CHÍ PHÈO (Nam Cao)




CHÍ PHÈO (Nam Cao)

I-Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo
1-Giá trị hiện thực:
- Phản ánh những mâu thuẫn xung đột trong xã hội nông thôn trước CMT8 (bao gồm xung đột giữa các thế lực thống trị và xung đột gay gắt, quyết liệt và không thể điều hòa giữa giai cấp thống trị với người lao động, tiêu biểu là xung đột Bá Kiến và Chí Phèo
+ Bá Kiến: Tiêu biểu với bản chất tàn bạo và quỉ quyệt. BK lọc lõi, thủ đoạn: túm thằng có tóc, không túm thằng trọc đầu; dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò;, dìm người ta xuống để rồi lại cứu người lên. Từ tội nhân BK biến mình thành ân nhân. Và hắn biến CP từ nạn nhân thành tội nhân.
+ Chí Phèo: Điển hình cho người nông dân lương thiện biến thành quỷ dữ, khi thức tỉnh lương tâm, CP lại chết một cách bi thảm, thảm khốc ngay trên ngưỡng cửa trở về làm người lương thiện.
- Phản ánh một hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ, phản ánh và lí giải quy luật: chừng nào còn XH vô nhân đạo thì chừng ấy vẫn còn hiện tượng CP.
Thể hiện rõ nhất ở số phận người nông dân có số phận bi thảm và cái chết thảm khốc, nhất là được thể hiện rõ trong chi tiết cuối tác phẩm. BK chết, Lí Cường lên thay, và một CP “con” lại nối nghiệp tiếp tục, XH VN vẫn không thay đổi, vẫn như trước.
2- Giá trị nhân đạo:
- Xót thương sâu sắc trước số phận bi thảm của người lao động. Ẩn sâu từ giọng văn có vẻ dửng dưng, có phần lạnh lùng là tấm lòng nhân ái thiết tha của nhà văn; Miêu tả ngoại hình xấu xa nhân vật TN và CP như một sự dị dạng, như một sản phẩm không toàn vẹn của tạo hóa và niềm băn khoăn đau đớn trước sự hủy hoại nhân tính của CP
- Khẳng định, đề cao bản chất tốt đẹp của người lao động. Đó là bản chất lương thiện; là sức mạnh của sự thức tỉnh lương tâm:
+ Khẳng định bản chất lương thiện của người lao động, tiêu biểu là nhân vật CP và TN. Từ một người nông dân lương thiện, CP bị BK nhuộm đen nhân tính, tưởng chừng như CP bị mất nhân tính. Nhưng bản chất lương thiện của CP vẫn luôn ẩn khuất đâu đây, chỉ chờ dịp là nó sống lại. Sự săn sóc và tình yêu của TN đã làm trỗi dậy bản chất lương thiện, nhân tính của CP, ban đầu là nước mắt (qua tiếng khóc) của CP; Ở nhân vật Thị Nở, tác giả miêu tả thị như một sản phẩm vô giá trị nhưng lại tồn tại cái vô giá đó là tình người. Bản chất lương thiện và tình người của TN đã làm bừng sáng bản chất lương thiện của người lao động
+ Đề cao sự thức tỉnh lương tâm chủ yếu được thể hiện qua nhân vật CP. Cái chết của CP là sự chiến thắng của lương tâm, của nhân tính con người. Sau khi thức tỉnh, CP gắng gượng trở về cuộc đời LT. CP đã có một sự lựa chọn: hoặc trở về cuộc sống quỷ dữ, hủy hoại lương tâm, hoặc phải chết. CP đã chọn cái chết để giữ lương tâm trong sáng. Cái chết của CP là cái chết của một Con người, là sự chiến thắng của lương tâm.
- Lên án, tố cáo tội ác xã hội đương thời, tiêu biểu là nhân vật BK. TP là bản cáo trạng đanh thép, tố cáo XH đã tiêu diệt đến tận cùng khát khao lương thiện và quyền sống của người lao động; XH đã cướp đi nhân hình lẫn nhân tính của CP. Trước khi vào tù CP là một thanh niên khỏe mạnh, sau khi ở tù ra, CP buộc phải bán linh hồn cho quỷ dữ để sống. Sau khi gặp TN, CP thức tỉnh lương tâm, linh hồn trở về thì ngay lập tức bị XH thủ tiêu sự sống.
- Qua TP, Nam Cao còn hướng tới những giải pháp XH mang tính nhân đạo, mang tính triết lí. Thông điệp của nhà văn là hãy ngăn chặn tình trạng XH làm tha hóa con người. Nghĩa là phải thay đổi hoàn cảnh XH. Với chi tiết CP ở tù ra, 3 lần CP đến nhà BK, 2 lần đầu CP đến đòi tiền và CP tồn tại. Nhưng lần 3 CP đến đòi lương thiện, đòi cái mà XH, mà BK không có, kết cục CP nhận ra điều này (ai cho tao lương thiện) vì thế mà CP phải chết ngay trên ngưỡng cửa cuộc đời lương thiện.
Bài tập:  Phân tích tư tưởng nhân đạo mới mẻ và sâu sắc của tác phẩm?
            (Chú ý so sánh với tư tưởng nhân đạo một số nhà văn hiện thực đương thời)
III-Hình tượng nhân vật Chí Phèo
1- Trước khi gặp Thị Nở
            - CP là một nông dân lương thiện: Bản chất lương thiện có lúc hiển hiện, có lúc ẩn khuất: CP hiền lành, giàu lòng tự trọng. Bản chất đó không mất đi, khi có dịp, nó trỗi dậy. Chính Thị Nở đã nhận ra điều đó “Hắn hiền như đất”.
            - Từ một người nông dân lương thiện, CP bị tha hóa thành quỷ dữ và bị loại khỏi XH con người, bị tước đoạt quyền làm người
            + Từ lúc mới sinh ra, CP đã mất quyền làm người, một con số không (không cha, mẹ, họ hàng, thân thích, không có giấy khai sinh cho CP;…)
            + Lớn lên làm thuê cho BK, cùng hơn sự tận cùng (nghèo hơn cả Chị Dậu). Nhưng NC không đi sâu vào chủ đề này mà nhà văn miêu tả nỗi đau tinh thần: từ một thanh niên lương thiện, CP bị đẩy vào tù vì sự ghen tuông vô cớ.
            + Ở tù ra, CP trở nên dị dạng như một con vật lạ. CP trong con mắt làng Vũ Đại là một con quỷ dữ. Và đương nhiên, CP không được sống như một con người, bị loại ra khỏi XH con người. CP chửi cả làng VĐ nhưng không có lời đáp lại, chỉ có tiếng của 3 con chó dữ. CP từ một con người đã trở thành con vật, con quỷ dữ;
            + Chí Phèo sống trong con say triền miên, lấy việc “đập đầu, rạch mặt ăn vạ” để tồn tại. CP sống bằng bản năng của con vật, CP làm tay sai cho BK và trở thành công cụ bạo lực của BK. Đó là biểu hiện của sự tha hóa.
2- Sau khi gặp TN    
- CP có lúc tỉnh rượu nhưng chưa bao giờ tỉnh ngộ khi chưa gặp TN. Sự thay đổi chỉ xuất hiện sau khi gặp TN: Đó chính là sự thức tỉnh của lương tâm;
- Ban đầu CP đến với TN bằng bản năng. Nhưng sự săn sóc và tình yêu của TN đã làm hắn thay đổi trong tâm hồn y: ban đầu là lắng nghe âm thanh cuộc sống đời thường, khát khao cuộc sống hạnh phúc gia đình. Từ cõi quên, CP trở về cõi nhớ, CP ý thức về cảnh ngộ thực tại, tình cảnh bi đát của mình, CP cảm thấy buồn và cô độc; ….. và cuối cùng niềm khao khao tình yêu, thức tỉnh lương tâm, khát khao sống lương thiện. Đây là đoạn văn giàu chất thơ. Chính chất người của CP đã tạo nên chất thơ cho thiên truyện;
- CP mong muốn làm một anh dân cày với cô hàng xóm, được sống cuộc đời lương thiện như bao nhiêu người khác mà cũng không được. Gốc rễ vấn đề ở chỗ CP không được sống như một con người chứ mong gì được sống hạnh phúc, mong được lương thiện. Nói cách khác, bi kịch CP là BK bị khước từ, bị cự tuyệt quyền làm người. Đây là bi kịch tinh thần đau đớn nhất của CP.
- Vì thế, kết thúc bi kịch CP là cái chết bi thảm của nhân vật. CP chết ngay trên ngưỡng cửa trở về cuộc đời lương thiện. Một kết thúc không nằm ngoài dự đoán của người đọc nhưng sao nó vẫn thảm khốc. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bi kịch là sự khước từ tình yêu của Thị Nở, chính Thị Nở làm đổ vỡ niềm khát khao của CP. Nhưng nguyên nhân sâu xa, suy cho cùng đó là định kiến của làng Vũ Đại, của XH đương thời: cả XH chỉ thấy bộ mặt quỷ dữ của CP mà không thấy được bản chất của người lương thiện vẫn còn ẩn khuất trong tâm hồn CP;
- CP trong những phút cuối đời hoàn toàn khác trước đó: CP say mà tỉnh, càng uống càng tỉnh, CP đi chệch đường nhưng đúng hướng; CP Không đi tìm người yêu mà đi tìm kẻ thù; CP không đòi tiền bạc mà đòi quyền sống, vì chỉ có quyền sống mới trả CP về với tình yêu và cuộc sống lương thiện. Chính vì thế mà lưỡi dao oan nghiệt không không làm theo sự mù quáng như trước đây mà hành động theo lí trí tỉnh táo; Trong lúc tỉnh táo nhất, CP đã nhận ra mình không thể lương thiện được nữa (con đường thứ nhất mà mình khát khao), Chí Phèo có thể lựa chọn con đường thứ 2: đó là tiếp tục bán linh hồn cho quỷ dữ. Nhưng CP không bằng lòng với qua khứ tội lỗi của mình, không chấp nhận trở lại con đường cũ. CP đã chọn con đường thứ 3: giết Bá Kiến và tự sát. Tiếng thét lanh lảnh của CP “ Tao muốn làm người lương thiện” vang lên ý nghĩa: Đó là tiếng thét bi phẫn tuyệt vọng, là tiếng thét của niềm khát khao mãnh liệt, đồng thời là tiếng thét kết tội, lên án xã hội.
IV-Về ý nghĩa kết thúc truyện (Gợi ý)
1-Ý nghĩa tư tưởng
            - Phản ánh một cách sâu sắc hiện thực XH:
            + Cái chết của BK và CP là hậu quả của xung đột gay gắt giữa giai cấp thống trị và người lao động;
            + Ý nghĩ thoáng qua của Thị Nở ở cuối tác phẩm phản ánh một hiện thực XH có tính quy luật: chừng nào còn XH vô nhân đạo, chừng ấy còn hiện tượng CP, đó là hiện thực nông thôn VN trước CMT8.
            - Khẳng định ý nghĩa nhân đạo sâu sắc:
            + Kết thúc TP góp phần làm cho tiếng nói lên án, tố cáo càng mạnh mẽ hơn. CP thức tỉnh, sắp bước qua ngưỡng cửa cuộc đời lương thiện lại bị cướp đi mạng sống. CP chết ngay trên ngưỡng cửa cuộc đời lương thiện.
            + Khẳng định con người có thể vượt lên chính mình để chiến thắng sự tha hóa. Trước đây, CP bán linh hồn cho quỷ dữ, nay CP đánh đổi sinh mạng của mình. Đó là sự chiến thắng của lương tâm và nhân phẩm trước sự tha hóa và tội ác.

2-Ý nghĩa nghệ thuật
Cách kết thúc thể hiện thành công nghệ thuật của nhà văn về các mặt:
- Kết cấu: đầu cuối tương ứng phản ánh hiện thực XH đương thời (đã đề cập ở trên). Mặt khác nhà văn tạo ra một kết thúc không có hậu (khác với kết thúc có hậu với quan niệm: ở hiền gặp lành trong truyện cổ dân gian); Trong TP này, kẻ tàn bạo đã bị trừng trị nhưng người lương thiện vẫn chưa  được hưởng hạnh phúc.
- Phù hợp với mạch truyện và tính cách, số phận của NV: Cái chết của CP là một tất yếu, phù hợp với mạch truyện. Trong XH vô nhân đạo bấy giờ, CP không thể sống hạnh phúc. Cái chết của CP vì thế có ý nghĩa tố cáo XH sâu sắc hơn nhiều.
V-Về nghệ thuật của TP
1- NT xây dựng nhân vật điển hình sắc sảo.
            CP là một điển hình độc đáo: vừa mang những nét chung, phổ biến, vừa có nét riêng độc đáo không giống nhân vật nào khác từ ngoại hình đến hành động, tâm lí tính cách, cả mối tình “vô tiền khoáng hậu” cũng chỉ có ở CP. BK trái lại, tiêu biểu cho bản chất tàn bạo và quỷ quyệt của giai cấp thống trị.
2- Nghệ thuật kết cấu:
- Lối kết cấu đầu cuối tương ứng mang ý nghĩa hiện thực và ý nghĩa nhân đạo.
- Lối kết cấu không theo trình tự thời gian (còn gọi là kết cấu đồng hiện) góp phần khắc họa tính cách nhân vật, vừa thể hiện tập trung chủ đề TP
3- Ngôn ngữ văn xuôi tự sự :
- Sử dụng thành công 3 hình thái ngôn ngữ (gián tiếp-lời tác giả thường thấy ở văn học truyền thống; trực tiếp qua lời nhân vật và hình thái ngôn ngữ nửa trực tiếp: lời tác giả nhưng được thể hiện qua suy nghĩ nhân vật, giọng điệu nhân vật, vừa là lời tác giả, vừa là lời nhân vật, tiêu biểu là đoạn mở đầu TP). Tác dụng tạo tính đa thanh, đa nghĩa: vừa tạo tính khách quan của người kể, vừa tái hiện tính cách nhân vật chân thật sinh động. Tiếng chửi của CP thể hiện tâm trang nhân vật say-tỉnh, vừa buồn-cô độc, vừa bi phẫn- khát khao hòa nhập, vừa hé mở số phận không bình thường, vừa tố cáo Xh đương thời…; Sự kết hợp, đan xen giữa lời văn nhật xét và lời miêu tả tâm trạng, hành động nhân vật góp phần tạo tính đa thanh, đa nghĩa nói trên.
- Ngôn ngữ độc thoaị nôi tâm chân thật, sinh động.
BT: 1- Phân tích ý nghĩa các chi tiết nghệ thuật:
- Tiếng chửi của nhân vật Chí Phèo trong đoạn văn mở đầu TP (…)
- Hình ảnh “bát cháo hành” của Thị Nở
- Tiếng thét “Tao muốn làm người lương thiện” của nhân vật CP ở cuối TP
2- Làm sáng tỏ ý kiến sau:
 “Khi CP ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của Nam Cao thì người ta nhận ra rằng đây mới là hiện thân đầy đủ những gì khốn khổ, tủi nhục nhất của người nông dân” (Nguyễn Đăng Mạnh)
Biên soạn: Phan Mạnh Thông




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu