Hóa 10 HKII -NC



Trang Anh Nam

ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013

Môn: HÓA HỌC NÂNG CAO; lớp 10

TRƯỜNG THPT  LÝ TỰ TRỌNG

Câu 1: H2S và SO2 đều có tính chất nào sau đây?
a) Tan tốt trong nước tạo thành dung dịch có tính axit mạnh.
b) Ở điều kiện thường là các chất khí không màu, không mùi
c) Tác dụng với Cl2 (trong nước)
d) Chỉ thể hiện tính oxi hóa trong các phản ứng oxi hóa – khử

Câu 2: Khí CO2 có lẫn tạp chất là O2 và SO2. Để làm sạch khí CO2, ta có thể dẫn hỗn hợp khí này qua lượng dư các hóa chất nào sau đây?
a) Nước brom, bột photpho'
b) Dung dịch nước vôi trong'
c) Dung dịch thuốc tím, nước brom
d) Dung dịch H2SO4 đậm đặc, nước brom

Câu 3: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra sản phẩm có chất khí?
a) Fe, Na2S, KOH
b) Na2SO3, Cu, Mg
c) Zn, FeS, CaCO3
d) CuS, FeCO3, Al

Câu 4: Trường hợp nào sau đây có yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng?
a) Quạt bếp than đang cháy
b) Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa oxi nguyên chất
c) Thay nhôm dạng hạt bằng nhôm dạng bột trong phản ứng với dung dịch HCl
d) Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh.

Câu 5: Kim loại M có khả năng nhường tối đa 2 electron trong các phản ứng hóa học. X là một phi kim thuộc chu kì 2, nhóm VIA. Công thức hóa học giữa M và X là (biết X có số oxi hóa -2 trong hợp chất với M):
a) M2S
b) MS
c) M2O
d) MO

Câu 6: Cặp chất khí nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một hỗn hợp ở nhiệt độ thường?
a) O2 và O3.
b) H2 và F2
c) H2S và Cl2
d) H2S và SO2

Câu 7: Cho phản ứng hoá học:  2X(k) + Y(k)  → X2Y(k). Tốc độ của phản ứng trên sẽ tăng, nếu
a) giảm nồng độ khí X
b) giảm áp suất
c) tăng thể tích của bình phản ứng
d) tăng áp suất

Câu 8: Để phân biệt hai dung dịch không màu H2SO4 và HCl đựng riêng biệt, ta có thể sử dụng hóa chất nào sau đây?
a) Bột Na2CO3
b) Phenolphtalein
c) Quì tím
d) Dung dịch Ba(OH)2

Câu 9: Trong phòng thí nghiệm, để tránh khí SO2 thoát ra khỏi ống nghiệm gây hại sức khỏe, ta có thể tiến hành thao tác nào sau đây?
a) Dẫn khí SO2 đi qua cốc đựng bột than
b) Đặt giấy quì tím ẩm ngay trên miệng ống nghiệm
c) Nút miệng ống nghiệm bằng bông gòn có tẩm dung dịch NaOH
d) Đốt ngay đầu ống dẫn khí SO2

Câu 10: Cho các phương trình sau:

(1)  KClO3 ---to---->          khí X + ….

(2)  Na2SO3 + H2SO4 đặc/to -------> khí Y + ….

(3)  FeS + HCl -------> khí Z + ….

(4)  Fe + H2SO4 loãng ---> khí T + ….

Dãy gồm tất cả các chất khí có thể phản ứng với dung dịch NaOH là 
a) khí Y và Z
b) khí X và T
c) khí X, Y và T
d) khí Y và T

Câu 11: Một phản ứng hoá học xảy ra theo phương trình: X + Y  → Z.

Nồng độ ban đầu của chất X là 0,8 mol/l; của chất Y là 1 mol/l. Sau 20 phút, nồng độ chất X là 0,78 mol/l. Nồng độ của chất Y lúc đó la 
a) 0,98 mol/lít
b) 0,85 mol/lít
c) 0,92 mol/lít
d) 0,75 mol/lít

Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng?
a) Khí oxi tác dụng được với hầu hết các phi kim, trừ halogen
b) Người ta điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách điện phân nước.
c) Có thể phân biệt khí oxi và ozon chứa trong 2 lọ riêng biệt bằng dung dịch KI có vài giọt hồ tinh bột
d) Khí ozon được dùng làm chất khử trùng nước uống và bảo quản hoa quả nhờ tính oxi hóa mạnh.

Câu 13: Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng hoặc H2SO4 đặc nóng cho ra cùng một loại muối?
a) Fe
b) Cu
c) Mg
d) Ag

Câu 14: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
a) Chất xúc tác
b) Thời gian phản ứng
c) Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng
d) Nồng độ các chất tham gia phản ứng.

Câu 15: Oxit nào có hàm lượng oxi cao nhất trong các oxit dưới đây?
a) NO.
b) FeO.
c) CaO
d) ZnO.

Câu 16: Dãy nào sau đây sắp xếp đúng thứ tự độ mạnh tính axit giảm dần?
a) H2S > H2SO4 > H2CO3
b) H2CO3 > H2SO4 > H2S
c) H2SO4 > H2S > H2CO3
d) H2SO4 > H2CO3 >H2S

Câu 17: Dùng không khí nén và nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang) thì yếu tố nào sau đây đã ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? (chọn câu đúng nhất)
a) Diện tích bề mặt
b) Áp suất và nhiệt độ.
c) Nhiệt độ.
d) Áp suất

Câu 18: Cho phản ứng đơn giản: X + Y---> Z. Ở 20oC, sau 20 giây chỉ còn lại 80% lượng chất X so với ban đầu. Nếu tiến hành phản ứng ở 30oC thì sau 20 giây, lượng chất X còn lại lúc này là bao nhiêu phần trăm so với ban đầu? (Biết khi tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phản ứng này tăng lên 2 lần)
a) 20%.
b) 40%.
c) 80%.
d) 60%.

Câu 19: Nếu ở 150oC, một phản ứng nào đó kết thúc sau 16 phút thì ở 120oC (các điều kiện phản ứng khác không thay đổi) phản ứng đó kết thúc sau bao nhiêu phút? (Biết khi tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phản ứng này tăng lên 2 lần).
a) 64 phút
b) 128 phút.
c) 56 phút
d) 112 phút

Câu 20: Hỗn hợp khí X gồm SO2 và N2 có tỉ khối hơi so với hiđro là 17,6. Dẫn 5,6 lít (đktc) hỗn hợp

X đi qua dung dịch NaOH dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là (cho H = 1; N = 14; O = 16; Na = 23; S = 32)
a) 6,3
b) 2,0
c) 5,2
d) 9,9

Câu 21: Có hai thí nghiệm:

-  Thí nghiệm 1: cho miếng kẽm nặng 1 gam vào cốc đựng 200 ml dung dịch HCl 2M.

-  Thí nghiệm 2: cho 1 gam bột kẽm vào cốc đựng 300 ml dung dịch HCl 2M.

   Kết quả cho thấy bọt khí thoát ra trong thí nghiệm 2 mạnh hơn. Nguyên nhân là do: 
a) lượng kẽm bột ở thí nghiệm thứ hai lớn hơn so với lượng kẽm trong thí nghiệm thứ nhất.
b) thí nghiệm thứ hai sử dụng dung dịch axit có nồng độ cao hơn so với thí nghiệm thứ nhất
c) thí nghiệm thứ hai dùng nhiều axit HCl hơn so với thí nghiệm thứ nhất
d) thí nghiệm thứ hai dùng kẽm bột có diện tích bề mặt lớn hơn kẽm miếng trong thí nghiệm thứ nhất

Câu 22: Khi cho dung dịch axit clohiđric tác dụng với KMnO4 (rắn) để điều chế khí clo, khí clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi
a) dùng axit clohiđric đặc và đun nhẹ hỗn hợp
b) dùng axit clohiđric đặc và làm lạnh hỗn hợp
c) dùng axit clohiđric loãng và đun nhẹ hỗn hợp
d) dùng axit clohiđric loãng và làm lạnh hỗn hợp

Câu 23: Để làm khô khí SO2 (có lẫn hơi nước) có thể dùng các chất trong dãy nào sau đây?
a) CuSO4 khan, CaO
b) H2SO4 đặc, P2O5
c) H2SO4 đặc, NaOH khan
d) CaO, NaOH khan

Câu 24: Việc nghiền nhỏ nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng) là đã dùng yếu tố nào sau đây để làm tăng đến tốc độ phản ứng?
a) Chất xúc tác
b) Áp suất
c) Diện tích bề mặt
d) Nhiệt độ.

Câu 25: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng
a) khối lượng tăng thêm của sản phẩm
b) tốc độ phản ứng
c) thể tích chất tham gia phản ứng
d) khối lượng giảm đi của chất tham gia phản ứng

Câu 26: Tốc độ của phản ứng: H2(k) + Cl2(k) 2HCl(k) tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 110oC đến 170oC? Biết rằng khi tăng nhiệt độ lên thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên 3 lần
a) 29 lần
b) 72 lần
c) 729 lần
d) 972 lần

Câu 27: Cho 9,2 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thì thu được 5,6 lít (đktc) khí không màu. Nếu cho cùng một lượng hỗn hợp X nói trên tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nguội thì thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) thu được (ở đktc) là (cho H = 1 ; O = 16 ; Mg = 24 ; S = 32 ; Fe = 56)
a) 2,24 lít
b) 5,6 lít
c) 3,36 lít
d) 6,72 lít.

Câu 28: Cho phản ứng: 2X(k) + Y (k)  ---> 2Z (k), thực nghiệm chứng minh tốc độ của phản ứng được tính theo biểu thức: v = k[X]2[Y] (k là hằng số tốc độ). Giữ nhiệt độ phản ứng không đổi, khi thể tích bình phản ứng giảm đi một nửa thì tốc độ phản ứng
a) tăng 8 lần'
b) giảm 8 lần
c) giảm 4 lần
d) tăng 4 lần

Câu 29: Khi tác dụng với các chất trong dãy nào sau đây, H2SO4 đặc, nóng thể hiện tính oxi hóa mạnh?
a) Bột than; FeO
b) Dung dịch NaOH; CuO
c) Al; dung dịch BaCl2
d) Na2SO3; CaCO3

Câu 30: X là dung dịch gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 1M. Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch X (tạo muối trung hòa) là
a) 0,05 lít
b) 0,15 lít
c) 0,2 lít
d) 0,1 lít

----------- HẾT ----------


Script provided by Tranganhnam@yahoo.com

http://hocdethi.blogspot.com/




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu