Hóa Học - Lần 2 -2012- Quang Diệu



ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2012

Trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2012

Môn thi: HOÁ HỌC

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề.

Mã đề thi 201

Họ, tên thí sinh:..........................................................................

Số báo danh:............................................................................

Cho biết khối lượng nguyên tử (theo đvC) của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40;

Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Ba = 137; Pb = 207.

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1: Điện phân ( với điện cực trơ, màng ngăn) dung dịch nào sau đây, pH dung dịch tăng sau khi kết thúc điện phân ?

A. dung dịch HCl. B. dung dịch HNO3.

C. dung dịch CuSO4. D. dung dịch Na2SO4.

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước được dung dịch X. Nếu cho 360 ml dung dịch NaOH 1M vào X thì thu được m1 gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào X thì thu được m2 gam kết tủa. Biết m1 = 3m2. Giá trị của m là

A. 22,800. B. 18,810. C. 20,520. D. 17,955.

HD: Trường hợp : Al2(SO4)3 + 6NaOH→ 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

x mol 6x mol 2x mol

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

(0,36-6x)mol (0,36-6x)mol

=> 78(2x-(0,36-6x)) = m1 (1)

Trường hợp : Al2(SO4)3 + 6NaOH→ 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

x mol 6x mol 2x mol

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

(0,4-6x)mol (0,4-6x)mol

=> 78(2x-(0,4-6x)) = m2 (2)

Từ (1) và (2) => x =0,0525 => m = 17,955 gam.

 

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở thu được số mol nước đúng bằng số mol hỗn hợp X đã phản ứng. Mặt khác, khi cho 0,25 mol hỗn hợp X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được m gam bạc. Giá trị của m là

A. 27 . B. 54 . C. 81 . D. 108 .

HD: hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở thu được số mol nước đúng bằng số mol hỗn hợp X

=> 2 anđehit là : OHC-CHO; HCHO → 4 Ag

0,25 mol 1 mol => m = 108 gam.

 

Câu 4: A là hỗn hợp khí gồm SO2 và CO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 27. Dẫn a mol hỗn hợp khí A qua bình đựng 1 lít dung dịch NaOH 1,5a M, sau phản ứng làm bay hơi cẩn thận dung dịch thu được m gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a là

A. m = 103,5a . B. m =105a . C. m =141a . D. m =116a .

 

HD: Từ tỉ khối hơi => số mol SO2 = số mol CO2 = 0,5a.

Từ hh SO2 và CO2 xem XO2 + OH-

Từ tỉ lệ mol => tạo 2 muối, lập hệ => m = 0,5a .94 + 0,5a . 116 = 105a .

 

Câu 5: Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O, CaO. Hòa tan hết 51,3 gam hỗn hợp X vào nước được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm Y, trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít SO2 ( đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.

A. 60. B. 54. C. 72. D. 48.

 

HD: Na → Na+ + 1e

0,7 mol 0,7 mol

Ca → Ca2+ + 2e

y mol 2y mol

O + 2e → O2-

(35,2-40y)/16mol (35,2-40y)/8

2H+ + 2e → H2

0,5mol 0,25mol

Ta có : 0,7 + 2y = 0,5 + (35,2-40y)/8 => y=0,6 mol

Số mol SO2 = 0,8 mol

Số mol OH- = 1,9 mol => m = 0,6 x 120 = 72 gam.

 

Câu 6: Hiđrocacbon X mạch hở là chất khí ở điều kiện thường. Khi đốt cháy hoàn toàn X thu được số mol CO2 gấp ba lần số mol của X. Số chất thỏa mãn tính chất của X là

A. 6 chất. B. 3 chất. C. 4 chất. D. 5 chất.

HD: 4 chất : C3H8, C3H6, C3H4(propin, propađien)

 

Câu 7: Khi nhiệt phân hoàn toàn 100 gam mỗi chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2) , KMnO4, KNO3 và AgNO3.Thể tích khí oxi thu được (trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) thì chất thu được oxi ít nhất là

A. KClO3. B. KMnO4 . C. AgNO3. D. KNO3.

 

Câu 8: Cho các chất sau: NH4HCO3, NaHSO4, Ba(HSO3)2, NaH2PO4, SiO2, Si, Mg, MgO, CuS, KNO3, HCOONa. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 6 chất. B. 7 chất. C. 8 chất. D. 9 chất.

Câu 9: Hòa tan hỗn hợp gồm 0,03 mol FeS2 và a mol Cu2S bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3, thu được dung dịch chỉ gồm 2 muối sunfat và V lít khí NO duy nhất (đktc). Thể tích khí NO thoát ra là

A. 11,2 lít. B. 5,6 lít. C. 2,24 lít. D. 4,48 lít.

HD: 2FeS2 → Fe2(SO4)3

0,03 mol 0,015 mol

Cu2S → 2CuSO4

a mol 2amol

=>a=0,015mol

Áp dụng bảo toàn e => số mol NO = 0,2mol => VNO = 4,48 lít.

 

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn a gam ancol X rồi cho các sản phẩm cháy vào bình đựng Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng b gam và tạo c gam kết tủa. Biết b = 0,71c; c =. Vậy X là

A. C3H5(OH)3. B. C2H4(OH)2. C. CH3OH . D. C2H5OH .

HD: Viết ptpu cháy qui a, b về c => công thức đơn giản nhất (CH3O)n => Chọn đáp án B

Câu 11: Hỗn hợp M gồm 2 este đơn chức mạch hở X và Y hơn kém nhau một nhóm CH2 trong phân tử. Cho 6,7 gam hỗn hợp M tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp 2 muối. Công thức của X và Y là

A. HCOOCH3 và HCOOC2H5. B. HCOOC2H3 và CH3COOC2H5.

C. CH3COOCH=CH2 và HCOOCH=CH2. D. HCOOCH3 và CH3COOCH3.

HD: M = 67 , tạo 2 muối => chọn câu D

 

Câu 12: Cho các nguyên tố: K (z = 19), N (z = 7), Si (z = 14), Mg (z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải

A. N, Si, Mg, K B. K, Mg, Si, N C. K, Mg, N, Si D. N, Mg, Si, K

 

Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,336 lít (đktc) một ankađien liên hợp X sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,15M thu được 8,865 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là

A. C3H4. B. C4H6. C. C5H8. D. C3H4 hoặc C5H8.

 

HD: Đặt công thức ankađien liên hợp là CnH2n – 2 (n ≥ 4)

Do số mol Ba(OH)2 > số mol kết tủa BaCO3 , nên có 2 trường hợp

+TH1 : 0,015n = 0,045 => n=3 (C3H4 : loại)

+TH2 : 0,015n = 0,075 => n=5 (C5H8 : nhận)

 

Câu 14: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 125 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

A. 0,30. B. 0,45. C. 0,25. D. 0,55.

HD: H2NC3H5(COOH)2 +HCl → ClH3NC3H5(COOH)2

0,15 0,15 0,15

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,1 0,1

ClH3NC3H5(COOH)2 + 3NaOH → H2NC3H5(COONa)2 + NaCl + 3H2O

0,15 0,45

Tổng số mol NaOH = 0,55 mol.

 

Câu 15: Cho phương trình hoá học:

FeSO4 + KMnO4 + KHSO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O

Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì tổng tất cả hệ số đó là là

A. 33. B. 27. C. 52. D. 23.

Câu 16: Cho các cặp dung dịch sau: (1) Na2CO3 và AlCl3; (2) NaNO3 và FeCl2; (3) HCl và Fe(NO3)2; (4) NaHCO3 và BaCl2; (5) NaHCO3 và NaHSO4. Hãy cho biết cặp nào xảy ra phản ứng khi trộn các chất trong các cặp đó với nhau?

A. (3), (2), (5). B. (1), (4), (5). C. (1), (3), (5). D. (1), (3), (4).

 

Câu 17: Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp gồm NaCl và CuSO4 đến khi H2O bắt đầu bị điện phân ở hai cực thì dừng lại, tại catot thu được 1,28 gam kim loại và anot thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Coi thể tích dung dịch không đổi thì pH của dung dịch thu được bằng

A. 12 B.3 C. 2 D. 1,69

HD: CuSO4 + 2NaCl → Cu + Cl2 + Na2SO4

xmol xmol

CuSO4 + H2O → Cu + 1/2 O2 + H2SO4

y mol 0,5ymol y mol

=>Ta có : x + y = 0,02 mol

x + 0,5 y = 0,015mol

=> y= số mol H2SO4 = 0,01 mol =>[H+] = 0,01M =>pH = 2

 

Câu 18: Trong một bình kín chứa hơi chất hữu cơ X (có dạng CnH2nO2) mạch hở và oxi (số mol O2 gấp đôi số mol cần cho phản ứng cháy) ở 139,9oC, áp suất trong bình là 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn X sau đó đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. Công thức phân tử của X là

A. C2H4O2 . B. CH2O2 . C. C4H8O2 . D. C3H6O2 .

HD : Viết ptpu cháy : CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 → n CO2 + n H2O

amol (3n-2)/2 amol na mol na mol

Áp dụng : = => n = 3

Câu 19: Cho x mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa y mol KHCO3 (biết x<y<2x). Sau khi kết thúc tất cả phản ứng thu được kết tủa T và dung dịch Z. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Mối quan hệ giữa m, x, y là:

A.m = 82y-43x. B.m = 60(y-x). C.m = 82y-26x. D.m = 43y-26x.

 

Câu 20: Thuốc thử cần dùng để phân biệt các dung dịch riêng biệt mất nhãn : glucozơ, glixerol, alanylglyxylvalin, anđehit axetic, ancol etylic là

A. Cu(OH)2/dung dịch NaOH. B. nước brom.

C. AgNO3/dung dịch NH3. D. Na.

 

Câu 21: Cho 1,35g hợp kim Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO và 0,04 mol NO2. Khối lượng muối được tạo ra trong dung dịch là

A. 25,96 gam. B. 22,43 gam. C. 23,56 gam. D. 24,12 gam.

 

HD: Khối lượng muối = 1,35 + (0,3+0,04) .62 = 22,43 gam.

Câu 22: Cho 8,96 lít hỗn hợp 2 khí H2 và CO (đktc) đi qua ống sứ đựng 0,2 mol Al2O3 và 0,3 mol CuO nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X. X phản ứng vừa đủ trong 0,5 lít dung dịch HNO3 có nồng độ a M (sản phẩm khử là khí NO duy nhất). Giá trị của a

A. 2,00. B. 2,13. C. 4,53. D. 4,00.

 

HD: Số mol Cu = số mol CuO = 0,3 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,3 0,8

Al2O3 + 6HNO3 → 2 Al(NO3)3 + 3H2O

0,2 1,2

=>Tồng số mol HNO3 = 2,0 => a = 4,0M

 

Câu 23: Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenyl amoniclorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. 4. B. 6. C. 5. D. 3.

Câu 24: Cho 27,4 gam Ba vào 200 gam dung dịch CuSO4 16%, sau các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X có khối lượng thay đổi so với khối lượng dung dịch CuSO4 ban đầu là

A. giảm 38,4 gam. B. giảm 66,6 gam.

C. giảm 39,2 gam. D. tăng 27,0 gam.

 

HD: Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

0,2 0,2 0,2

Ba(OH)2 + CuSO4 → BaSO4 + Cu(OH)2

0,2 0,2 0,2 0,2

Khối lượng dung dịch X = 27,4 + 200 – 0,2.2 – 0,2.233 – 0,2.98 = 160,8 gam

Vậy khối lượng ddX giảm so với khối lượng CuSO4 là 39,2 gam.

 

Câu 25: Cho 3,2 gam đồng tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất là khí NO. Số gam muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng là

A. 8,84 gam. B. 5,64 gam. C. 7,90 gam. D. 10,08 gam.

 

HD: 3Cu + 8H+ + 2NO3- 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

0,12 0,03 0,045 0,03

Khối lượng muối = 0,045.64 + 0,02.96 + (0,08-0,03).62 = 7,9 gam.

Câu 26: Cho các phản ứng :

1) KNO3 + C + S 2) Na2S2O3 + H2SO4 → 3) HI + FeCl3

4) Ca3(PO4)2 + SiO2 + C 5) H2O2 + KNO26) AgBr

7) KMnO4 8) AgNO3 9) F2 + H2O

Số phản ứng tạo được đơn chất sau phản ứng là

A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.

Câu 27: Cho các chất: C2H2, C2H4, C2H5OH, CH3COOCH=CH2, CH2=CH-CH2Cl, CH3-CHCl2. Số lượng chất tạo trực tiếp ra anđehit axetic bằng 1 phản ứng là

A.5. B.6. C.4. D.3

Câu 28: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là

A. 20,0. B. 30,0. C. 13,5. D. 15,0.

 

HD: Số gam CO2 = 10 – 3,4 = 6,6 gam => số mol CO2 = 0,15 mol

=> khối lượng glucozo = 0,075.180. = 15,0 gam.

Câu 29: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. Buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.

B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

C. Stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.

D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.

 

Câu 30: Hỗn hợp X gồm một ankan M và một ankin N đem đốt cháy hoàn toàn cần đúng 36,8 gam oxi và thu được 12,6 gam nước. Số mol CO2 sinh ra bằng số mol hỗn hợp X đầu. Vậy tổng số mol của hỗn hợp X là

A. 0,2 mol. B. 0,3 mol. C. 0,1 mol . D. 0,4 mol.

 

HD: CnH2n + 2 : x mol; CmH2m - 2 : y mol . Viết pthh

Theo đề bài và pt ta có hệ pt: 3(nx + my) + (x-y) = 2,3 (1)

(nx + my) + (x-y) = 0,7 (2)

Ghpt =>nx + my = 0,8 mol =>Số mol hh : x + y = . 0,8 = 0,3 mol.

Câu 31 Cho hỗn hợp kim loại Mg, Zn, Fe vào dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2.. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 3 muối và chất rắn Y gồm ba kim loại. Ba muối trong X là

A. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)3 B. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2

C. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3 D. Mg(NO3)2, Zn(NO3)2, Cu(NO3)2

 

Câu 32: Cho 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x M thu được 42,75 gam kết tủa. Thêm tiếp 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 94,2375 gam. Giá trị của x là

A. 0,45. B. 0,3. C. 0,15. D. 0,25.

HD: Lần thứ nhất Al2(SO4)3

Lần thứ hai Al(OH)3 bị hòa tan một phần

3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3↓ (1)

3a (mol) a (mol) 3a (mol) 2a (mol)

Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O (2)

(0,35 – 3a) mol 2.(0,35 – 3a) mol

Vậy sau phản ứng còn 2a – 2.(0,35 – 3a) = (8a – 0,7) mol Al(OH)3

Kết tủa sau phản ứng gồm 3a mol BaSO4 và (8a – 0,7) mol Al(OH)3

Vậy ta có: 233. 3a + 78.(8a – 0,7) = 94,2375 => a = 0,1125 (mol)

ð x = 0,1125 : 0,25 = 0,45M

 

Câu 33: Đun 1 mol hỗn hợp C2H5OH và C4H9OH (tỉ lệ mol tương ứng là 3:2) với H2SO4 đặc ở 140oC thu được m gam ete, hiệu suất phản ứng của C2H5OH là 60% và của C4H9OH là 40%. Giá trị của m là

A. 53,76. B. 28,4. C. 19,04. D. 23,72.

 

HD: Số mol C2H5OH phản ứng là 0,36 mol, C4H9OH là 0,16 mol.

m = 0,16. 102 + 0,2 . 74 = 23,72 gam.

 

Câu 34: Tripeptit M và tetrapeptit Q đều được tạo ra từ một amino axit X mạch hở, phân tử có một nhóm -NH2. Phần trăm khối lượng của N trong X là 18,667%. Thuỷ phân không hoàn toàn hết m gam hỗn hợp M, Q (tỉ lệ mol 1 : 1) trong môi trường axit thu được 0,945 gam M ; 4,62 gam đipeptit và 3,75 gam X. Giá trị của m là

A. 58,725. B. 5,580. C. 9,315. D. 8,389.

 

HD: Từ %N =>aminoaxit X là glyxin

Tripeptit M : x mol

Tetrapeptit Q : x mol

Ta có : 7 x = 0,135 => x = 0,135/7 => m = (0,135/7)x 435 = 8,389 gam.

 

Câu 35: Cho hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất) đồng thời còn một phần 1 kim loại chưa tan hết. Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch Y thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là

A. 280. B. 240. C. 320. D. 360.

HD: Fe → Fe2+ + 2e

xmol 2xmol

Cu → Cu2+ + 2e

ymol 2ymol

NO3- + 4H+ + 3e NO + H2O

0,08mol 0,32mol 0,24mol

H+(dư) + OH- H2O

0,08mol 0,08mol

Fe2+ + 2OH- Fe(OH)2

xmol 2xmol

Cu2+ + 2OH- Cu(OH)2

ymol 2ymol

Tổng số mol OH- = 0,32 mol =>VNaOH = 320 ml.

 

Câu 36: Cation X2+ có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 80, trong đó tỉ số hạt electron so với hạt nơtron là . Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc

A. chu kì 4, nhóm IIA. B. chu kì 4, nhóm VIA.

C. chu kì 4, nhóm VIIIB. D. chu kì 4, nhóm IIB.

Câu 37: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO dư, nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỷ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 nung nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là:

A. 7,8 B. 8,8 C. 7,4 D. 9,2

HD: PPTB CxH2x + 1OH + CuO → CxH2x O + Cu + H2O

amol amol

ð x= 1,5 => 2 ancol : CH3OH, C2H5OH => 2 anđehit là :HCHO và CH3CHO

ð HCHO 4Ag

amol 4amol

CH3CHO 2Ag

bmol 2bmol

ð Ta lập hệ: => 4a + 2b = 0,6 (1)

7a - 7b = 0 (2)

ð a = b =0,1 => m = 7,8 gam.

 

Câu 38: Trường hợp nào sau đây không phải là hợp kim của nhôm ?

A.Silumin. B.Đuyra. C.Electron. D.Boxit.

Câu 39: Cho sơ đồ phản ứng :

CrO3 X Y Z X.

X, Y, Z là các hợp chất chứa crom. X, Y, Z lần lượt là

A. Na2CrO4, Na2Cr2O7, Cl2. B. Na2Cr2O7, Na2CrO4, CrCl3.

C. Na2CrO4, Na2Cr2O7, CrCl3. D. NaCrO2, Na2Cr2O7, CrCl3.

Câu 40: Các chất đều bị thuỷ phân trong dung dịch NaOH loãng, nóng là

A. nilon-6, protein, nilon-7, anlyl clorua, vinyl axetat.

B. vinyl clorua, glyxylalanin, poli(etylen-terephtalat), poli(vinyl axetat), nilon-6,6.

C. nilon-6, tinh bột, saccarozơ, tơ visco, anlyl clorua, poliacrilonitrin.

D. mantozơ, protein, poli(etylen-terephtalat), poli(vinyl axetat), tinh bột.

 

_________________________________________________________________________________

II. PHẦN RIÊNG [10 câu]

Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)

A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)

Câu 41: Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là

A. 4. B. 5. C. 7. D. 6.

Câu 42: Oxi hoá chậm m gam Fe ngoài không khí thu được 12,4 gam hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe còn dư. Hoà tan A vừa đủ bởi 200ml dung dịch HNO3 thu được 3,36 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính m và nồng độ dung dịch .

A. 18,08g và 3,2 M. B. 11,2g và 3,0M.

C. 11,2g và 3,75M. D. 18,08g và 3,75M

HD: Áp dụng bảo toàn electron => m= 11,2 gam, CM = 3,75M

 

Câu 43: Cho 27,0 gam hỗn hợp X gồm: axit axetic, 2-hidroxyl etanal, propan-1-ol phản ứng với Na vừa đủ sau khi kết thúc phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A.10,08. B.8,96. C.5,04. D.6,72.

HD: Số mol H2 = nhh = 0,225 mol => Thể tích H2 = 5,04 lít.

Câu 44: Trung hòa m gam hỗn hợp hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau bằng dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 1,32m gam muối cacboxylat. Vậy công thức của hai axit là

A.C2H5COOH và C3H7COOH. B.HCOOH và CH3COOH.

C.C2H3COOH và C3H5COOH. D.CH3COOH và C2H5COOH.

HD: Phương pháp TB => RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O

=> MR = 23,75 => Chọn câu D

Câu 45: Cho các chất: phenol, anilin, axit acrylic, benzanđehit, glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ. Số chất phản ứng được với nước brom là

A.5. B. 6. C. 7. D. 8.

Câu 46: Trong dung dịch X có: 0,02 mol Ca2+ ; 0,05 mol Mg2+ ; 0,02 mol HCO ; Cl. Trong dung dịch Y có : 0,12 mol OH; 0,04 mol Cl ; K+. Cho X vào Y, sau các phản ứng hoàn toàn khối lượng kết tủa thu được lớn nhất là

A. 6,2 gam. B. 4,9 gam. C. 4,2 gam. D. 2,0 gam.

 

HD: HCO3- + OH- → CO32- + H2O

0,02 0,02 0,02

Ca2+ + CO32- → CaCO3

0,02 0,02 0,02

Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

0,05 0,1 0,05

Khối lượng kết tủa = 0,02.100 + 0,05.58 = 4,9 gam.

 

Câu 47: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên?

A. 1,8. B. 1,5. C. 1,2. D. 2,0.

HD: Mg + 2Ag+ → Mg2+ + 2Ag

0,5 1,0

Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu

0,7 0,7

Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu

1,3

Để dd chứa 3 ion kim loại thì số mol Zn = x < 1,3 => Chọn đáp án C

 

Câu 48: Cho 0,1 mol hợp chất hữu cơ có công thức phân tử CH6O3N2 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là

A. 21,8. B. 15,0. C. 12,5. D. 8,5.

HD: CH3NH3NO3 + NaOH → CH3NH2 + NaNO3 + H2O

0,1 0,1

Khối lượng chất rắn (NaNO3, NaOHdư) = 0,1.85 + 0,1.40 = 12,5 gam.

 

Câu 49: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. SiO2 là một oxit axit, tan dễ trong kiềm nóng chảy và không tan trong các dung dịch axit.

B. Vải hoặc gỗ tẩm thủy tinh lỏng (dung dịch đậm đặc của K2SiO3 và Na2SiO3) sẽ khó bị cháy.

C. Hidro florua có nhiệt độ sôi lớn hơn hidro clorua.

D. Phân lân supe photphat đơn có thành phần chính là hỗn hợp CaSO4 và Ca(H2PO4)2.

Câu 50: Cho cân bằng trong bình kín sau: CH4(k) + H2O(k) CO(k) + 3H2(k) (∆H>0)

Trong các yếu tố: (1) giảm nhiệt độ; (2) thêm một lượng CO; (3) thêm một lượng nước; (4) tăng áp suất chung của hệ; (5) dùng chất xúc tác. Dãy gồm các yếu tố đều làm cân bằng của hệ chuyển dịch về phía nghịch là

A.(1), (2), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (4), (5).

B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)

Câu 51: Dung dịch A chứa HNO3 1M và H2SO4 0,6M. Cho 100ml dung dịch B gồm KOH 1M và NaOH 0,8M vào 100ml dung dịch A, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 15,22. B. 17,74. C. 15,63 D. 17,70.

HD: ddA : Số mol H+ = 0,22mol ; NO3- = 0,1mol ; SO42- = 0,06mol.

ddB: Số mol OH- = 0,18mol ; K+ = 0,1mol ; Na+ = 0,08mol.

Sau phản ứng m= (0,1- 0,04)62 + 0,06.96 + 0,1.39 + 0,08.23 = 15,22gam.

 

Câu 52: Oxi hóa etilen bằng oxi (xt PdCl2, CuCl2) thu được chất hữu cơ X. X tác dụng với HCN thu được chất hữu cơ Y. Vậy X và Y tương ứng là

A.CH3CHO và CH3COONH4. B.CH3CHO và CH3CH(OH)CN.

C.CH3CHO và CH3CH2CN. D.CH3CH2OH và CH3CH2CN.

Câu 53: Xét phản ứng thuận nghịch sau: SO2(k) + NO2(k) SO3(k) + NO(k).

Cho 0,11 (mol) SO2, 0,1 (mol) NO2, 0,07 (mol) SO3 vào bình kín 1 lít. Khi đạt cân bằng hóa học thì còn lại 0,02 (mol) NO2. Vậy hằng số cân bằng KC

A. 23 B. 20 C. 18 D. 0.05

HD: SO2(k) + NO2(k) SO3(k) + NO(k).

Bđ 0,11 0,1 0,07 0

Pư 0,08 0,08 0,08 0,08

Cb 0,03 0,02 0,15 0,08

=> KC = 20

 

Câu 54: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.

B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.

C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.

D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni.

Câu 55: Cho các chất sau: axetilen, axit fomic, fomanđehit, phenyl fomat, glucozơ, etanal, metyl axetat, mantozơ, natri fomat, axeton. Số chất có thể tham gia phản ứng tráng gương là

A. 8. B. 9. C. 6. D. 7.

Câu 56: Chất X có công thức phân tử là C4H6O4. X tác dụng với NaHCO3 cho số mol CO2 bằng số mol X đã phản ứng. Mặt khác, X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2. Hãy cho biết X chứa nhóm chức gì?

A.axit 2 chức. B.axit và ancol. C.axit và anđehit. D.axit và este.

Câu 57: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol X thu được 6,72 lít CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Số lượng ancol thỏa mãn tính chất của X là

A. 2 chất. B. 3 chất. C. 4 chất. D. 5 chất.

HD: Theo đề bài => C3H8Ox (x≤3) Cho x=1, 2, 3 => có 5 ancol thỏa mãn.

Câu 58: Cho các thế điện cực chuẩn : E= -1,66 V ; E= + 0,34 V. Biết suất điện động chuẩn của pin : E=1,1 V, E= 0,71 V. Vậy suất điện động chuẩn của pin Mg-Zn E

A. 1,81 V. B. 0,9 V. C. 1,61 V. D. 2 V.

Câu 59: Một trong những hướng con người đã nghiên cứu để tạo ra nguồn năng lượng nhân tạo to lớn sử dụng cho mục đích hoà bình, đó là

A. năng lượng mặt trời. B. năng lượng thuỷ điện.

C. năng lượng gió. D. năng lượng hạt nhân.

Câu 60: Nhúng một thanh Mg vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân lại thấy khối lượng tăng 8,4 gam. Khối lượng Mg đã phản ứng là:

A. 6,96 gam. B. 24 gam. C. 22,8 gam. D. 25,2 gam.

 

HD: Mg + 2Fe3+ Mg2+ + 2Fe2+

0,4 0,8 0,8

Mg + Cu2+ Mg2+ + Cu

0,05 0,05 0,05

Mg + Fe2+ Mg2+ + Fe

x x x

Ta có : 0,05.64 + 56x – 0,4.24 – 0,05.24 – 24x = 8,4 =>x =0,5 mol

=> Khối lượng Mg phản ứng = 0,95 .24 = 22,8 gam.

---------- HẾT ----------

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu