Đề Thi Môn Sinh Học lớp 12 Học Kì 2



Trang Anh Nam

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2NĂM HỌC 2011-2012

MÔN: SINH HỌC - LỚP 12THPT

I. PHẦN CHUNG:( 8,0 điểm ).

Câu 1.Hóa thạch là
a) tất cả những gì trong các thời đại trước để lạitrong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất
b) xác của các loài sinh vật bị hóa đá
c)  di tích của sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
d) các loài sinh vật đã phát sinh hàng triệu năm trước vẫn còn tồn tại đến ngày nay

Câu 2.Một “không giansinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường đều nằm trong giới
hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển lâu dài. Không gian sinh thái đó là
a) nơi ở.
b) ổ sinh thái.
c) giới hạn sinh thái.
d) khu vực địa lí.

Câu 3.Đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa là
a) cá thể.
b) quần thể.
c) nòi.
d) loài.

Câu 4. Mối quan hệ nào sau đây giữa hai loài mà trong đó khôngcó loài nào bị hại?
a) Hội sinh.
b) Kí sinh.
c) Cạnh tranh.
d) Ức chế - cảm nhiễm.


Câu 5. Một quần thể có thành phần kiểu gen ở thế hệ ban đầu là 0,5 AA + 0,4 Aa + 0,1 aa = 1. Theo lý
thuyết, tỉ lệ dị hợp sau 3 thế hệ tự thụ phấn trong quần thể chiếm
a) 0,05.
b) 0,10.
c) 0,15.
d) 0,20

Câu 6.Hai cơ quan nào sau đây giữa hai loài không phải là hai cơ quan tương đồng?
a) Cánh chim và cánh dơi.
b) Tuyến nọc độc ở rắn và tuyến nước bọt ở thú.
c) Sừng trâu và ngà voi.
d) Vây trước cá voi và chi trước ở mèo.

Câu 7.Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp
a) ở thực vật, hiếm gặp ở động vật.
b) ở động vật, hiếm gặp ở thực vật.
c) ở những loài phát tán mạnh.

d) thực vật và động vật ít di động xa.


Câu 8.Thực vật có hoa phát sinh trong đại
a) Nguyên sinh.
b) Cổ sinh
c) Trung sinh
d) Tân sinh.

Câu 9.Các loài sinh vật nào sau đây thuộc loại động vật biến nhiệt?
a) Chim và mèo.
b) Gà và chó.
c) Chuột và lợn.
d) Thằn lằn và ếch.

Câu 10.Quần thể ngẫu phối nào sau đây cân bằng Hacdi - Vanbec?
a) 0,5 AA + 0,4 Aa + 0,1 aa = 1.
b)  0,49AA + 0,42 Aa + 0,09 aa = 1.
c) 0,42 AA + 0,49 Aa + 0,09 aa = 1
d) 0,4 AA + 0,5 Aa + 0,1 aa = 1

Câu 11.Theo thuyết tiến hóa của Đacuyn thì nguồn nguyên liệu chủ yếu của CLTN là các biến dị phát sinh
a) trong quá trình sinh sản của từng cá thể (biến dị cá thể).
b) qua quá trình đột biến (đột biến).
c) qua quá trình giao phối (biến dị tổ hợp).
d) do ảnh hưởng của ngoại cảnh và tập quán hoạt động của động vật.

Câu 12.Dạng cách li nào sau đây khôngphải là cách li sinh sản?
a) Cách li tập tính.
b) Cách li địa lí.
c) Cách li cơ học.
d) Cách li thời gian (mùa vụ).

Câu 13.Xét các cấp độ tổ chức của sư sống: (1) cá thể. (2) Quần xã.(3) Quần thể.
Các cấp độ tổ chức của sự sống theo trình tự lớn dần là:
a) (1) → (2) → (3).
b) (3) → (1) → (2).
c) (3) → (2) → (1).
d) (1) → (3) → (2)

Câu 14.Kiểu phân bố ngẫu nhiên trong quần thể thường xuất hiện trong môi trường
a) không đồng nhất và các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
b) đồng nhất nhưng các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.
c) đồng nhất nhưng các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt
d) không đồng nhất và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.

Câu 15.Biết rằng, mỗi gen qui định một tính trạng và các tính trạng đều trội hoàn toàn. Theo lý thuyết, Phép
lai giữa 2 cá thể mang 2 cặp gen dị hợp (AaBb x AaBb)phân li độc lập sẽ tạo ra thế hệ lai F1bao nhiêu loại
kiểu gen?
a) 6
b) 7
c) 9
d) 12

Câu 16.Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, kết quả của quá trình tiến hóa nhỏ là
a) sự biến đổi tần số tương đối của các alen và thành phần kiểu gen của quần thể gốc
b) sự hình thành các đặc điểm thích nghi.
c) sự hình thành các nhóm phân loại lớn hơn loài như: chi, họ, bộ, lớp …
d) sự hình thành loài mới từ quần thể gốc

Câu 17.Quá trình hình thành loài khác khu vực địa lílà hình thành loài bằng
a) cách li sinh thái.
b) cách li địa lí.
c) cách li tập tính.
d) cơ chế lai xa và đa bội hóa.

Câu 18.Trong một khoảng không gian xác định, vào thời điểm nhất định, tất cả sinh vật cùng một loài gọi là
a) quần thể.
b) quần xã.
c) hệ sinh thái.
d) sinh quyển

Câu 19.Kích thước quần thể là :
a) số lượng cá thể của quần thể trên 1 đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
b)  số lượng cá thể (hoặc sản lượng hay năng lượng của các cá thể) có trong quần thể
c) số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn
sống của môi trường.
d) số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển

Câu 20.Một cá thể mang kiểu gen Ab/aB di truyền liên kết không hoàn toàn có hoán vị gen với tần số 20% khi
giảm phân sẽ cho tỉ lệ giao tử mang gen AB chiếm
a) 40%.
b) 30%.
c) 20%
d)  10%

Câu 21.Theo thuyết tiến hóa tổng hợp, các nhân tố nào sau đây khôngphải là nhân tố tiến hóa?
a) Đột biến và CLTN.
b) Giao phối ngẫu nhiên và các cơ chế cách li
c) Di - nhập gen và CLTN
d) Giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 22.Xét 3 loại nhóm tuổi trong quần thể: (1) Nhóm tuổi sau sinh sản. (2) Nhóm tuổi đang sinh sản. (3)
Nhóm tuổi trước sinh sản. Trong tháp tuổi của quần thể, các nhóm tuổi được sắp xếp từ đáy lên đỉnh lần lượt
như sau:
a) (1)→ (2)→ (3).
b) (3)→ (2)→ (1).
c) (2)→ (1)→ (3).
d)  (2)→ (3)→ (1)

Câu 23.Nhiều nhà khoa học hiên đại đã cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể
xuất hiện bằng con đường tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ các nguồn năng lượng tự nhiên, nhưng
trong đó không có nguồn năng lượng
a) sinh học.
b) sấm sét
c) tia tử ngoại.
d) núi lửa

Câu 24.Biến động theo chu kỳ là dạng biến động xảy ra do
a) những thay đổi bất thường của môi trường tự nhiên hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức
của con người
b) thiên tai, dịch bệnh …
c) những thay đổi có tính chu kì của môi trường.
d) hoạt động mạnh của các nhóm loài ưu thế.

Câu 25.Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AB/ab với nhau khi liên kết hoàn toàn sẽ tạo ra thế hệ lai F1có tỉ lệ kiểu gen AB/ab chiếm bao nhiêu phần trăm?
a) 50%.
b) 25%.
c) 15%.
d) 10%.
Câu 26.Theo quan niệm hiện đại, nhân tố cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là
a) CLTN
b) các yếu tố ngẫu nhiên.
c) đột biến
d) giao phối không ngẫu nhiên

Câu 27.Trong điều kiện môi trường không bị giới hạn, thì số lượng cá thể của quần thể
a)  tăng theo tiềm năng sinh học và đường cong đặc trưng hình chữ S
b) tăng đến mức cân bằng với sức chứa của môi trường và đường cong đặc trưng hình chữ S
c) tăng theo tiềm năng sinh học và đường cong đặc trưng hình chữ J.
d) tăng đến mức cân bằng với sức chứa của môi trường và đường cong đặc trưng hình chữ S

Câu 28.Trong quần thể, các cá thể sự cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống thường diễn ra khi
a) số lượng cá thể nhiều
b) . mật độ cá thể vượt qua khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
c) đến mùa sinh sản của loài
d) số lượng con mồi trong môi trườngsống của chúng tăng.

Câu 29.Khi điều kiện môi trường thuận lợi và số lượng cá thể dưới mức cân bằng thì quần thể sẽ có mức tử
vong giảm, sức sinh sản tăng … Từ đó làm số lượng cá thể trong quần thể
a) giảm dần.
b) ổn định.
c) biến động ngẫu nhiên.
d) tăng dần.

Câu 30.Một cá thể mang 2 cặp gen dị hợp (AaBb) phân li độc lập khi giảm phân sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử?
a) 2
b) 4
c) 8
d) 16

Câu 31.Các cá thể của hai quần thể trong cùng khu vực địa lí, có đặc điểm hình thái rất giống nhau nhưng khi giao phối với nhau thì con sinh ra đều bị bất thụ. Từ đó có thể kết luận hai quần thể này
a) thuộc cùng một loài vì chúng có thể giao phối với nhau.
b)  thuộc cùng một loài vì chúng có đặc điểm hình thái rất giống nhau.
c)  thuộc hai loài khác nhau vì giữa chúng đã bị cách li trước hợp tử.
d) thuộc hai loài khác nhau vì giữa chúng đã bị cách li sau hợp tử

Câu 32.Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác?
a) Vi khuẩn sống trong nốt sần cây họ đậu.
b) Giun trong cơ thể người.
c) Phong lan trên thân cây gỗ.
d) Hổ ăn thịt thỏ.
 

II. PHẦN RIÊNG: Học sinh chỉ được phép chọn một trong hai phần sau đây:
PHẦN A :từ câu 33 đến câu 40 (2 điểm)

Câu 33. Người đầu tiên thu được rất nhiều bằng chứng về sự tiến hóa hình thành các loài từ loài tổ tiên bằng cơ chế CLTN là
a) Đacuyn.
b) Menđen.
c) Moocgan.
d) Milơ

Câu 34. Cho các thông tin: (1) Các cá thể có hình thái giống nhau sống trong cùng quần thể nhưng không
giao phối với nhau. (2) Các cá thể có hình thái khác nhau sống trong cùng quần thể, có thể giao phối với nhau
sinh con hữu thụ. (3) Các cá thể có hình thái giống nhau sống trong cùng quần thể có thể giao phối với nhau
nhưng không tạo ra đời con. Cách li sinh sản có thể nhận biết được từ các thông tin
a) (1), (2), (3).
b) (1), (2)
c) (1), (3).
d) (2), (3).

Câu 35. Trong các loài vượn người còn tồn tại đến ngày nay thì loài có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với loài người là
a) tinh tinh.
b) gôrila
c) đười ươi.
d) vượn gibbon

Câu 36. Ví dụ nào sau đây chứng minh sự biến động số lượng cá thể của quần thể không theo chu kì?
a) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều
b) Chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … hằng năm.
c) Ếch, nhài có nhiều vào mùa mưa.
d) Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3 năm 2002 giết chết rất nhiều sinh vật rừng

Câu 37. Tuổi quần thể là
a)  thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể
b)  thời gian sống thực tế của cá thể trong quần thể.
c)  thời gian sống bình quân của các cá thể trong quần thể
d) thời gian từ khi quần thể hình thành đến lúc quần thể bị tiêu diệt

Câu 38. Các cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng liền rễ. Đây là biểu hiện của mối quan hệ
a) cạnh tranh trong quần thể.
b) hỗ trợ trong quần thể.
c) cộng sinh trong quần xã.
d) hỗ trợ trong quần xã

Câu 39. Quá trình phát sinh sự sống trên trái đất trải qua các giai đoạn:
a) Tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa sinh học.
b) Tiến hóa hóahọc → tiến hóa sinh học
c) Tiến hóa tiền sinh học → tiến hóa hóa học
d) Tiến hóa hóa học → tiến hóa tiền sinh học

Câu 40. CLTN không thể loại bỏ hoàn toàn các alen lặn có hại ra khỏi quần thể vì
a) A. các quần thể luôn đa hình về kiểu gen.
b) các alen lặn không biểu hiện ở thể dị hợp.
c)  các alen lặn không biểu hiện kiểu hình
d) trong quần thể các alen lặn có tần số rất lớn

PHẦN B :từ câu 41 đến câu 48 (2 điểm)



Câu 41. Phát biểu nào sau đây là sai về bằng chứng địa lí sinh vật học:
a)  Hệ sinh vật trên các đảo đại dương thường phong phú hơn trên các đảo lục địa.
b) Đặc điểm hệ sinh vật của từng vùng phụ thuộc vào điều kiện địa lí sinh thái của vùng đó và vùng
đó đã tách khỏi các vùng địa lí khác vào thời kì nào
c) Sự giống nhau về cấu trúc cơ thể giữa các loài chủ yếu là do chúng có chung nguồn gốc hơn là do
có điều kiện sống giống nhau
d) Hệ sinh vật trên các đảo thường giống với hệ sinh vật trên lục địa gần với đảo nhất


Câu 42. Khi hoàn cảnh sống thay đổi, các quần thể giao phối không dễ dàng bị tiêu diệt hàng loạt là do
chúng
a)  có khả năng biến đổi theo điều kiện môi trường.
b) có khả năng phát sinh các đột biến tương ứng với môi trường thay đổi
c)  đa hình về kiểu hình và có khả năng biến đổi kiểu hình thích ứng với môi trường thay đổi
d) đa hình về kiểu gen nên có tiềm năng thích ứng với môi trường thay đổi


Câu 43. Xét các đặc điểm của thực vật: (1)phiến lá dày. (2)phiến lá mỏng. (3)lá nhỏ. (4)lá to. (5)lá màu
xanh nhạt. (6)lá màu xanh đậm. Các đặc điểm của cây ưa sáng gồm:
a) (1), (3), (6).
b) (2), (4), (6).
c)  (1), (3), (5)
d) (2), (4), (5).


Câu 44. Gọi Ntvà N0là số lượng cá thể ở thời điểm t và t0, B là mức sinh sản, D là mức tử vong, I là mức nhập cư và E là mức xuất cư. Kích thước quần thể được mô tả bằng công thức tổng quát là
a) Nt= N0+ B + D - I - E.
b) Nt= N0+ B - D - I + E.
c) Nt= N0- B - D + I + E.
d) Nt= N0+ B - D + I - E.


Câu 45. Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới (khí hậu lạnh) thì kích thước cơ thể thường (1) và những phần lồi
như chi, tai, đuôi … thường (2) so với động vật cùng loài hoặc các loài có quan hệ họ hàng gần nhau sống ở vùng
nhiệt đới ấm áp. (1) và (2) lần lượt là
a) (1) lớn hơn, (2) nhỏ hơn.
b) (1) lớn hơn, (2) lớn hơn.
c) (1) nhỏ hơn, (2) nhỏ hơn.
d) (1) nhỏ hơn, (2) lớn hơn.


Câu 46. Lá cây đậu rủ xuống vào ban đêm, hướng lên vào ban ngày; ban ngày chuột ngủ trong hang, ban
đêm ra ngoài hoạt động, … Đó là các ví dụ mô tả về hoạt động theo nhịp điệu
a) ngày, đêm.
b)  mùa.
c) tuần trăng
d) thủy triều.


Câu 47. Khi điều kiện môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì trong quần thể diễn ra
a) chọn lọc ổn định.
b) chọn lọc phân hóa
c) chọn lọc vận động.
d) chọn lọc phân hóa kết hợp chọn lọc ổn định.


Câu 48. Theo thuyết tiến hóa trungtính của Kimura (1971), nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ phân tử là
a) sự chọn lọc các biến dị di truyền ở cấp độ phân tử
b) sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.
c) sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến có lợi
d) sự phát sinh các đột biến dưới tác dụng của ngoại cảnh


Script provided by Tranganhnam@yahoo.com




2 comments:

  1. Thầy ơi các loại cách li trước hợp tử trong sách cơ bản và sách nâng cao khác nhau giờ học theo sách nào thầy

    ReplyDelete
  2. Thầy ơi các loại cách li trước hợp tử trong sách cơ bản và sách nâng cao khác nhau giờ học theo sách nào thầy

    ReplyDelete

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu