ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK2 NĂM HỌC: 2021-2022 MÔN CÔNG NGHỆ 6



 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HK2 NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN CÔNG NGHỆ 6 


BÀI 9: SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

  1. BÀN ỦI (BÀN LÀ) 

a/ Cấu tạo bàn ủi:

  • Vỏ bàn ủi: bảo vệ các bộ phận bên trong bàn ủi.

  • Dây đốt nóng: tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện.

  • Bộ điều chỉnh nhiệt độ: đặt nhiệt độ bàn ủi phù hợp với từng loại vải.

b/ Nguyên lí làm việc của bàn ủi:

c/ Các kí hiệu trên bộ điều chỉnh nhiệt độ bàn ủi:

  • NYLON: vị trí đặt nhiệt độ bàn ủi phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải nylon.

  • SILK: vị trí đặt nhiệt độ bàn ủi phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải lụa, tơ tằm.

  • WOOL: vị trí đặt nhiệt độ bàn ủi phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải len.

  • COTTON: vị trí đặt nhiệt độ bàn ủi phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải bông (vải cotton)

  • LINEN: vị trí đặt nhiệt độ bàn ủi phù hợp với nhóm quần áo may bằng vải lanh (vải linen).

  • MAX: vị trí đặt nhiệt độ bàn ủi ở mức cao nhất.

  • MIN: vị trí đặt nhiệt độ bàn ủi ở mức thấp nhất.

d/ Những lưu ý khi sử dụng bàn ủi:

  • Trước khi dùng: kiểm tra dây dẫn, mặt tiếp xúc vải

  • Trong khi ủi: chọn chế độ ủi phù hợp với từng loại vài, nếu tạm dừng thì phải đặt bàn ủi dựng đứng hoặc đặt vào đế cách nhiệt để tránh làm cháy quần áo.

  • Sau khi ủi: rút phích cắm điện, đặt nơi an toàn tránh va quẹt trúng, chờ bàn ủi nguội hoàn toàn rồi cất giữ.


  1. ĐÈN LED

a/ Cấu tạo của đèn Led:

  • Vỏ đèn: bảo vệ bảng mạch Led, bộ nguồn và cách điện an toàn cho người dùng.

  • Bộ nguồn: biến đổi điện áp nguồn điện, cho phù hợp với điện áp sử dụng của đèn Led.

  • Bảng mạch Led: phát ra ánh sáng khi cấp điện.

b/ Nguyên lí làm việc của đèn Led:

c/ Những lưu ý khi dùng đèn Led:

  • Không đặt đèn Led trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc những nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt.

  • Không đặt đèn gần những chất gây cháy nổ.

  • Vệ sinh đèn bằng vải khô, sạch.

  1. MÁY XAY THỰC PHẨM:

a/ Cấu tạo của máy xay thực phẩm:

  • Thân máy: gồm 1 động cơ điện đặt bên trong. Động cơ sẽ hoạt động khi có dòng điện truyền qua, làm quay lưỡi dao trong cối.

  • Cối xay: gồm cối xay lớn, cối xay nhỏ. Bên trong cối có lưỡi dao, được nối với trục động cơ trong thân máy, dùng để cắt nhỏ thực phẩm khi động cơ hoạt động.

  • Bộ phận điều khiển: gồm các nút để tắt, mở máy và thay đổi tốc độ quay của lưỡi dao.

Lý thuyết Công nghệ 6 Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình | Chân  trời sáng tạo

b/ Nguyên lí làm việc của máy xay thực phẩm:

  1. Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm điện:

  • Lựa chọn đồ dùng điện có công suất định mức và tính năng phù hợp với nhu cầu sử dụng.

  • Lựa chọn đồ dùng điện có tính năng tiết kiệm điện.

  • Lựa chọn đồ dùng điện có số ngôi sao trong nhãn năng lượng nhiều hơn.

  1. Công thức tính điện năng tiêu thụ:

Công thức: A = P.t

Trong đó: 

A: Lượng điện tiêu thụ trong thời gian t (kWh)

P: Công suất (kW)

t: thời gian sử dụng (h)

VD: Máy điều hòa có công suất 750W (tức là 0,75kW). Hãy tính điện năng tiêu thụ của máy trong 10 giờ.

Ta có: P = 0,75kW, t = 10h

Vậy: Điện năng tiêu thụ của máy trong 10 giờ là: A = P.t = 0,75.10 = 7,5 (kWh)


BÀI 10: AN TOÀN ĐIỆN TRONG GIA ĐÌNH

  1. NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN ĐIỆN:

Tai nạn điện giật xảy ra khi có dòng điện truyền qua cơ thể chúng ta. Nguyên nhân có thể là:

  • Tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện hoặc vật bị nhiễm điện;

  • Vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao thế hoặc trạm biến áp;

  • Đến gần khu vực dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống vùng đất ẩm ướt hoặc khu vực dây dẫn điện cao thế bị đứt, rơi xuống.

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN:

  • Lắp đặt ô lấy điện ngoài tầm với của trẻ em hoặc che chắn ô lây điện khi chưa sử dụng;

  • Thường xuyên kiểm ưa dây điện, đồ dùng điện trong gia đình để phát hiện hư hỏng cách điện, rò điện và khắc phục;

  • Sử dụng đồ dùng điện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất;

  • Không đến gần nơi có biển báo nguy hiểm về tai nạn điện.

  • Tránh xa khu vực dây dẫn điện bị đứt, rơi xuống đất.

--- HẾT ---





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu