BÀI TẬP BẢO TOÀN ELECTRON
BÀI TẬP BẢO TOÀN ELECTRON
Bài tập khởi động 1 : Cho 5,6 gam Fe hoà tan vào dd HNO3 thu được V lít khí NO. Tính V.
Bài tập khởi động 2: Cho m gam Cu vào dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO. Tính m.
Bài tập khởi động 3: Hoà tan hoàn toàn 8,64 gam FeO bằng dung dịch HNO3 thì thu được 336 ml khí duy nhất (đktc). Công thức của chất khí đó là.
Bài 1: Hoàn tan hoàn toàn 1,2g kim loại M và dung dịch HNO3 thu được 0,224 (l) khí N2 (đkc) sản phẩm khử duy nhất. tìm tên kim loại M và thể tích HNO3 0,5 M đã phản ứng.
Bài 2: Hoà tan m g Al trong HNO3 loãng thu được 0,896 (l) hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối với H2 là 16.75. Tìm giá trị m và khối lượng muối tạo thành.
Bài 3: Hoà tan 1,895 g hỗn hợp Zn và Al bằng đúng 1(lít) dung dịch HNO3 1 M. Sau phản ứng thu được 3 muối. Tìm thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 4. Hỗn hợp A gồm Al, Zn có khối lượng 14,6 g hoà tan ở dung dịch HNO3 loãng được 4,48 lít hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 18,5. Tính phần % khối lượng trong A.
Bài 5: Cho 12.4 g Fe, Cu chia làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1 hoà tan trong HNO3 thu được 3,36 lít khí mầu nâu.
Phần 2 hoà tan trong HNO3 được V lit khí N2O.
Tìm % kim loại trong hỗn hợp và V lít khí.
Bài 6: Hoà tan 3,15 g kim loại Al trong dung dịch HNO3 2M thu đượ muối và NO, N2O có tỉ khối so với H2 là 15,28. Tính thể tích khí NO và N2O, HNO3 đã tham gia phản ứng..
Bài 7: Nung m g bột Fe trong không khí thu được 3g hỗn hợp rắn X. Hoà tan X trong HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít NO ( là sản phẩm khử duy nhất). Tìm m.
Bài 8: Hoà tan a g Mg và Al vào HNO3 ( đặc, nguội), dư thu được 0,336 lít NO2 ( 00C, 2 atm). Cũng a g trên hoà tan trong HNO3 loãng,dư thu được 0,168 lít NO (4 atm). Tìm khối lượng Al, Mg.
Bài 9: Hoà tan hoàn toàn 16,2 g kim loại M bằng dung dịch HNO3 được 5,6 lít hỗn hợp A nặng 7,2 g gồm NO và N2. Xác định tên kim loại.
Bài 10: Cho 4,15 gam hỗn hợp gồm Fe và Al vào 200ml dung dịch CuSO4 0,525M. Khuấy kỹ hỗn hợp để phản ứng hoàn toàn, đem lọc được chất rắn A gồm 2 kim loại có khối lượng 7,84 gam. Hoàn tan hết A trong dung dịch HNO3 2M dư thu được khí NO duy nhất.Tính thể tích HNO3 đã tham gia phản ứng.
Bài 11: Cho 4,48 khí CO (đktc) từ từ cho đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối hơi so với H2 là 20. Công thức của oxit sắt và % về thể tích sắt trong hỗn hợp khí sau phản ứng là.
Bài 12: Nung x g Fe trong không khí thu được 104,8 g hỗn hợp: Fe, FeO, Fe2O3 , Fe3O4. hoà tan trong dd HNO3 dư thu được dd B và 12,096 lít NO và NO2 có tỉ khối so với He là 10,67 (làm tròn). Tìm x .
Bài 13. Hoà tan 19,2 g kim loại M trong H2SO4 đặc dư khí SO2 cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dd NaOH 0,6 M khô cạn dd thu được 3,8 g chất rắn. Tìm tên M.
Bài 14: Hoà tan 3,24 g kim loại A trong dd NaOH dư thu được 4,032 lít H2 và dd D. Tìm A
Bài 15: Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 14,16 g hỗn hợp A gồm 4 chất rắn. hoà tan hết A bằng dd HNO3 loãng thu được 672 ml khí NO duy nhất. Tim x.
Bài 16: Cho Fe, Al vào 1 lít dd A chứa AgNO3 0,1 M và Cu(NO3)2 0,2 M . Sau khi phản ứng kết thúc được chất rắn B( không tác dụng với dd HCl) và dd C ( không có màu xanh của Cu2+). Tính Khối lượng B và phần % Al trong hỗn hợp ban đầu. Đs: mB = 23,6 g: phần %Al = 32,53 %.
Bài 17: Hỗn hợp A chứa x mol Fe và y mol Zn. Hoà tan hết hỗn hợp A bằng dd HNO3 loãng thu đựơc hỗn hợp khí gồm 0,06 mol NO, 0,01mol N2O và 0,01 mol N2. khô cạn dd thu được 32,36 g hỗn hợp 2 muối nitrat trong đó có Fe(NO3)3. Tìm giá trị x,y.
Bài 18: Hoà tan 11,9 g hỗn hợp Al Zn trong HNO3 rất loãng dư thu được 1,12 lit khí N2O và dd A. thêm NaOH dư vào A lại thu thêm được 1,12 lít khí B. Tìm phần % khối lượng mỗi kim loại ban đầu.
Bài 19 : Cho 12,9 g hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100 ml dd hỗn hợp 2 axit HNO3 4M và H2SO4 7M ( đậm dặc) thu đuợc 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, N2O. Thành phần khối lượng mỗi kim loại và số gam muối thu được sau khi khô cạn dd là .
Bài 20: (ĐH-2007)Chia 7,68 gam Cu thành 2 phần bằng nhau
Phần 1 phản ứng với 80 ml dd HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
Phần 2 phản ứng với 80 ml dd HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khi do cùng điều kiện. Quan hệ giứ V1 và V2.
Bài 21:Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước dư thu đuợc dung dịch X và 3,36 lít (đktc) . Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng dể trung hoà dung dịch X là.
Bài 22: Cho 2,16 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 (dư) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Khô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tìm m.
Bài 23: Hoà tan hoàn toàn 3,72 gam hỗn hợp X gồm Zn và Fe vào 200 ml dung dịch Y gồm hỗn hợp HCl 0,5M, H2SO4 0,15M. khí H2 bay ra thu được 0,12 gam. Số gam muối khan thu được sau phản ứng là.
Bài 24: Cho 2,6 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) dung dịch B và chất rắn A không tan. Hoà tan rắn A trong dung dịch HNO3 dư thu được 0,56 lít khí NO2 duy nhất (đktc) và dung dịch E. Cho E tác dụng với dung dịch NH3 dư thì thu được tối đa bao nhiêu gam kết tủa.
Bài 25 :Hoà tan 3,87 gam hỗn hợp gồm kim loại M hoá trị 2 và kim loại M' có hoá trị 3 vào 250 ml dung dịch chứa HCl 1M vào H2SO4 0,5 M thì thu được dung dịch B và 4,368 lít khí (đktc). Khối lượng muối khan trong B là.
Bài 26 :( ĐH-2007) Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịchHNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO( là sp khử duy nhất). Tìm m. Đs: 2,52 gam
Bài 27:( ĐH-2007) Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 (vừa đủ), thu được dung dịch X ( chỉ chứa 2 muối sunfat) và khí duy nhất NO. Tìm a.
Bài 28 : Hoà tan hỗn hợp gồm 6,4 gam CuO và 16 gam Fe2O3 bằng 160 ml dung dịch H2SO4 2M. Sau phản ứng thấy có m gam chất rắn không tan. Tìm m là.
Bài 29 : Cho 2,37 gam hỗn hợp Mg, Al và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc) . Khối lượng muối khi khô cạn dung dịch là.
Bài 30 : Cho 2 gam hỗn hợp A ( Mg, Al, Fe, Zn) tác dụng với HCl dư giải phóng 0,1 gam khí; 2 gam A tác dụng với Cl2 dư thu được 5,763 gam hỗn hợp muối.Phần trăm khối lượng Fe trong A. Đs: %mFe=16,8%
Bài 31 : Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp A gồm Fe2O3, MgO,ZnO bằng 300 ml dung dịch H2SO4 0,1 M (vừa đủ) . khô cạn cẩn thận dung dịch thu được sau phản ứng thì lượng muối sunfat thu được là.
Bài 32:Cho oxit AxOy của kim loại A có giá trị không đổi. Cho 1,53 gam AxOy nguyên chất tan trong HNO3 dư thu được 2,61 gam muối. Công thức của oxit trên là.
Bài 33:Cho khí CO đi qua ống sứ chứa 16 gam Fe2O3 đun nóng, sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn X là Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4, hoà tan hoàn toàn X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch Y. Khô cạn dung dịch Y thì lượng muối khan thu được là bao nhiêu.
Bài 34*: Cho 4,93 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một cốc chứa 430 ml dung dịch H2SO4 0,5M loãng. Sau khi phản ứng hoàn thành thêm tiếp vào cốc 0,6 lit dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M. khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thì thu được 13,04 gam chất rắn. Khối lượng trong hỗn hợp kim loại trong hỗn hợp ban đầu là.
Bài 35*: Hoà tan lần lượt a g Mg xong đến b g Fe, c gam 1 Fe oxit X trong H2SO4 loãng dư thì thu được 1,23 lít khí A 270C 1 atm và dung dịch B cho 1/5 dung dịch B tác dụng vừa đủ với dd KMnO4 0.05 M thì hết 60 ml được dd C. Xác định công thức axit đã dùng.
Bài 36: Cho 1,08 gam một kim loại hoá trị 3. Khi tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit HNO3 loãng thì thu được 0,336 lít khí (đktc) có công thức NxOy , d(NxOy/H2) = 22. Tìm tên kim loại
Bài 37: Hoàn tan hoàn toàn 1,805 gam một hỗn hợp gồm Fe và một kim loại A có hoá trị n duy nhất bằng dung dịch HCl thu được 1,064 lít khí H2, còn khi hoà tan 1,805 (gam) hỗn hợp bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được 0,896 (lít) khí NO duy nhất. Hãy xác định tên kim loại A và tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu (đktc).
Bài 38 : (ĐH) Hoà tan hoàn toàn 10,52 (gam) hỗn hợp gồm : FeCl2 , Cu , M2SO3 với M là kim loại kiềm vào dung dịch HNO3 nóng, đặc thấy sinh ra 5,376 lít khí NO2 duy nhất (đktc) và dung dịch A. Cho dung dịch A phản ứng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thu được 2,33 (gam) chất kết tủa. Lọc bỏ kết tủa cho tiếp dung dịch AgNO3 dư vào phần dung dịch được 8,61 gam kết tủa. Xác định kim loại M, % khối lượng trong hỗn hợp ban đầu.
Bài 39: Một hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng 7:3 .Lấy m (gam) hỗn hợp này cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thấy đã có 44,1 gam HNO3 phản ứng thu được 0,75m (gam) rắn, dung dịch B và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2. Hỏi cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam muối khan?
Bài 40 : Hỗn hợp X gồm Fe, Cu có khối lượng 6 gam. Tỉ lệ khối lượng giữa Fe và Cu là 7:8. Cho lượng X trên vào một lượng dung dịch HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được một phần rắn Y nặng 4,32 gam dung dịch muối sắt và khí NO. Tính khối lượng muối sắt tạo thành trong dung dịch.
Bai 41: (ĐH-2001) Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit của sắt (Fe2O3, Fe3O4, FeO) với số mol bằng nhau. Lấy m1 gam A cho vào một ống sứ chịu nhiệt, nung nóng rồi cho một luồng khí CO đi qua ống . CO phản ứng hết, toàn bộ khí sinh ra khỏi ống được hấp thụ hết vào bình đựng lượng dư d ung dịch Ba(OH)2 thu được m2 gam kết tủa trắng. Chất rắn còn lại trong ống sứ sau phản ứng có khối lượng là 19,2 gam gồm Fe, FeO và Fe3O4 cho hỗn hợp này tác dụng hết vớ dung dịch HNO3 đun nóng được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính m1, m2 và số mol HNO3 đã phản ứng.
Bài 42: Cho 6,45 gam Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư . Sau phản ứng thu được V (lít) khí NO (đktc) và dung dịch B có 11,4 gam muối, nếu cũng cho khối lượng hỗn hợp trên tác dụng với dụng dịch HCl cho 20,025 gam muối . Tính V.
Bài 43: (ĐH-Y-1999) Cho hỗn hợp Y gồm 2,8 gam Fe và 0,81 gam Al vào 200 ml dung dịch C chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 . Khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch D và 8,12 (gam) chất rắn E gồm 3 Kim loại. Cho chất rắn E tác dụng với dung dịch HCl dư thi thu được 0,672 lít khí H2 (đktc) . Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch C.
Bài 44: Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim loại tan hết có 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm:NO, N2O, N2, bay ra (đkc) và được dung dịch A. Thêm một lượng O2 vừa đủ vào X, sau phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ từ qua dung dịch NaOH, có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đkc). Tỉ khối của Z đối với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thu được 62,2 gam kết tủa. Tính m1, m2. Biết lượng HNO3 đã lấy dư so với lương cần thiết.
Bài 44: (ĐH Luật - 2001) Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau, M là kimloại có hóa trị không đổi. Cho 6,51 gam X tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch HNO3 đun, nóng thu được dung dịch A1 và 13,216 lít (đkc) hỗn hợp khí A2 có khối lượng không đổi là 26,34 gam gồm NO2 và NO. Thêm một lượng dư dung dịch BaCl2 loãng vào A1 , thấy tạo thành m1 gam chất kết tủa trắng trong dung dịch dư axit trên. Tìm tên kim loại M.
Bài 45: Có một hỗn hợp Al và sắt oxit. Sau phản ứng nhiệt nhôm thu được 92,35 (gam) chất rắn. Hòa tan chất rắn trong dung dịch NaOH dư thấy có 8,4 lít khí bay ra và còn lại phần không tan D. Hòa tan ¼ lượng chất D bằng H2SO4 đặc, nóng phải dùng 60 gam dung dịch H2SO4 98% . Giả sử chỉ tạo ra muối sắt III . Tính khối lượng Al2O3 tạo thành và công thức của sắt oxit.
Bài 46:Lấy 26,8 gam gam hỗn hợp gồm Al và Fe2O3 thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm, thu được chất rắn A, cho chất rắn này hòa tan trong dung dịch HCl đủ thấy thoát ra 11,2 lít khí H2 (đktc). Xác định % các chất trong hỗn hợp ban đàu.
Bài 47: Cho hỗn hợp A có Al và sắt oxit. Nung nóng ( không có oxi ) hỗn hợp A thu dược hỗn hợp B. Nghiền nhỏ hỗn hợp B chia làm 2 phần: phần ít (phần I) tác dụng với dung dịch NaOH dư thu 1,176 lít khí H2( đkc) . Tách riêng chất không tan đem hòa tan trong dung dịch HCl dư thu được 1,008 lít khí (đkc). Phần nhiều (phần 2) Cho tác dung với dung dịch HCl dư thu được 6,552 lít khí .Tính mA,
Bài 48: (ĐH Bách khoa-2000) Cho 1,572 gam bột A gồm Al, Fe, Cu tác dụng hoàn toàn với 40ml dung dịch CuSO4 1M thu được dung dịch B và hỗn hợp D gồm 2 kim loại. Cho dung dịch NaOH tác dụng từ từ với dung dịch B cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi được 1,82 gam hỗn hợp hai oxit. Cho D tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 thì thu được lớn hơn khối lượng của D là 7,336 gam. Tính số gam mỗi kim loại trong A.
Bài 49: Cho m gam Cu tác dụng với 0,2 lít dung dịch AgNO3. sau phản ứng thu được dung dịch A và 49,6 gam chất rắn B . Đun cạn dung dịch A rồi nung ở nhiệt độ vửa phải cho phân hủy hết, được 16 gam chất rắn C và hỗn hợp khí D. Nung C va cho qua dòng khí H2 được chất rắn E. Hấp thụ hoàn toàn khí D trong 171,8 gam nước rồi cho chất rắn E vào. Sau phản ứng thu được V lít khí NO (đkc) và dung dịch F. Tính m,V, nồng độ % của dung dịch F.
Bài 50: A là dung dịch AgNO3 nồng độ a M . Cho 13,8 gam hỗn hợp Fe và bột Cu vào 750ml dung dịch A. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và 37,2 gam chất rắn E . Cho NaOH dư vào dung dịch B thu được kết tủa. Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 12 gam hỗn hợp gồm 2 oxit của kim loại. Tính a.
Bài 51: Đốt cháy m gam bột Cu ngoài không khí được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong 200 gam dung dịch HNO3 được dung dịch Y và 2,24 lít khí NO (đkc) . Y tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 2M được kết tủa R. Sau khi nung R đến khối lượng không đổi được 20 gam chất rắn. Tính khối lượng Cu ban đầu và C% HNO3
Bài 52: Cho a mol Cu tác dụng với 120 ml dung dịch A gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M (loãng) thu được V lít khí NO (đkc). Tính V
Bài 53: Cho từ từ CO qua ống đụng 3,2 CO nung nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong thấy tạo thành 1 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào trong cốc đựng 500 ml dung dịch HNO3 0,16M thu được V1 lít khí NO và còn lại một phần kim loại chưa tan hết . Thêm tiếp vào cốc 760 ml dung dịch HCl nồng độ 2/3 mol/l., sau khi phản ứng xong thu thêm V2 lít khí NO. Sau đó thêm tiếp 12 gam Mg vào cốc. Sau khi phản ứng xong thu được V3 lít hỗn hợp khí H2 và N2, dung dịch muối clorua và hỗn hợp M của các kim loại. Tính V1, V2, V3 . Biết các phản ứng xáy ra hoàn toàn (đkc).
Bài 54: Cho hỗn hợp A gồm 3 kim loại X, Y, Z có hóa trị lần lượt là III, II, I và tỉ lệ mol là 1: 2 : 3, trong sô đó mol của X bằng x mol. Hòa tan hoàn toàn A bằng dung dịch có chứa y (gam) HNO3 ( lấy dư 25%) . Sau phản ứng thu được V lít khí NO2 và NO (là sản phẩm khử duy nhất) Lập biểu thức tính y theo x và V.
Bài 55: Nung 27,25 gam hỗn hợp các muối NaNO3 và Cu(NO3)2 khan, người ta thu được một hỗn hợp khí A. dẫn toàn bộ A vào 89,2 ml H2O thì thấy có 1,12 lít khí (đkc) không bị hấp thụ. Tính thành phần trăm của dung dịch tạo thành, coi rằng độ tan trong nước của oxi không đáng kể.
Hòa tan 5,76 gam Cu trong 80ml dung dịch HNO3 2M chỉ thu được khí NO. Sau khi phản ứng kết thúc cho thêm lượng dư H2SO4 vào dung dịch thu được lai thấy có khí NO bay ra. Giải thích và tính VNO bay ra ở đktc sau khi thêm H2SO4.
Bài 56: Dung dịch B chứa 2 Chất tan là H2SO4 và Cu(NO3)2. 50ml dung dịch B phản ứng vừa đủ với 31,25 ml dung dịch NaOH 16%, (d=1,12 g/ml). Lọc lấy kết tủa sau phản ứng, đem nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi , được 1,6 gam chất rắn. Tìm nồng độ mol/l của dung dịch B. Cho 2,4 gam đồng vào 50ml dung dịch B (chỉ có khí NO bay ra ).Tính VNO thu được ở đkc (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Bài 57:Cho 47,04 gam hỗn hợp ba kim loại Mg, Fe, Cu vào 400ml dung dịch HNO3 3,4 M. Khuấy đều nhận thấy khí thoát ra một khí duy nhất không màu, hơi nặng hơn không khí và còn dư một kim loại chưa tan hết. Đổ tiếp từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, đồng thời khuấy đều, chất khí trên lại thoát ra cho đến khi kim loại tan vừa hết thì dung đúng 88ml, thu được dung dịch A. Lấy ½ dung dịch A, rồi cho dung dịch NaOH cho đến dư vào , lọc phần kết tủa, rửa nhiều lần bằng nước, rồi đem nung ngoài không khí đến khi khối lượng không đổi thu được 31,2 gam chất rắn B . Tính Khối lượng ban đầu.
- - - THE END - - -
Tags: Bài Tập Bảo Toàn Mol Electron
No comments: