NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2021-2022 MÔN LỊCH SỬ - KHỐI 12



 

* NHẬN BIẾT

Câu 1. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam từ giữa 1954 là

A. giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

B. đấu tranh bảo vệ hòa bình, đòi quyền dân sinh, dân chủ.

C. đòi Mỹ – Diệm nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định Geneva.

D. chuyển sang đấu tranh vũ trang chống Mỹ.

Câu 2. Nét nổi bật của tình hình Việt Nam sau Hiệp định Geneva năm 1954 về Đông Dương là

A. Mỹ thay chân Pháp đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam.

B. miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của Mỹ.

C. miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

D. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau.

Câu 3. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chính phủ đã có việc làm nào sau đây để đáp ứng quyền lợi kinh tế của nhân dân miền Bắc?

A. Cải cách ruộng đất.                                                                        B. Đưa nông dân vào hợp tác xã.

C. Tặng thưởng tiền cho nông dân.                                                    D. Chia nhà của địa chủ cho nông dân.

Câu 4. Cách mạng miền Nam trong những ngày đầu năm 1954 chuyển sang hình thức đấu tranh nào?

A. Đấu tranh chính trị chống Mỹ - Diệm.                                          B. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.

C. Đấu tranh vũ trang.                                                                        D. Đấu tranh ngoại giao.

Câu 5. Địa danh tiêu biểu nhất trong phong trào “ Đồng khởi” (1959 – 1960) là cuộc khởi nghĩa ở

A. Bình Định.                    B. Ninh Thuận.                  C. Bến Tre.                        D. Quảng Ngãi.

Câu 6. Điền vào chỗ trống câu sau: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, bằng

A. lực lượng vũ trang nhân dân kết hợp với lực lượng chính trị và đấu tranh ngoại giao”.

B. lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân”.

C. sự kết hợp giữa lực lượng vũ trang toàn dân với đấu tranh chính trị và ngoại giao”.

D. lực lượng vũ trang kết hợp với đấu tranh ngoại giao trên bàn đàm phán ở Geneva”.

Câu 7. Cách mạng miền Bắc có vai trò như thế nào trong cuộc kháng Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1954 - 1975)?

A. Quan trọng nhất.                                                                            B. Cơ bản nhất,

C. Quyết định trực tiếp.                                                                      D. Quyết định nhất.

Câu 8. Âm mưu cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) Mỹ áp dụng ở miền Nam Việt Nam là gì?

A. Đưa quân chư hầu vào miền Nam Việt Nam.                                B.“Dùng người Việt đánh người Việt”.

C. Đưa quân Mỹ ào ạt vào miền Nam.                                                D. Đưa cố vấn Mỹ ồ ạt vào miền Nam.

Câu 9. Lực lượng chính của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam giai đoạn 1961 – 1965 là

A. quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ.                      

B. quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh.

C. quân các nước đồng minh của Mỹ.

D. liên quân Mỹ - Pháp và lực lượng quân đồng minh.

Câu 10. Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), để bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, Mỹ đề ra kế hoạch

A. Johnson - McNamara.                                                                    B. Staley - Taylor.

C. dồn dân lập “ấp chiến lược”.                                                          D. tìm diệt và bình định.

Câu 11. Sau phong trào Đồng khởi (1959 – 1960), Mỹ phải chuyển sang chiến lược chiến tranh nào sau đây?

A. Chiến tranh đơn phương.                                                               B. Chiến tranh cục bộ.

C. Chiến tranh đặc biệt.                                                                      D. Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 12. Phong trào đấu tranh tiêu biểu của trí thức và nhân dân lao động Sài Gòn – Chợ Lớn chống Mỹ - Diệm mở đầu là

A. “Phong trào hòa bình”.                                                                  B. phong trào “Dậy mà đi”.

C. “Phong trào xuống đường”.                                                           D. phong trào “Đồng khởi”.

Câu 13. Hình thức đấu tranh của quân và dân ta chống “Chiến tranh đặc biệt” là

A. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.                       B. đấu tranh vũ trang.

C. đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh ngoại giao.                    D. đấu tranh ngoại giao.

Câu 14. Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mỹ?

A. Chiến thắng Bình Giã.                                                                   B. Chiến thắng Ấp Bắc.

C. Chiến thắng Vạn Tường.                                                                D. Chiến thắng Đồng Xoài.

Câu 15. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (1/1959) đã ra quyết nghị

A. để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường chính trị.

B. để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực giành chính quyền.

C. để nhân dân miền Nam đấu tranh bằng con đường vũ trang.

D. để nhân miền Nam đấu tranh bằng con đường ngoại giao.

Câu 16. Ý nghĩa quan trọng cơ bản của phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) là ]

A. giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.

B. làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

C. cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

D. mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập.

Câu 17. Âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam thể hiện âm mưu nào của Mỹ?

A. Giảm xương máu người Mỹ trên chiến trường.                B. Tận dụng xương máu của người Việt.

C. Quân Mỹ và đồng minh rút khỏi chiến tranh.                                D. Tăng sức chiến đấu của quân Sài Gòn.

Câu 18. “Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào sau đây của Mỹ ở miền Nam Viêt Nam từ 1961 – 1973?

A. Chiến tranh đặc biệt.                                                                      B. Chiến tranh cục bộ.

C. Việt Nam hóa chiến tranh.                                                             D. Đông Dương hóa chiến tranh.

Câu 19. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20/12/1960) có vai trò nào dưới đây trong cuộc kháng chiến chống Mỹ?

A. Lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu tranh.                                      B. Xây dựng lực lượng cách mạng miền Nam.

C. Giữ gìn lực lượng cách mạng ở miền Nam.                                   D. Đoàn kết toàn dân chống Mĩ và tay sai.

Câu 20. Lực lượng chính của Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam giai đoạn 1961 – 1965 là

A. quân đội Sài Gòn, có sự chỉ huy của cố vấn Mỹ.                          B. quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh.

C. quân các nước đồng minh của Mỹ ở châu Âu.                              D. liên quân Mỹ - Anh và quân đồng minh.

Câu 21. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) của Mỹ được tiến hành ở miền Nam Việt Nam bằng lực lượng

A. quân Mỹ, quân đồng minh Mỹ và quân Sài Gòn.              B. quân đội viễn chinh Mỹ và quân đội Sài Gòn.

C. quân đội Sài Gòn và liên quân Mỹ – Anh – Pháp.             D. quân đội viễn chinh Mỹ và quân đồng minh Mỹ.

Câu 22. Âm mưu của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) là

A. đánh bại quân chủ lực của Việt Nam để nhanh chóng kết thúc kết thúc cuộc chiến tranh.

B. tạo ra ưu thế về binh lực, hỏa lực áp đảo quân chủ lực của ta, giành lại thế chủ động chiến trường.

C. củng cố lực lượng quân đội Sài Gòn, giành lại thế chủ động trên chiến trường, kết thúc chiến tranh.

D. giành thế chủ động trên chiến trường miền Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia.

Câu 23. Những chiến thắng quân sự nào sau đây của Việt Nam làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mỹ?

A. Ấp Bắc, Tua Hai, Bình Giã, Đồng Xoài.                           B. Ấp Bắc, Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.

C. Bình Giã, An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.                             D. Bình Giã, Ba Gia, Núi Thành, Vạn Tường.

Câu 24. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) của Mỹ được tiến hành bằng lực lượng

A. quân đội Sài Gòn là chủ yếu, kết hợp với lực lượng quân đồng minh, do cố vấn Mỹ chỉ huy.

B. quân đội Mỹ là chủ yếu, kết hợp với lực lượng quân đồng minh. do cố vấn Mỹ chỉ huy.

C. quân đồng minh của Mỹ là chủ yếu, có sự phối hợp không quân Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy.

D. quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp hỏa lực không quân Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy.

Câu 25. Hướng tiến công chủ yếu của quân ta trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là

A. Sài Gòn.                        B. Tây Nguyên.                 C. Quảng Trị.                     D. Đà Nẵng.

Câu 26. Trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972, quân ta đã chọc thủng ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là

A. Đà Nẵng, Tây Nguyên, Sài Gòn.                                                   B. Quảng Trị, Đà Nẵng, Sài Gòn.

C. Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.                                       D. Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn.

Câu 27. Đại hội lần thứ VI (12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là đại hội của

A. công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.                                          B. công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.

C. công cuộc đổi mới đất nước.                                                         D. công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng.

Câu 28. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam đã buộc Mỹ phải

A. rút hết quân về nước, rút khỏi chiến tranh Việt Nam.

B. tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.

C. thỏa hiệp với Trung Quốc và hòa hoãn với Liên Xô.

D. huy động quân các nước đồng minh của Mỹ tham chiến.

Câu 29. Hình thức đấu tranh của quân và dân Việt Nam chống “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là

A. đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.                                       B. đấu tranh vũ trang.

C. đấu tranh chính trị kết hợp với ngoại giao.                                    D. đấu tranh ngoại giao.

Câu 30. Nixon thực hiện cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1972) với ý đồ nào sau đây?

A. Cứu nguy cho “Việt Nam hoá” chiến tranh, tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Paris.

B. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.

C. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta.

D. Phong tòa cảng Hải Phòng và hải cảng, sông rạch, luồng lạch, vùng biển ở miền Bắc.

Câu 31. Cùng với việc thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh (1969 - 1973) Mỹ còn sử dụng thủ đoạn ngoại giao nào sau đây?

A. Thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô.         

B. Vận động các nước xã hội chủ nghĩa cô lập nước ta.

C. Khống chế các nước viện trợ cho Việt Nam.

D. Bắt tay với bọn phản động ở Campuchia và Lào.

Câu 32. Chiến thắng quân sự nào đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của Chiến tranh đặc biệt (1961 – 1965)?

A. Ấp Bắc.                                                                                          B. Bình Giã.

C. Phong trào phá “ấp chiến lược”.                                                    D. An Lão, Ba Gia, Đồng Xoài.

Câu 33. Thắng lợi quyết định nào buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris năm 1973?

A. Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).                      B. Cuộc tiến công chiến lược năm 1972.

C. Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần hai.                               D. Trận Điện Biên Phủ trên không (12/1972).

Câu 34. Mục tiêu của Mỹ trong các cuộc phản công chiến lược hai mùa khô (1965 -1966 và 1966 – 1967) là

A. đánh bại chủ lực Quân giải phóng.                                                B. bình định miền Nam.

C. đánh phá đất thánh Việt Cộng.                                                      D. tiêu hao lực lượng của ta.

Câu 35. Trong chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968) Mỹ đề ra chiến lược “tìm diệt” nhằm mục đích

A. nhanh chóng kết thúc chiến tranh.                                                 B. tạo thuận lợi trên bàn ngoại giao.

C. giành lại thế chủ động trên chiến trường.                                      D. ngăn chặn tiếp viện từ Bắc vào Nam.

Câu 36. Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21 (7/1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là

A. tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.                  B. đòi chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp định Paris.

C. xây dựng căn cứ và củng cố vùng giải phóng.                   D. thực hiện triệt để khẩu hiệu “người cày có ruộng”.

Câu 37.Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5/1975)”, chủ trương này được đưa ra trong thời điểm

A. sau Chiến dịch Tây Nguyên kết thúc.                                B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng đang sôi động.

C. ta chuẩn bị mở Chiến dịch Hồ Chí Minh.                          D. khi Chiến dịch Hồ Chí Minh đang tiếp diễn.

Câu 38. Hoàn cảnh trong nước khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới năm 1986 là

A. thực hiện thành công hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985).

B. không đạt thành tựu gì hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985).

C. đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội.

D. đất nước đang ở vào tình thế khó khăn, hiểm nghèo.

Câu 39. Nguyên nhân quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) là

A. nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước nồng nàn.

B. sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.

C. hậu phương miền Bắc đã đáp ứng yêu cầu cuộc chiến.

D. sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 40. Chiến thắng nào của quân và dân ta đánh dấu sự phá sản cơ bản của “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mỹ?

A. Ba Gia.                              B. An Lão.                               C. Ấp Bắc.                                          D. Bình Giã.

Câu 41. Chiến thắng nào của ta trong năm 1975 đã chuyển cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam?

A. Chiến thắng Phước Long.                                                              B. Chiến thắng Tây Nguyên.

C. Chiến thắng Huế - Đà Nẵng.                                                          D. Chiến thắng Quảng Trị.

Câu 42. Sau thất bại tại Tây Nguyên (3/1975), Nguyễn Văn Thiệu

A. ra lệnh phản công nhằm chiếm lại Tây Nguyên để bảo vệ miền Trung.

B. ký văn kiện chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, rút quân khỏi Tây Nguyên.

C. ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên về bảo vệ căn cứ ở Sài Gòn.

D. ra lệnh rút quân  khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung.

Câu 43. Kết quả nào dưới đây thuộc kết quả của Chiến dịch Tây Nguyên (3/1975)?

A. Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 2, giải phóng toàn bộ Tây Nguyên với 60 vạn dân.

B. Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 4 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Buôn Ma Thuột.

C. Tiêu diệt toàn bộ quân đoàn 3 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng toàn bộ Pleiku, Kontum.

D. Tiêu diệt phần lớn quân đoàn 2 trấn giữ Tây Nguyên và giải phóng 4 vạn dân.

Câu 44. Cùng thời gian với Chiến dịch Tây Nguyên (3/1975), ta còn mở chiến dịch đánh địch ở

A. Phước Long.                          B. Quảng Trị.                        C. Huế - Đà Nẵng.                       D. Nha Trang.

Câu 45. Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam” là nhận định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng sau thắng lợi của

A. Chiến dịch Tây Nguyên.                                                                B. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.

C. Chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng.                                  D. Chiến dịch Đường số 14 - Phước Long.

Câu 46. Tỉnh cuối cùng của miền Nam được giải phóng là

A. Cà Mau.                        B. Rạch Giá.                      C. Châu Đốc.                     D. Bạc Liêu.

Câu 47. Thực chất hành động phá hoại Hiệp định Paris năm 1973 của chính quyền Sài Gòn là

A. củng cố niềm tin cho binh lính Sài Gòn.                B. hỗ trợ cho “chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào.

C. thực hiện chiến lược phòng ngự “quét và giữ”.      D. tiếp tục chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 48. Thắng lợi quân sự có ý nghĩa chiến lược trong hoạt động quân sự ở Nam Bộ cuối 1974 - đầu 1975 của ta là

A. giải phóng hoàn toàn tỉnh Bến Tre, Đông Nam Bộ.

B. giải phóng các huyện đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

C. giải phóng Đường số 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

D. giải phóng Xuân Lộc, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

Câu 49. Thắng lợi đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại ở thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đó là thắng lợi của

A. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

B. Kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954).

C. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.

D. Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).

Câu 50. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) có ý nghĩa quốc tế là

A. tác động đến tình hình thế giới.                              B. làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.

C. tác động đến nước Mỹ và thế giới.                         D. cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 51. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần 21 (7/1973) đã nêu rõ nhiệm vụ cơ bản cho cách mạng Việt Nam là

A. tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân bằng bạo lực.

B. hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước..

C. đã hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

D. chuyển sang giai đoạn đấu tranh hòa bình thống nhất đất nước.

Câu 52. Sự kiện lịch sử nào diễn ra lúc 11h30 phút ngày 30/4/1975 ở miền Nam?

A. Quân ta nổ súng bắt đầu mở chiến dịch Hồ Chí Minh.

B. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức.

C. Xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập.

D. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập.

Câu 53. Sau chiến thắng vang dội của quân ta trong chiến dịch đánh Đường 14 - Phước Long (1/1975), phản ứng của Mỹ là

A. huy động quân Sài Gòn tấn công bình định, lấn chiếm miền Nam.

B. phản ửng mạnh đe dọa ném bom nguyên tử miền Nam Việt Nam.

C. phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe dọa từ xa.

D. ký Hiệp định Paris (1/1973) lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Câu 54. Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam

A. trong hai năm 1974 và 1975.                                             B. trước mùa mưa năm 1975.

C. trong hai năm 1975 và 1976.                                             D. trước năm 1976.

Câu 55. Để phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng chủ trương

A. xây dựng nền kinh tế với cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kế hoạch hóa.

B. chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa nhiều thành phần sang kinh tế thị trường.

C. xây dựng và phát triển một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

D. phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Câu 56. Quốc sách được Mỹ sử dụng trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) là

A. “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.                                    B. lập “ấp chiến lược”.

C. “bình định” và “lấn chiếm”.                                               D. “tìm diệt” và “bình định”..

Câu 57. Sau khi Hiệp định Paris năm được ký kết tình hình miền Nam như thế nào?

A. Mỹ đã cút nhưng ngụy chưa nhào.                                    B. Mỹ đã cút và ngụy đã thất bại.

C. Ta kết thúc thắng lợi về quân sự và ngoại giao.                D. Ta đã giành thắng lợi ở Tây Nguyên.

Câu 58. Hành động phá hoại Hiệp định Paris năm 1973 của chính quyền Sài Gòn là

A. mở các cuộc hành quân “ bình định – lấn chiếm” vùng giải phóng.

B. tổ chức những cuộc hành quân tìm diệt, đánh vào căn cứ của ta.

C. đàn áp, khủng bố những hoạt động yêu nước của nhân dân miền Nam.

D. không tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

Câu 59. Để phá hoại Hiệp định Paris năm 1973, chính quyền Sài Gòn đã tiến hành chiến dịch

A. “trả đũa ồ ạt”.                                                                     B. “tìm diệt và bình định”.

C. “tràn ngập lãnh thổ”.                                                          D. “bình định lấn chiếm”.

Câu 60. Để khai thác nguồn vốn, công nghệ, thị trường, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng chủ trương

A. xóa bỏ nền kinh tế tập trung, hình thành cơ chế thị trường.

B. xây dựng, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

C. xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề.

D. mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, phá thế bị bao vây cô lập.

Câu 61. Chính sách đối ngoại của nước ta trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 – 2000 là

A. hòa bình, trung lập, muốn làm bạn với tất cả các nước láng giềng.

B. hòa bình, hữu nghị, hợp tác, muốn làm bạn với tất cả các nước.

C. hòa bình, hữu nghị, hợp tác, muốn làm bạn với các nước láng giềng.

D. hòa bình, hữu nghị, hợp tác, muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 62. Trong số ba chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), chương trình được đưa lên hàng đầu là

A. lương thực, thực phẩm.                                           B. hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

C. thực phẩm và hàng tiêu dùng.                                 D. thực phẩm, hàng xuất khẩu.

Câu 63. Theo Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Pháp đã công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

A. tách khỏi Liên bang Đông Dương.                         B. là quốc gia tự do trong khối Liên hiệp Pháp.

C. tự trị trong khối Liên hiệp Pháp.                             D. độc lập, không còn thuộc khối Liên hiệp Pháp.

Câu 64. Theo Hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã

A. chấp thuận cho Pháp đưa quân ra Bắc và rút dần trong 5 năm.

B. yêu cầu Pháp rút khỏi Việt Nam khi Tưởng Giới Thạch rút quân.

C. chấp thuận để Trung Hoa Dân quốc chia sẻ quyền lực với Pháp.

D. chấp thuận cho Pháp quay trở lại và tái xâm lược Việt Nam.

Câu 65. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ trước mắt của kế hoạch 5 năm 1986 - 1990 là

A. thực hiện mục tiêu của Ba chương trình kinh tế lớn.

B. đổi mới toàn diện, đồng bộ về kinh tế và chính trị.

C. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.

D. đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước.

Câu 66. Theo nội dung của bản Tạm ước (14/9/1946), Pháp đã

A. được ta nhân nhượng cho quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.

B. rút quân về nước để Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị.

C. nhân nhượng cho ta quyền lợi kinh tế, văn hóa ở Việt Nam.

D. giải tán chính phủ cách mạng để xây dựng bộ máy cai trị.

Câu 67. Nội dung các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương được các nước tham dự Hội nghị Geneva năm 1954 cam kết tôn trọng là

A. tự do lựa chọn con đường phát triển của quốc gia.

B. tự do, thống nhất, dân sinh và dân chủ.

C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

D. độc lập, thống nhất, tự do, hạnh phúc.

Câu 68. Hội nghị nào được triệu tập để bàn về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương?

A. Geneva.                        B. Paris.                             C. Đà Lạt.                          D. Fontainebleau.

Câu 69. Xây dựng nền dân chủ XHCN, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân được thể hiện trong lĩnh vực nào của đường lối đổi mới từ năm 1986?

A. Kinh tế.                       B. Chính trị.                        C. Văn hóa.                                            D. Xã hội.

Câu 70. Theo Hiệp định Geneva năm 1954 về Đông Dương, vĩ tuyến 17 dọc theo sông Bến Hải - Quảng Trị được lấy làm giới tuyến quân sự tạm thời trong thời gian

A. 2 năm.                           B. 3 năm.                           C. 20 năm.                         D. 21 năm.

Câu 71. Những thành tựu đạt được trong thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới từ 1986 – 1990 đã chứng tỏ

A. Đảng ta đã trưởng thành và được nhân dân tin tưởng, ủng hộ.

B. sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. sức mạnh đại đoàn kết dân tộc Việt Nam được phát huy.

D. đường lối đổi mới là đúng, bước đi đổi mới về cơ bản là phù hợp.

Câu 72. Sự kiện nào kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954)?

A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

B. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.

C. Hiệp định Geneva 1954 về Đông Dương ký kết.

D. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.

Câu 73. Ở Việt Nam năm 1954, giới tuyến quân sự tạm thời được thiết lập ở

A. khu phi quân sự ở bờ nam sông Bến Hải.               B. cầu Hiền Lương (Quảng Trị).

C. thị xã Cam Lộ (Quảng Trị).                                     D. khu phi quân sự ở bờ bắc sông Bến Hải.

Câu 74. Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 nhận định: “Hiệp định Geneva phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt của 2 phe” là vì

A. các nước đã đấu tranh để công nhận quyền dân tộc cơ bản cho Đông Dương.

B. trong Hội nghị, Việt Nam kiên quyết đấu tranh với Pháp để đòi quyền dân tộc.

C. Mỹ muốn dùng Hiệp định Geneva để hất Pháp ra khỏi Đông Dương.

D. nội dung thỏa thuận trong Hiệp định bị chi phối bởi Liên Xô và Mỹ.

Câu 75. Về mặt pháp lý, Hiệp định Geneva về vấn đề Đông Dương (1954) có giá trị là

A. bản ghi nhớ trách nhiệm thi hành Hiệp định của các nước kế tục.

B. bản ghi nhớ trách nhiệm thi hành Hiệp định của các nước tham gia ký kết.

C. văn bản ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của các nước Đông Dương.

D. bản ghi nhớ trách nhiệm thi hành Hiệp định của các nước tham gia Hội nghị.

Câu 76. Trong đàm phán ở Hội nghị Paris (1973), mục tiêu đấu tranh của ta là

A. đòi các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

B. đòi Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

C. đòi tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc.

D. đòi Mỹ đền bù chiến phí, hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 77. Sau khi thất bại trong cuộc tập kích bằng không quân vào Hà Nội - Hải Phòng (1972), Mỹ đã

A. mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn Đông Dương.

B. phải ký Dự thảo Hiệp định Paris do Việt Nam đưa ra.

C. mở đợt phản công chiến lược vào phòng tuyến Quảng Trị.

D. chuẩn bị cho cuộc leo thang chiến tranh tiếp theo ở miền Bắc.

Câu 78. Mỹ đã chính thức rút quân đội ra khỏi Việt Nam từ sau khi

A. Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973).

B. sự kiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.

C. sự kiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975.

D. trận “Điện Biên Phủ trên không” của ta (1972).

Câu 79. Theo Hiệp định Paris (1973), hai miền Nam - Bắc Việt Nam sẽ

A. tự quyết định tương lai chính trị bằng tổng tuyển cử tự do.

B. thống nhất theo sự kiểm soát của hai nước Mỹ và Liên Xô.

C. tiếp tục bị chia cắt thành hai quốc gia riêng.

D. tự thương lượng về việc thống nhất đất nước.

Câu 80. Tháng 5/1968, đàm phán hai bên ở Paris được thực hiện giữa

A. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và Chính phủ Việt Nam cộng hòa.

B. Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và đại diện chính phủ Mỹ.

C. Chính phủ Việt Nam cộng hòa và đại diện chính phủ Mỹ.

D. Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa và đại diện chính phủ Mỹ.

Câu 81. Chiến thắng được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mỹ, mở đầu cao trào “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam là

A. Trà Bồng (Quảng Ngãi).                                         B. Vạn Tường (Quảng Ngãi).

C. Bình Giã (Bà Rịa).                                                  D. Núi Thành (Quảng Nam).

Câu 82. Hiệp định Geneva năm 1954 về Đông Dương quy định việc thống nhất đất nước Việt Nam sẽ được tiến hành bằng hình thức

A. sáp nhập miền Bắc vào miền Nam.                        B. sáp nhập miền Nam vào miền Bắc.

C. tổng tuyển cử tự do trong cả nước.                         D. trưng cầu dân ý ở cả hai miền.

Câu 83. Đối với cách mạng Việt Nam, Hiệp định Geneva năm 1954 về Đông Dương có ý nghĩa là

A. đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

B. cuộc chiến tranh cách mạng vì độc lập và thống nhất đất nước giành được thắng lợi hoàn toàn.

C. mốc đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành trong cả nước.

D. tạo bước chuyển căn bản có tính chất chiến lược trong so sánh lực lượng giữa ta với Pháp.

Câu 84. Thành tựu về lương thực - thực phẩm của nước ta đạt được trong kế hoạch 5 năm 1986 – 1990 là

A. năng suất lúa tăng hơn trước, có dư để dự trữ.

B. đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng trong nước.

C. đứng thứ ba thế thế giới về xuất khẩu gạo.

D. đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.

Câu 85. Nhiệm vụ trọng tâm của miền Bắc ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975 là gì?

A. Hàn gắn vết thương chiến tranh, làm nghĩa vụ quốc tê đối với Campuchia.

B. Tiếp tục làm nhiệm vụ căn cứ địa của cách mạng cả nước.

C. Tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tê đối với Lào và Campuchia.

D. Khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.

Câu 86. Mục tiêu của Ba chương trình kinh tế được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng là

A. lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

B. lương thực, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.

C. lương thực - thực phẩm, hàng xuất khẩu và xuất khẩu lao động.

D. thực phẩm, hàng tiêu dùng và xuất khẩu lao động.

Câu 87. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975) đã đề ra nhiệm vụ gì?

A. Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.

B. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

C. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở hai miền Bắc – Nam.

D. Hoàn thành công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế.

Câu 88. Từ ngày 15 -  21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn đã nhất trí hoàn toàn

A. lấy tên nước là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. lấy Quốc kỳ là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.

C. đổi tên Thành phố Sài Gòn – Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.

D. chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 89. Một trong những khó khăn và yếu kém về kinh tế - xã hội của nước ta sau 15 năm (1986 - 2000) thực hiện đường lối đổi mới là gì?

A. Lực lượng sản xuất còn nhỏ bé, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu.

B. Kinh tế Nhà nước chưa được củng cố tương ứng với vai trò chủ đạo.

C. Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát cao, lao động thiếu việc làm.

D. Hiệu quả nền kinh tế quốc dân thấp, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.

Câu 90. Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước là

A. thống nhất các mặt trận thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (7/1977).

B. Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (12/1980).

C. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25/4/1976).

D. Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất kỳ họp đầu tiên (24/6 - 2/7/1976).

Câu 91. Tháng 7/1976, Quốc hội khóa VI họp ở Hà Nội quyết định lấy tên nước là

A. Việt Nam dân chủ cộng hòa.                                  B. Cộng hòa nhân dân Việt Nam.

C. Cộng hòa dân chủ nhân dân Việt Nam.                  D. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 92. Chiến thắng biên giới Tây Nam (1979) của quân dân ta có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Campuchia giành thắng lợi.

B. Tiêu diệt tập đoàn “Khmer đỏ” do Polpot - Ieng Sari cầm đầu.

C. Tăng cường tình đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

D. Tạo nên sức mạnh tổng hợp của hai nước Việt Nam - Campuchia.

Câu 93. Sau năm 1975, cách mạng hai miền Nam - Bắc có những thuận lợi và khó khăn gì?

A. Miền Nam hoàn toàn giải phóng nhưng chịu hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại.

B. Đạt được những thành tựu to lớn trong việc thực hiện các kế hoạch kinh tế.

C. Hoàn thành thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng về mặt nhà nước thì chưa thống nhất.

D. Miền Nam hoàn toàn giải phóng nhưng miền Bắc còn chống chiến tranh phá hoại.

Câu 94. Nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước được đề ra tại

A. Hội nghị lần thứ 21 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

B. Hội nghị lần thứ 22 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

C. Hội nghị lần thứ 23 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

D. Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Câu 95.  Thành tựu quan trọng của Việt Nam trong kế hoạch 5 năm (1991 - 1995) trong lĩnh vực đối ngoại là gì?

A. Góp phần chấm dứt cuộc nội chiến ở Campuchia.

B. Mở rộng quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây.

C. Củng cố và tăng cường quan hệ với Đông Nam Á.

D. Củng cố và tăng cường quan hệ với Đông Âu.

Câu 96. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn đã

A. quyết định đặt tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

B. thông qua chính sách đối nội, đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất.

C. bầu các cơ quan lãnh đạo cao nhất, Ban dự thảo Hiến pháp của nước Việt Nam.

D. nhất trí hoàn toàn các chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 97. Năm 1977, diễn ra sự kiện ngoại giao quan trọng nào sau đây?

A. Bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ.

B. Trở thành thành viên thứ 149 của Liên hiệp quốc.

C. Gia nhập tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

D. Đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và Liên Xô.

Câu 98. Sự kiện nào diễn ra năm 1976 đã tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước?

A. Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

B. Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước.

C. Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong toàn quốc.

Câu 99. Trong nội dung đường lối đổi mới của Đảng có nêu: đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội mà là làm cho

A. con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tốt đẹp hơn.

B. những mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả.

C. mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện.

D. mục tiêu đề ra phù hợp với thực tiễn đất nước.

Câu 100. Đại hội Đảng lần VI (12/1986) đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng trọng tâm là đổi mới về

A. kinh tế.                          B. chính trị.                        C. kinh tế - chính trị.              D. văn hóa.

* THÔNG HIỂU

Câu 101. Hình thái đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam từ giữa năm 1961 - 1975 là

A. đấu tranh chính trị.                                                  B. tiến hành khởi nghĩa.

C. đấu tranh vũ trang.                                                  D. chiến tranh giải phóng.

Câu 102. Mặt trận dân tộc thống nhất đầu tiên của riêng Việt Nam là

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.                                                                                 

B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

C. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.     

D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Câu 103. Tinh thần gì được phát huy qua hai cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội 1946 và 1976?

A. Đại đoàn kết dân tộc.                                              B. Đoàn kết quốc tế vô sản.

C. Yêu nước chống ngoại xâm.                                   D. Kiên cường, bất khuất.

Câu 104. Những khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc” ở Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám chứng tỏ

A. giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn.

B. chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng.

C. cách mạng luôn là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.

D. bảo vệ chính quyền phải đi trước xây dựng chế độ mới.

Câu 105. Thực chất của đường lối đổi mới được đề ra tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam là

A. làm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội để xây dựng phát triển.

B. xây dựng chủ nghĩa xã hội với hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.

C. phát triển kinh tế làm cho chủ nghĩa xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

D. chuyển sang phát triển kinh tế đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa.

Câu 106. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Paris 1973) đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) như thế nào?

A. Đánh cho “Mỹ cút”, đánh cho “ngụy nhào”.

B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ.

C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “ngụy nhào”.

D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Mỹ cút”.

Câu 107. Công cuộc đổi mới (1986) còn có những hạn chế nào sau đây về kinh tế - xã hội?

A. Kinh tế còn mất cân đối, lao động thiếu việc làm tăng cao.

B. Kinh tế còn mất cân đối, lạm phát ngày càng tăng cao mạnh.

C. Kinh tế còn mất cân đối, một số lĩnh vực văn hóa xuống cấp.

D. Kinh tế còn mất cân đối, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Câu 108. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là

A. làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mỹ hóa” chiến tranh.

B. buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất.

C. Mỹ phải đến Hội nghị Paris để đàm phán với ta về kết thúc chiến tranh xâm lược.

D. đòn đánh bất ngờ, làm cho Mỹ không dám đưa quân Mỹ và quân chư hầu vào miền Nam.

Câu 109. Công cuộc đổi mới (1986) ở Việt Nam phù hợp với xu thế chung của thời đại vì

A. tất cả các nước trên thế giới đều đang tiến hành cải cách, mở cửa.

B. hai hệ thống chính trị lớn của thế giới không còn đối lập nhau nữa.

C. xu thế phát triển của thế giới là hội nhập, hợp tác và phát triển.

D. nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới đặt quan hệ với Việt Nam.

Câu 110. Ý nghĩa lịch sử nào là cơ bản nhất của cuộc Tiến công chiến lược 1972?

A. Đã mở ra một bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta.

B. Đã giáng một đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

C. Giáng một đòn nặng nề vào quân ngụy (công cụ chủ yếu) của Mỹ.

D. Buộc Mỹ tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.

Câu 111. Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc lần thứ nhất (1965 – 1968) vì

A. thất bại trong “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam.

B. thiệt hại nặng nề trong chiến tranh phá hoại miền Bắc.

C. nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới phản đối chiến tranh.

D. thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam - Bắc cuối năm 1968.

Câu 112. Theo Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Pháp đã công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

A. tách khỏi Liên bang Đông Dương.                         B. là quốc gia tự do trong khối Liên hiệp Pháp.

C. tự trị trong khối Liên hiệp Pháp.                             D. độc lập, không còn thuộc khối Liên hiệp Pháp.

Câu 113. Bản Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Pháp ngày 6/3/1946 đã

A. công nhận sự thống nhất của nước Việt Nam.

B. công nhận nền độc lập của nước Việt Nam.

C. thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

D. thừa nhận quyền bình đẳng, tự quyết của nhân dân Việt Nam.

Câu 114. Nội dung các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương được các nước tham dự Hội nghị Geneva năm 1954 cam kết tôn trọng là

A. tự do lựa chọn con đường phát triển của quốc gia.

B. tự do, thống nhất, dân sinh và dân chủ.

C. độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

D. độc lập, tự do, hạnh phúc.

Câu 115. Nội dung cơ bản nhất của Hiệp định Geneva năm 1954 về Đông Dương là

A. các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hoà bình, không đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.

B. các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương.

C. các nước ngoài không được đưa quân đội, nhân viên quân sự vào ba nước Đông Dương.

D. các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

Câu 116. Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương sau sự kiện

A. chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi.                       B. Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.

C. Mỹ vào Đông Dương thay chân Pháp.                    D. Hiệp định Geneva được ký kết.

Câu 117. Trong đàm phán ở Hội nghị Paris (1973), mục tiêu đấu tranh của ta là

A. đòi các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

B. đòi Mỹ ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

C. đòi tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc.

D. đòi Mỹ đền bù chiến phí và hàn gắn vết thương chiến tranh.

Câu 118. Đặc điểm lịch sử chung của Hiệp định Geneva (7/1954) và Hiệp định Paris (1/1973) là

A. có thành phần tham dự hội nghị giống nhau.

B. có nội dung quyền dân tộc cơ bản giống nhau.

C. đều được ký kết sau hai thắng lợi quân sự quyết định.

D. giải phóng miền Bắc, tạo điều kiện giải phóng miền Nam.

Câu 119. Tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam là thắng lợi lịch sử

A. trong việc ký kết Hiệp định Paris năm 1973.

B. trong trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

C. trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975.

D. trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.

Câu 120. Nội dung nào không phải ý nghĩa của Hiệp định Paris năm 1973?

A. Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

B. Mỹ buộc phải rút hết quân về nước, thực hiện được mục tiêu đánh cho “Mỹ cút”.

C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến hành giải phóng hoàn toàn miền Nam.

D. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 121. Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào (3/1951) được thành lập với mục đích

A. Phối hợp lực lượng quân sự ba nước Đông Dương chống Pháp.

B. tăng cường hơn nữa tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.

C. ràng buộc Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

D. chuẩn bị tổng tấn công quân Pháp trên toàn Đông Dương.

Câu 122. Đại hội nào của Đảng đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước, nhiệm vụ và mối quan hệ của cách mạng hai miền Nam - Bắc?

A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất.                                B. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II.

C. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III.                                   D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV.

Câu 123. Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) với đại hội lần thứ II (2/1951) là

A. thông qua Báo cáo chính trị.                                  

B. bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

C. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.      

D. thông qua nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.

Câu 124. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) đã quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương và thành lập ở Việt Nam một Đảng riêng với tên gọi

A. Đảng Cộng sản Việt Nam.                                                 B. Đảng Lao động Việt Nam.

C. Đảng Dân chủ Việt Nam.                                                   D. Đảng Vô sản Việt Nam.

Câu 125. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) quyết định cơ quan ngôn luận Trung ương của Đảng là tờ báo

A. Thanh niên.                   B. Tiền phong,                   C. Lao động.                      D. Nhân dân.

Câu 126. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta vì

A. đã ra hoạt động công khai, lãnh đạo kháng chiến.

B. đã đổi tên Đảng và bầu Trường Chinh làm Tổng Bí thư.

C. đã xác định được nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam.

D. đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 19 ủy viên chính thức.

Câu 127.Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam trong giai đoạn hiện tại là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và nhấn mạnh trong bất cứ tình hình nào cũng phải tiếp tục con đường cách mạng bạo lực, phải nắm vững chiến lược tiến công, kiên quyết đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao”. Những nội dung trên được đưa ra tại

A. Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương (4/1970).

B. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng (7/1973).

C. Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng (1974).

D. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (1930).

Câu 131. Bản Hiệp định Sơ bộ được ký kết giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Pháp ngày 6/3/1946 đã

A. công nhận sự thống nhất của nước Việt Nam.

B. công nhận nền độc lập của nước Việt Nam.

C. thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

D. thừa nhận quyền bình đẳng, tự quyết của nhân dân Việt Nam.

Câu 128. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), yếu tố quyết định thắng lợi trong đấu tranh ngoại giao của ta là

A. sự tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ.         

B. sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới.

C. sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô và Trung Quốc.

D. những giải pháp hòa bình của Liên hiệp quốc.

Câu 129. Với Hiệp định Geneva năm1954, thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam không trọn vẹn vì

A. Việt Nam không được giải phóng.                                    B. mới chỉ giải phóng được miền Bắc.

C. Pháp không chịu rút quân khỏi Việt Nam.                         D. Việt Nam vẫn chưa được thế giới công nhận.

Câu 130. Trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), biện pháp bảo vệ độc lập trên tinh thần hòa hiếu được ta thực hiện qua việc qua việc

A. kháng chiến toàn quốc khi Pháp mở rộng chiến tranh 1946.

B. mở chiến dịch Điện Biên Phủ để tìm một thắng lợi quân sự quyết định.

C. kháng chiến ở Nam bộ khi Pháp tái xâm lược năm 1945.

D. thương lượng và ký các hiệp ước, hiệp định đình chiến với Pháp.

Câu 131. Hiệp định Paris (1/1973) được ký kết có ý nghĩa là

A. thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh ngoại giao, chính trị và quân sự.

B. đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam kết thúc thắng lợi.

C. thắng lợi chung của ba nước Đông Dương trong chiến chống Mỹ .

D. nhân dân Việt Nam đánh thắng Mỹ trên mặt trận quân sự.

Câu 132. Tạo điều kiện thuận lợi để giải phóng hoàn toàn miền Nam là thắng lợi lịch sử

A. trong việc ký kết Hiệp định Paris năm 1973.

B. trong trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972.

C. trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1975.

D. trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968.

Câu 133. Nội dung nào không phải ý nghĩa của Hiệp định Paris năm 1973?

A. Mỹ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam.

B. Mỹ buộc phải rút hết quân về nước, thực hiện được mục tiêu đánh cho “Mỹ cút”.

C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến hành giải phóng hoàn toàn miền Nam.

D. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Câu 134. Nội dung nào dưới đây không là tình hình chính trị, xã hội miền Nam sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975?

A. Chế độ thực dân mới của Mỹ sụp đổ.                     B. Cơ sở chính quyền thực dân mới vẫn tồn tại.

C. Cơ sở chính quyền của Pháp vẫn hoạt động.          D. Những di hại xã hội của xã hội cũ còn tồn tại.

Câu 135. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

A. Đưa miền Nam Việt Nam tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Tạo điều kiện thống nhất đất nước trong lĩnh vực kinh tế - xã hội.

C. Là cơ sở để Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

D. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện đất nước.

Câu 136. Kết quả lớn nhất của kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa VI (7/1976) nước Việt Nam là gì?

A. Bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp.                               B. Bầu ra Hội đồng nhân dân các cấp.

C. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.                    D. Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Câu 137. Nội dung nào không đúng khi nói đến chính sách đổi mới về chính trị của Đảng tại Đại hội VI (12/1986)?

A. Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

B. Dân chủ hóa xã hội theo quan điểm tập trung tất cả quyền lực về tay nhà nước.

C. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

D. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân.

Câu 138. Kết quả lớn nhất sau 10 năm (1986 – 1995) đất nước thực hiện đường lối đổi mới của Đảng là

A. đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao.

B. thực hiện được công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

C. đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.

D. chính trị xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố.

Câu 139. Vấn đề quan trọng nhất trong đổi mới kinh tế của Đảng ta là gì?

A. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

B. Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu.

C. Mở rộng kinh tế đối ngoại, phá thế bị bao vây cô lập.

D. Hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

 

* VẬN DỤNG

Câu 140. So với Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về hình thức tiến công?

A. Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang kết hợp với khởi nghĩa của nhân dân.

B. Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang kết hợp với nổi dậy của quần chúng.

C. Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang, có sự hỗ trợ của lực lượng biệt động.

D. Là cuộc tiến công của lực lượng vũ trang, có sự hỗ trợ của lực lượng chính trị.

Câu 141. Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất đối với công cuộc đổi mới đất nước (1986) của Đảng và Nhà nước ta trước  những biến động của tình hình thế giới?

A. Phản ánh đúng yêu cầu của thực tiễn lịch sử cuối những năm 80 của thế kỷ XX.

B. Thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế với các nước ASEAN.

C. Đáp ứng yêu cầu chung trong quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực.

D. Phù hợp với xu thế hòa hoãn Đông - Tây trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Câu 142. Con đường phát triển hợp quy luật của cách mạng Việt Nam sau khi thống nhất đất nước là gì?

A. Độc lập và thống nhất phải luôn gắn kết chặt chẽ với nhau.

B. Hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

C. Độc lập, thống nhất gắn liền với xây dựng chủ nghĩa xã hội.

D. Độc lập và thống nhất phải gắn liền với phát triển kinh tế.

Câu 143. So với Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) có gì khác về kết quả và ý nghĩa lịch sử?

A. Giải phóng hoàn toàn miền Bắc, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

B. Đập tan hoàn toàn kế hoạch quân sự của địch.

C. Kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng, bảo vệ Tổ quốc.

D. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuân lợi để đạt thắng lợi cuối cùng.

Câu 144. Điểm giống nhau cơ bản nhất giữa các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam (1961 – 1973) là đều nhằm mục tiêu

A. bình định miền Nam.                                              B. sử dụng quân Mĩ và đồng minh.

C. kết thúc chiến tranh.                                                D. mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.

Câu 145. Sự sáng tạo trong đường lối lãnh đạo của Đảng để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975) thắng lợi được thể hiện điểm nào sau đây?

A. Kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự với đấu tranh ngoại giao.

B. Xây dựng hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh.

C. Đoàn kết các tầng lớp nhân dân tham gia chống Mỹ.

D. Tiến hành đồng thời hai cuộc cách mạng ở hai miền Nam - Bắc.

 Câu 146. Điểm khác biệt lớn nhất về âm mưu thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) là gì?

A. Sử dụng các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại.

B. Sử dụng quân Mỹ là chủ yếu, leo thang đánh phá miền Bắc.

C. Huy động lực lượng lớn quân đồng minh của Mỹ.

D. Mở rộng chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương.

Câu 147. Ý nào dưới đây là điểm khác biệt giữa chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968) là

A. đều là hình thức chiến tranh thực dân mới.            B. đều sử dụng chủ yếu là quân đội Sài Gòn.

C. các chiến lược chiến tranh đều thất bại.                  D. đều mở rộng chiến tranh trên toàn Đông Dương.

Câu 148. Ý nào dưới đây thể hiện sự khác nhau trong âm mưu của Mỹ giữa cuộc Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 – 1968) và Chiến tranh phá hoại lần thứ hai (1972)?

A. Ngăn chặn sự chi viện từ ngoài vào miền Bắc, miền Bắc vào miền Nam.

B. Giành thắng lợi quyết định, buộc ta ký hiệp định có lợi cho Mỹ.

C. Uy hiếp tinh thần chiến đấu của nhân dân ta ở hai miền Nam - Bắc.

D. Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của nhân dân miền Bắc.

Câu 149. Điểm khác biệt cơ bản về nguyên nhân chủ quan dẫn đến thắng lợi của kháng chiến chống Mỹ với kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta là gì?

A. Nhân dân giàu lòng yêu nước, dũng cảm chiến đấu.

B. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của 3 nước Đông Dương.

C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch.

D. Miền Bắc là hậu phương vững mạnh.

Câu 150. Đặc điểm lịch sử chung của Hiệp định Geneva (7/1954) và Hiệp định Paris (1/1973) là

A. có các thành phần tham dự hội nghị giống nhau.

B. có nội dung quyền dân tộc cơ bản giống nhau.

C. đều được ký kết sau hai thắng lợi quân sự quyết định.

D. giải phóng miền Bắc, tạo điều kiện giải phóng miền Nam.

˜&




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu