Đề kiểm tra môn Sinh lớp 12 nâng cao



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Sinh 12

M«n thi: Sinh 12 N©ng cao

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 126

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:........................

C©u 1: Đối với quá trình tiến hóa, các cơ chế cách li có vai trò chính là

A. tạo ra alen mới trong quần thể

B. làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể

C. tăng cường sự phân hóa kiểu gen với quần thể gốc

D. tạo nên cá thể và quần thể thích nghi

C©u 2: Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc chung của sinh giới thuộc

A. bằng chứng giải phẫu so sánh.                              B. bằng chứng phôi sinh học.

C. bằng chứng địa lí sinh học.                                   D. bằng chứng sinh học phân tử.

C©u 3: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong quá trình tiến hóa nhỏ là:

A. cung cấp nguyên liệu sơ cấp                                 B. định hướng cho quá trình tiến hóa

C. cung cấp nguyên liệu thứ cấp                                D. ngăn ngừa giao phối tự do

C©u 4: Nội dung nào sau đây đúng? (1) Các loài phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường. (2) Chỉ có động vật mới nhạy cảm với nhiệt độ, còn thực vật thì rất ít phản ứng với nhiệt độ. (3) Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt. (4) Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn so với động vật biến nhiệt.

A. 1, 2 và 3.                  B. 2 và 3.                             C. 1, 2 và 4.                         D. 1 và 4.

C©u 5: Cơ quan tương tự là những cơ quan

A. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

B. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

C. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.

C©u 6: Thời gian đầu, người ta dùng một loại hóa chất thì diệt được trên 90% sâu tơ hại bắp cải, nhưng sau nhiều lần phun thì hiệu quả diệt sâu của thuốc giảm hẳn. Hiện tượng trên có thể được giải thích như sau : (1) khi tiếp xúc với hóa chất, sâu tơ đã xuất hiện alen kháng thuốc; (2) trong quần thể sâu tơ đã có sẵn các đột biến gen quy định khả năng kháng thuốc.(3) khả năng kháng thuốc càng hoàn thiện do chọn lọc tự nhiên tích lũy các alen kháng thuốc ngày càng nhiều. (4) sâu tơ có tốc độ sinh sản nhanh nên thuốc trừ sâu không diệt hết được. Giải thích đúng là

A. 1, 2, 3.                     B. 1, 4.                                 C. 2, 4.                                D. 2, 3

C©u 7: Cây mọc dưới tán của cây khác, tiếp nhận ánh sáng khuyếch tán thường có có đặc điểm

A. phiến lá dày, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.

B. phiến lá dày, bản lá hẹp, nằm nghiêng, mô giậu phát triển.

C. phiến lá mỏng, màu xanh đậm, có ít hoặc không có mô giậu.

D. phiến lá mỏng, màu xanh nhạt, mô giậu phát triển.

C©u 8: Cho gen A có nhiều alen: A là gen trội có lợi, a là gen lặn có hại, còn a1, a2, a3 là các alen không có lợi cũng chẳng có hại cho cơ thể. Trong quần thể, tần số a1, a2, a3 tăng. Đó là biểu hiện của sự

A. chọn lọc tự nhiên ở tiến hóa lớn.

B. chọn lọc tự nhiên ở tiến hóa nhỏ.

C. củng cố ngẫu nhiên đột biến trung tính.

D. ổn định thành phần kiểu gen của quần thể

C©u 9: Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì

A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.

B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại.

C. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.

D. nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú nên có khả năng tồn tại cao hơn.

C©u 10: Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì

A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều.

B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình.

C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn.

D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn.

C©u 11: Tác động của chọn lọc sẽ làm giảm tần số một loại alen trong quần thể nhưng rất chậm là

A. chọn lọc chống lại thể đồng hợp.                          B. chọn lọc chống lại alen lặn.

C. chọn lọc chống lại alen trội.                                  D. chọn lọc chống lại thể dị hợp.

C©u 12: Giới hạn sinh thái bao gồm

A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận.

B. khoảng thuận lợi và các khoảng chống chịu.

C. giới hạn dưới, giới hạn trên.

D. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng.

C©u 13: Loài sâu xanh hại lá biến thái qua các giai đoạn : trứng, sâu, nhộng, bướm. Tổng nhiệt hữu hiệu qua mỗi giai đoạn theo thứ tự trên là 60, 240, 180, 24 độ ngày. Loài có ngưỡng nhiệt phát triển là 90C . Biết nhiệt độ trung bình của môi trường là 210C . Số thế hệ trung bình của sâu trong một năm là :

A. 5 thế hệ.                   B. 11 thế hệ.                        C. 12 thế hệ.                        D. 9 thế hệ.

C©u 14: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại Cổ sinh là gì?

A. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống.

B. Sự xuất hiện quyết trần.

C. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật.

D. Sự xuất hiện lưỡng cư và bò sát.

C©u 15: Một loài côn trùng có ngưỡng nhiệt phát triển là 60C . Loài có chu kì sống 45 ngày đêm ở nhiệt độ trung bình 140C . Tính tổng nhiệt hữu hiệu cho một chu kì sống của loài?

A. 546 độ - ngày.          B. 360 độ - ngày.                 C. 180 độ - ngày.                 D. 273 độ - ngày.

C©u 16: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng

A. cách li tập tính         B. cách li sinh thái               C. cách li sinh sản               D. cách li địa lí.

C©u 17: Phát biểu nào dưới đây không đúng về những dấu hiệu cơ bản của sự sống?

A. Sự thường xuyên tự đổi mới thông qua quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường từ đó có hiện tượng sinh trưởng, cảm ứng do đó các hệ thống sống là những hệ mở.

B. Tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản. ADN có khả năng tích lũy thông tin di truyền.

C. Tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất.

D. ADN có khả năng sao chép đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc ADN luôn được duy trì, đặc trưng và ổn định qua các thế hệ.

C©u 18: Tại một khu rừng có năm loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài trên cùng tồn tại?

A. Mỗi loài ăn một loại sâu khác nhau.

B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau trong rừng.

C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.

D. Mỗi loài tìm kiếm nguồn thức ăn dồi dào nhất để ăn.

C©u 19: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do

A. sự tiến hóa trong quá trình phát triển chung của lòai.

B. thực hiện các chức phận giống nhau.

C. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau.

D. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau.

C©u 20: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động vật đẳng nhiệt ở vùng nhiệt đới có tai, đuôi và các chi thường lớn hơn so với ở vùng ôn đới.

B. Động vật đẳng nhiệt sống ở môi trường có khí hậu lạnh, có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể nhỏ hơn so vói động vật ở xứ nóng.

C. Động vật đẳng nhiệt ở xứ lạnh thường có lông xoăn, dài, rậm, da và mỡ dày hơn so với ở xứ nóng.

D. Tai và đuôi của thỏ vùng nhiệt đới nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng ôn đới lạnh.

C©u 21: Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là

A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.

B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.

C. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.

D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

C©u 22: Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài?

A. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau.

B. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh.

C. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì cạnh tranh với nhau càng yếu.

D. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng yếu.

 

 

 

C©u 23: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Cánh của bồ câu và cánh của châu chấu là cơ quan tương đồng do có chức năng giống nhau là  giúp cơ thể bay.

B. Các cơ quan tương đồng có thể có hình thái, cấu tạo khác nhau do chúng thực hiện chức năng khác nhau.

C. Tuyến tiết nọc độc của rắn và tuyến tiết nọc độc của bò cạp vừa được xem là cơ quan tương đồng, vừa được xem là cơ quan tương tự.

D. Gai của cây hoa hồng là biến dạng của lá, còn gai của cây xương rồng là biến dạng của thân, và do có nguồn gốc khác nhau nên không được xem là cơ quan tương đồng.

C©u 24: Trong giới hạn của nhiệt độ thì nhiệt độ môi trường tăng có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục của vật nuôi biến nhiệt?

A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài.

B. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục ngắn.

C. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục ngắn.

D. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục ngắn

C©u 25: Điều nào sau đây không đúng khi đề cập đến sự đa hình cân bằng di truyền?

A. Không có sự thay thế hoàn toàn một alen này  bằng một alen khác

B. Ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc nhóm gen

C. Thể đồng hợp thường tỏ ra ưu thế hơn thể dị hợp tương ứng

D. Quần thể song song tồn tại một số loại kiểu hình cân bằng ổn định

C©u 26: Cặp nhân tố nào sau đây có thể làm xuất hiện alen  mới trong quần thể?

A. Đột biến và di - nhập gen                                     B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên

C. Đột biến và giao phối gần                                     D. Chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen

C©u 27: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điêù này rút ra kết luận nào sau đây?

A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.

B. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.

C. Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã.

D. Sự xuất hiện các prôtêin và axitnuclêic chưa phải là xuất hiện sự sống.

C©u 28: Với 5 loài thủy sinh vật, sống ở 5 địa điểm khác nhau : Loài A sống ở nước ngọt; Loài B sống ở cửa sông; Loài C sống ở gần bờ; Loài D sống xa bờ trên lớp nước mặt; Loài E sống ở biển sâu 4000m. Loài rộng muối nhất và loài hẹp nhiệt nhất lần lượt là

A. B và E.                     B. A và C                             C. D và E.                            D. B và C

C©u 29: Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là

A. quá trình đột biến tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình giao phối tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp.

B. đa số đột biến là có hại, quá trình giao phối trung hoà tính có hại của đột biến.

C. quá trình đột biến gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các alen, quá trình giao phối sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó.

D. quá trình đột biến làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình giao phối làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó.

C©u 30: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, nội dung nào sau đây không phải là vai trò của giao phối ngẫu nhiên

A. tạo ra vô số biến dị tổ hợp

B. làm phát tán đột biến trong quần thể

C. làm trung hòa tính có hại của đột biến

D. làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể

 

----------------- HÕt 126 -----------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu