Cấu Trúc Phân Tử Và Tính Chất Của Hợp Chất Hữu Cơ 3



2.7. a)  A là hợp chất thơm vì không làm mất màu dung dịch brom và dung dịch kali pemanganat. Độ không no của A bằng 9, là hợp chất thơm, bền nhiệt, nên nó chứa 2 vòng benzen nối với nhau bằng  2 nguyên tử O ete ở 2 vị trí  ortho (0,5). A có tâm đối xứng và 3 mặt phẳng đối xứng nên có công thức là:

b) A phân tử khối lớn, có nhiều liên kết phân cực nên là chất rắn. A phần ưa nước (2 nguyên tử O) rất nhỏ so với phần kị nước (phần còn lại trừ 2O) nên nó tan trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước.

c) - A tương đối bền với ánh sáng vì là hợp chất thơm không có liên kết nào dễ bị phân cắt  bởi ánh sáng.

- A bền với kiềm vì các nguyên tử Cl đính với vòng benzen nên A thuộc loại dẫn xuất halogen khả năng phản ứng thấp; 

- A bền với axit vì mật độ electron ở 2 nguyên tử O di chuyển vào nhân benzen nên khó tác dụng với axit (0,5).

 

3. Cấu trúc và tính chất vật lí

A. Câu hỏi

3.1. Hãy giải thích sự biến đổi nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các pentan đồng phân:    

 

n-pentan

isopentan

neopentan

tonc (oC)

-130

-160

-16,5

tos   (oC)

36

28

9,5

 

3.2. a) Dùng công thức cấu tạo, hãy hoàn chỉnh sơ đồ phản ứng sau:

b) Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy, độ tan trong nước và lực axit của các chất A, B, C và D. Giải thích.

 

3.3. Trong một cuốn sách có viết: "So với các axit đồng phân  hoặc ancol có cùng khối lượng mol phân tử hoặc phân tử có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn hẳn. Thí dụ:

CH3CH2CH2COOH

CH3[CH2]3CH2OH

CH3COOC2H5

(M=88), sôi ở 163,5 oC

(M=88), sôi ở 132 oC

(M=88), sôi ở 77 oC

Tan nhiều trong nước

Tan ít trong nước

Không tan trong nước

Hãy tra cứu tài liệu xem sự khái quát hóa như trên đúng sai như thế nào?

 

3.4. Cho bảng số liệu sau :

     Axit béo :    axit stearic            axit panmitic                 axit oleic         axit linoleic

      tnc, 0C :           69,6                       63,1                             13,4                 5,2

     a)  Biết công thức phân tử của axit oleic là C18H34O2 có chứa 1 liên kết đôi ở dạng cis ở C9-C10 (C cacboxyl là C1), công thức phân tử của axit linoleic là C18H32O2 có chứa 2 liên kết đôi đều ở dạng cis ở C9-C10 và C12-C13 (C cacboxyl là C1). Hãy viết công thức cấu trúc của axit oleic và axit linoleic.

    b) Hãy nêu nguyên nhân dẫn tới sự giảm dần nhiệt độ nóng chảy của 4 axit đã cho.

    c) Hãy giải tích vì sao chất béo thực vật thường có nhiệt độ đông đặc thấp hơn chất béo động vật?

 

3.5. Triglixerit có phân tử khối lớn gấp khoảng 3 lần nhưng nhiệt độ nóng chảy thường chỉ xấp xỉ như axit béo tạo ra nó, Hãy giải thích.

 

3.6. Vì sao lipit không tan trong nước mà tan trong xăng dầu?

 

3.7. Vì sao ở nhiệt độ phòng glucozơ, fructozơ (M = 180 au) đều ở thể rắn, trong khi đó axit oleic có phân tử khối lớn hơn nhiều (M = 282 au) lại ở thể lỏng.

 

3.8. Vì sao các đisaccarit có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các monosaccarit hợp thành.

 

3.9. Vì sao tinh bột và xenlulozơ không nóng chảy.

 

3.10. Vì sao các ancol, anđehit, axit cacboxylic, este có chứa 6-12 C đều hầu như không tan trong nước, trong khi đó các monosaccarit (C6H12O6) và đisaccarit (C12H22O11) đều tan tốt trong nước.

 

3.11. Hãy thử giải thích các hiên tượng sau:

a) Tinh bột và xenlulozơ đều không tan trong nước mặc dù ở mỗi gốc glucozơ tạo ra chúng đều có 3 nhóm OH là nhóm ưa nước.

b) Đun nóng tinh bột với nước thì tạo thành hồ tinh bột, đun nóng xenlulozơ với nước thì chẳng được gì.

 

3.12. Hãy nêu nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của các chất trong bảng sau :

Hợp chất

CH3COOH

HSCH2COOH

HOCH2COOH

H2NCH2COOH

M, au

60,05

92,11

76,05

75,07

to nc, oC

17

- 16,5

97

262

 

3.13. Hãy sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần nhiệt độ nóng chảy và gải thích:

CH3CH2CH2CH2NH2 (a), CH3CH2CH2CH2OH (b), CH3CH2OCH2CH3 (c), CH3CH2COOH (d), H2NCH2COOH  (e),

3.14. Hãy giải thích các hiện tượng sau:

a)  Khi đun nóng, các amino axit thiên nhiên không sôi mà bị phân hủy.

b)  Các amino axit thiên nhiên hầu như không tan trong benzen nhưng tan tốt trong nước.

c) Các axit cacboxylic có trên 5C rất ít tan trong nước, trong khi đó các amino axit thiên nhiên có trên 5C  vẫn tan tốt trong nước.

 

3.15. Hãy giải thích các hiện tượng sau :

a) Polime là những chất không bay hơi và không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

b) Những polime thông thường đều là những chất cách điện.

c) Polime thường khó hòa tan trong các dung môi thông thường, khi tan thì tạo thành dung dịch keo nhớt.

d) Vật liệu polime dùng trong nhà thì bền hơn so với dùng ngoài trời.

 

3.16. Khi hòa tan một loại PVC trong etanol rồi cho tác dụng với bột kẽm thì thấy tách ra ZnCl2 và thu được một polime chứa 20,82% Cl, không chứa liên kết đôi, không tan trong etanol. Dựa vào kết quả đó hãy cho biết sự phân bố các nguyên tử Cl trong mạch PVC (điều hòa hay không điều hòa) và cấu tạo của polime thu được.




2 comments:

  1. Đây là tài liệu thầy Vi Anh Tuấn mà ai cho bạn đăng lên ?

    ReplyDelete

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu