HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA KÌ 2 MÔN KHTN 6
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA KÌ 2 MÔN KHTN 6
NĂM HỌC 2021 – 2022
A.
PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1.
Các bậc phân loại sinh vật từ thấp đến cao theo trình
tự nào sau đây?
A.
Loài à Chi (giống) à Họ à Bộ à Lớp à Ngành à Giới
B.
Chi
(giống) à Loài àHọ à Bộ à Lớp à Ngành à Giới
C.
Giới
àNgành à Lớp à Bộ à Họ à Chi (giống) àLoài.
D.
Loài
à Chi (giống) à Bộ à Họ à Lớp à Ngành à Giới
2.
Cấu tạo tế bào
nhân thực, cơ thể đa bào, có khả năng quang hợp là đặc điểm
của
sinh vật thuộc giới nào sau đây?
A.
Khởi sinh. B. Nguyên
sinh. C. Nấm. D.
Thực vật.
3.
Virus sống kí sinh
nội bào bắt buộc vì chúng:
A.
có kích thước hiển vi. B. có cấu tạo tế bào nhân sơ.
C.
chưa có cấu tạo tế bào. D. có
hình dạng không cố định
4.
Trong các bệnh sau
đây, bệnh nào do virus gây nên?
A. Bệnh
kiết lị. `B.
Bệnh dại. C.
Bệnh vàng da. D. Bệnh tả.
5.
Vi khuẩn là:
A.
nhóm sinh vật có cấu tạo nhân sơ, kích thước hiển vi.
B. nhóm sinh vật có cấu tạo nhân thực, kích thước hiển
vi.
C.
nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi.
D.
nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi.
6.
Bệnh nào sau đây KHÔNG phải do vi khuẩn
gây nên?
A. Bệnh
kiết lị. B. Bệnh tiêu chảy. C. Bệnh vàng da. D.
Bệnh thuỷ đậu.
7. Nguyên
sinh vật là nhóm sinh vật
A.
có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
B. có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
C. chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D. có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.
8. Nấm
nhầy thuộc giới:
A. Nấm. B. Động vật. C. Nguyên sinh. D. Thực vật
9. Bào
tử đảm là cơ quan sinh sản của loại nấm nào sau đây?
A. Nấm hương. B. Nấm bụng dê. C. Nấm mốc. D. Nấm men.
10. Quá
trình chế biến rượu vang cần sinh vật nào sau đây là chủ yếu?
A. Nấm men. B. Vi khuẩn. C. Nguyên sinh vật. D. Virus
11. Trong
các thực vật sau, loại nào cơ thể có cả hoa, quả và hạt?
A. Cây bưởi B. Cây vạn tuế C. Rêu tản D. Cây thông
12. Ở
dương xỉ, các túi bào tử nằm ở đâu?
A. Mặt dưới của lá.
B. Mặt trên của lá. C. Thân cây. D. Rễ cây
13. Có
thể dựa vào đặc điểm nào sau đây để phân biệt nhóm Động vật không xương sống và
Động vật có xương sống?
A. Bộ xương ngoài.
B. Lớp vỏ. C.
Xương cột sống. D.
Vỏ calcium
14. Nhóm
động vật nào sau đây có số lượng loài lớn nhất?
A. Nhóm Cá. B.
Nhóm Chân khớp. C. Nhóm Giun. D. Nhóm Ruột khoang
15. Động
vật có xương sống bao gồm:
A. Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú. B. Cá, Chân khớp, Bò sát,
Chim, Thú.
C.
Cá, Lưỡng cư, Bò sát, Ruột khoang, Thú. D.
Thân mềm, Lưỡng cư, Bò sát, Chim, Thú.
16. Trong
các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?
A. Hoang mạc. B. Rừng
ôn đới. C. Rừng mưa nhiệt đới.
D. Đài nguyên.
17. Lạc
đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?
A. Hoang mạc. B. Rừng ôn đới. C.
Rừng mưa nhiệt đới. D. Đài
nguyên.
18. Động
vật nào sau đây KHÔNG nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?
A. Cá heo. B. Sóc đen Côn Đảo. C. Rắn lục mũi hếch. D. Gà lôi lam đuôi trắng.
19. Biện
pháp nào sau đây KHÔNG phải là bảo vệ đa dạng sinh học?
A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài
sinh vật.
B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.
C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ
rừng.
D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.
20. Mục
tiêu nào sau đây KHÔNG phải của Công ước CBD (Convention on Biological
Diversity)?
A. Bảo toàn đa dạng sinh học.
B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành.
C. Phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng
nguồn gen.
D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.
21. Hoạt động nào dưới đây không cần dùng đến
lực?
A. Đọc một
trang sách.
B. Kéo một
gàu nước.
C. Nâng một
tấm gỗ.
D. Đẩy một
chiếc xe.
22. Một bạn chơi trò nhảy dây. Bạn đó nhảy lên được là
do:
A. lực của
chân đấy bạn đó nhảy lên.
B. lực của đất tác dụng lên chân bạn đó.
C. chân bạn
đó tiếp xúc với đất.
D. lực của
đất tác dụng lên dây.
23. Treo vật vào đầu dưới của một lò xo, lò xo
dãn ra. Khi đó:
A. lò xo tác
dụng vào vật một lực đấy,
B. vật tác
dụng vào lò xo một lực nén.
C. lò xo tác
dụng vào vật một lực nén.
D. vật tác dụng vào lò xo một lực kéo.
24. Khi có một lực tác dụng lên quả bóng đang chuyển động
trên sân thì tốc độ của quá bóng sẽ:
A. không thay
đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. tăng dần hoặc giảm dần.
25. Lựa chọn các từ sau: lực kéo, lực nén, lực
đẩy vào điền vào chỗ trồng:
a) Bạn An đã
tác dụng vào thước nhựa một ... làm thước nhựa bị uốn cong. (ĐA: Lực nén)
b) Để nâng
tấm bê tông lên, cần cầu đã tác dụng vào tấm bê tông một... (ĐA: Lực kéo)
c) Đầu tàu đã
tác dụng vào toa tàu một... (ĐA: Lực kéo)
d) Gió đã tác
dụng vào dù của người nhảy dù một... (ĐA: Lực đẩy)
26. Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng?
A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động.
B. Lực là
nguyên nhân làm cho vật thay đổi hướng chuyển động.
C. Lực là
nguyên nhân làm cho vật thay đổi tốc độ chuyển động.
D. Lực là
nguyên nhân làm cho vật bị biến dạng.
27. Một quả bóng năm yên được tác dụng một lực đấy, khẳng
định nào sau đây đúng?
A. Quả bóng
chỉ bị biến đổi chuyển động.
B. Quả bóng
chỉ bị biến đối hình dạng.
C. Quả bóng vừa bị biến đối hình dạng, vừa bị biến đối
chuyển động.
D. Quả bóng
không bị biến đổi.
28. Phát biểu nào sau đây là KHÔNG đúng?
“Ném mạnh một quả bóng tennis vào mặt tường phẳng: Lực mà
quả bóng tác dụng vào mặt tường”
A. làm mặt
tường bị biến dạng.
B. làm biến
đổi chuyển động của mặt tường.
C. không làm mặt tường biến dạng.
D. vừa làm
mặt tường bị biến dạng, vừa làm biến đổi chuyến động của mặt tường.
29. Trường hợp nào sau đây vật không bị biến
dạng khi chịu tác dụng của lực?
A. Cửa kính
bị vỡ khi bị và đập mạnh. C. Viên bị sắt bị búng và lăn về phía trước.
B. Đất xốp
khi được cày xới cần thận. D.
Tờ giấy bị nhàu khi ta vò nó lại
30. Người ta dùng búa để đóng một cái cọc tre
xuống đất. Lực mà búa tác dụng lên cọc tre sẽ gây ra những kết quả gì?
A. Chỉ làm
biến đổi chuyển động cọc tre.
B. Không làm
biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyến động của cọc tre.
C. Chỉ làm
biến dạng cọc tre.
D. Vừa làm biến dạng cọc tre vừa làm biến đổi chuyển động
của nó.
31. Một túi đường có khối lượng 2 kg thì có
trọng lượng gần bảng
A.2N.
B.20N. C.200N.
D.2000N.
32. Một thùng hoa quả có trọng lượng 50 N thì
thùng hoa quả đó có khối lượng bao nhiêu kg?
A.5 kg.
B.0,5 kg.
C. 50 kg.
D. 500 kg.
33. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Khối lượng
của túi đường chỉ lượng đường chứa trong túi.
B. Trọng
lượng của một người là độ lớn của lực hút của Trái Đất tác dụng lên người đó.
C. Trọng
lượng của một vật tỉ lệ thuận với khối lượng của vật đó.
D. Khối lượng của một vặt phụ thuộc vào trọng lượng của nó.
34. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A.Trọng lượng
của vật là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật.
B. Trọng
lượng của một vật có đơn vị là kg.
C. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác
dụng lên vật.
D. Trọng
lượng của vật tỉ lệ với thể tích của vật.
35. Khi ta đem cân một vật là ta muốn biết
A. trọng
lượng của vật đó.
B. thể tích
của vật đó.
C. khối lượng của vật đó.
D. so sánh
khối lượng của vật đó với khối lượng của các vật khác.
36. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực
tiếp xúc?
A. Một hành
tỉnh trong chuyển động xung quanh một ngôi sao.
B. Một vận
động viên nhảy dù rơi trên không trung.
C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.
D. Quả táo
rơi từ trên cây xuống,
37. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực
không tiếp xúc?
A. Vận động
viên năng tạ.
B. Người dọn
hàng đấy thùng hàng trên sản.
C. Giọt mưa đang rơi.
D. Bạn Na
đóng định vào tường.
38. Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất
hiện lực tiếp xúc?
a)
Người thợ đóng cọc
xuống đất. (ĐA: lực tiếp xúc) b) Viên đá rơi. (ĐA: lực không tiếp xúc)
39. Trong
các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ để đo khối lượng.
B. Lực kế là dụng cụ đo trọng lượng.
C. Lực kế là dụng cụ để đo cả trọng lượng và
khối lượng.
D.
Lực kế là dụng cụ để đo lực.
40. Phát
biểu nào sau đây nói về lực ma sát là đúng?
A. Lực ma sát cùng hướng với hướng chuyển động
của vật.
B. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn
hơn lực đẩy,
C. Khi vật chuyền động chậm dần, lực ma sát nhỏ
hơn lực đẩy,
D.
Lực ma sát trượt căn trở chuyến động trượt của vật này trên bề mặt vật kia.
41. Lực
ma sát nghỉ xuất hiện khi:
A.
quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng.
B. ô tô đang chuyến động, đột ngột hãm phanh.
C. quả bóng bàn đặt trên mặt bàn nằm ngang nhẵn
bóng.
D. xe đạp đang xuống dốc.
42. Một
vật đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng tay búng vào vật để nó chuyển động. Vật
sau đó chuyến động chậm dần vì có:
A. trọng lực. B. lực hấp dẫn. C. lực búng của tay. D. lực ma sát
43. Lực
ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây?
A. Ma sát giữa các viên bị với ổ trục xe đạp, xe
máy.
B. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt
bàn.
C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang
chuyển động.
D.
Ma sắt giữa má phanh với vành xe.
44. Phát
biểu nào sau đây là đúng?
A. Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật trượt trên
bề mặt một vật khác,
B. Lực ma sát chỉ sinh ra khi một vật lăn trên
bề mặt một vật khác,
C. Lực ma sát chỉ xuất hiện khi một vật đứng yên
trên bề mặt một vật khác.
D.
Lực ma sát có thể có lợi hoặc có hại.
45.
Ta trực tiếp nhận biết được một vật có nhiệt năng khi vật đó có khả năng nào?
A. Làm tăng khối
lượng vật khác C.
Sinh ra lực đảy làm vật khác chuyển động
B. Làm nóng một
vật khác D.
Nổi được trên mặt nước
46.
Vật liệu nào KHÔNG PHẢI là nhiên liệu?
A. Than đá C.
Gas
B. Hơi nước D.
Khí đốt
47.
Dạng năng lượng nào KHÔNG PHẢI là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng
khí đốt C.
Năng lượng thủy triều
B. Năng lượng gió D.
Năng lượng mặt trời
48.
Dạng năng lượng nào KHÔNG PHẢI là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng
khí đốt C.
Năng lượng thủy triều
B. Năng lượng gió D.
Năng lượng mặt trời
49.
Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là
A. Nhiệt năng B. Quang năng C. Hóa năng D.
Cơ năng
50.
Những dạng năng lượng nào xuất hiện trong quá trình một khúc gỗ trượt có ma sát
từ trên mặt phẳng nghiêng xuống?
A. Nhiệt năng,
động năng và thế năng C.
Chỉ có động năng và thế năng
B. Chỉ có nhiệt
năng và động năng D.
Chỉ có động năng
51.
Nhiên liệu tích trữ năng lượng hữu ích. Chúng ta thu được năng lượng từ nhiên
liệu bằng cách
A. Di chuyển nhiên
liệu C.
Đốt cháy nhiên liệu
B. Tích trữ nhiên
liệu D.
Nấu nhiên liệu
52.
Nhiên liệu tích trữ năng lượng dưới dạng
A. Nhiệt năng C.
Hóa năng
B. Thế năng hấp dẫn D.
Thế năng đàn hồi
53.
Khi quạt điện hoạt động thì có sự chuyển hóa
A. cơ năng thành
điện năng C.
nhiệt năng thành điện năng
B. điện năng thành
hóa năng D.
điện năng thành cơ năng
54.
Hiện tượng nào dưới đây đi kèm theo sự biến đổi từ cơ năng thành điện năng
A. Núm của
đinamô quay, đèn bật sáng C.
Vật giảm tốc độ khi bị cản trở
B. Pin mặt trời
dung để đun nước nóng D.
Vật nóng lên khi bị cọ xát
55.
Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng
không nảy lên đến độ cao ban đầu vì:
A. quả bóng bị
Trái Đất hút C.
thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng
B. quả bóng đã bị
biến dạng D.
một phần cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng
56.
Trong các dụng cụ và thiết bị điện sau đây, thiết bị nào chủ yếu biến đổi điện
năng thành nhiệt năng:
A. Máy quạt B. Bàn là điện C.
Máy khoan D. Máy bơm nước
57.
Dạng năng lượng nào đã chuyển hóa thành điện năng trong một chiếc đồng hồ điện
tử chạy bằng pin
A. Cơ năng B. Nhiệt năng C.
Hóa năng D. Quang năng
58.
Trong các quá trình biến đội từ động năng sang thế năng và ngược lại, cơ năng
A. luôn được bảo
toàn C.
luôn bị hao hụt
B. luôn tăng thêm D.
tăng giảm liên tục
59.
Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do
A. Mặt Trời mọc ở
đằng đông, lặn ở đằng tây
B. Trái Đất tự
quay quanh trục của nó theo hướng từ tây sang đông
C. Trái Đất tự
quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây
D. Mặt Trời chuyển
động từ đông sang tây
60.
Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì
A. Mặt Trời không
chiếu sáng Mặt Trăng.
B. Mặt Trăng không
phản xạ ánh sáng mặt trời
C. Ánh sáng phản
xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.
D. Mặt Trăng bị
che khuất bởi Mặt Trời.
61.
Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi
A. một nửa phần được
chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.
B. toàn bộ phần được
chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất
C. toàn bộ Mặt
Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.
D. Mặt Trăng ở khoảng
giữa Trái Đất và Mặt Trời.
62.
Ta nhìn thấy các hình dạng khác nhau của Mặt Trăng vì
A. Mặt Trăng thay
đổi hình dạng liên tục
B. Mặt Trăng thay
đổi độ sáng liên tục
C. Ở mặt đất, ta
thấy các phần khác nhau của Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời
D. Trái Đất tự
quay quanh trục của nó liên tục
63.
Mặt trời là một
A. Vệ tinh B. ngôi sao C.
hành tinh D. sao băng
64.
Ngân hà là
A. Thiên Hà trong
đó có chứa hệ Mặt trời C. tên gọi khác của
hệ Mặt trời
B. một tập hợp nhiều
Thiên Hà trong vũ trụ D. dải
sáng trong vũ trụ.
65.
Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời : Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thủy
tinh, Thổ tinh. Thứ tự các hành tinh xa dần Mặt Trời là
A. Thủy tinh,
Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
B. Kim tinh, Mộc
tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh
C. Hỏa tinh, Mộc
tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh
D. Thủy tinh, Hỏa
tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh
66.
Khi nói về hệ Mặt Trời, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Các hành tinh
chuyển động quanh Mặt Trời theo cùng một chiều
B. Sao chổi là
thành viên của hệ Mặt Trời
C. Hành tinh xa
Mặt Trời nhất là Thiên Vương tinh
D. Hành tinh gần Mặt
Trời nhất là Thủy tinh
67.
Một thiên thạch bay vào bầu khí quyển của Trái Đất, bị ma sát mạnh đến nóng
sáng và bốc cháy, để lại một vết sáng dài. Vết sáng này được gọi là
A. Sao đội B. Sao chổi C.
sao băng D. sao siêu mới.
B.
PHẦN BÀI TẬP TỰ LUẬN
1.
Tại
sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh
học ở rừng mưa nhiệt đới?
2.
Biểu diễn các lực
sau với tỉ xích 1 cm ứng với 2 N.
a) Lực F, có phương ngang,
chiều từ trái sang phải, độ lớn 4 N.
b) Lực F, có phương thẳng
đứng, chiều từ trên xuống, độ lớn 2 N.
3.
Khi đang đi xe
đạp, ta dùng tay bóp phanh, có phải lực của tay đã trực tiếp làm cho xe dừng
lại? Giải thích.
4.
Có khi nào lực tác
dụng lên vật mà không làm vật bị biến dạng cũng không làm vật bị biển đổi
chuyển động không? Lấy 1 ví dụ về lực tác dụng lên một vật làm vật thay đổi tốc
độ chuyển động.
5.
Một vật có trọng lượng là 40 N thì có khối lượng là bao nhiêu?
6.
Hãy cho biết trọng lượng tương ứng của: Túi kẹo có khối lượng
150g; túi đường có khối lượng 2 kg.
7.
Treo vật nặng vào sợi dây cao su, dưới tác dụng của lực hút Trái
Đất tại sao vật không rơi xuống?
8.
Chiều dài ban đầu của lò xo là 25 cm, khi ta tác dụng lên lò xo
một lực thì chiều dài của nó là 27 cm. Cho biết lo xo bị dãn hay bị nén và dãn
hay nén một đoạn bao nhiêu cm?
9.
Khi treo vật nặng có trọng lượng 1 N, lò xo dãn ra 0,5 cm. Hỏi khi
treo vật nặng có trọng lượng 3 N thì lò xo ấy dãn ra bao nhiêu?
10. Một lò xo dài thêm 10 cm
khi treo vào đấu của nó một vật có trọng lượng 20 N. Tiếp tục treo thêm một vật
có trọng lượng 15 N nữa thì lò xo dài bao nhiêu? Biết chiều dài tự nhiên của lò
xo này là 20 cm.
11. Hãy giải thích các hiện
tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại:
a. Ô tô đi vào bùn dễ bị sa
lầy.
b. Khi đi trên sàn nhà đá
hoa mới lau dễ bị ngã.
12. Hãy chọn tên dạng năng lượng ở cột A phù hợp với
tất cả các nguồn cung cấp năng lượng ở cột B
A.
Dạng năng lượng |
B. Nguồn cung cấp |
1. Cơ năng |
a.
Đèn
LED, Mặt Trăng, Mặt trời |
2. Nhiệt năng |
b.
Gas,
pin, thực phẩm |
3. Điện nặng |
c.
Quả
bóng đang lăn, lò xo dãn, tàu lượn trên cao |
4. Quang năng |
d.
Lò
sưởi, Mặt trời, bếp gas. |
5. Hóa năng |
e.
Pin
mặt trời, máy phát điện, tia sét |
13. Hai máy bay có khối
lượng như nhau. Chiếc 1 bay ở độ cao 2 km với vận tốc 50m/s. Chiếc 2 bay ở
9do65 cao 3km với vận tốc 200 km/h. Máy bay nào có cơ năng lớn hơn? Vì sao?
14. Một quả bóng cao su được
ném từ độ cao h xuống nền đất cứng, khi chạm đất quả bóng nảy lên. Sau mỗi lần
nảy lên, độ cao của quả bóng giảm dần, nghĩa là cơ năng của quả bóng giảm dần.
Điều đó có trái với định luật bảo toàn lượng không? Tại sao? Hãy dự đoán còn có
hiện tượng nào khác xảy ra với quả bóng ngoài hiện tượng quả bóng bị nảy lên và
rơi xuống.
15. Sử dụng đồng hồ đo điện
năng tiêu thụ của một bóng đèn, đồng hồ chỉ 2,5 kW.h. Tuy nhiên, theo tính toán
cho thấy bóng đèn chỉ tiêu thụ năng lượng là 2,4 kW.h. Theo em, định luật bảo
toàn năng lượng có còn đúng trong trường hợp này không?
16. Trong cuộc thảo luận về
khoa học kĩ thuật, bạn An đề xuất mô hình như sau: Nếu chỉ để quạt điện làm mát
thì chưa tận dụng hết công suất của quạt. Vì vậy, ta gắn thêm vào trục cánh
quạt các thiết bị khác như động cơ sạc điện, động cơ máy lạnh,… Khi đó, ta sẽ
được một thiết bị đa năng, vừa quạt mát và vừa thực hiện được các chức năng
khác.Theo em, ý tưởng của bạn An có hợp lí không? Vì sao?
17. Trái Đất không tự phát
sáng mà được chiếu bởi Mặt Trời.
a) Vì sao Mặt Trời chỉ
chiếu sáng được một nửa Trái Đất?
b) Phần nào của Trái Đất
sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm?
18. Khi Mặt Trời lặn nghĩa
là ở bất kì đâu trên Trái đất đều không thể nhìn thấy Mặt trời. Kết luận này
đúng hay sai? Tại sao?
19. Theo em, hằng ngày người
sinh sống ở Hà Nội hay ở Điện Biên sẽ quan sát thấy Mặt trời mọc trước? Tại
sao?
20. Khoảng thời gian mỗi
ngày đêm trên Trái đất là bao lâu? Em hãy cho biết khoảng thời gian đó thể hiện
điều gì?
21. Chu kì của Tuần Trăng là
29,5 ngày. Khoảng thời gian đó cho ta biết điều gì?
22. Hành
tinh nào trong hệ Mặt Trời xa Trái Đất nhất? Nó cách Trái Đất bao nhiêu AU?
23. Mặt Trăng có thể được
xem là một hành tinh nhỏ trong hệ Mặt Trời không? Tại sao?
24. Em hãy thông tin và cho
biết trong hệ Mặt Trời, hành tinh nào có nhiệt độ trung bình bề mặt cao nhất,
thấp nhất? Nhiệt độ đó khoảng bao nhiêu?
25. Hoàn thành các thông tin
bằng cách đánh dấu ü vào các ô theo mẫu bảng
sau
Thiên thể |
Tự phát sáng |
Không tự phát sáng |
Thuộc hệ Mặt Trời |
Không thuộc hệ Mặt Trời |
Sao
Mộc |
||||
Sao
Bắc Cực |
||||
Sao
Hỏa |
||||
Sao
Chổi |
CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT***
No comments: