Kiểm tra Học Kì 2 Môn Lịch Sử Khối 10




       Sở GD & ĐT Bình Dương                                        KIỂM TRA HỌC KỲ 2 - NĂM HỌC 2009-2010
Trường THPT Chuyên Hùng Vương                                             Môn thi: LỊCH SỬ – 10KHXH
                - - - - - - - - - - - - -                                                                  Thời gian làm bài: 60 phút
               ĐỀ CHÍNH THỨC                                                               (Không kể thời gian phát đề)
- - - - - - - - - - - - - - - - - -
Họ và tên thí sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Số báo danh: . . . . . . . . . . . . .Lớp: . . . . . . .

Text Box: MÃ ĐỀ THI: 322

Câu 1:  Cho biết hệ tư tưởng Nho giáo được truyền bá vào nước ta trong thời kì nào?
       A.  Thời Bắc thuộc
       B.  Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê
       C.  Thời Lê sơ
       D.  Thời Văn Lang - Âu Lạc
Câu 2:  Vào năm bao nhiêu vua Trần “xuống chiếu cho các vương hầu, công chúa, phò mã, cung tần chiêu tập những người phiêu tán, không có sản nghiệp làm nô tì, để khai khẩn đất hoang, thành lập điền trang” ?
       A.  Năm 1246
       B.  Năm 1236
       C.  Năm 1256
       D.  Năm 1266
Câu 3:  Trang Vân Đồn (Quảng Ninh) được thành lập dùng làm vùng hải cảng trao đổi hàng hóa với nước ngoài lần đầu tiên vào triều đại nào sau đây?
       A.  Triều Lý
       B.  Triều Lê Sơ
       C.  Triều Trần
       D.  Chính quyền Lê - Trịnh
Câu 4:  Kỳ thi Minh kinh bác học và Nho học Tam trường được tổ chức thi đầu tiên vào năm nào sau đây?
       A.  Năm 1073
       B.  Năm 1074
       C.  Năm 1072
       D.  Năm 1075
Câu 5:  Cho biết những tín ngưỡng truyền thống nào sau đây phổ biến ở thế kỉ X - XV?
       A.  Thờ cúng các vị thần phụ trợ
       B.  Thờ cúng tổ tiên, những người có công với nước, với dân
       C.  Thờ cúng các hiện vật tiêu biểu cho nguồn góc dân tộc (thờ trống đồng)
       D.  3 câu a, b, c đúng
Câu 6:  Thái Úy Lý Thường Kiệt đã sử dụng chiến thuật gì để đánh quân xâm lược Tống?
       A.  Chiến thuật “Tiên phát chế nhân”
       B.  Chiến thuật “Đánh du kích”
       C.  Chiến thuật “Đánh địch vận”
       D.  Chiến thuật “Vườn không nhà trống”
Câu 7:  Bộ luật Quốc triều Hình luật còn có tên gọi khác là gì?
       A.  Hoàng Triều Đại Điển
       B.  Luật Gia Long
       C.  Hình Luật
       D.  Luật Hồng Đức
Câu 8:  Cuối thế kỉ XIV, một khu thành lớn được xây dựng, sau này gọi là thành nhà Hồ. Học sinh cho biết thành nhà Hồ hiện nay ở địa phương nào sau đây?
       A.  Vĩnh Lộc (Thanh Hóa)
       B.  Cẩm Thủy (Thanh Hóa)
       C.  Yên Cát (Thanh Hóa)
       D.  Quan Hóa (Thanh Hóa)
Câu 9:  Vị vua nào sau đây đã đưa quân đánh vào Vi-giay-a và thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam?
       A.  Lê Nhân Tông
       B.  Lê Thánh Tông
       C.  Lê Thái Tông
       D.  Lê Thái Tổ
Câu 10:  Cho biết công trình kiến trúc Phật giáo nào sau đây không được xây dựng ở thời Lý - Trần?
       A.  Tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp
       B.  Đền Đồng Cổ
       C.  Chùa Chân Giáo
       D.  Chùa Diên Hựu
Câu 11:  Năm 981 quân Tống tiến vào nước ta, nhân dân ta đã chiến thắng anh dũng và giành thắng lợi quyết định ở đâu?
       A.  Vùng Đông Bắc
       B.  Vùng Tây Bắc
       C.  Bắc sông Như Nguyệt
       D.  Câu a, b, c đúng
Câu 12:  Điều luật “…, kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của vua Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì phải bị trừng trị nặng” được trích trong bộ luật nào sau đây?
       A.  Quốc triều Hình luật
       B.  Bộ luật Hình Thư
       C.  Luật Tập quán pháp
       D.  Hoàng Việt Luật lệ
Câu 13:  Vì sao nhà Tống quyết định xâm lược nước ta lần 2 ?
       A.  Vì nhà Tống muốn trả thù cho sự thất bại trước đây
       B.  Vì nhà Tống suy yếu, gặp nhiều khó khăn trong nước và vùng biên giới phía Bắc
       C.  Vì nhà Tống muốn mở rộng bờ cõi, thiết lập lại chế độ cai trị như thời Bắc thuộc
       D.  Câu a, b, c đúng
Câu 14:  Câu nói: “Họ Lê thường vẫn sai con vào chầu, không thiếu trung thuận, nay nghe tin mới chết, chưa có lễ thăm viếng đã vội đem quân sang đánh, như vậy không đáng là bậc vương giả” là câu nói của vua Trung Quốc nào sau đây?
       A.  Vua Tống
       B.  Vua Nguyên
       C.  Vua Thanh
       D.  Vua Minh
Câu 15:  Câu thơ “Đời vua Thái tổ, Thái tông,
Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”
Chứng tỏ sự phát triển mạnh của nền kinh tế nông nghiệp dưới triều đại nào sau đây?
       A.  Triều Hồ
       B.  Triều Lê sơ
       C.  Triều Lý
       D.  Triều Trần
Câu 16:  Hình thức nhã nhạc cung đình lần đầu trở nên phổ biến vào triều đại nào sau đây?
       A.  Triều Lý
       B.  Triều Lê sơ
       C.  Triều Nguyễn
       D.  Triều Trần
Câu 17:  Nền kinh tế ngoại thương bị đặc biệt hạn chế vào triều đại nào sau đây?
       A.  Triều Lý
       B.  Triều Hồ
       C.  Triều Lê sơ
       D.  Triều Trần
Câu 18:  Cho biết mỗi Đạo thừa tuyên thời Lê sơ có bao nhiêu ty, mỗi ty phụ trách những việc gì?
       A.  Có 3 ty, phụ trách quân sự, dân sự và giáo dục
       B.  Có 5 ty, phụ trách quân sự, dân sự, văn hóa, giáo dục, kiện tụng
       C.  Có 3 ty, phụ trách quân sự, dân sự và văn hóa - giáo dục
       D.  Có 3 ty, phụ trách quân sự, dân sự và kiện tụng
Câu 19:  Đơn vị hành chánh đất nước thời Trần - Hồ được chia như thế nào?
       A.  Chia thành nhiều Đạo
       B.  Chia thành nhiều Lộ
       C.  Chia thành nhiều Phủ
       D.  Chia thành nhiều Trấn
Câu 20:  Bộ luật Hình thư của nhà Lý ban hành vào năm bao nhiêu?
       A.  Năm 1032
       B.  Năm 1042
       C.  Năm 1012
       D.  Năm 1022
Câu 21:  Cho biết nhà sư nào sau đây đã tham gia tích cực vào sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc?
       A.  Sư Ngô Chân Lưu
       B.  Sư Đỗ Thuận
       C.  Sư Vạn Hạnh
       D.   Câu a, b, c đúng
Câu 22:  Đê “quai vạc” được thực hiện ở triều đại nào sau đây?
       A.  Triều Ngô - Đinh
       B.  Triều Lý
       C.  Triều Lê Sơ
       D.  Triều Trần
Câu 23:  Tư tưởng “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân mà thay cường bạo” được sử dụng trong cuộc kháng chiến chống giặc nào sau đây?
       A.  Giặc Nguyên
       B.  Giặc Minh
       C.  Giặc Tống
       D.  Giặc Thanh
Câu 24:  Năm 1070 vị vua Lý nào sau đây cho xây dựng Văn Miếu ở Kinh đô Thăng Long “Đắp tượng Khổng tử, Chu Công, vẽ tượng thập nhất nhị hiền, bốn mùa cúng tế, Hoàng Thái tử đến đây học”?
       A.  Lý Thái Tông
       B.  Lý Thánh Tông
       C.  Lý Thái Tổ
       D.  Lý Nhân Tông
Câu 25:  Nền giáo dục Nho học đặt biệt thịnh đạt vào thời vị vua nào sau đây?
       A.  Lê Đại Hành
       B.  Lê Thái Tông
       C.  Lê Thái Tổ
       D.  Lê Thánh Tông
Câu 26:  Điều luật “kẻ nào ăn cướp lúa mạ và tài vật của nhân dân nếu đã lấy rồi thì xử 100 trượng …” trích trong bộ luật của triều đại nào sau đây?
       A.  Triều Lê sơ
       B.  Triều Lý
       C.  Triều Trần
       D.  Triều Hồ
Câu 27:  Các hình thức nghệ thuật: tuồng, hề, múa rối nước … đặt biệt phát triển mạnh ở triều đại nào sau đây?
       A.  Triều Lý - Trần
       B.  Triều Nguyễn
       C.  Triều Ngô - Đinh - Tiền Lê
       D.  Triều Lê sơ
Câu 28:  Ai là người sáng lập ra nhà Lê sơ?
       A.  Lê Thái Tổ
       B.  Lê Lợi
       C.  Lê Hoàn
       D.  Câu a, b đúng
Câu 29:  Cho biết tình hình phát triển của nghệ thuật sân khấu, ca múa dân gian thời Lê sơ như thế nào?
       A.  Phát triển rộng khắp, được nhà nước chú trọng
       B.  Chỉ phát triển ở cung đình
       C.  Chỉ phát triển ở các thôn làng
       D.  Ba câu a, b, c đúng
Câu 30:  Vị vua nào sau đây là người chủ trương đặt quan hệ thân tộc với các tù trưởng dân tộc ít người?
       A.  Vua Lê Đại Hành
       B.  Vua Lý Thái Tổ
       C.  Vua Lý Thái Tông
       D.  Vua Đinh Tiên Hoàng
Câu 31:  Năm 939 Ngô Quyền xưng vương, thành lập chính quyền mới và đóng đô ở đâu?
       A.  Phú Xuân
       B.  Hoa Lư
       C.  Cổ Loa
       D.  Thăng Long
Câu 32:  Chính sách quân điền được ban hành vào triều đại nào sau đây?
       A.  Triều Lý
       B.  Triều Lê sơ
       C.  Triều Trần
       D.  Triều Hồ
Câu 33:  Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế lập ra triều Đinh và đặt tên nước là gì?
       A.  Đại Ngu
       B.  Đại Việt
       C.  Nam Việt
       D.  Đại Cồ Việt
Câu 34:  Cho biết tôn giáo nào sau đây khi truyền bá vào Việt Nam đã hòa nhập với một số tín ngưỡng dân gian bản địa?
       A.  Nho giáo
       B.  Phật giáo
       C.  Đạo giáo
       D.  Câu a, b, c đúng
Câu 35:  Học sinh cho biết vị vua nào sau đây lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Đại Việt?
       A.  Trần Nhân Tông
       B.  Trần Thánh Tông
       C.  Trần Nghệ Tông
       D.  Trần Thái Tông
Câu 36:  Nền kinh tế nội thương đặc biệt phát triển dưới triều đại nào sau đây?
       A.  Triều Lý
       B.  Triều Lê sơ
       C.  Triều Trần
       D.  Triều Hồ
Câu 37:  Cho biết tác phẩm sử học nào sau đây không được biên soạn thời Lý - Trần - Hồ?
       A.  Đại Việt sử kí toàn thư
       B.  Trung hưng thực lục
       C.  Đại Việt sử kí
       D.  Đại Việt sử lược
Câu 38:  Nhà nước Quân chủ sơ khai của nước ta ra đời vào triều đại nào sau đây?
       A.  Triều Đinh
       B.  Triều Ngô
       C.  Thời Khúc Thừa Dụ
       D.  Triều Tiền Lê
Câu 39:  Chiến thắng nào sau đây đã chấm dứt hoàn toàn mộng xâm lược của quân Mông - Nguyên vào nước ta?
       A.  Chiến thắng Bạch Đằng
       B.  Chiến thắng Hàm Tử
       C.  Chiến thắng Vạn Kiếp
       D.  Chiến thắng Tây Kết
Câu 40:  Vào thời Lê sơ, những thành phần xuất thân nào sau đây đủ điều kiện dự các kì thi do nhà nước tổ chức?
       A.  Con cái quan lại, quý tộc, gia đình giàu có, tăng lữ
       B.  Mọi người dân có học, lý lịch rõ ràng
       C.  Con cái quan lại, quý tộc và gia đình giàu có
       D.  Con cái quan lại, quý tộc

--------------------- HẾT ---------------------
Đáp Án
1 A
2 D
3 A
4 D
5 D
6 A
7 D
8 A
9 B
10 A
11 A
12 A
13 B
14 A
15 B
16 B
17 C
18 D
19 B
20 B
21 D
22 D
23 B
24 B
25 D
26 B
27 A
28 D
29 C
30 B
31 C
32 B
33 D
34 C
35 A
36 B
37 A
38 A
39 A
40 B




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu