ĐỀ THI THỬ GIỮA HỌC KÌ II –LỚP 11



Câu 1. Hợp chất 2,5 -đimeylhex-1-en ứng với CTCT nào du­ới đây

A.

B.

C.
D. 

Câu 2. Để phân biệt etan và eten, dùng phản ứng nào là thuận tiện nhất?

A. Phản ứng đốt cháy.                             

B. Phản ứng cộng với hiđro.

C. Phản ứng cộng với nư­ớc brom.

D. Phản ứng trùng hợp.


Câu 3. Cho isopren (2-metylbuta -1,3-đien) phản ứng cộng với brom theo tỉ lệ 1:1 về số mol. Hỏi có thể thu đư­ợc tối đa mấy sản phẩm có cùng công thức phân tử C5H8Br2 (không xét đồng phân hình học)?

A.1                  B.2                              C. 3                             D.4.

Câu 4. Trong các chất du­ới đây, chất nào đư­ợc gọi tên là đivinyl ?

A. CH2 = C = CH – CH3.

B. CH2 = CH – CH = CH2.

C. CH2 – CH – CH2 – CH = CH2.

D. CH2 = CH – CH = CH – CH3.

Câu 5. Chất sau có tên là gì?

  

A.2,2-Đimetylbut-3-in.

B.2,2-Đimetylbut -1-in.

C.3,3-Đimetylbut -1-in.

D.3,3-Đimetylbut -2-in.

Câu 6. Có 4 chất : metan, etilen, but-1-in và but-2-in. Trong 4 chất đó, có mấy chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong amoniac tạo thành kết tủa?

A. 4 chất                     B. 3chất                       C. 2 chất                      D. 1 chất.

Câu 7. Công thức phân tử nào phù hợp với penten ?

A. C5H8                       B. C5H10                      C. C5H12                      D. C3H6.

Câu 8. Hợp chất nào là ankin ?

A. C2H2                       B. C8H8                       C. C4H4                       D. C6H6.

Câu 9. Gốc nào là ankyl?

A. (-C3H5)                  B. (-C6H5)                  C. (-C2H3)                  D. (-C2H5).

Câu 10. Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. Eten            B. Propen        C. But-1-en                 D. Pent-1-en.

Câu 11. Chất nào không tác dụng với dung dịch AgNO3 trong amoniac ?

A. But -1-in    B. But -2-in     C. Propin             D. Etin.

Câu 12. Chất nào không tác dụng với Br2 (tan trong CCl4)?

A. But -1-in                                        B. But -1-en

C. Xiclobutan                          D. Xiclopropan.

Câu 13. Cho phản ứng crackinh:

X có cấu tạo là:

A. CH3 – CH = CH2                                       B.

          

             C. CH3 – CH2 – CH3                                                D. CH º C – CH3

Câu 14. Đốt cháy 1 hiđrocacbon X với l­uợng vừa đủ O2. Toàn bộ sản phẩm cháy đu­ợc dẫn qua hệ thống làm lạnh thì thể tích giảm hơn một nửa. X thuộc dãy đồng đẳng nào?

A. Ankan        B. Anken                     C. Ankin                     D. Xicloankan.

Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng 0,15 mol Ca(OH)2 tan trong n­uớc. Kết thúc thí nghiệm lọc tách đu­ợc 10g kết tủa trắng và thấy khối l­uợng dung dịch thu đu­ợc sau phản ứng tăng thêm 6 (g) so với khối lu­ợng dung dịch tru­ớc phản ứng. Công thức phân tử của hiđrocacbon X là:

            A. C2H6                       B. C2H4                       C. CH4                        D. C2H2.

Câu 16. Cho 3,3 -đimetylbut -1- en tác dụng với HBr. Sản phẩm của phản ứng là:

            A. 2-brom -3,3 -đimetylbutan.   A. 2-brom -2,2 -đimetylbutan

            B. 2 -brom-2,3 -đimetylbutan. D. 3 -brom-2,2 -đimetylbutan

Câu 17. Cho 1,12 g anken phản ứng vừa đủ với brom thu đ­ợc 4,32 g sản phẩm . Công thức phân tử của anken là:

            A. C3H6                       B. C4H8                       C. C5H10                      D. C6H12.

Câu 18. Tiến hành phản ứng tách n­ớc 4,6 g ancol etylic trong H2SO4 đun nóng 1700C thu đ­ợc 1,792 lít khí etilen (đktc). Hiệu suất của phản ứng là:

            A. 60%                        B. 70%                        C. 80%                        D. 90%.

Câu 19. Một hỗn hợp gồm một ankan và một anken có cùng số nguyên tử C trong phân tử và có cùng số mol. m gam hỗn hợp này làm mất màu vừa đủ 80g dung dịch 20% brom trong CCl4. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 0,6 mol CO2. Ankan và anken có CTPT là:

  1. A.C2H6, C2H4     B. C3H8, C3H6       C. C4H10, C4H8                  D. C5H12, C5H10

Câu 20. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken. Cho sản phẩm cháy đi qua ống 1 đựng P2O5 dư và ống 2 đựng KOH rắn, dư thấy khối lượng ống 1 tăng 4,14g; ống 2 tăng 6,16g. Số mol ankan trong hỗn hợp là:

A. 0,06 mol                 B. 0,09 mol       C. 0,18 mol                           D . 0,03 mol

Câu 21. Crăckinh 11,6g C4H10 thu được hỗn hợp khí X gồm 7 chất khí là: C4H8, C3H6, C2H4, C2H6, CH4, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn X cần V lít không khí ở đktc. Giá trị của V là:

            A. 136 lít                     B. 145,6 lít         C. 112,6 lít               D. 224 lít

Câu 22. Gọi tên chất sau đây                                    

 


A.1,4 -Đimetyl -6-etylbenzen.

B.1,4 -Đimeyl -2-etylbenzen.

C.2- Etyl -1,4-đimetylbenzen.

D.1- Etyl -2,5-đimetylbenzen.

Câu 23. Stiren có công thức phân tử C8H8 và có công thức cấu tạo:

C6H5 – CH = CH2.     Câu nào đúng khi nói về stiren ?

A.Stiren là đồng đẳng của benzen.

B.Stiren là đồng đẳng của etilen.

C.Stiren là hiđrocacbon thơm.

D.Stiren là hiđrocacbon không no.

Câu 24. Một đồng đẳng của benzen có CTPT C8H10. Số đồng phân của chất này là :

            A. 1                 B. 2                 C. 3                 D. 4

Câu 25. Các câu sau câu nào SAI?

            A. Benzen có CTPT là C6H6

            B. Chất có CTPT C6H6 phải là benzen

           D. Chất có công thức đơn giản nhất là CH không chỉ là benzen

            C. Benzen có công thức đơn giản nhất là CH.

Câu 26. Chia hỗn hợp 3 anken: C3H6, C4H8, C5H10 thành 2 phần bằng nhau.

            - Đốt cháy phần 1 sinh ra 6,72 lít CO2 ở đktc

            - Hiđro hoá phần 2 rồi đốt cháy sản phẩm. Dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng kết tủa là:

            A. 29g             B. 31g              C. 30g              D. 32g

Câu 27. Đốt cháy hoàn toàn 4 hiđrocabon trong cùng một dãy đồng đẳng thu được 10,56g CO2 và 4,32g H2O. Các hiđrocabon này thuộc dãy đồng dẳng nào?

            A. Ankan                    B. Anken                     C. Ankin                    D. Aren

Câu 28. Đốt cháy hỗn hợp gồm 3 anken thu được 4,4g CO2. Nếu dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư thì khối lượng bình sẽ tăng thêm là:

A. 4,8g                               B. 5,2g                    C. 6,2g                     D. Không xác định được

Câu 29. Một hỗn hợp gồm 1 ankan và 1 anken có tỉ lệ số mol 1: 1. Số nguyên tử C của ankan gấp 2 lần số nguyên tử C của anken. Lấy a gam hỗn hợp thì làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp thu được 0,6 mol CO2. CTPT của chúng là:               

A. C2H4 và C4H10                                B. C3H6 và C6H14   

C. C4H8 và C8H18                                 D. C5H10 và C10H22

Câu 30. Các ankan không tham gia loại phản ứng nào?

A. Phản ứng thế.

B. Phản ứng cộng.

C. Phản ứng tách.

D. Phản ứng cháy.




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu