ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII NĂM - MÔN : HÓA 11



Sở GD- ĐT Tp Hồ Chí Minh

THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN

                     ----------------

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII NĂM HỌC 2011-2012

MÔN : HÓA 11

Thời gian làm bài: 45 phút;

 

Mã đề thi 210

Họ, tên học sinh:..................................................................... Lớp – Mã số: .............................

Học sinh không được sử dụng bảng HTTH.

Cho : Ag = 108, Cl = 35,5 , Br = 80, C = 12, H = 1, Ca = 40.

 

A- PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ HỌC SINH ( 25 câu , từ câu 1 đến câu 25 ) :

Câu 1: Các nhận xét dưới đây đúng hay sai?

(1)Các monoxicloankan đều có CTPT CnH2n

(2)Các chất có CTPT CnH2n đều là monoxicloankan

(3)Các xicloankan đều chỉ có liên kết đơn

(4)Các chất chỉ có liên kết đơn đều là xicloankan

A. 1, 3 đúng; 2, 4 sai        B. 1, 2, 3, 4 đều đúng       C. 1, 4 đúng; 2, 3 sai       D. 1, 2 đúng; 3, 4 sai

Câu 2: Gọi tên anken sau : (CH3)3C–CH2–C(C2H5)=CH–CH3

A. 3–etyl–5–metylhex–2–en                                    B. 3–etyl–5,5–đimetylhex–2–en

C. 2,2–đimetyl–5–etylhex–4–en                             D. 4–đimetyl–2,2–đimetylhex–4–en

Câu 3: Hidrocacbon A có công thức (CH)n. 1 mol A phản ứng vừa đủ với 4 mol H2 hoặc với 1 mol Br2 trong dung dịch brom. Chọn CTCT của A :

  1. Benzen
  2. Styren
  3. o- etyl metyl benzen
  4. 2-metyl-1,4-dimetyl benzen

Câu 4: Cho 13,44 lít C2H2 (đktc) qua ống đựng than nung nóng ở 600oC thu được 12,48g benzen. Hiệu suất phản ứng là :

A. 85%                            B. 90%                             C. 80%                            D.75%

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 13,25g X ( đồng đẳng của benzen ) cần vừa đủ 29,4 lít O2(đkc). Công thức phân tử của X là :

A. C8H10                          B. C9H12                          C. C6H6                           D.C7H8

Câu 6: Khi cho toluen tác dụng với clo, chiếu sáng tỉ lệ mol 1 : 1 thì :

A. Xảy ra phản ứng cộng, tạo thành phenylclorua.

B. Xảy ra phản ứng cộng, tạo thành benzylclorua.

C. Xảy ra phản ứng thế, tạo thành phenylclorua.

D. Xảy ra phản ứng thế, tạo thành benzylclorua.

Câu 7: Để thu được cao su giống cao su tự nhiên, người ta đem trùng hợp chất nào sau đây?

A. buta-1,3-đien                                                       B. cloren

C. isopren                                                                D. 2,2-đimetylbuta-1,3-đien

Câu 8: Có các nhận xét sau đây.

1.Tất cả các ankin đều tác dụng được với nước tạo sản phẩm là andehyt.

2.Tất cả các ankin đều làm mất màu dung dịch KMnO4

3.Tất cả các ankin đều làm mất màu dung dịch Br2

4. Tất cả các ankin đều tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư theo tỉ lệ mol 1:1, riêng axetylen theo tỉ lệ 1:2. Những nhận xét đúng là :

A. 1,2,3.                           B. 2,3,4.                           C. 1,2,3,4.                       D.2,3.

Câu 9: Cho 8960 ml (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. CTCT của X là:

A. CH2=CHCH2CH3.                                              B. CH3CH=CHCH3.

C. CH3CH=CHCH2CH3.                                        D. (CH3)2C=CH2.

 

 

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng : X CHºCHY. Vậy X, Y là :

A. CH4, CaC2                                                           B. CaC2, Al4C3

C. AgCºCAg, CH3–CºCAg                                    D. CH4, C3H8

Câu 11: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.

B. buta-1,3-đien; stiren; etilen; trans-but-2-en.

C. 1,2-diclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.

D. 1,1,2,2-tetrafloetan; propilen; stiren; vinyl clorua.

Câu 12: Trong số các ankin có công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 cho kết tủa vàng nhạt ?

A. 2 chất                          B. 3 chất                          C. 1 chất                          D. 4 chất

Câu 13: Tổng số ankan ở thể khí phản ứng với Clor ( ánh sáng khuếch tán ) theo tỷ lệ mol 1:1 chỉ cho một sản phẩm thế monoclor duy nhất là:

A. 5                                  B. 4                                  C. 3                                 D. 2

Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 1 hidrocacbon X thu được 6,72 lít CO2 (đkc) và 7,2 gam H2O. CTPT của X là:

A. C4H10                          B. C3H6                            C. C5H12                          D.C3H8

Câu 15: Một hỗn hợp X có thể tích 11,2 lít (đktc) gồm 2 anken đồng đẳng kế tiếp nhau. Khi cho X qua nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 15,4 gam. Xác định CTPT và số mol mỗi anken trong hỗn hợp X ?

A. 0,3 mol C2H4 và 0,2 mol C3H6.                           B. 0,2 mol C3H6 và 0,2 mol C4H8.

C. 0,2 mol C2H4 và 0,3 mol C3H6.                           D. 0,4 mol C2H4 và 0,1 mol C3H6.

Câu 16: Cho 1,56 gam ankin X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 có dư thu được 14,4 gam kết tủa. CTPT X là :

A. C2H2                           B. C4H6                            C. C5H8                           D.C3H4

Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một anken và một ankin rồi cho sản phẩm cháy đi qua bình (1) đựng H2SO4 đặc và bình (2) đựng NaOH rắn dư, sau thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng thêm 3,6 gam và bình (2) tăng 15,84 gam. Số mol ankin có trong hỗn hợp là :

A. 0,15 mol                      B. 0,17 mol                      C. 0,16 mol                     D.0,18 mol

Câu 18: Hỗn hợp X gồm một ankin ( ở thể khí ) và hidro có dX/H2 = 1,7. Nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni để phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y có dY/H2 = 8. Dẫn Y qua 200ml dung dịch Br2 3M. Số mol Br2 tham gia phản ứng với Y là :

A. 0,1 mol                        B. 0,6 mol                        C. 0,4 mol                       D. 0 mol

Câu 19: Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Các ankan đều nhẹ hơn nước.

B. Các ankan không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.

C. Các ankan có khả năng phản ứng cao

D. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ankan tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.

Câu 20: Sản phẩm chính của phản ứng trùng hợp buta-1,3-đien là :

A. [-CH2-CH-CH=CH2-]n                                       B. [-CH2-CH-CH-CH2-]n

C. [-CH2-CH=CH-CH2-]n                                       D. [-CH2=CH-CH2-CH2-]n

Câu 21: Cho các chất sau : (X) CH2=CH–CH=CH2; (Y) CHºC–CH3; (Z) CHºC–CH2–CH3;

(T) CH3–CºC–CH3; (U) CH2=C=CH2; (I) CHºC–CH=CH2. Nhận định đúng là :

A. X, T, Z là đồng đẳng                                           B. U, Y là đồng phân

C. X, Y là đồng phân                                               D. T, Z là đồng đẳng

Câu 22: Quy trình nào sau đây là hợp lí với chất tạo thành là sản phẩm chính ?

A. propanàpropenà1-clopropan

B. metan à axetylen à1,2-dicloetan

C. benzenàbrombenzenà p-bromnitrobenzen

D. benzenà nitro benzenà o-bromnitrobenzen

 

Câu 23: Sản phẩm chính của sự đehiđrat hóa 2-metylbutan-2-ol là chất nào ?

A. 2-Metylbut-1-en.       B. 3-Metylbut-2-en.        C. 2-Metylbut-2-en.       D. 3-Metylbut-1-en.

Câu 24: Gọi tên hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau:(CH3)3C-C≡CH

A. 2,2-đimetylbut-3-in    B. 2,2-đimetylbut-1-in    C. 3,3-đimetylbut-1-in    D. 3,3-đimetylbut-2-in

Câu 25: Đốt cháy 10,2 gam ankadien liên hợp thu được 10,8 gam nước. Công thức cấu tạo đúng là:

A. CH2=C=CH-CH2-CH3                                        B. CH2=CH-CH=CH-CH3

C. CH2=CH-CH=CH2                                             D. CH2=CH-CH2-CH=CH2

B- PHẦN RIÊNG ------ Học sinh chỉ được làm 1 trong 2 phần : phần I hoặc phần II ---------

Phần I. Theo chương trình CHUẨN ( 5 câu , từ câu 26 đến câu 30 ) :

 

Câu 26: Chất không thuộc loại ankađien liên hợp là :

A. Buta–1, 3–đien                                                    B. 2–metylbuta–1, 3–đien

C. Đivinyl                                                                D. Penta–1, 4–đien

Câu 27: Trong ankin X, hiđro chiếm 11,11% khối lượng. Công thức phân tử của X là

A. C2H2                           B. C4H6                            C. C3H4                           D.C5H8

Câu 28: C8H10 có số đồng phân thơm là

A. 4                                  B. 3                                  C. 2                                 D. 1

Câu 29: Dùng dung dịch KMnO4 không phân biệt được :

A. etin và etan                 B. butadien và isopren     C. butan vàn butadien     D.propan và but-1-in

Câu 30: Đime hóa axetilen ( với t0, xt thích hợp ) thu được :

A. Benzen                        B. But–1,3–điin               C. Buta–1,3–đien            D. Vinyl axetilen

 

Phần II. Theo chương trình NÂNG CAO ( 5 câu , từ câu 31 đến câu 35 ) :

Câu 31: Khi thực hiện phản ứng nhiệt phân metan điều chế axetilen thu được hỗn hợp X gồm axetilen, hiđro và metan. Tỉ khối của X so với Heli bằng 2,22. Hiệu suất của phản ứng là

A. 80,18%                       B. 40%                             C. 50%                            D.20%

Câu 32: Xét sơ đồ : etilen → A → B → cao su buna. Vậy A, B lần lượt là :

A. buta-1,3-đien và etanol                                        B. buta-1,3-đien và etan

C. buta-1,2-đien và etanol                                       D. etanol và buta-1,3-đien

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A , rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa nước vôi trong có dư thì khối lượng dung dịch trong bình giảm 2,48 gam và có 7 gam kết tủa tạo ra. Vậy CTPT của A là:

A. C7H16                          B. C6H14                          C. C7H14                          D.C6H12

Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Khả năng phản ứng của các ankan là như nhau do phân tử các ankan có cấu tạo tương tự nhau

B. Phân tử ankan chỉ gồm các liên kết đơn do các nguyên tử cacbon đều ở trạng thái lai hóa sp3

C. Phân tử ankan chỉ gồm các liên kết đơn do các nguyên tử C và H đều ở trạng thái lai hóa sp3

D. Các nguyên tử trong phân tử ankan đều nằm trong cùng một mặt phẳng

Câu 35: Với chất xúc tác HgSO4 trong môi trường axit ở nhiệt độ thích hợp, khi hiđrat hóa propin thu được sản phẩm là :

A. CH3-CHOH-CH3       B. (CH3)2C=O                 C. CH3-CH2-CH=O        D. CH3-CH2-COOH

-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu