HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KHTN 6 HỌC KÌ 2
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KHTN 6 HỌC KÌ 2
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khi xây dựng khóa lưỡng phân, người ta cần làm gì đầu tiên?
A.Xác định những đặc điểm giống nhau
B.Xác định những đặc điểm đặc trưng đối lập
C.Xác định tỉ lệ đực : cái
D.Xác định mật độ cá thể của quần thể
Câu 2: Loài nào dưới đây không thuộc giới Thực vật?
A.Tảo lục B.Dương xỉ
C.Lúa nước D.Rong đuôi chó
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Động vật?
A.Đa bào
B.Dị dưỡng
C.Nhân sơ
D.Có khả năng di chuyển
Câu 4: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
Gọi đúng tên sinh vật.
Đưa sinh vật vào đúng nhóm phản loại.
Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.
Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
A.(1), (2), (3)
B.(2), (3), (4).
C.(1), (2), (4).
D.(1), (3), (4).
Câu 5: Tiêu chí nào sau đây được dùng để phân loại sinh vật?
(1)Đặc điểm tế bào.
(2)Mức độ tổ chức cơ thể.
(3)Môi trường sống.
(4)Kiểu dinh dưỡng.
(5)Vai trò trong tự nhiên và thực tiễn.
A.(1), (2), (3), (5).
B.(2), (3), (4), (5).
C.(1), (2), (3), (4).
D.(1), (3), 4, (5)
Câu 6: Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình tự nào sau đây?
A.Loài → Chi (giống)→ Họ→ Bộ → Lớp → Ngành → Giới.
B.Chỉ (giống) → Loài → Họ → Bộ → Lớp → Ngành → Giới
C.Giới Ngành → Lớp → Bộ → Họ → Chỉ (giống) → Loài
D.Loài → Chi (giống) → Bộ → Họ → Lớp →Ngành →Giới.
Câu 7: Cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm của sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A.Khởi sinh
B.Nguyên sinh.
C.Nấm
D.Thực vật.
Câu 8: virus có đặc điểm chung nào sau đây ?
Kích thước hiển vi
Chưa có cấu tạo tế bào
C.Sống kí sinh nội bào bắt buộc
D.Tất cả các phương án đưa ra
Câu 9: Virus SARS – CoV – 2 gây ra bệnh gì?
A. Hội chứng HIV – AIDS C. Bệnh sốt xuất huyết
B. Bệnh viêm đường hô hấp cấp D. Bệnh viêm não Nhật Bản
Câu 10: Biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh do virus gây ra là gì?
A.Tiêm vaccine
B.Ăn uống đủ chất
C.Uống nhiều thuốc
D.Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Câu 11: Vi khuẩn là:
A. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. Nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển vi.
C. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D. Nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của vi khuẩn.
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Câu 13: Vi khuẩn được cấu tạo bởi các thành phần chính nào?
A.Vùng nhân, tế bào chất, màng tế bào, thành tế bào
B. Nhân, màng tế bào, thành tế bào, roi, lông
C. Vùng nhân, tế bào chất, roi, lông, thành tế bào
D. Nhân, roi, tế bào chất, màng sinh chất, lông
Câu 14: Vai trò quan trọng nhất của vi khuẩn trong tự nhiên là gì?
A. Phân giải xác sinh vật và chất thải động vật
B. Giúp ức chế vi khuẩn có hại, bảo vệ hệ tiêu hóa
C. Sử dụng trong chế biến thực phẩm như sữa chua, dưa muối
D. Sản xuất thuốc kháng sinh
Câu 15: Người ta đã “lợi dụng” hoạt động của vi khuẩn lactic để tạo ra món ăn nào dưới đây ?
A.Bánh gai
B.Giả cầy
C.Giò lụa
D.Sữa chua
Câu 16: Cơ quan di chuyển của trùng biến hình là?
A.Roi bơi
B.Lông bơi
C.Chân giả
D.Tiêm mao
Câu 17: Vì sao chúng ta cần nấu chín thức ăn, đun sôi nước uống và rửa sạch các loại thực phẩm trước khi sử dụng?
A. Để thực phẩm được ngon miệng hơn
B. Để làm sạch dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong các loại thực phẩm
C. Để ngăn ngừa nhiễm bệnh từ vi khuẩn, trứng giun, sán
D. Để thực phẩm nhìn đẹp mắt hơn
Câu 18: Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật
A.có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
B.có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
C.chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D.có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.
Câu 19: Đặc điểm nào dưới đây không phải của giới Nấm?
A. Nhân thực C. Đơn bào hoặc đa bào
B. Dị dưỡng D. Có sắc tố quang hợp
Câu 20: Trong các loại nấm sau, loại nấm nào là nấm đơn bào?
A. Nấm rơm C. Nấm bụng dê
B. Nấm men D. Nấm mộc nhĩ
Câu 21: Loại nấm nào dưới đây được sử dụng để sản xuất rượu vang?
A. Nấm hương C. Nấm cốc
B. Nấm men D. Nấm mốc
Câu 22: Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật?
A.Rêu tường
B.Dương xỉ
C.Tảo lục
D.Rong đuôi chó
Câu 23: Đặc điểm nào dưới đây không phải của các thực vật thuộc ngành Hạt kín?
A. Sinh sản bằng bào tử C. Có hoa và quả
B. Hạt nằm trong quả D. Thân có hệ mạch dẫn hoàn thiện
Câu 24: Cây rêu thường mọc ở nơi có điều kiện như thế nào?
A. Nơi khô ráo C. Nới thoáng đãng
B. Nơi ẩm ướt D. Nơi nhiều ánh sáng
Câu 25: Thực vật được chia thành các ngành nào?
A.Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín
B.Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín
C.Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm
D.Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết
Câu 26: Tại sao ở hoang mạc ít thực vật?
A.Khí hậu khắc nghiệt
B.Môi trường sống chỉ có sa mạc cát
C.Mưa ít
D.Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 27: Động vật không xương sống bao gồm?
A.Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú
B. Ruột khoang, giun, thân mềm, chân khớp
C. Bò sát, lưỡng cư, chân khớp, ruột khoang
D. Thú, chim, ruột khoang, cá, giun
Câu 28: Hình thức dinh dưỡng của động vật chủ yếu là
A.dị dưỡng. B.tự dưỡng.
C.dị dưỡng và tự dưỡng. D.dị dưỡng hoặc tự dưỡng.
Câu 29: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có độ đa dạng thấp nhất?
A. Hoang mạc C. Thảo nguyên
B. Rừng ôn đới D. Thái Bình Dương
Câu 30: Cho các yếu tố sau:
(1) Sự phong phú về số lượng loài
(2) Sự chênh lệch về tỉ lệ đực : cái của một loài
(3) Sự chênh lệch về số lượng cá thể trong độ tuổi sinh sản của loài
(4) Sự đa dạng về môi trường sống
(5) Sự phong phú về số lượng cá thể trong một loài
Những yếu tố nào thế hiện sự đa dạng sinh học?
A. (1), (2), (3) C. (1), (4), (5)
B. (1), (3), (5) D. (2), (3), (4)
Câu 31: Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
“ Tác dụng … hoặc kéo của vật này lên vật khác được gọi là lực.”
A. nén
B. đẩy
C. ép
D. Ấn
Câu 32: Lực trong hình vẽ dưới đây có độ lớn bao nhiêu?
A. 15N
B. 30N
C. 45N
D. 27N
Câu 33: Để biểu diễn lực tác dụng vào vật ta cần biểu diễn các yếu tố nào?
A. gốc, hướng
B. gốc, phương, chiều
C. gốc, hướng và độ lớn
D. gốc, phương, chiều và hướng
Câu 34. Điền vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:
…. là số đo lượng chất của một vật. Khi không tính bao bì thì khối lượng đó được gọi là khối lượng tịnh.
A. Trọng lượng
B. Số đo lực
C. Khối lượng
D. Độ nặng
Câu 35. Lực mà Trái Đất tác dụng lên vật là:
A. trọng lượng
B. trọng lực
C. lực đẩy
D. lực nén
Câu 36. Trọng lượng của một thùng hàng có khối lượng 50 kg là:
A. 50 N
B. 0,5 N
C. 500 N
D. 5 N
Câu 37. Trên bao bì của gói mì tôm có ghi khối lượng tịnh: 75g. Số ghi đó có ý nghĩa gì?
A. chỉ khối lượng của mì và túi đựng mì
B. chỉ trọng lượng của mì và túi đựng mì
C. chỉ lượng mì có trong túi
D. cả A và B đúng
Câu 38. Chiều dài ban đầu của lò xo là 15 cm, khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 18 cm. Cho biết lo xo bị dãn hay bị nén và dãn hay nén một đoạn bao nhiêu?
A. nén một đoạn 3 cm
B. dãn một đoạn 3 cm
C. nén một đoạn 2 cm
D. dãn một đoạn 2 cm
Câu 39. Treo vật vào đầu một lực kế lò xo. Khi vật cân bằng, số chỉ của lực kế là 3N. Điều này có nghĩa
A. Trọng lượng của vật bằng 300g
B. Trọng lượng của vật bằng 400g
C. Trọng lượng của vật bằng 3N
D. Trọng lượng của vật bằng 4N
Câu 40. Cách nào sau đây làm giảm được lực ma sát?
A. Tăng độ nhám của bề mặt tiếp xúc với vật
B. Tăng lực ép lên bề mặt tiếp xúc với vật
C. Tăng độ nhẵn giữa các bề mặt tiếp xúc
D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với vật
Câu 41. Ở môi trường nào không xuất hiện lực cản?
A. Môi trường nước
B. Môi trường chân không
C. Môi trường không khí
D. Cả A và C
Câu 42. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát lăn?
A. Một chiếc ô tô đang đi trên đường.
B. Máy bay đang bay trên bầu trời.
C. Lực giữa má phanh và vành xe khi phanh.
D. Quyển sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang.
Câu 43. Lực xuất hiện trong trường hợp nào sau đây là lực ma sát nghỉ?
A. Cô giáo đang viết phấn lên bảng
B. Bạn Nam đang bơi ở bể bơi
C. Lực giữ cho các bộ phận máy móc gắn chặt với nhau
D. Trục ổ bị ở quạt bàn đang quay
Câu 44. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Khi năng lượng…. thì lực tác dụng có thể….”
càng nhiều, càng yếu B. càng ít, càng mạnh
C. càng nhiều, càng mạnh D. tăng, giảm
Câu 45. Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào? Chọn đáp án chính xác nhất
A. thế năng B. động năng
C. cơ năng D. nhiệt năng
Câu 46. Động năng của vật là
A. năng lượng do vật có độ cao B. năng lượng do vật bị biến dạng
C. năng lượng do vật có nhiệt độ D. năng lượng do vật chuyển động
Câu 47. Những trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của nhiệt năng?
A. làm cho vật nóng lên B. truyền được âm
C. phản chiếu được ánh sáng D. làm cho vật chuyển động
Câu 48. Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?
A. Đun nóng vật. B. Làm lạnh vật.
C. Chiếu sáng vật. D. Cho vật chuyển động.
Câu 49. Thế năng đàn hồi của vật là
A. năng lượng do vật chuyển động B. năng lượng do vật có độ cao
C. năng lượng do vật bị biến dạng D. năng lượng do vật có nhiệt độ
Câu 50. Khi bắn cung, mũi tên nhận được năng lượng và bay đi. Mũi tên có năng lượng ở dạng nào sau đây?
A. Mũi tên có động năng B. Mũi tên có thế năng hấp dẫn
C. Mũi tên có thế năng đàn hồi D. Mũi tên vừa có động năng vừa có thế năng hấp dẫn.
Câu 51. Năng lượng tích trữ bên trong một lò xo đang bị nén tồn tại ở dạng nào?
A. nhiệt năng B. động năng
C. thế năng đàn hồi D. thế năng hấp dẫn
Câu 52. Năng lượng lưu trữ trong một que diêm là?
A. động năng B. thế năng
C. hóa năng D. quang năng
Câu 53. Vật nào sau đây không có thế năng hấp dẫn, nếu chọn mốc thế năng tại mặt đất?
A. Người ở trên câu trượt B. Quả táo ở trên cây
C. Chim bay trên trời D. Con ốc sên bò trên đường
Câu 54. Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
A. Tảng đá nằm yên trên mặt đất. B. Tảng đá ở một độ cao so với mặt đất.
C. Con thuyền đang chạy trên mặt nước. D. Viên phấn rơi từ trên bàn xuống đất.
Câu 55. Thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi, năng lượng hóa học, năng lượng hạt nhân thuộc nhóm năng lượng nào?
A. nhóm năng lượng lưu trữ B. nhóm năng lượng gắn với chuyển động
C. nhóm năng lượng nhiệt D. nhóm năng lượng âm
TỰ LUẬN
Câu 1. Quan sát và cho biết lực tác dụng trong các trường hợp sau đây là lực kéo hay lực đẩy?
a)………………… | b)………………… | c)………………… |
Câu 2. Em hãy nêu kết quả tác dụng của những lực trong từng hình sau:
a) Lực của tay tác dụng lên nệm cao su. …………………........ …………………........ | b)Lực của chân cầu thủ tác dụng lên trái banh. …………………...... …………………..… | c)Lực của gió tác dụng vào lá dừa. …………………....... …………………....... | d)Lực kéo của xe ngựa lên xe. …………………........ …………………........ |
Câu 3. Lực nào trong các lực sau là lực tiếp xúc, lực nào là lực không tiếp xúc?
a)Lực nâng quả tạ của tay …………………… | d)Lực hút của nam châm lên quả nặng. …………………… | ||
b)Lực đẩy của chân cầu thủ. …………………… | e) Lực kéo của tay lên cánh cửa. …………………… | ||
c)Lực hút của Trái đất lên các hành tinh. …………………… | c)Trọng lực tác dụng lên quả banh. …………………… |
Câu 4. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 12 cm được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo có gắn một quả nặng khối lượng 50g. Khi quả nặng nằm cân bằng thì lò xo có chiều dài 15cm.
a) Tính độ dãn của lò xo khi treo vật?
b) Nếu treo vật nặng 100g thì chiều dài của lò xo lúc này là bao nhiêu?
Bài 5. Một người nâng một thùng hàng lên theo phương thẳng đứng với lực có độ lớn 50N. Hãy biểu diễn lực đó trên hình vẽ và nêu các đặc điểm của lực? (tỉ xích 1cm ứng với 25N).
Bài 6. Em hãy quan sát hình bên và cho biết:
Lực do người B tác dụng vào tủ là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc
b. Lực do người B tác dụng vào tủ gây ra kết quả gì?
c. Em hãy biểu diễn lực do người B tác dụng vào tủ với tỉ xích tùy chọn và nêu các đặc điểm của lực đó. Biết lực do người B tác dụng vào tủ có độ lớn 100N.
Bài 7. Nếu treo vật có khối lượng 1 kg vào một cái “ cân lò xo” thì lò xo của cân có chiều dài 15 cm. Nếu treo vật có khối lượng 0,5 kg thì lò xo có chiều dài 13 cm. Hỏi nếu treo vật có khối lượng 200g thì lò xo có chiều dài là bao nhiêu?
----------------Hết---------------
Tags: KHTN 6
No comments: