Bài tập Hiđrocacbon



Hiđrocacbon

Bài 1: Cho hỗn hợp khí gồm hiđro và hai ôlefin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng đi qua ống chứa bột Ni đốt nóng, sau đó cho lội qua bình đựng nước Brôm (làm cho nước Brôm bị nhạt màu), cuối cùng thu được hỗn hợp khí M. Đốt cháy hoàn toàn 0,616 lít M (đo ở đktc) và cho sản phẩm phản ứng đi qua bình I đựng H2SO4 đậm đặc và bình II đựng Ba(OH)2. Sau thí nghiệm khối lượng bình Ba(OH)2 tăng 2,53 gam.

1>    Viết các phương trình phản ứng xảy ra và xác định CTCT của hai ôlêfin.

2>    Tính thành phần % theo thể tích của hỗn hợp khí M.

(cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)

Bài 2: hỗn hợp A gồm hai anken. Khi dẫn 3,696 lít A đi qua bình đựng nước Brôm dư thì khối lượng bình nặng thêm 7 gam.

1>    Hãy tính khối lượng hợp chất hữu cơ thu được khi dẫn 1,848 lít hỗn hợp A đi qua nước khi đun nóng và có chất xúc tác thích hợp.

2>    Cho hỗn hợp gồm 7,392 lít A với 3,696 lít hiđro đi qua Ni nung nóng thì được hỗn hợp B.

Tính tỷ khối của B so với Etan.

Biết rằng thể tích các chất khí đều đo ở 27,3oC, 1atm và các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.

Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A gồm hai hiđrocacbon X, Y mạch hở cùng dãy đồng đẳng. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 4,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,02M, thu được kết tủa và khối lượng bình tăng 3,78 gam. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được, kết tủa lại tăng them, tổng khối lượng kết tủa hai lần là 18,85 gam.

Tỷ khối hơi của hỗn hợp A đối với He nhỏ hơn 10.

Hãy xác định CTCT của X và Y. Biết rằng số mol của X bằng 60% tổng số mol của X và Y có trong hỗn hợp A. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

Bài 4: Cho 0,42 lít hỗn hợp B gồm hai hiđrocacbon mạch hở đi rất chậm qua bình đựng nước brôm dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy có 0,28 lít khí đi ra khỏi bình và có 2 gam brôm tham gia phản ứng. Các thể tích đo ở đktc. Tỷ khối hơi của B so với hiđro là 19. Hãy xác định CTPT và số gam mỗi chất trong hỗn hợp B.

Bài 5: Cho 1,568 lít hỗn hợp khí X gồm hai hiđrocacbon mạch hở vào bình nước brôm dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn chỉ còn lại 448ml khí thoát ra và đã có 8 gam brôm tham gia phản ứng. Mặt khác nếu đốt cháy hoàn toàn lượng X trên rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình 1 đừng H2SO4 đậm đặc, bình 2 đựng 500ml dung dịch Ca(OH)2 được 15 gam kết tủa, lọc bỏ kết tủa rồi đun nước lọc, thu được them tối đa 2 gam kết tủa nữa (các thể tích khí đều đo ở đktc).

1>    Xác định CTCT hai hiđrocacbon.

2>    Tính nồng độ dung dịch Ca(OH)2.

3>    Tính khối lượng bình 1 tăng.

4>    Viết các phương trình phản ứng tách riêng mỗi khí khỏi hỗn hợp X.

Bài 6: Có ba hiđrocacbon đều ở thể khí và nặng hơn không khí không quá 2 lần, khi phân hủy đều tạo ra cacbon và hiđro và làm cho thể tích tăng 3 lần so với thể tích ban đầu (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)

1>    Đốt cháy thể tích khí bằng nhau của 3 hiđrocacbon đó sinh ra các sản phẩm khí theo tỷ lệ về thể tích 5 : 6 : 7 (ở cùng điều kiện nhiệt độ 100oC và 7000 mmHg)

Ba hiđrocacbon đó có thể là đồng phân của nhau được không? Tại sao? Xác định CTPT và CTCT của chúng biết rằng một trong ba chất đó có thể điều chế trực tiếp từ rượu êtylic, hai trong ba chất có thể làm mất màu nước Brôm.

2> Đơn chức 100ml hỗn hợp 3 hiđrocacbon trên cần 440 ml ôxi nhưng nếu cho lội qua dung dịch Brôm rồi mới đốt thì chỉ cần 140 ml. Xác định thành phần % theo thể tích của hỗn hợp (cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn).

Bài 7: a/ Trong một bình kín dung tích 1 lít ở nhiệt độ 406,5oK, áp suất 1 atm chứa hỗn hợp ôxi và hiđrocacbon A, lượng ôxi lấy dư gấp 2 lần lượng cần thiết để đốt cháy hoàn toàn hiđrocacbon trên. Sau khi đốt áp suất trong bình (ở cùng nhiệt độ trên) tăng 5% so với lúc ban đầu. Xác định CTPT của hiđrocacbon đó nếu lượng nước sinh ra là 0,162 gam.

b/ Người ta cũng cho vào bình kín một hiđrocacbon B (sản phẩm của khí Crăckinh) và ôxi với lượng gấp đôi lượng ôxi cần thiết để đốt cháy hết lượng hiđrocacbon B. Sau khi đốt xong và đưa về điều kiện ban đầu người ta cũng thấy áp suất trong bình tăng 5% so với lúc chưa đốt. Xác định CTCT của B suy ra CTCT của A (A và B là hai chất khác nhau).

Bài 8: Người ta tiến hành Crăckinh V lít Butan và thu được hỗn hợp A gồm 4 chất khí đều là hiđrocacbon. Cho A lội qua bình nước brôm làm cho khối lượng tăng them m gam và thu được hỗn hợp khí B. Tỷ khối hỗn hợp khí B so với H2 bằng 12,2.

1>    Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính thể tích và thành phần % về thể tích ủa A và B.

2>    Tính m theo V. Nếu biết m=6,72 gam, hãy xác định thể tích của các khí trong hỗn hợp B và thể tích ôxi cần thiết để tạo với B một hỗn hợp nổ mạnh nhất.

Bài 9: Hỗn hợp khí A (đktc) gồm hai hiđrocabon mạch thẳng X, Y. Lấy 268,8 ml hỗn hợp A cho từ từ qua bình nước Brôm dư thấy có 3,2 gam Brôm phản ứng, không có khí thoát ra khỏi bình nước Brôm.

Mặt khác đốt cháy 268,8ml hỗn hợp A thì thu được 1,408 gam CO2.

Xác định CTPT của X, Y và tính % về số mol của X, Y trong A.

Bài 10: Khi crăckinh 35 lít Butan ở nhiệt độ và áp suất thích hợp thu được 67 lít hỗn hợp khí A theo 3 phản ứng:

C4H10 → CH4 + C3H6

C4H10 → C2H6 + C2H4

C4H10 → H2 + C4H8

Chia A làm hai phần bằng nhau.

-    Phần 1: Cho từ từ qua dung dịch Brôm dư, còn lại hỗn hợp khí B không bị hấp thụ. Tách hỗn hợp khí B được ba hiđrocacbon B1, B2, B3 theo thứ tự khối lượng phân tử tăng dần. Đốt cháy B1, B2, B3 thu được những thể tích CO2 có tỷ lệ tương ứng là 1 : 3 : 1.

-    Phần 2: Cho phản ứng hợp nước nhờ xúc tác đặc biết thu được hỗn hợp khí C gồm các rượu khác nhau.

1>    Tính % thể tích các chất trong hỗn hợp A

2>    Tính % butan đã tham gia phản ứng

3>    Tính khối lượng của hỗn hợp C.

Giả thiết các phản ứng với nước Brôm và phản ứng hợp H2O xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đó ở đktc.

Bài 11: Khi crăckinh V lít butan ở nhiệt độ và áp suất thích hợp thu được 35 lít hỗn hợp khí A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị crăckinh. Giả sử chỉ có 3 phản ứng

C4H10 → CH4 + C3H6

C4H10 → C2H6 + C2H4

C4H10 → H2 + C4H8

Cho hỗn hợp khí A lội rất từ từ qua bình nước Brôm dư thấy thể tích khí còn lại 20 lít. Lấy 1 lít khí còn lại đem đốt cháy thì thu được 2,1 lít khí CO2.

Các thể tích khí đều đo ở đktc.

1>    Tính % butan đã tham gia phản ứng.

2>    Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A, biết răng số mol C2H4 bằng hai lần tổng số mol của C3H6 và C4H8.

3>    Nếu lấy tất cả ôlêfin có trong hỗn hợp A đem trùng hợp thì thu được bao nhiêu gam polymer. Biết hiệu suất mỗi phản ứng trùng hợp là 60% và các ôlêfin đều ở dạng trùng hợp được.

Bài 12: Hỗn hợp khí A gồm hiđro, một paraffin và hai ôlêfin là đồng đẳng kế tiếp. Cho 560ml A đi qua ống chưa bột Ni đốt nóng được 448ml hỗn hợp khí A1. Cho A1 lội qua bình nước Brôm thấy nước Brôm bị nhạt màu một phần và khối lượng bình nước Brôm tăng them 0,345 gam. Hỗn hợp khí A2 đi ra khỏi bình nước Brôm chiếm thể tích 280 ,l và có tỷ khối đối với không khí là 1,288. Xác định CTPT của các hiđrocabon và tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A.

Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các ôlêfin phản ứng với tốc độ bằng nhau (nghĩa là tỷ lệ với thành phaàn % thể tích của chúng) và các thể tích khí đo ở đktc)

Bài 13: Hỗn hợp khí A gồm H2 và hiđrocacbon X, mạch hở. Đốt cháy 6 gam A thu được 17,6 gam CO2, mặt khác 6 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 32 gam Br2.

Hỗn hợp khí B gồm H2 và một hiđrocacbon Y, mạch hở. Tỷ khối hơi của B so với H2 bằng 3. Đun nóng B với bột Ni (xúc tác) tới phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí B1 có tỷ khối so với không khí bằng 4,5.

Tính % thể tích của mỗi khí trong A và B và xác định CTPT của X và Y. Biết rằng chúng là các chất khí ở đktc.

Bài 14: Cho 500 m3 metan qua hồ quang. Giả sử lúc đó chỉ xảy ra hai phản ứng:

2CH4 → C2H2 + 3H2

CH4 → C + 2H2

Hỗn hợp khí thu được (hỗn hợp A) chứa 12% C2H2, 10% CH4 và 78% H2 (về thể tích)

1>    Tính thể tích hỗn hợp A, biết các thể tích khí đo ở đktc.

2>    Tính % metan chuyển hóa thành C2H2 và % metan bị nhiệt phân thành cacbon.

3>    Nếu lấy tất cả C2H2 có trong hỗn hợp A dung dịchể điều chế PVC,  thì thu được bao nhiêu kg PVC?

Biết hiệu suất của quá trình điều chế PVC là 70%.

Bài 15: Hỗn hợp khí A gồm H2 và một ôlêfin ở 81,9oC và 1atm có tỷ lệ số mol là 1 : 1. Cho hỗn hợp A đi qua ống đựng Ni đốt nóng, thu được hỗn hợp khí B có tỷ khối hơi so với H2 là 23,2, hiệu suất phản ứng là b%.

1>    Tìm CTPT của ôlêfin và tính hiệu suất của phản ứng.

2>    Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp B và cho toàn bộ sản phẩm qua bình đựng 128 gam dung dịch H2SO4 98% thì nộng độ của H2SO4 bị pha loãng thành 62,72%. Tính thể tích V của hỗn hợp B ở 81,9oC và 1 atm.

Bài 16: Cho hỗn hợpỗn hỗn hợpợp khí A gồm H2 và 2 ôlêfin là đồng đẳng kế tiếp. Cho 19,04 lít hỗn hợp khí A (ở đktc) đi qua bột Ni đốt nóng ta thu được hỗn hợp khí B (giả sử hiệu suất phản ứng đạt 100%) và tốc độ phản ứng của 2 ôlêfin là như nhau.

Cho một ít hỗn hợp khí B đi qua nước Brôm thấy nước Brôm bị nhạt màu. Mặt khác đốt cháy ½ hỗn hợp khí B thì thu được 43,56 gam CO2 và 20,43 gam H2O.

1>    Xác định CTPT, viết CTCT và gọi lên các ôlêfin.

2>    Tính % thể tích của các khí trong hỗn hợp A.

3>    Tính tỷ khối hơi của hỗn hợp khí B so với nitơ.

Bài 17. Một hỗn hợp gồm 3 chất thuộc dãy đồng đẳng aren là A (CnH2n-6); B (Cn'Hn'-6); C (CmH2m-6) với n<n'<m; trong đó A và C có số mol bằng nhau và cách nhau k chất trong dãy đồng đẳng. Khi đốt cháy X gam hỗn hợp, cần y gam O2.

1>    Hãy chứng minh rằng:

2>    Cho x = 48,8 gam; y = 153,6 gam;

a/ Tìm CTPT của A, B, C biết rằng B không có đồng phân là hỗn hợpợp chất thơm.

b/ Hãy tính % về khối lượng các chất A, B, C trong hỗn hợp.

Bài 18: Cho 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm hiđrocacbon mạch hở. Chia A thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1: Cho lội qua dung dịch tăng x gam, lượng Br2 đã ph ản ứng là 3,2 gam, không có khí thoát ra khỏi dung dịch.

- Phần 2: Đốt cháy và cho sản phẩm cháy đi qua bình đựng P2O5, sau đó qua bình đựng KOH rắn. Sau thí nghiệm bình đựng P2O5 tăng y gam và bình đựng KOH tăng 1,76 gam.

1>    Tìm CTPT của hai hiđrocacbon.

2>    Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp A.

3>    Tính x, y.

Bài 19: Trong một bình kín dung tích 20 lít chứa 9,6 gam ôxi và m gam hỗn hợp 3 hiđrocacbon A, B, C. Nhiệt độ và áp suất trong bình lúc đầu là 0oC và 0,448 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy hết các hiđrocacbon và giữ nhiệt độ bình ở 136,5oC, áp suất trong bình lúc này là p. Cho hỗn hợp khí trong bình sau phản ứng đi qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc và bình 2 đựng KOH. Thấy khối lượng bình 1 tăng 4,05 gam và bình 2 tăng 6,16 gam.

1>    Tính p, giả thiết rằng thể tích bình không đổi.

2>    Xác định CTPT của các hiđrocacbon biết B và C có cùng số nguyên tử cacbon và số mol của A gấp 4 lần tổng số mol của B và C.

Bài 20: Trong một bình kín thể tích 2,24 lít chứa một ít bột Ni xúc tác và hỗn hợp H2, C2H4 và C3H6 (đktc), tỉ lệ mol C2H4 và C3H6 là 1 : 1. Đốt nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh bình đến oC, áp suất trong bình lúc đó là p. Tỷ khối so với H2 của các hỗn hợp trong bình trước và sau phản ứng là 7,6 và 8,445.

1>    Gải thích tại sao tỷ khối hơi tăng?

2>    Tính % thể tích các khí trong bình trước phản ứng.

3>    Tính p.

4>    Tính hiệu suất phản ứng đổi với mỗi ôlêfin, biết rằng nếu cho khí trong bình sau phản ứng đi từ từ qua bình nước Brôm thấy nước Brôm bị nhạt màu và khối lượng bình nước Brôm tăng lên 1,05 gam.

Bài 21: Cho a gam CaC2 chứa b% tạm chất trơ, tác dụng với H2O thu được V lít khí C2H2 (đo ở đktc).

1>    Lập biểu thức tính b theo a và V

2>    Nếu cho V lít trên vào bình có than hoạt tính nung nóng làm xúc tác, nhiệt độ trong bình là toC, áp suất là P1. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí trong đó sản phẩm phản ứng chiếm 60% thể tích, nhiệt độ không đổi (toC), áp suất là P2. Tính hiệu suất của phản ứng.

3>    Giả sử dung tích của bình không đổi, thể tích chất rắn không đáng kể, hãy:

a/ Lập biểu thức tính áp suất P2 theo P1 và h là hiệu suất của phản ứng.

b/ Tính khoảng giả trị của P2 theo P1.

Bài 22: Trong một bình kín dung tích V liét (ở toC, áp suất P) chứa một ít bột Ni xúc tác và hỗn hợp khí A gồm hai ôlêfin đồng đẳng kế tiếp và H2 với thể tích tương ứng là a, b, 2b lít, biết b=0,25V. Nung nóng bình một thời gian sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu ta được hỗn hợp B, áp suất trong bình lúc đó là P1.

1>    Biết tỷ khối hơi của B so với A bằng m. Hỏi m có giá trị trong khoảng nào?

2>    Tính khoảng giá trị của P1 theo P.

3>    Nếu P1=0,75P thì thành phần % theo thể tích của các khí trong B bằng bao nhiêu?

Biết rằng hiệu suất các phản ứng của ôlêfin với H2 đều bằng nhau.

Bài 23: Hỗn hợp khí A (ở đktc) gồm 2 ôlêfin. Để đốt cháy 7 thể tích A cần 71 thể tích ôxi (ở đktc).

1>    Xác định CTPT của 2 ôlêfin biết rằng 1 chứa nhiều cacbon hơn chiếm khoảng 40-50% thể tích của A.

2>    Tính % khối lượng của các ôlêfin trong A.

3>    Trộn 4,704 lít hỗn hợp A với V lít H2 (đktc) rồi đun nóng với bột Ni xúc tác. Hỗn hợp khí sau phản ứng cho đi từ từ qua bình nước Brôm thấy nước Brôm bị nhạt màu và khối lượng bình tăng them 2,8933 gam.

Tính khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp Ankan thu được. Tính VH2 biết rằng hiệu suất của các phản ứng đạt 100% và tỷ lệ số mol của các ankan bằng tỉ lệ số mol của các ôlêfin tương ứng ban đầu.

Bài 24: Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 ankan A, B hơn kém nhau k nguyên tử cacbon thì thu được b gam khí CO2.

1>    Hãy tìm khoảng xác định của số nguyên từ cacbon trong phân tử ankan chứa ít cacbon hơn theo a, b, k.

2>    Cho a = 2,72 gam; b = 8,36 gam và k = 2.

-          Tìm CTPT của A, B và tính % về khối lượng của mỗi ankan trong hỗn hợp.

-          Trong số các đồng phân của A, B có đồng phân nào khi cho tác đktcụng với Cl2 theo tỉ lệ 1 : 1 chỉ cho một sản phẩm duy nhất? Gọi tên đồng phân đó.

Bài 25: Hỗn hợp X chứa hai hiđrocacbon A, B thuộc loại ankan, anken, ankin. Tỷ lệ khối lượng phân tử của chúng là 22 : 13. Đốt cháy 0,3 mol hỗn hợp X và cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thì khối lượng của bình tăng thêm 45,5 gam và có 147,75 gam kết tủa.

1>    Xác định CTPT của các hiđrocacbon.

2>    Cho 0,3 mol hỗn hợp X lội qua từ từ 0,5 lít dung dịch Br2 0,2M thấy dung dịch Brôm mất màu hoàn toàn, khí đi ra khỏi dung dịch Brôm chiếm thể tích 5,04 lít (đktc). Hỏi thu được sản phẩm gì? Gọi tên chúng và tính khối lượng sản phẩm.

Bài 26: 1> Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A, B có khối lượng a gam. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X thì thu được 132a/41 gam CO2 và 45a/41 gam H2O. Nếu thêm vào X một nửa lượng A có trong hỗn hợp X rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được 165a/41 gam CO2 và 60,75a/41 gam H2O.

a/ Tìm CTPT của A, B biết X không làm mất màu nước Brôm và A, B thuộc các loại hiđrocacbon đã học.

b/ Tính % số mol của A, B trong hỗn hợp X.

2> Nếu đem trộn b gam hiđrocacbon D với hỗn hợp X rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được 143a/41 gam CO2 và 49,5a/41 gam H2O.

a/ Hỏi D thuộc loại hiđrocacbon nào?

b/ Tính khối lượng b biết a = 3 gam.

Bài 27: Cho 3 hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z là chất khí ở điều kiện thường.

Trộn X với O2 (lượng O2 vừa đủ để đốt cháy hết X), được hỗn hợp A ở 0oC và áp suất P1. Đốt cháy hết X, tổng thể tích các sản phẩm thu được ở 218,4oC và áp suất P1 gấp 2 lần thể tích hỗn hợp A ở oC và áp suất P1.

X, Y có cùng nguyên tử cacbon. Khi đốt cháy Y, thể tích CO2 và hơi nước thu được bằng nhau.

Biết hỗn hợp chứa X, Y, Z qua dung dịch AgNO3 trong nước NH3 (dư), thu được 7,35 gam kết tủa. Mặt khác nếu  cho 5,04 lít A' (ở đktc) qua dung dịch Brôm dư thì lượng Brôm tham gia phản ứng là 28,8 gam.

1>    Tìm CTPT và CTCT của X, Y, Z.

2>    Tìm % theo khối lượng và % theo thể tích của các hợp chất trong hỗn hợp A'.

Bài 28: Hỗn hợp M gồm 3 hiđrocacbon khí (ở đktc) mạch ở X, Y, Z có CPT Tương ứng là CnH2n, CmH2m, Cm+n-1H2n (n,m có cùng giá trị trong 3 chất).

-          Nếu tách X khỏi hỗn hợp M ta được hỗn hợp B gồm Y, Z. Đốt cháy hoàn toàn b gam B được 4,5nb/(m+3,5n-1) gam H2O và 11(m+3n-1)b/(3(m+3,5n-1)) gam CO2.

-          Nếu tách Z khỏi hỗn hợp M ta thu được hỗn hợp A gồm X, Y. Đốt cháy hết hoàn toàn a gam A được 13,5na/(6m+4,5n) gam H2O và 11(2m+n)a/(6m+4,5n) gam CO2.

1>    Tính % số mol của X, Y, Z trong hỗn hợp M.

2>    Tính khối lượng nước và khối lượng CO2 tạo thành khi đốt cháy hoàn toàn d gam hỗn hợp D gồm X, Z (sau khi tách Y ra khỏi M)

3>    Xác định CTPT của X, Y, Z và tính số gam CO2 tạo thành khi đốt cháy hết 1 mol hỗn hợp M.

Bài 29: Đốt cháy hoàn toàn 0,56 lít hỗn hợp khí (đo ở đktc) gồm hai hiđrocacbon có cùng số nguyên tử cacbon và cho các sản phẩm phản ứng lần lượt qua bình 1 đựng P2O5, bình 2 đựng KOH. Sau kết thúc thí nghiệm thấy bính 1 tăng 1,912 gam và bình 2 tăng 4,4 gam.

1>    Viết các phương trình phản ứng dưới dạng tổng quát và cân bằng phản ứng bằng hai phương pháp đại số và electron.

2>    Định CTPT của các hiđrocacbon.

3>    Tính % thể tích mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 30: Đề hiđro hóa một hỗn hợp êtan và propan thu được một hỗn hợp êtylen và propylene. Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp sản phẩm nhỏ lớn hơn hỗn hợp đầu là 6,55%.

a>    Tính % thể tích hỗn hợp hai ankan.

b>    Hiđrat hóa 61,07 gam hỗn hợp hai ankan trên ở điều kiện thích hợp ta được một hỗn hợp hai rượu no đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp rượu tạo rat a thu được hỗn hợp sản phẩm cho qua một dung dịch Ca(OH)2 có dư. Bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng m gam. Tính m gam.

Bài 31: Một bình kín dung tích 17,92 lít đựng hỗn hợp khí H2 và C2H2 (ở 0oC, 1 atm) và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, sau đó làm lạnh bình đến 0oC.

1>    Nếu cho lượng khí trong bình sau khi nung đi qua dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 dư sẽ tạo ra 2,4 gam kết tủa vàng. Tính khối lượng C2H2 còn sau khi nung.

2>    Nếu cho lượng khí trong bình sau khi nung qua dung dịch nước Brôm ta thấy khối lượng dung dịch tăng lên 0,82 gam. Tính khối lượng etylen tạo thành trong bình.

3>    Tính thể tích êtan sinh ra và thể tích H2 còn lại sau phản ứng biết tỷ khối của hỗn hợp ban đầu so với hiđro bằng 4. Coi rằng thể tích Ni không đáng kể.

Bài 32: Một hỗn hợp khí X gồm một ankan, một anken, một ankin có thể tích 1,792 lít (ở đktc) được chia thành hai phần bằng nhau:

-          Phần 1: Cho qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo thành 0,735 gam kết tủa và thể tích hỗn hợp khí giảm 12,5%.

-          Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào 9,2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,0125M thấy có 11 gan kết tủa.

Xác định CTPT của các hiđrocacbon.

Bài 33: Đốt cháy 6,11 lít (136,5oC và 2,2 atm) hỗn hợp X gồm một ankan và một ôlêfin rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình chứa dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 61,2 đồng thời xuất hiện 90 gam kết tủa trắng.

1>    Tìm CTPT và tính % theo khối lượng mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp X.

2>    Tách riêng ôlêfin ra khổi hỗn hợp X rồi ôxi hóa ôlêfin này bằng dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 chỉ thu được một axi duy nhất A. Xác định CTCT mỗi hiđrocacbon trong X.

3>    Tính xem để trung hòa hoàn toàn lượng axit A tạo thành ở trên phải dung bao nhiêu ml dung dịch KOH 28% (đktc=1,2 g/ml).

Bài 34: Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam một hiđrocacbon (X) thu được 44 gam CO2.

1>    Tìm CTPT của (X).

2>    (X) phản ứng thế với Cl2 tạo 4 sản phẩm thế monoclo. Tìm CTCT của X.

3>    Giả sử phản ứng thế ở trên xảy ra hoàn toàn, hãy tìm % các sản phẩm.

Bài 35: Đốt cháy V lít (đktc) hỗn hợp hai ôlêfin là đồng đẳng kế tiếp rồi cho sản phẩm cháy qua bình 1 đựng H2SO4 đậm đặc và bình 2 đựng NaOH đặc thấy khối lượng bình 1 tăng (m+4) gam và bình 2 tăng (m+30) gam.

1>    Tính xem mỗi bình đã tăng bao nhiêu gam.

2>    Tìm CTPT vủa mỗi ôlêfin và % theo khối lượng của chúng nếu V = 6,75 lít.

3>    Oxi hóa hoàn toàn a gam hỗn hợp ôlêfin trên (có thành phần thay đổi) bằng dung dịch KMnO4 trong H2SO4 đặc thu được sản phẩm hữu cơ A duy nhất. Xác định CTCT mỗi ôlêfin.

4>    Chưng cất dung dịch sau phản ứng trên để thu hồi A. Muốn trung hòa hết A phải dung 100 ml dung dịch NaOH 2M. Tìm khoảng xác định của a.

Bài 36: Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon mạch hở có số cacbon liên tiếp nhưng không thuộc cùng dãy đồng đẳng. Chia 13,44 lít hỗn hợp X làm hai phần bằng nhau:

-          Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn thu được 30,8 gam CO2.

-          Phần 2: Cho lội qua bình nước Brôm dư t hấy có 32 gam Br2 phản ứng.

1>    Tìm CTPT, viết CTCT có thể có của hai hiđrocacbon trên.

2>    Tính % theo khối lượng mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp, biết thể tích khí đo ở đktc.

Bài 37: Đốt cháy 2 lít hỗn hợp hai hiđrocacbon ở thể khí và cùng dãy đồng đẳng cần 10 lít ôxi, sau phản ứng thu được 6 lít CO2 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện).

1> Xác  định dãy đồng đẳng của hai hiđrocacbon.

2> Nếu mỗi hiđrocacbon chiếm thể tích như nhau trong hỗn hợp. Hãy tìm CTPT của chúng.

3> Để hiđro hóa hỗn hợp hai hiđrocacbon trên (câu 2) sản phẩm thu được cho tác dụng với dung dịch thuốc tím trong môi trường H2SO4 thu được chất hữu cơ X duy nhất chứa 62,07% cacbon về khối lượng. Viết các phản ứng xảy ra ở dạng CTCT.

Bài 38: Hỗn hợp X gồm một ôlêfin và hiđro có tỉ khối hơi so với He là 3,33. Dẫn X qua bột Ni nung nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp Y có tỷ khối hơi so với He là 4.

1>    Tìm % theo thể tích của ôlêfin và hiđro trong X.

2>    Xác định CTPT của ôlêfin.

3>    Oxi hóa ôlêfin trên bằng dung dịch KMnO4 trong H2SO4 thu được 2 axit hữu cơ lien tiếp trong dãy đồng đẳng. Tìm CTCT của ôlêfin.

4>    Đun nóng dung dịch sau phản ứng trên để thu hồi toàn bộ hỗn hợp hai axit hữu cơ. Este hóa hỗn hợp axit này với lượng dư rượu đơn chức Z (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được hai este có tỷ lệ khối lượng 1 : 1,14. Xác định công thức của Z. Giả thiết hiệu suất este hóa của mỗi axit đều như nhau.

Bài 39: A, B là các hiđrocacbon mạch thẳng chứa không quá 4 liên kết π trong phân tử. Chia một lượng hỗn hợp A, B làm hai phần bằng nhau.

-          Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn cho 26,4 gam CO2 và 8,1 gam H2O.

-          Phần 2; Cho lội qua bình Brôm dư thấy có 64 gam Brôm phản ứng, không thấy khí thoát ra khỏi bình Brôm.

1>    Tính tổng số mol A, B có trong mỗi phần.

2>    Tìm CTPT và viết CTCT có thể có của chúng.

3>    Tính % theo số mol của mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp.

Bài 40: Đốt cháy 560 ml (đktc) hỗn hợp hai hiđrocacbon A, B (thuộc các dãy ankan, anken, ankin) rồi cho tất cả các sản phẩm cháy đi qua bình nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng thêm 23,9 gam và có 40 gam kết tủa xuất hiện.

1>    Xác định CTPT của A, B biết A chứa ít cacbon hơn B.

2>    Trộn lượng hỗn hợp A, B nói trên với 0,25 mol hiđrocacbon C được hỗn hợp D có tỉ khối so với H2 là 19. Xác định CTPT của C.

3>    Oxi óa hoàn toàn C bằng dung dịch KMnO4 trong môi trường H2SO4 thu được sản phẩm hữu cơ E duy nhất (không có sự giải phóng không khí). Xác định CTCT có thể có của C và E.

Bài 41: Trong bình kín thể tích là 6,75 lít chứa hỗn hợp gồm hiđrocacbon A và H2 (ở đktc), đun nóng hỗn hợp với Ni làm xúc tác (thể tích Ni không đáng kể) rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình là 0,33 atm đồng thời thu được khí B duy nhất. Đốt cháy một phần khí B thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O.

1>    Xác định CTPT của khí A.

2>    Tính % về thể tích các khi trong hỗn hợp đầu.

3>    Hiđrocacbon C có thành phần nguyên tố giống A, biết 100<MC<116. Xác định CTPT của C.

4>    Ở điều kiện thường 5,2 gam hiđrocacbon C phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch Br2 0,5M. Xác định CTCT của C.

5>    Nếu hiệu suất trùng hợp C thành polymer D là 80%. Tính lượng polymer D thu được khi đi từ 2,08 tấn hiđrocacbon C.

Bài 42: Hỗn hợp X gồm 3 hiđrocacbon ở thể khí, trong đó có hai hiđrocacbon cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp X thu được 1,5V lít CO2 và 7V/3 hơi nước (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện).

1>    Tính tỷ khối hơi của X đối với nitơ.

2>    Dẫn 6,72 lít X ở đktc đi qua bình nước Brôm dư thấy khối lượng bình nặng thêm 1,4 gam và có 5,6 lít (đktc) khí thoát ra khói bình. Tìm CTPT các hiđrocacbon trong X, biết trong X có hai hiđrocacbon có số mol bằng nhau.

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu