Vật Lý 11–HKII–Nguyễn Thượng Hiền




-->

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II  -  MÔN VẬT LÝ 11
NĂM HỌC 2010-2011
Thời gian làm bài : 45 phút.
---------

  1. PHẦN CHUNG  : Phần bắt buộc cho mọi học sinh ( Câu 1, 2, 3, 4 )
Câu 1 : ( 1,5 điểm )
Định nghĩa hiện tượng tự cảm. Viết công thức tính hệ số tự cảm của một ống dây lõi không khí, chú thích các đại lượng trong công thức.
Câu 2 : ( 1,5 điểm )
Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng và viết biểu thức.
Câu 3 : ( 2 điểm )
Viết các công thức  lăng kính và vẽ hình minh họa.
Vận dụng :
Một lăng kính có góc chiết quang A= 800, đặt trong không khí , có chiết suất n=1,7 . Chiếu một tia sáng đơn sắc hướng từ đáy lên. Hỏi với giá trị nào của góc tới i thì ở mặt bên thứ hai sẽ có tia ló ? Vì sao ?
Câu 4 :  ( 3 điểm )
Đặt 1 đoạn thẳng sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính mỏng O1 (A nằm trên trục chính) cách thấu kính 10cm, thấu kính O1 có độ tụ D1= +5 điốp.
a/ Tìm tiêu cự của thấu kính O1 và số phóng đại ảnh cho bởi thấu kính O1.
b/ Giữ vị trí vật AB và kính O1 cố định, đặt 1 màn (E) sau thấu kính O1 vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 1 khoảng không đổi. Đặt thêm 1 thấu kính O2 đồng trục và nằm trong khoảng giữa thấu kính O1 và màn, di chuyển O2 ta thấy có 2 vị trí cho ảnh rõ nét trên màn, có độ cao là 2cm và 18cm. Hỏi thấu kính O2 là thấu kính hội tụ hay phân kỳ? Tìm độ cao của đoạn thẳng AB.

B/ PHẦN TỰ CHỌN : Học sinh chỉ được làm một trong 2 câu ( 5a hoặc 5b )
Câu 5a : ( 2 điểm) Một ống dây tự cảm dài 50 (cm) ( lõi không khí), đường kính tiết diện là 4 (cm) và có 5000 vòng dây quấn sát nhau.
a/ Tìm hệ số tự cảm của ống dây.
b/ Cho dòng điện qua ống dây biến đổi theo thời gian với biểu thức i = 0,4( 5 – t) (A) với t tính bằng s. Tính suất điện động tự cảm của ống dây và năng lượng từ trường tích lũy trong ống dây tại thời điểm t = 2 (s)
Bài 5b: (2 điểm )
image001Một thanh kim loại MN = 1m trượt trên hai thanh ray nằm ngang với tốc độ không đổi v = 2 m/s. Hai thanh ray đặt trong từ trường đều image002  thẳng đứng, có chiều hướng từ phía trước ra phía sau mặt phẳng hình vẽ. Hai thanh ray được nối với một ống dây có độ tự cảm L = 10 mH và điện trở R = 0,4 Ω và một tụ điện có điện dung C = 2000 pF như hình vẽ. Biết B = 2 T.
a.       Xác định chiều của dòng điện cảm ứng chạy qua thanh MN.
b.      Tính năng lượng từ trường trong ống dây.
c.       Tính năng lượng điện trường trong tụ điện.
Bỏ qua điện trở tiếp xúc, điện trở của hai thanh ray và thanh MN.

----- HẾT -----

 

ĐÁP ÁN  KIỂM TRA HỌC KỲ II  -  MÔN VẬT LÝ 11
Thời gian làm bài : 45 phút.

  1. Phần chung :
Câu 1 : 1,5 điểm
       
1
-    Định nghĩa tự cảm: là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến đổi dòng điện trong mạch
-    Công thức: image003 hay image004
-    Chú thích
0,5

0,5

0,5

Câu 2 : 1.5 điểm
Câu 2 (1,5 đ): Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng:
           + Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới
            + Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin sóc tới và sin góc khúc xạ luôn không đổi.
             + Viết biểu thức.

0,5 đ  (mỗi ý 0,25 đ)

0,5 đ  (mỗi ý 0,25 đ)

0,5 đ

Câu 3 : 2 điểm
Viết các công thức  lăng kính  (mỗi công thức cho 0,25đ).................................................
Áp dụng: Chứng minh được ĐK để có tia ló là image005 .................................................. 0,25đ
Suy ra : Không có giá trị nào của i cho tia ló ở mặt bên thứ 2........................................... 0,25đ

Câu 4 :  3 điểm
Câu 1 : 1,0 điểm
image006 (công thức cho 0,25đ)................................................................................... 0,5đ
Tính được số phóng đại : image007.............................................................. 0,5đ
Câu 2 :  2,0 điểm
image008.............................................................................................................. 0,5đ   
A2B2 là ảnh ảo đối với O1 =>vật thật đối với O2 => O2 là TKHT............................................ 0,5đ
Chứng minh đúng và đi đến kết quả  K21.K22=1  ..................................................................... 0,5đ
Tính được  A1B1=6cm--------------------------------------0,25đ 
Tính được   AB=3cm    -------------------------------------0,25đ
     
Câu 5a:
a/ Viết được công thức: image009  ( 0,25 điểm)
Suy ra L = 0,079H    ( 0,5 điểm)
b/ Viết được công thức: image010  ( 0,25 điểm)
Suy ra etc = 0,4L = 0,0316V   ( 0,5 điểm)
Viết được công thức: image011 ( 0,25 điểm)
Suy ra W = 0,05688J  ( 0,25 điểm)
Bài 5b: ( 2,0 đ)
a. Chiều của i qua thanh: Nà M.                                                                        
b. Tính image012 = Bvl = 4 V.                                                                                        
             i = image013                                                                                        
             Wtừ = image014.Li2 = 0,5 J. 
c. U =image015 = 4V
    Wđiệnimage016 = 16.109 J.                                                                    
----- HẾT ----




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu