Giáo Trình Hóa Phân Tích và Bài Tập
Bài Tập
NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH
Bài tập 1: Tính số gam acid oxalic (H2C2O4) cần dùng để pha 500ml dung dịch có nồng độ 0,15N. Biết chất chuẩn acid oxalic tồn tại dưới dạng H2C2O4.2H2O độ tinh khiết 98%
Bài tập 2: Tính khối lượng K2Cr2O7.7H2O cần dùng để pha 800ml dd có nồng độ 0,1N
Bài tập 3: Tính thể tích HCl cần lấy để pha 2 lít dung dịch HCl 10% (kl/tt). Biết chai HCl ghi 37,23% (kl/kl), d=1,19 g/ml
Bài tập 4: Tính thể tích H2SO4 cần lấy để pha 3 lít dung dịch H2SO4 0,5M. Biết chai H2SO4 ghi 98% (kl/kl), d=1,84 g/ml
ĐẠI CƯƠNG VỀ PHÂN TÍCH THỂ TÍCH
Bài tập 1: Để xác định nồng độ dung dịch NaOH hòa tan 2,52g H2C2O4.2H2O vào nước và thêm nước vừa đủ 500,0 ml dung dịch. Chuẩn độ 25,00 ml dung dịch acid oxalic trên hết 12,50 ml NaOH. Tính N của NaOH? (NNaOH = 0.159)
Bài tập 2: Hút chính xác 10ml dung dịch Ca2+, thêm 90ml nước cất, 10ml NaOH 2N và 0,1g chỉ thị murexid. định lượng hết 9,95ml dung dung dịch chuẩn EDTA 0,05N. xác định P (g/l)Ca2+ ?[P (g/l)Ca2+= 1,994]
Bài tập 3: Thêm 25,00 ml dung dịch AgNO3 0,2N vào 20ml dung dịch NaCl. Chuẩn độ AgNO3 dư hết 12ml dd KSCN 0,1N. Tính nồng độ P(g/l) của dd NaCl. (ENaCl= 58,5). P(g/l)NaCl =11,115
Bài tập 4: Pha dung dịch natri borat nồng độ xấp xỉ 0,1N bằng cách cân chính xác 18,8392g hoà trong 1 lít nước cất. Dùng dung dịch này định lượng 25,00ml acid HCl cần 1 thể tích là 24,5 ml. Tính hệ số hiệu chỉnh k của natri borat, nồng độ đương lượng của HCl?().
;
Bài tập 5: xét phản ứng: MnO4- + 5Fe2+ + 8H+ ð Mn2+ +5Fe3+ + 4H2O
Tính độ chuẩn của T KMnO4 0,02M/Fe (1ml KMnO4 0,02M tương đương bao nhiêu mg Fe)? (0,0056g Fe/ml)
PHƯƠNG PHÁP ACID BASE
2.2.1. Một mẫu chứa 15,0 cm3 Na2CO3 được chuẩn độ bằng dung dịch HCl 0,083 N với 2 chỉ thị phenolphtalein và helianthin. Điểm kết thúc thứ 1 (mất màu hồng chỉ thị phenolphtalein) đạt được sau khi thêm 9,6 cm3 HCl. Nồng độ gần đúng của dung dịch Na2CO3 trong mẫu là bao nhiêu?
2.2.2. Định lượng ammoniac 0,01N có ka = 10-9,2 bằng dung dịch acid clohydric 0,01N: pH của dung dịch lúc bắt đầu chuẩn độ? Tại điểm tương đương đương, pH của dung dịch?
2.2.3. Hòa tan 0,1265g H2C2O4.2H2O tinh khiết và đem định lượng toàn bộ hết 25,18ml NaOH với chỉ thị phenolphtalein. Tính nồng độ N của dung dịch NaOH.
2.3.4. Định lượng 25,00ml dung dịch H2SO4 hết 21,72ml NaOH 0,1012N. Tính nồng độ g/l của dung dịch H2SO4 trên.
2.3.5. Chuẩn độ 25,00ml dung dịch H3PO4 với chỉ thị methyl da cam hết 13,64ml NaOH 0,01N. Tính nồng độ mol/l của dung dịch H3PO4 trên.
2.3.6. Chuẩn độ 25,00ml hỗn hợp (NaOH + Na2CO3) bằng dung dịch HCl 0,1N hết 7,50ml khi dùng phenolphthalein làm chỉ thị và hết 12,50ml khi dùng da cam methyl làm chỉ thị. Tính nồng độ mol/l của từng chất trong hỗn hợp trên
2.3.7. Lấy 20,00ml dung dịch amoniac đem định lượng bằng dung dịch HCl hết 25,20ml. Tính nồng độ Pg/l của dung dịch amoniac trên. Biết rằng khi định lượng 10,00ml dung dịch Na2CO3 0,1N với chỉ thị da cam methyl hết 12,50ml HCl trên.
2.3.8. Biết rằng 10,00ml dung dịch CH3COOH đem định lượng bằng dung dịch NaOH hết 12,60ml với chỉ thị phenolphtalein. Mặt khác để định lượng 10,00ml acid oxalic 0,1N với chỉ thị phenolphthalein thấy hết 11,50ml dung dịch NaOH trên. Tính nồng độ g/l của dung dịch CH3COOH.
PHƯƠNG PHÁP OXY HÓA KHỬ
I. Cân bằng phản ứng oxi hóa khử sau
1. Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O
2. FeS2 + H2SO4 (đ, nóng)→ Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
3. Cr2O72- + 6I- + 14H+ ® 3I2 +2Cr3+ +7H2O
4. KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2
II. Bài toán
5. Vẽ đường cong chuẩn độ khi định lượng 50,0 ml dung dịch Fe2+ bằng dung dịch MnO4- 0,1M môi trường H2SO4 1M
Biết: E0 Fe3+/Fe2+ = 0,68 volt/ H2SO4 1M
E0 MnO4- /Mn2+ = 1,51 volt
6. Cho biết dH2O2 = 1,1. Tính số ml oxi già cần dùng để pha nồng độ đương lượng 0,1 N từ chai oxi già có nồng độ 30%
7. Cho biết oxi già 10 thể tích oxy tương đương bao nhiêu % oxi già.
8. Chuẩn độ oxi già bằng KmnO4
III. Thực hành tính thế E
9. Tính E của Dung dịch khi chuẩn độ 25,00 ml Fe2+ 0,1M bằng Ce4+ 0,1 M trong dung dịch H2SO4 khi đã thêm
• A. 20 ml
• B. 25 ml
• C. 26 ml
10.KMnO4 phản ứng với muối Mohhr, Viết phương trình phản ứng xảy ra và Tính thế E tại thời điểm cân bằng phản ứng
IV. Xác định E KIO3 ; E KBrO3 và E acid oxalic
PHƯƠNG PHÁP TẠO PHỨC
1. Nội dung tự học
2.1. Đọc tên một số hợp chất phức: K[Fe(NH3)2(CN)4; (NH4)2[Pt(OH)2Cl4, [Co(NH3)3(NO2)2Cl]
2.2. Viết phương trình các dạng tồn tại khác nhau, tùy thuộc vào pH của: EDTA, Murexid và Net.
2.3. Sắp xếp theo trật tự tăng dần khả năng cạnh tranh tạo phức giữa kim loại sau với Y4- : Ca2+ , Mg2+ , Zn2+ Hg2+ Fe3+ Ni2+ Cu2+.
2.4. Bài tập nhóm
Bài tập 1: Tính nồng độ cân bằng của các ion trong dung dịch gồm AgNO3 và amoniac có nồng độ cân bằng là 10-3M biết lgβ1=3,32; lgβ2=3,92. ([Ag+]= 4,89.10-5; [AgNH3+] =1,02.10-4; [Ag(NH3)2+]= 8,498.10-3.
Bài tập 2: Ion kim loại M3+ (có nồng độ 10-3M) tạo phức ion Br- ( dd KBr 0,1M). Tính nồng độ cân bằng và tỉ lệ % mỗi cấu tử. Biết lgb1= 1,2; lgb2= 1,8; lgb3= 2,5.
Tags: Hóa Đại Học, Hóa Phân Tích
sgnmtmmms
ReplyDeletezvasvvv
ReplyDeleteagaggjyjtyjje
ReplyDeleteThanks for taking the time to share this.
ReplyDelete