Bảo Toàn Mol Electron
Câu 1: Hòa tan hết m gam Al trong dd HNO3, thu được hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có thể tích là 8,96 lít và có tỉ khối đối với H2 là 16,75. Giá trị của m là? (biết không sinh ra NH4NO3)
Câu 2: Cho 11 gam hỗn hợp Al, Fe vào dd HNO3 loãng dư thu được 6,72 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng Al là bao nhiêu?
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 36 gam hỗn hợp Cu, Fe (tỉ lệ mol 1:1) bằng dd HNO3 dư thì thu được V lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2 (đktc) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 là 19. Tìm V.
Câu 4: Hoàn tan hoàn toàn m gam Zn trong dd HNO3 thấy tạo ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp 3 khí NO, N2O và N2 theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:2 (biết không tạo muối NH4NO3)
a) Tìm m b) Tìm số mol HNO3 đã phản ứng
Câu 5: Cho 0,28 mol Al vào dd HNO3 dư thu được khí NO và dung dịch chứa 62,04 gam muối. Tính số mol khí NO thu được.
Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 0,368 gam hỗn hợp Al, Zn cần dùng vừa đủ 2,5 lít HNO3 0,01M thì không thấy có khí thoát lên, sau phản ứng ta thu được 3 muối. Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Câu 7: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với HNO3 dư, sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,796 lít khí NO (đktc) và dd X Cô cạn dd X thu được bao nhiêu gam muối khan.
Câu 8: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al và Mg có tỉ lệ khối lượng là 1:1 tác dụng với dd HCl thu được 14,112 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng hết với HNO3 thu được 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí A (gồm NO và N2O) có tỉ khối so với H2 là 20,25 và dd B. Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 1,540 B. 1,585 C. 1,250 D. 1,486
Câu 9: Cho 2,16 gam Al tan hết trong dd HNO3 dư thu được 0,336 lít khí nguyên chất (đktc) và dd A. Cô cạn dd A thu được 18,24 gam muối khan. Khí thu được ở trên là khí nào?
Câu 10: Một miếng Mg bị oxi hóa 1 phần được chia làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho hòa tan hoàn toàn trong dd HCl được 3,136 lít H2 (đktc). Cô cạn dd thu được 14,25 gam chất rắn.
Phần 2: Cho tan hết trong dd HNO3 thu được 0,448 lít N2 (đktc). Cô cạn dd được 23 gam chất rắn.
a. tính % Mg bị oxi hóa b. Tính V dd HNO3 0,5M đã dùng
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 3,416 gam hỗn hợp Ag, Cu trong dung dịch HNO3 thu được muối Nitrat và 0,7168 lít hỗn hợp khí B gồm NO và NO2 (đktc) biết tỉ khối của B đối với H2 là 16.
- Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
- Tính khối lượng muối sau phản ứng.
Câu 12: Hòa tan 12,42 gam Al bằng dd HNO3 (lấy dư 10%) thu được dd X và 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2O và N2 có tỉ khối đối với H2 là 18. Cô cạn dd X thu được m gam chất rắn.
a. Tính m b. Tính số mol HNO3 đã lấy
Câu 13: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại M, N có hóa trị không đổi tan trong dd HNO3 dư thu được 0,3 mol NO (đktc). Nếu cùng cho toàn bộ hỗn hợp kim loại đó trong dd HNO3 dư thì thu được bao nhiêu mol N2O?
Câu 14: Tính thể tích dd HNO3 4M ít nhất cần hòa tan hoàn toàn 10,08 gam Fe (biết sau phản ứng chỉ tạo ra sản phẩm khử duy nhất là NO2)
Câu 15: Khối lượng Fe cực đại tan trong 200 ml dd HNO3 2M là bao nhiêu )chỉ tạo sản phẩm khử duy nhất NO)
Câu 16: Cho 2,8 gam Fe vào dd HNO3 loãng chỉ thu được sản phẩm khử duy nhất là NO. Phản ứng xảy ra hoàn toàn còn dư 1,12 gan Fe. Tính thể tích NO thoát ra ở đktc.
Câu 17: Cho hỗn hợp A gồm 0,2 mol Al và 0,35 mol Fe phản ứng với V lít HNO3 1M thu được dung dịch B và hỗn hợp G gồm 0,05 mol N2O, 0,04 mol N2 và 2,8 gam kim loại (biết trong B không chứa NH4NO3). Giá trị của V là:
Câu 18: Cho m gam Fe vào dd HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dd X. Cô cạn dd X thu dược 51,2 gam muối khan. Giá trị của m là:
Câu 19: Cần tối thiểu bao nhiêu lít dd HNO3 2M để hòa tan hỗn hợp A gồm 0,5 mol Fe và 0,2 mol Fe2O3 biết sản phẩm khử duy nhất là NO.
Câu 20: Cho 35,2 gam hỗn hợp A gồm Fe, Fe2O3 tác dụng vừa đủ 650 ml dd HNO3 2M thu được 2,24 lít NO (đktc) và dd B (không chứa NH4NO3). Cô cạn dd B thu được 102,4 gam muối khan. Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu 21: cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200 ml dd HNO3 3,2M đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất)
Câu 22: Cho 33,2 gam hỗn hợp Cu, Fe2O3 tác dụng HNO3 loãng đun nóng khuấy đều. Sau phản ứng xáy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc), dd Y và còn lại 1,2 gam kim loại. Cô cạn dd Y thu được bao nhiêu gam muối khan.
Câu 23: Tính thể dích dd HNO3 1M ít nhất cần để hòa tan hoàn toàn 1 hỗn hợp A gồm 0,15 mol Cu và 0,15 mol Fe ( phản ứng chỉ tạo sản phẩm khử duy nhất NO)
Câu 24: Cho hỗn hợp bột kim loại A gồm 0,02 mol Fe, 0,04 mol Zn, 0,03 mol Cu hòa tan hết vào dd HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 16,75 và dd A (không chứa NH4NO3). Tính V và số mol HNO3 đã phản ứng.
Câu 25: Hỗn hợp gồm 0,04 mol Al; 0,02 mol Fe; 0,05 mol Cu tác dụng dd HNO3 12,6% thu được V lít hỗn hợp khí gồm NO và N2 có tỉ khối so với H2 là 14,75.
a. Tính V (đktc) b. Khối lượng dd HNO3 đã PƯ biết lấy dư 10% (không tạo NH4NO3)
Câu 26: m gam Fe để trong không khí bị oxi 1 phần thành 22 gam hỗn hợp oxit và Fe dư. Hòa tan hỗn hợp này vào dd HNO3 dư thu được 4,48 lít NO duy nhất (đktc). Tìm m
Câu 27: m gam Fe2O3 nung với Co thiếu thu được 6,52 gam hỗn hợp Y gồm 4 chất. Hòa tan hết Y vào dd HNO3 thì thu được 0,15 mol NO duy nhất. tìm m
Câu 28: Cho m gam hỗn hợp bột kim loại A gồm Mg và Al. Hòa tan hết vào dd HCl dư thấy giải phóng 0,25 mol khí. Thêm lượng Cu bằng 1,255m vào hỗn hợp A được hỗn hợp B. Hòa tan B vào dd HNO3 dư thu được 0,5 mol hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 là 21,4.
a. Tìm m. b. Tính % khối lượng các chất trong A.
Câu 29: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại M, N hóa trị không đổi (M, N không tan trong H2O và đứng trước H2). Cho hỗn hợp A vào dd CuSO4 dư. Cho Cu thu được phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 dư thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Nếu cho hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với HNO3 thì thu được bao nhiêu lít khí N2 (đktc) duy nhất.
Câu 30: Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu. Mg, Al tác dụng với dd HNO3 dư thu được 1,12 lít hỗn hợp X (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 21,4. Tính khối lượng muối tạo ra.
Câu 31: Hòa tan vừa đủ m gam Mg vào 1,2 mol HNO3 thu được 8,96 lít hỗn hợp NO, NO2 (đktc) và dd X (không chứa NH4NO3). Cần thêm vào tối thiểu bao nhiêu lít dd NaOH 0,5M để kết tủa hết ION M2+ trong dd X
Câu 32: Hòa tan hết 2,16 gam FeO trong HNO3. Sau 1 thời gian thấy thoát ra 0,224 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất). Xác định X.
Câu 33: Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp Cu, Fe tỉ lệ mol 1:1 vào dd H2SO4 đặc nóng dư thu được 0,05 mol sản phẩm khử duy nhất của lưu huỳnh. Xác định sản phẩm khử đó.
Câu 34: Cho 0,28 mol Al vào dd HNO3 dư thu được khí NO (đktc) và dd chứa 62,04 gam muối. Số mol NO thu được là:
Câu 35: Cho 4,86 gam Al tan vừa đủ trong 660 ml dd HNO3 1M thu được V lít hỗn hợp gồm N2 và N2O. Tính V (đktc biết không sinh ra NH4NO3)
Câu 36: Cho m gam Fe tác dụng với HNO3 sau phản ứng thu được dd Y và 0,1 mol NO (sản phẩm khử duy nhất) và 2 gam kim loại. Tính m.
Câu 37: Cho hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe; 0,1 mol Cu tác dụng với oxi được hỗn hợp rắn X. Cho rắn X tác dụng với HNO3 dư thu được 2,24 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tìm khối lượng rắn X.
Câu 38: Để khử hoàn toàn 6,08 gam chất rắn X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần 0,1 mol CO. Nếu hòa tan hoàn toàn 6,08 gam X vào HNO3 đặc nóng thì thu được bao nhiêu lít NO2 (đktc)
Câu 39: Cho 38,8 gam hỗn hợp X chứa Fe3O4, Fe có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:2. Thể tích dd HNO3 M tối thiểu để hòa tan hết X là:
Câu 40: Cho 21,6 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 tan hoàn tàn trong dd HNO3 dư thu được dd A và 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). dd A hòa tan tối đa 16,8 gam Fe (sản phẩm khử duy nhất vẫn là NO). Số mol HNO3 có trong dd ban đầu là:
Câu 41: Hòa tan hoàn toàn kim loại M bằng dd HNO3 loãng thu được 0,448 lít hỗn hợp khí X gồm N2O, N2 có tỉ khối đổi với O2 là 1,125. Cô cạn dd Sau phản ứng thu được 1 muối có khối lượng là 13,32 gam. Kim loại M là:
Tags: Bài Tập Bảo Toàn Mol Electron
No comments: