ÔN TẬP BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ II GDCD
ÔN TẬP BÀI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ II
I. PHẠM VI KIẾN THỨC CẦN KIỂM TRA
Kiểm tra các đơn vị kiến thức đã học trong học kỳ 2 gồm các bài
+ Tiết kiệm.
+ Công dân nước cộng hòa XHCN Việt Nam
+ Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
+ Quyền cơ bản của trẻ em
II. NỘI DUNG ÔN TẬP:
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hành động nào sau đây không thể hiện sự tiết kiệm:
A. Tiết kiệm tiền để mua sách. B. Bật đèn sáng khắp nhà cho đẹp.
C. Tận dụng nước đã sử dụng để tưới cây. D. Dùng thời gian rảnh để đọc sách
Câu 2: Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lý, đúng mức
A. thời gian, tiền bạc. B. các truyền thống tốt đẹp.
C. các tư tưởng bảo thử D. lối sống thực dụng.
Câu 3: Một nhóm bạn trong lớp 6A thường để nước tràn lênh láng khi rửa chân tay ở vòi nước phía sau khu nhà đang xây dựng trong sân trường. Các bạn ấy còn quên tắt điện, quạt trong lớp mỗi khi ra về. Việc làm này thể hiện các bạn chưa có ý thức thực hành lối sống
A. chăm chỉ B. tiết kiệm. C. trung thực. D. siêng năng
Câu 4: Câu thành ngữ, tục ngữ nói về tiết kiệm là :
A. Tích tiểu thành đại. B. Học, học nữa, học mãi.a
C. Có công mài sắt có ngày nên kim. D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Câu 5: Căn cứ để xác định công dân của một nước là dựa vào
A. Quốc tịch. B. chức vụ. C. tiền bạc. D. địa vị
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Bố mẹ H là người Nga đến Việt Nam làm ăn sinh sống. B. Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi ở Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.
C. Ông X là chuyên gia nước ngoài làm việc lâu năm tại Việt Nam.D. Con của bà Z có quốc tịch Mĩ sống ở Việt Nam, bố chưa rõ là ai.
Câu 7: Người nào dưới đây được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo qui định của pháp luật Việt Nam?
A. Người có quốc tịch Việt Nam. B. Người đang sống và làm việc tại Việt Nam.
C. Người đã thôi quốc tịch Việt Nam, sinh sống ở nước ngoài. D. Người nước ngoại đang sống và làm việc tại Việt Nam.
Câu 8: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người
A. Có Quốc tịch Việt Nam B. Sinh sống ở Việt Nam.
C. Đến Việt Nam du lịch. D. Hiểu biết về Việt Nam
Câu 9: Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A. người có quyền và nghĩa vụ do Nhà nước Việt Nam qui định. B. người không quốc tịch, sống ở Việt Nam.
C. người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ Việt Nam D. Trẻ em sinh ra ở Việt Nam, có cha mẹ là người Việt Nam.
Câu 10: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Hỗ trợ người già neo đơn B. Lựa chọn loại hình bảo hiểm
C. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc
Câu 11: Những quyền nhằm đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện của trẻ em thuộc nhóm quyền
A. bảo vệ của trẻ em. B. phát triển của trẻ em.
C. sống còn của trẻ em. D. tham gia của trẻ em.
Câu 12: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?
A. Ba nhóm cơ bản. B. Bốn nhóm cơ bản. C. Sáu nhóm cơ bản. D. Mười nhóm cơ bản.
Câu 13: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền
A. sống còn của trẻ em. B. phát triển của trẻ em.
C. tham gia của trẻ em. D. bảo vệ của trẻ em.
Câu 14: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?
A. Quyền được khai sinh. B. Quyền nuôi dưỡng .
C. Quyền chăm sóc sức khỏe. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 15: Trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em là
A. đảm bảo các quyền của trẻ em được thực hiện. B. đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ khi còn nhỏ.
C. để trẻ tự do phát triển theo nhu cầu cá nhân. D. phân biệt đối xử không công bằng giữa các trẻ .
Câu 16: Thực hiện quyền trẻ em là trách nhiệm của
A. cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội. B. cá nhân đó và toàn thể gia đình dòng họ.
C. tất cả các gia đình, nhà trường và xã hội. D. tất cả các gia đình và tổ chức trong xã hội.
Câu 17: Việc làm nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là
A. tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân. B. ủng hộ việc thực hiện đúng quyền trẻ em.
C. phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em. D. dựa dẫm vào vị thế của bố mẹ không học tập.
Câu 18: Khi thực hiện quyền trẻ em mỗi gia đình cần phải tránh việc làm nào dưới đây?
A. Tiến hành khai sinh cho trẻ. B. Chăm sóc, giáo dục trẻ em.
C. Tạo điều kiện, cho trẻ học tập. D. Nuông chiều mọi yêu cầu của trẻ.
Câu 19: Hành vi nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?
A. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp. B. Khi con bị khuyết tật, bố mẹ vứt bỏ con cái.
C. Bắt con nuôi phải nghỉ học để làm việc kiếm tiền. D. Xử lí nghiêm minh những hành vi xâm hại quyền trẻ em.
Câu 20: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?
A. Trẻ em có quyền có quốc tịch. B. Trẻ em được tiêm phòng vacvin theo qui định của Nhà nước.
C. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường. D. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Ngày nào Hùng cũng được mẹ cho tiền ăn quà sáng nhưng bạn ấy thường không ăn, để dành tiền chơi điện tử. Sau khi tan học, Hùng đi chơi điện tử đến tối muộn mới về. Những hôm không đi chơi, bạn ấy về nhà sớm nhưng không giúp mẹ việc nhà mà còn lên mạng tìm trò chơi. Thấy vậy, mẹ mắng và cấm Hùng không được chơi điện tử. Nếu còn tiếp tục, mẹ Hùng sẽ không cho tiền ăn sáng nữa. Hùng tỏ thái độ giận dỗi với mẹ vì cho rằng mẹ đã vi phạm quyền trẻ em của Hùng.
Câu hỏi :
- Em có nhận xét gì về hành động và thái độ của Hùng?
Gợi ý: Hành động và thái độ của Hùng là sai. Hùng đã dùng tiền mẹ cho ăn sáng để đi chơi điện tử, không giúp mẹ mà còn giận dỗi mẹ.
- Nếu là bạn của Hùng, em sẽ khuyên dùng như thế nào?
Gợi ý: Nếu em là bạn của Hùng em sẽ khuyên Hùng không nên làm như vậy nữa, phải ăn sáng đầy đủ và bớt chơi game vô bổ dành thời gian học hành. Việc mẹ Hùng làm là tốt cho Hùng chứ không phải là vi phạm quyền trẻ em.
Câu 2:
Bạn Quân được bố mẹ cho đến trường đi học, nhưng bạn Quân lại không chăm chỉ học. Một lần do mải chơi nên bạn Quân bị cô giáo cho 0 điểm. Bố mẹ biết được nên đã la mắng bạn Quân. Bạn Quân thì cho rằng bố mẹ đã xâm phạm đến quyền trẻ em của bạn ấy. Hỏi:
a. Theo em, bạn Quân nghĩ như vậy đúng không? Giải thích vì sao?
Gợi ý Theo em, bạn Quân nghĩ như vậy là sai vì bạn Quân đã không làm tròn nghĩa vụ học tập của người học sinh.
b. Bạn Quân đã không thực hiện tốt quyền gì?
Bạn Quân đã không thực hiện tốt quyền phát triển.
c. Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em quy định những nhóm quyền cơ bản nào?
Nhóm quyền sống còn
Nhóm quyền bảo vệ
Nhóm quyền phát triển
Nhóm quyền tham gia
Câu 3:
Mai là một học sinh ngoan và học giỏi. Vì muốn Mai tập trung cho việc học để đạt kết quả cao nên bố mẹ đã cấm Mai tham gia các hoạt động tập thể để dành thời gian học tập. Mai cảm thấy rất buồn và tâm sự với An. Nếu là An, em sẽ nói gì với Mai?
Gợi ý: Nếu là An em sẽ nói rằng Mai hãy cố gắng nói chuyện với bố mẹ để bày tỏ nguyện vọng bản thân. Mai nên hứa có thể vừa tham gia các hoạt động vừa đảm bảo việc học để bố mẹ yên tâm.
Câu 4:
Bố mẹ Lan là người Hoa làm ăn sinh sống đã lâu tại Việt Nam. Lan được sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Lan băn khoăn suy nghĩ: Mình có phải là công dân Việt Nam không nhỉ?
a. Theo em, Lan có phải là công dân Việt Nam không?
- Lan là công dân Việt Nam.
b. Giải thích vì sao?
- Vì bố mẹ Lan làm ăn sinh sống đã lâu tại Việt Nam và Lan được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam nên Lan là công dân Việt Nam.
No comments: