Hóa Học - Nguyễn Thanh Thảo



Thầy ơi cho em hỏi bài này:
hòa tan 28,4g hỗn hợp 2 muối CO3 của 2 kim loại hóa trị II cần dùng 300ml dung dịch HCL aM tạo ra 6.72 lít khí (ĐKTC) sau phản ứng thu được m (g) muối khan.
a. tính aM
b.xác định 2 kim loại bên trên

Giải:

CO32-+2HClà2Cl-+CO2+H2O

0,3……0,6 mol.

a.   a=CM(HCl)=n/V=0,6/0,3=2 M.

m=mhh-mCO3+mCl=28,4-0,3.60+0.6.35,5=31,7 g.

2 kim loại d8a4 cho là Fe và Mg tự giải nhé.

 


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Bài tập hóa học - hỗn hợp kim loại




thay lam ho e bai nay voi :

Chia m g hon hôp X gom Al , Fe va Cu thanh 2 phan bang nhau : phan 1 tac dung voi dd HNO3 dac nguoi sau khi phan ung xay ra hoan toan thu duoc 4,14 g chat ran Y va 3,36 lit NO2 duy nhat . Phan 2 tac dung voi dd HNO3 loang thu duoc 3,472 lit khi NO duy nhat va dd Z. Co can dd Z thu duoc a g hon hop muoi . Suc tu tu NH3 vao dd Z thu duoc b g ket tua. Tinh gia tri lon nhat va nho nhat cua b

on Đặt Câu Hỏi

giải:

Phần 1: Fe và Al không phản ứng.

CuàCu2++2e

N+5 +eà     N+4

……0,15…..0,15

ð Số mol Cu =0,15:2=0,075 mol. (áp dụng định luật bảo toàn mol e)

Phần 2 cả 3 đều phản ứng:

CuàCu2++2e

0,075………0,15 mol

Feà Fe3++3e

x……………..3x

AlàAl3++3e

y…………….3y

N+5+3e        à      N+2.

……0,465…….…..0,155 mol

Áp dụng định luật bảo toàn mol e:

0,15+3x+3y=0,465

=>3(x+y)=0,315

=>x+y=0,105

Lại có: 56x+27y=4,14  (khối lượng chất rắn còn lại – phần 1)

Giải hệ trên ta được:

X=0,045 mol và y=0,06 mol

Vậy ta có: 0,075 mol Cu, 0,045 mol Fe và 0,06 mol Al

Suy ra:    0,075 mol Cu(NO3)2 0,045 mol Fe(NO3)3 và 0,06 mol Al(NO3)3

.ở đây các em lưu ý, khi cho NH3 vào hỗn hợp muối trên thì ta sẽ thu được 3 hidroxit kết tủa là: 0,075 mol Cu(OH)2 0,045 mol Fe(OH)3 và 0,06 mol Al(OH)3

Và chỉ có Cu(OH)2 tan trong dung dịch NH3 dư.

Do đó nếu sử dụng vùa đủ lượng NH3 thì ta được kết tủa lớn nhất là:

0,075 mol Cu(OH)2 0,045 mol Fe(OH)3 và 0,06 mol Al(OH)3

=>mmax=0,075.98+0,045.107+0,06.78=16,845 g.

Khi sử dụng dư NH3 thì Cu(OH)2 tan hoàn toán nên ta sẽ có kết tủa cực tiểu là: 0,045 mol Fe(OH)3 và 0,06 mol Al(OH)3

=>mmin=0,045.107+0,06.78=9.495 g.

 


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Bài tập tìm tên kim loại



thấy giúp em bài này vs : hòa tan hoàn toàn kim loại M vào dd HNO3 aM loãng thu được dd X và 0.2 mol khí NO. Hòa tan hoàn toàn kim loại A vào đ HNO3 aM chỉ thu đc dd Y. Trộn X và Y được Z. Cho dd NaOH dư vào Z thu được 0.1 mol khí và kết tủa E. Nung E đến khối lượng không đổi thu được 40g chất rắn. Xác định M và A biết M và A đều có hóa trị 2. A và M có tỉ lệ nguyên tử khối 3:8

on Đặt Câu Hỏi

giải:

M àM2++2e

x…………2x

N+5 +3e àN+2

……0,6….0,2

Vậy số mol M: 2x=0,6=>x=0,3 mol.

AàA2++2e

a………..2a

N+5+8eàN-3 (NH4OH)

……0,8…0,1

Vậy số mol của A là:2a=0,8 =>a=0,4 mol.

Kết tủa là: A(OH)2 và M(OH)2

=>: A(OH)2 và M(OH)2 –nungàAO và MO

=>0,3.(M+16)+0,4.(A+16)=40

=>0,3M+0,4A+0,7.16=40

=>0,3M+0,4A=28,8   (1)

Lại có: A:M=3:8

=>3M-8A =0    (2)

Giải hệ (1)(2) ta được: A=24, M=64

Vậy A là Mg, M là Cu.

 


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Bài hóa Pha Trộn dung dịch



Từ 2 dung dịch H2SO4 có nồng độ lần lượt 1 M và 2 M ( cùng thể tích 1 lít ) , ta trộn được tối đa V lít dd H2SO4 1.8M , làm sao để tính V vậy thầy , giảng giúp e với ?

on PHA TRỘN DUNG DỊCH

Giải:

Gọi    V1 là thể tích H2SO4 1M

          V2 là thể tích H2SO4 2M

Ta thấy lượng thể tích V2 được sử dụng nhiều hơn V1, nên V tối đa => V2 tối đa =>V2=1 lít

=>V1=V2:4=1/4=0,25 lít

Vậy V=V1+V2=0,25+1=1,25 lít.

 


Read More Add your Comment 0 nhận xét


 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu