BROM
BROM
a
|
I. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN. ĐIỀU CHẾ
1. Trạng thái tự nhiên
- Brom tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất, chủ yếu là muối bromua của kali, natri, magie.
Mẫu NaBr
- Bromua kim loại có trong nước biển, nước của một số hồ cùng với muối clorua
2. Điều chế
Sục khí clo qua dung dịch bromua
(Trong công nghiệp, nguồn điều chế Br2 là nước biển. Hãy cho biết chu trình điều chế Brom trong công nghiệp?)
Sau khi lấy muối ăn khỏi nước biển, phần còn lại chứa nhiều muối bromua của natri và kali. Để thu brom, người ta cho khí clo sục qua dung dịch brom
II. TÍNH CHẤT. ỨNG DỤNG
1. Tính chất
a. Tính chất vật lí
Qua hình ảnh, hs cho biết trạng thái, màu sắc?
- Brom là chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi.
- Brom rất độc, và gây bỏng nặng
b. Tính chất hoá học
- Tính oxi hoá mạnh ( so sánh với flo, clo và iot? giải thích?)
b.1. Tác dụng kim loại ( hầu hết các kim loại)
b.2. Tác dụng hiđro
=> brom phản ứng với hiđro khi đun nóng ( không gây nổ), phản ứng toả nhiệt
b.3. Tác dụng với hợp chất
=> Br2 có tính oxi hoá mạnh hơn I2
=> Tác dụng với nước tương tự clo, nhưng khó khăn hơn ( vì sao?)
=> Tác dụng với chất oxi hoá mạnh, brom thể hiện tính khử.
2. Ứng dụng
- Brom dùng để chế tạo một số dược phẩm, phẩm nhuộm,…chế tạo bạc bromua ( AgBr) là chất nhạy cảm ánh sáng để tráng lên phim ảnh
III. MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA BROM
1. Hiđro bromua và axit bromhiđric
* Điều chế: thuỷ phân photpho tribromua
Trong thực tế, người ta cho brom tác dụng trực tiếp với photpho và nước.
( Có thể sử dụng phản ứng NaBr + H2SO4 đặc được không? Vì sao?)
* Tính chất
- Hiđro bromua là chất khí, không màu, “bốc khói” trong không khí ẩm.
- Dễ tan trong nước. Dung dịch HBr trong nước được gọi là dung dịch axit bromhiđric.
- Axit HBr mạnh hơn axit HCl
- Tính khử của HBr (ở trạng thái khí cũng như trong dung dịch) mạnh hơn HCl.
dd HBr + dd H2SO4 đặc
=> dung dịch HF và HCl không có phản ứng này
( giải thích tại sao dung dịch HBr để lâu ngày không không khí thì trở nên có màu vàng nâu?)
- Trong các muối của axit bromhiđric, AgBr được sử dụng nhiều nhất. Chất này bị phân huỷ khi gặp ánh sáng
( Giải thích tác dụng của bạc bromua trong phim ảnh?)
2. Hợp chất chứa oxi của brom
a. HBrO : axit hipobromơ
* Điều chế: Cho brom tác dụng với nước
* Tính chất
- Tính bền, tính oxi hoá và tính axit của HBrO đều kém hơn HClO
b. Axit bromic ( HBrO3)
* Điều chế: cho nước clo oxi hoá brom
CỦNG CỐ
Câu 1: Cho phương trình hoá học:
Br2 + 5Cl2 + 6H2O -> 2HBrO3 + 10HCl
Vai trò các chất tham gia phản ứng là:
A. Brom là chất oxi hoá, clo là chất khử
B. Brom là chất bị oxi hoá, clo là chất bị khử
C. Clo là chất bị oxi hoá, brom là chất bị khử
D. clo là chất oxi hoá, brom là chất bị khử
Câu 2: Phản ứng nào sau đây chứng minh: brom có tính oxi hoá mạnh hơn iot?
A. Br2 + H2O -> HBr + HBrO
B. Br2 + 2NaI -> 2NaBr + I2
C. Br2 + 2NaOH -> NaBr + NaBrO + H2O
D. Br2 + 5Cl2 + 6H2O -> 2HBrO3 + 10HCl
Câu 3: Những thí nghiệm sau cho biết:
2HBr + H2SO4 đặc -> Br2 + SO2 + 2H2O
HCl + H2SO4 đặc -> không phản ứng
Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. HBr khử được H2SO4
B. HBr có tính khử mạnh hơn HCl
C. HCl có tính khử mạnh hơn HBr
D. H2SO4 oxi hoá được HBr nhưng không oxi hoá được HCl
Câu 4: Bản chất liên kết của các phân tử halogen X2 là:
A. liên kết ion
B. liên kết cộng hoá trị không cực
C. liên kết cộng hoá trị có cực
D. liên kết cho – nhận
Câu 5: Không thể điều chế HBr bằng phản ứng nào?
A. Br2 + HCl
B. Br2 + H2
C. PBr5 + H2O ®
D. Br2 + H2S ®
Câu 6: Trong muối NaCl có lẫn NaBr và NaI. Để loại 2 muối này ra khỏi NaCl người ta có thể:
A. nung nóng hỗn hợp
B. cho dung dịch hỗn hợp tác dụng với dung dịch Cl2 dư sau đó cô cạn dung dịch
C. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl đặc
D. cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3
|
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments: