Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Môn Sinh



Trang Anh Nam

Thi Thử Tốt Nghiệp Môn Sinh:

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH: (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)

Câu 1: Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A=400,
U=360, G=240, X=480.
Số lượng nuclêotit từng loại của gen là
a)  A=200, T=180, G=120, X=240
b) A=T=360, G=X=380
c) A=180, T=200, G=240, X=360
d) A=T=380, G=X=360

Câu 2: Hội chứng Tơcnơ ở người có biểu hiện
a) nữ, thừa 1 nhiễm sắc thể thường
b) nam, thiếu 1 nhiễm sắc thể giới tính X.
c) nữ, thiếu 1 nhiễm sắc thể giới tính X
d) nữ, thiếu 1 nhiễm sắc thể giới tính Y

Câu 3: Có thể phát hiện gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen trong tế bào
chất bằng phép lai nào ?
a) Lai thuận nghịch.
b) Giao phối cận huyết ở động vật
c) Tự thụ phấn ở thực vật
d) Lai phân tích

Câu 4: Hai cơ quan tương đồng là
a) gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng
b) gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan
c) mang của loài cá và mang của các loài tôm
d) chân của loài chuột chũi và chân của loài dế nhũi

Câu 5: Cơ thể dị hợp kiểu gen AaBb tạp giao sẽ cho F1 phân tính kiểu hình theo tỉ lệ nào, nếu các gen này phân
li độc lập, gen A là trội hoàn toàn so với a, còn B là trội không hoàn toàn so với b ?
a)  9 :3 :3 :1
b) ( 1: 2 : 1 )2
c) 6 : 3 :3 : 2 : 1 : 1
d) 9 : 3 :4

Câu 6: Khi cho lai giữa hai thứ hoa thuần chủng màu đỏ với thứ hoa màu vàng thu được F1 toàn hoa màu lục.
Cho F1 tự thụ phấn được F2 có:125 cây hoa màu lục : 60 cây hoa màu đỏ : 62 cây hoa màu vàng. Đây là kết quả
của quy luật:
a) phân li
b) liên kết gen
c) tương tác bổ trợ
d) phân li độc lập

Câu 7: Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là :
a) Tính trạng trội phải trội hoàn toàn
b) Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lại.
c) Số lượng cá thể phải đủ lớn
d) Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau

Câu 8: Một gen có Guanin chiếm 480 nu và 2880 liên kết Hydro. Gen đột biến hơn gen bình thường 1 liên kết
Hydro nhưng chiều dài 2 gen bằng nhau số nu từng loại của gen đột biến
a) A = T=719; G = X = 580
b) A = T=719; G = X = 481
c) A = T=619; G = X = 580
d) A = T=481; G = X = 719

Câu 9: Cơ thể mang kiểu gen DDd có thể thuộc thể đột biến nào sau đây?
a) Thể 3n hoặc thể 3 nhiễm kép
b) Thể 4 nhiễm hoặc thể 2 nhiễm kép
c) Thể 4n hoặc thể 3 nhiễm
d) Thể 3n hoặc thể 3 nhiễm

Câu 10: Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là
a) giải thích thành công sự hợp lí của các đặc điểm thích nghi
b) giải thích được sự hình thành loài mới.
c) đề xuất khái niệm biến dị cá thể, nêu lên tính vô hướng của loại biến dị này
d) phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

Câu 11: Một khối cầu gồm 8 phân tử histon được một đoạn phân tử ADN chứa khoảng 146 cặp nucleotit quấn
quanh bởi 1 3 vòng gọi là
                      4
 
a) Crômatit
b) Nuclêoxôm
c) pôlinuclêotit.
d) Ribôxôm

Câu 12: Ở một loài thực vật giao phấn, A quy định thân cao, a quy định thân thấp; B hoa màu đỏ, b hoa màu
trắng; D quả tròn, d quả dài. Các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Người ta tiến
hành lai hai cơ thể bố mẹ có kiểu gen AaBbdd và AaBBDd. Số loại kiểu gen và kiểu hình khác nhau ở F1 là
a) 27 kiểu gen, 8 kiểu hình
b) 27 kiểu gen, 4 kiểu hình.
c) 12 kiểu gen, 4 kiểu hình.
d) 12 kiểu gen, 8 kiểu hình.

Câu 13: Trong điều hoà hoạt động gen của ôperon Lac ở E.coli, đường lactozo có vai trò:
a) giải ức chế và kích thích hoạt động phiên mã của gen cấu trúc
b) hoạt hoá enzim ARN pôlimeraza
c) vô hiệu hoá protein ức chế, giải phóng gen vận hành
d) ức chế gen điều hoà, ngăn cản tổng hợp protein ức chế

Câu 14: Quần thể giao phối có đặc điểm cấu trúc di truyền là
a) đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên
b) đa hình về kiểu gen và kiểu hình
c) các cá thể tự do giao phối với nhau.
d) mỗi quần thể có lịch sử phát sinh và phát triển riêng

Câu 15: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi,
chép,....Vì:
a) tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo
b)  tận dụng nguồn thức ăn là các loài động vật đáy
c) mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
d) tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao.

Câu 16: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?
a)  Sử dụng quá nhiều nhiên liệu hoá thạch sẽ nhấn chìm dần các vùng đất thấp ven biển.
b) Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí
c) Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).
d) Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh
dưỡng đó.

Câu 17: Vây cá mập, vây cá ngư long và vây cá voi là ví dụ về bằng chứng
a) phôi sinh học
b) cơ quan thoái hóa
c) cơ quan tương đồng.
d) cơ quan tương tự.

Câu 18: Trong trường hợp các cặp gen phân li độc lập , quá trình giảm phân cơ thể có kiểu gen AaBbCcDdEeff
cho số lọai giao tử
a) 16
b) 32
c) 24
d) 64

Câu 19: Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
a) tARN.
b) mARN
c) ribosom
d) ADN

Câu 20: Các bệnh di truyền ở người phát sinh do cùng đột biến cấp độ phân tử là
a) bệnh Đao và hồng cầu lưỡi liềm
b) ung thư máu và máu khó đông
c) hồng cầu hình liềm và máu khó đông
d) bạch tạng và ung thư máu

Câu 21: Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là
a) thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lý gây đột biến
b) làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng.
c) làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể
d) tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống.

Câu 22: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
a) Cây ngô → Rắn hổ mang → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Diều hâu
b) Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu
c) Cây ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Sâu ăn lá ngô → Diều hâu.
d) Cây ngô → Nhái → Sâu ăn lá ngô → Rắn hổ mang → Diều hâu

Câu 23: Người ta hay sử dụng virut làm thể truyền trong nghiên cứu thay thế gen bệnh ở người bằng các gen
lành là vì:
a) Dùng virut làm thể truyền ít gây tác dụng xấu hơn là dùng plasmit làm thể truyền
b) Bằng cách này gen lành có thể được nhân lên thành nhiều bản sao trong tế bào người thay thế gen gây bệnh
c) Bằng cách này gen lành có thể chèn vào được NST của người
d) Bằng cách này gen lành có thể tồn tại trong tế bào chất mà không bị enzim phân huỷ

Câu 24: Ở một loài sinh vật, trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có tần số hoán vị giữa các gen như sau:
AB = 49%; AC = 36%; BC = 13%. Xác định bản đồ gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng này ?
a) ACB
b) ABC
c) CAB
d) BAC

Câu 25: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
a) Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là foocmin mêtiônin
b) Bộ ba đối mã trên tARN khớp với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ sung
c) Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’ → 3’ trên mARN.
d) Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN

Câu 26: Sự khám phá ra quy luật di truyền liên kết gen đã không bác bỏ mà còn bổ sung cho quy luật phân ly
độc lập vì:
a) Mỗi gen đều quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn
b) Các gen cùng 1 nhiễm sắc thể liên kết với nhau còn các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng nhau phân ly độc lập với nhau trong quá trình di truyền.
c) Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể có rất nhiều cặp gen và trong mỗi tế bào có nhiều cặp nhiễm sắc thể đồng dạng nhau.
d) Số lượng gen trong tế bào rất lớn còn số lượng nhiễm sắc thể lại hạn chế.

Câu 27: Giả sử một quần thể cây đậu Hà lan có tỉ lệ kiểu gen ban đầu là 0,2AA: 0,4Aa: 0,4aa. Khi quần thể này
tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ thì ở thế hệ thứ 3, tính theo lí thuyết tỉ lệ các kiểu gen là
a) 0, 375AA: 0,05Aa: 0,575aa
b) 0,375AA: 0,2Aa: 0,425aa
c) 0,55AA: 0,15Aa: 0,3aa
d) 0,55AA: 0,05Aa: 0,4aa.

Câu 28: Tại sao nói quần thể là một hệ mở?
a) Vì quần thể có quan hệ qua lại với môi trường
b) Vì các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau.
c) Vì quần thể có cấu trúc đặc trưng.
d) Vì quần thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường.

Câu 29: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen
a) AaBbDd'
b) AABbdd
c) Aabbdd
d) AabbDd

Câu 30: Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh
a) số lượng gen của mỗi loài
b) mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
c)  tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài
d) mức độ tiến hóa của loài

Câu 31: Giả thiết siêu trội giải thích hiện tượng ưu thế lai như sau:
a) Cơ thể ưu thế lai có năng suất cao, phẩm chất tốt...
b) Ở trạng thái dị hợp về các cặp gen con lai có kiểu hình vượt trội so với bố, mẹ thuần chủng.
c) Con lai F1 có kiểu gen không ổn định nên không thể làm giống.
d) Ưu thế lai cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ

Câu 32: Đột biến mất đoạn NST có thể có vai trò:
1. xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen
2. giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn
3. loại bỏ đi những gen có hại không mong muốn
4. làm mất đi 1 số tính trạng xấu không mong muốn
Câu trả lời đúng là:
a) 2, 3, 4
b) 1, 3, 4
c) 1, 2, 3
d) 1, 2, 4
PHẦN RIÊNG: THÍ SINH CHỈ ĐƯỢC LÀM MỘT TRONG HAI PHẦN A HOẶC B
A. CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33: Phương pháp nào tạo dòng thuần ở giống cây trồng ?
a) chọn dòng tế bào xôma có biến dị.
b) Nuôi cấy noãn hay hạt phấn
c) nuôi cấy hạt phấn, lai xôma.
d) cấy truyền phôi.

Câu 34: Các kỷ theo thứ tự ở đại trung sinh là :
a)  Kỷ đêvôn, phấn trắng,Jura
b) Kỷ Cambri, pecmi,phấn trắng
c) Kỷ Tam điệp, Jura,phấn trắng
d) Kỷ Silua, tam điệp,than đá

Câu 35: Cho biết gen A : thân cao; gen a : thân thấp. Các cơ thể đem lai đều giảm phân bình thường. Phép lai
có tỷ lệ kiểu hình 35 cao : 1 thấp là
a) AA x AAaa
b) AAAa x AAA
c) AAaa x Aa
d) AAaa x AAaa

Câu 36: Điểm nổi bật trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen là
a) Phân tích sự di truyền riêng rẽ của từng tính trạng qua các thế hệ lai.
b) Sử dụng lai phân tích để kiểm tra kết quả nghiên cứu
c) Chọn đậu hòa lan làm thí nghiệm .
d) Lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số tính trạng tương phản..

Câu 37: Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm
1. Bắt đầu từ môi trường chưa có sinh vật                             2. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian
3. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường     4. Kết quả tạo quần xã đỉnh cực
a) 1,2,3,4
b) 1,3,4
c) 1,2,4
d) 2,3,4

Câu 38: Vì sao quá trình giao phối không ngẫu nhiên được xem là nhân tố tiến hóa cơ bản?
a) Tạo ra những tổ hợp gen thích nghi
b) Làm thay đổi tần số các kiểu gen trong quần thể
c) Vì tạo ra trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
d) Tạo ra được vô số biến dị tổ hợp

Câu 39: Trong phép lai aaBbDdeeFf x AaBbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A-B-D-eeff là
a) 1/64
b) 1/32
c) 3/64
d) 9/64

Câu 40: Ở đậu Hà Lan A quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn trội
hoàn toàn so với b quy định hạt nhăn. P thuần chủng, F1 100% hạt vàng, trơn. Cho F
1 lai với dòng đậu khác, F2 thu được 4 kiểu hình với xanh, nhăn chiếm 12,5%. Kiểu gen dòng đậu đem lai với F1 là:
a) Aabb
b) AaBb
c) AABb
d) AaBB
B. CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41: Làm thế nào người ta xác định được ADN được nhân đôi theo nguyên tắc nào?
a) Dùng phương pháp khuếch đại gen trong ống nghiệm.
b) Dùng các nucleotit đánh dấu phóng xạ theo dõi kết quả nhân đôi ADN
c) Đếm số lượng các đoạn Okazaki của ADN khi nhân đôi.
d) Dùng phương pháp nhiễu xạ rơn gen.

Câu 42: Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ. Từ thực
tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?
a) Các gen qui định cơ quan thóai hóa vẫn cần thiết cho sinh vật
b) Các gen qui đinh cơ quan thoái hóa không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên
c) Các gen qui định các cơ quan thoái hóa là những gen trội
d) Các gen qui định cơ quan thoái hóa được di truyền từ tổ tiên

Câu 43: Cho hai dòng ngô thuần chủng hạt đỏ lai với hạt trắng. F1 đồng loạt hạt đỏ. Cho F1 lai với hạt vàng,F2
thu được 4 đỏ:3 vàng:1 trắng.Kiểu gen hạt đỏ có thể là
a) A-B-
b) A-B- và A-bb
c) A-bb
d) A-bb và aabb

Câu 44: Bộ 3 mở đầu ở mARN của sinh vật nhân thực là:
a) 5’UAG 3’
b) 5’AAG 3’
c) 5’AUG 3’
d) 5’UGA 3’

Câu 45: Trình tự các loài nào trong số trình tự các loài nêu dưới đây được sắp xếp đúng theo trình tự thời gian
tiến hóa?
a) Homo habilis; Homo erectus; Homo neanderthalensis; Homo sapiens
b) Homo erectus; Homo sapiens; Homo habilis; Homo neanderthalensis
c) Homo neanderthalensis; Homo habilis; Homo sapiens; Homo erectus
d) Homo habilis; Homo neanderthalensis; Homo erectus; Homo sapiens

Câu 46: Một gen bị đột biến làm phân tử prôtêin giảm 1 axit amin và có 2 axít amin mới so với prôtêin bình
thường. Gen đã xảy ra đột biến.....
a) mất 3 cặp nuclêôtit ở trong gen.
b) mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba kết thúc.
c) mất 3 cặp nuclêôtit trong một bộ ba
d) mất 3 cặp nuclêôtit của ba bộ ba liên tiếp.

Câu 47: Một tế bào có kiểu gen AB Dd khi giảm phân tần số hoán vị 24%, tỉ lệ giao tử ABd là:
                                                       ab
 
a) 0,19
b) 0,16
c) 0,24
d) 0,38

Câu 48: Muốn tiến hành lai phân tích, người ta cho đối tượng nghiên cứu
a) lai tương đương
b) Lai trở lại với bố mẹ
c) Lai với cá thể đồng lặn
d) Tự thụ phấn


Script provided by Tranganhnam@yahoo.com

http://hocdethi.blogspot.com/




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu