Sinh Học Lớp 12 Cơ Bản



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Sinh 12

M«n thi: Sinh 12 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 194

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:........................

C©u 1: Tại một khu rừng có năm loài chim ăn sâu, số lượng sâu không thật dồi dào. Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài trên cùng tồn tại?

A. Mỗi loài ăn một loại sâu khác nhau.

B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau trong rừng.

C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.

D. Mỗi loài tìm kiếm nguồn thức ăn dồi dào nhất để ăn.

C©u 2: Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì

A. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

B. khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn.

C. quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng.

D. quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong.

C©u 3: Cho các nhóm sinh vật sau: (1) Những con chuột sống cùng ruộng lúa. (2) Những con cá rô phi sống cùng một ao. (3) Những con chim sống trong một khu vườn. (4) Những con mối trong tổ mối ở chân đê. (5) Những con hổ cùng loài trong một vườn bách thú. (6) Bèo nổi trên mặt Hồ Tây. (7) Các cây mọc ven bờ hồ. Những nhóm sinh vật không phải là quần thể bao gồm :

A. 1, 3, 5, 6 và 7.          B. 2 và 4.                             C. 1, 3 và 7                          D. 1, 3, 4, 5, 6 và 7

C©u 4: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống trong các vùng ngập thủy triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thủy triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp?

A. vật ăn thịt - con mồi.                                            B. Hợp tác.                          C. Kí sinh.        D. Cộng sinh.

C©u 5: Đặc điểm của mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm giữa các loài trong quần xã là

A. một loài trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài khác.

B. một loài trong quá trình sống đã chủ động gây hại cho các loài khác.

C. một loài sử dụng các loài khác để sống nhờ và gây hại cho các loài đó.

D. một loài hội sinh với loài khác và vô tình gây hại cho loài đó.

C©u 6: Cho các kiểu phân bố các cá thể trong quần thể gồm: (1) Các cây thông trong rừng thông. (2) Đàn bò rừng. (3) Các loài cây gỗ sống trong rừng. Các kiểu phân bố (1), (2), (3) theo thứ tự là

A. phân bố theo nhóm, đồng đều,  ngẫu nhiên.         B. phân bố ngẫu nhiên, theo nhóm, đồng đều.

C. phân bố đồng đều, theo nhóm, ngẫu nhiên.          D. phân bố đồng đều,  ngẫu nhiên, theo nhóm.

C©u 7: Trên mặt hồ có diện tích 1 ha, mật độ của lục bình là 5 cây/m2. Mỗi cây chiếm diện tích trung bình 1,25dm2, cứ 10 ngày mỗi cây mẹ sinh thêm một cây mới và không xảy ra tử vong, phát tán. Số cá thể lục bình phủ kín mặt hồ sau thời gian bao lâu?

A. 30 ngày.                   B. 40 ngày.                          C. 50 ngày.                          D. 60 ngày.

C©u 8: Kiểu phân bố nào của các cá thể trong quần thể có vai trò hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường?

A. Kiểu phân bố theo nhóm.                                     B. Kiểu phân bố ngẫu nhiên.

C. Kiểu phân bố đồng đểu.                                        D. Kiểu phân bố đặc trưng.

C©u 9: Nếu ổ sinh thái của hai loài khá giống nhau thì khẳng định nào sau đây đúng?

A. Sự cạnh tranh giữa hai loài không gay gắt.

B. Sự cạnh tranh giữa hai loài rất gay gắt.

C. Hai loài phụ thuộc lẫn nhau.

D. Tồn tại mối quan hệ hợp tác giữa hai loài.

C©u 10: Sự kiện đáng chú ý nhất trong đại Cổ sinh là gì?

A. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống.

B. Sự xuất hiện quyết trần.

C. Sự chinh phục đất liền của thực vật và động vật.

D. Sự xuất hiện lưỡng cư và bò sát.

C©u 11: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là

A. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại         B. ít nhất có một loài bị hại

C. tất cả các loài đều bị hại                                        D. không có loài nào có lợi

 

C©u 12: Quan hệ hỗ trợ trong quần xã biểu hiện ở kiểu

A. quần tụ thành bầy hay cụm và hiệu quả nhóm     B. cộng sinh, hội sinh, hợp tác

C. kí sinh, ăn loài khác, ức chế cảm nhiễm                D. cộng sinh, hội sinh, kí sinh

C©u 13: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi : trước sinh sản, sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi

A. mất đi nhóm trước sinh sản.

B. mất đi nhóm trước sinh sản và nhóm đang sinh sản.

C. mất đi nhóm đang sinh sản.

D. mất đi nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản.

C©u 14: Điều nào không đúng khi nói về hiện tượng khống chế sinh học?

A. Có sự tác động của quan hệ đối kháng giữa các loài.

B. Thường xảy ra trong phạm vi quần thể.

C. Thường xảy ra giữa hai loài cạnh tranh.

D. Có sự tác động của quan hệ hỗ trợ khác loài.

C©u 15: Nội dung nào sau đây đúng? (1) Các loài phản ứng khác nhau đối với nhiệt độ môi trường. (2) Chỉ có động vật mới nhạy cảm với nhiệt độ, còn thực vật thì rất ít phản ứng với nhiệt độ. (3) Động vật biến nhiệt thay đổi nhiệt độ cơ thể theo nhiệt độ môi trường nên dễ thích nghi hơn so với động vật đẳng nhiệt. (4) Động vật đẳng nhiệt có khả năng phân bố rộng hơn so với động vật biến nhiệt.

A. 1, 2 và 3.                  B. 2 và 3.                             C. 1, 2 và 4.                         D. 1 và 4.

C©u 16: Cây mọc dưới tán của cây khác, tiếp nhận ánh sáng khuyếch tán thường có có đặc điểm

A. phiến lá dày, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.

B. phiến lá dày, bản lá hẹp, nằm nghiêng, mô giậu phát triển.

C. phiến lá mỏng, màu xanh đậm, có ít hoặc không có mô giậu.

D. phiến lá mỏng, màu xanh nhạt, mô giậu phát triển.

C©u 17: Điều nào không đúng về sự liên quan giữa ổ sinh thái và sự cạnh tranh giữa các loài?

A. Những loài có ổ sinh thái không giao nhau thì không cạnh tranh với nhau.

B. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng mạnh.

C. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng ít thì cạnh tranh với nhau càng yếu.

D. Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn thì cạnh tranh với nhau càng yếu.

C©u 18: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Động vật đẳng nhiệt ở vùng nhiệt đới có tai, đuôi và các chi thường lớn hơn so với ở vùng ôn đới.

B. Động vật đẳng nhiệt sống ở môi trường có khí hậu lạnh, có tỉ lệ giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích cơ thể nhỏ hơn so vói động vật ở xứ nóng.

C. Động vật đẳng nhiệt ở xứ lạnh thường có lông xoăn, dài, rậm, da và mỡ dày hơn so với ở xứ nóng.

D. Tai và đuôi của thỏ vùng nhiệt đới nhỏ hơn tai và đuôi của thỏ ở vùng ôn đới lạnh.

C©u 19: Nhóm loài ưu thế là nhóm loài có

A. vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn địng của quần xã.

B. vai trò thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm này suy vong vì một nguyên nhân nào đó.

C. tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.

D. tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, nhưng sự có mặt của chúng làm tăng độ đa dạng quần xã.

C©u 20: Tính đa dạng về loài của quần xã thể hiện ở

A. mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài.

B. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.

C. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.

D. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.

C©u 21: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điêù này rút ra kết luận nào sau đây?

A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic.

B. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin.

C. Prôtêin có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã.

D. Sự xuất hiện các prôtêin và axitnuclêic chưa phải là xuất hiện sự sống.

C©u 22: Giới hạn sinh thái bao gồm

A. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận.

B. khoảng thuận lợi và các khoảng chống chịu.

C. giới hạn dưới, giới hạn trên.

D. giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng.

C©u 23: Trong giới hạn của nhiệt độ thì nhiệt độ môi trường tăng có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ sinh trưởng và tuổi phát dục của vật nuôi biến nhiệt?

A. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục kéo dài.

B. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục ngắn.

C. Tốc độ sinh trưởng tăng, thời gian phát dục ngắn.

D. Tốc độ sinh trưởng giảm, thời gian phát dục ngắn

C©u 24: Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ - vật ký sinh là

A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó.

B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.

C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi.

D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi.

C©u 25: Trong một khu rừng rộng 500ha. Mật độ sóc vào năm nghiên cứu thứ nhất là 1,5 cá thể/ha. Năm thứ hai khảo sát thấy có 795 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Tỉ lệ phần trăm về sức sinh sản của quần thể sau năm thứ hai là :

A. 8%.                          B. 6%.                                 C. 10%.                               D. 12%.

C©u 26: Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật thường dẫn đến

A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.

B. tăng kích thước quần thể tới mức tối đa.

C. tiêu diệt lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể, làm cho quần thể bị diệt vong.

D. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp.

C©u 27: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể và kích thước cơ thể, thì câu không đúng

A. loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn.

B. loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ.

C. kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể của loài đó.

D. kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống của loài đó.

C©u 28: Phát biểu nào dưới đây không đúng về những dấu hiệu cơ bản của sự sống?

A. Sự thường xuyên tự đổi mới thông qua quá trình trao đổi chất và năng lượng với môi trường từ đó có hiện tượng sinh trưởng, cảm ứng do đó các hệ thống sống là những hệ mở.

B. Tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản. ADN có khả năng tích lũy thông tin di truyền.

C. Tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất.

D. ADN có khả năng sao chép đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc ADN luôn được duy trì, đặc trưng và ổn định qua các thế hệ.

C©u 29: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Sự phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi.

B. Trong rừng mưa nhiệt đới, sự phân tầng thẳng đứng giúp sinh vật thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau.

C. Sự phân tầng của thực vật kéo theo sự phân tầng ở động vật.

D. Cấu trúc phân tầng thẳng đứng của quần xã làm cây này che khuất cây kia, hạn chế sự phát triển của các thực vật ở tầng dưới.

C©u 30: Quần thể động vật có chu kì sống ngắn, tuổi thọ trung bình của quần thể thấp, phát dục sớm, tỉ lệ sinh lớn và tỉ lệ tử vong cao thường xảy ra hiện tượng

A. số lượng cá thể trong năm dao động lớn, khả năng phục hồi của quần thể nhanh.

B. số lượng cá thể trong năm dao động rất ít, khả năng phục hồi của quần thể chậm.

C. số lượng cá thể trong năm dao động rất lớn, khả năng phục hồi của quần thể rất chậm.

D. số lượng cá thể trong năm dao động rất ít và hầu như không có khả năng phục hồi.

 

----------------- HÕt 194 -----------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu