    Tính m1, m2 và thể tích bình cầu.

Bài 205: Trộn 10 gam dung dịch HCl 7,3% với 10 gam dung dịch H2SO4 9,8% rồi thêm nước để được 100 ml dung dịch A.

1>    Tính nồng độ mol H+ trong dung dịch A.

2>    Trộn 0,59 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức bậc 1 (có số nguyên tử cacbon không quá 4) vào H2O rồi trung hòa dung dịch thu được bằng 25 ml dung dịch A. Tìm CTPT của 2 amin.

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu