Đề Thi Học Kì I–Môn vật Lý Lớp 6
B. NỘI DUNG ĐỀ:
I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng
Câu 1: Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật ?
A. 3 mét B. 1,5 lít C. 2,5 kilogam D. 7 gói
Câu 2: Dụng cụ nào sau đây được dùng để đo lực ?
A. Thước B. Cân Robecvan C. Bình chia độ D. Lực kế
Câu 3: Đơn vị đo khối lượng riêng là:
A. kg B. kg /m3 C. N/ m3 D.m3
Câu 4: Một bạn học sinh dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả sau, cách ghi nào là đúng?
A. 2000mm. B. 200cm. C. 20dm. D. 2m
Câu 5: Khi kéo vật có khối lượng 0,5kg lên theo phương thẳng đứng cần phải dùng lực như thế nào?
A. Lực ít nhất bằng 500N. B. Lực ít nhất bằng 50N.
C. Lực ít nhất bằng 5N. D. Lực ít nhất bằng 0,5N.
Câu 6: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng:
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng
C. Vừa làm biến dạng quả bóng đồng thời làm biến đổi chuyển động của quả bóng
D. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng
II. TỰ LUẬN: Trả lời các câu hỏi và bài tập sau( 7 điểm)
Câu 7: Một bình chia độ chứa nước, mực nước ở ngang vạch 75cm3. Thả vào bình một quả nặng, quả nặng ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên đến vạch 80cm3. Tính thể tích của quả nặng.(1đ)
Câu 8: Cho một bình chia độ, một cân Robecvan, một hòn sỏi và một cốc nước. Hãy trình bày cách xác định khối lượng riêng của sỏi với những dụng cụ đã nêu.(1,5đ)
Câu 9: Một quả cân được treo vào một đầu lò xo, đầu trên của lò xo gắn vào một điểm cố định.
a) Hỏi quả cân chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao quả cân đứng yên?(1,5đ)
b) Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 8cm. Khi treo quả cân vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 14 cm. Tính độ biến dạng của lò xo.(1đ)
Câu 10: Một vật có khối lượng 7,5 tạ và có thể tích là 0,3m3.
a) Tính trọng lượng của vật.(1đ)
b) Tính khối lượng riêng của chất tạo thành vật.(1đ)
\
C. BIỂU ĐIỂM:
I. TRẮC NGHIỆM( 3đ). Mỗi câu 0.5điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | C | D | B | A | C | C |
II. TỰ LUẬN( 7 đ)
Câu 7: Tính được thể tích của quả nặng:(1đ)
V= V2 – V1 = 80 – 75 = 5(cm3)
Câu 8: Nêu được ba bước, mỗi bước 0.5đ
- Dùng cân đo khối lượng(m) của hòn sỏi(0.5đ)
- Dùng cốc nước và bình chia độ đo thể tích(V) của hòn sỏi(0.5đ)
- Dùng công thức D= m/V để tính khối lượng riêng của sỏi(0.5đ)
Câu 9: a)- Nêu được có 2 lực tác dụng vào quả cân, đó là trọng lực và lực đàn hồi của lò xo(0.5đ)
- Giải thích được tại sao vật đứng yên(0.5đ)
( Vật đứng yên vì trọng lực và lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào quả cân là hai lực cân bằng)
b)Tính được độ biến dạng của lò xo( 1đ)
x= l0 – l = 14 – 8 = 6(cm)
Câu 10:
a) – Đổi được 7,5 tạ = 750kg (0.25đ)
- Tính được trọng lượng của vật( 0.75đ)
P= 10m = 10. 750 = 7500(N)
b) Tính được KLR của chất tạo thành vật(1đ)
D = m/V = 750/ 0,3 = 2500( kg/m3)
( Ghi được công thức 0.5đ, thế số và tính đúng kết quả 0.5đ, ghi sai đơn vị -0,25đ)
No comments: