THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
§1: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
I/
Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu:
Khi điều tra, nghiên cứu về một vấn đề nào đó người ta
ghi chép các số liệu thu thập được thành một bảng số liệu thống kê ban đầu.
VD: xem bảng 1, bảng 2 trong SGK.
II/
Dấu hiệu:
1/
Dấu hiệu, đơn vị điều tra:
a/
Dấu hiệu điều tra là vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu.
KH: X, Y..
VD: Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng
được của mỗi lớp.
b/ Mỗi lớp được điều tra gọi là một đơn vị điều
tra.
Tổng
số các đơn vị điều tra được ký hiệu là N.
VD: Ở
bảng 1 có 20 đơn vị điều tra, vậy N = 20.
2/
Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu:
-
Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu
hiệu.
-
Giá trị của dấu hiệu ký hiệu là x.
VD: Trong bảng 1, ứng với lớp 6D là
giá trị 30.
Các giá trị ở cột thứ ba của bảng 1 gọi là
dãy giá trị của dấu hiệu.
III/
Tần số của mỗi giá trị:
-
Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần
số của giá trị đó.
-
Tần số của một giá trị được ký hiệu là n.
VD:
Tần số của giá trị 30 trong bảng 1 là 8.
Chú
ý:
Không phải mọi dấu
hiệu đều có giá trị là số mà tuỳ thuộc vào dấu hiệu điều tra là gì.
Tags: THCS Nguyễn Du, Toán Lớp 7, Toán THCS
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments: