Đề Kiểm Tra Môn Vật Lý 12 Căn Bản - 15/10/2011



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Lý 12 C¬ b¶n

M«n thi: Lý 12 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 174

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:.........................

C©u 1: Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi như thế nào?

A. Cùng pha với li độ.                                               B. Ngược pha với li độ.

C. Sớm pha  π/2  so với  li độ.                                   D. Trễ pha π/2  so với li độ

C©u 2: Một sợi dây đàn hồi dài 60 cm rung với tần số 50 HZ trên dây tạo thành sóng dừng ổn định với 4 bụng sóng, hai đầu là 2 nút sóng . Vận tốc sóng trên dây là

A. v = 12 cm/s              B. v = 60 cm/s                     C. v = 75 cm/s                     D. v = 15 m/s

C©u 3: Vật nặng của con lắc lò xo có khối lượng m = 500g dao động điều hoà với chu kỳ T = 2 s. Năng lượng dao động của nó là E = 0,004 J. Biên độ dao động của nó là:

A. 4cm.                        B. 2cm.                                C. 16cm.                             D. 2,5 cm.

C©u 4: Khi xảy ra hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp cùng pha A, B . Những điểm trên mặt nước nằm trên đường trung trực của AB sẽ

A. dao động với biên độ lớn nhất.                             B. dao động với biên độ bé nhất.

C. đứng yên không dao động.                                   D. dao động với biên độ có giá trị trung bình.

C©u 5: Sóng truyền trên mặt nước là:

A. Sóng dọc                 B. Sóng ngang                    C. Sóng dài                         D. Sóng ngắn

C©u 6: Vận tốc truyền sóng phụ thuộc vào:

A. Năng lượng sóng.   B. Tần số dđ sóng.              C. Môi trường truyền.        D. Bước sóng.

C©u 7: Chu kỳ dao động điều hoà của con lắc lò xo phụ thuộc vào:

A. biên độ dao động.                                                 B. cấu tạo của con lắc.

C. cách kích thích dao động.                                     D. pha ban đầu của con lắc.

C©u 8: Một sợi dây đàn hồi AB dài 1,2 m đầu A cố định đầu B tự do, được rung với tần số f và trên dây có sóng lan truyền với tốc độ 24 m/s. Quan sát sóng dừng trên dây người ta thấy có 9 nút. Tần số dao động của dây là:

A. 95 Hz.                     B. 90 Hz.                             C. 80 Hz.                            D. 85 Hz

C©u 9: Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4pt – 0,02px) (u và x tính bằng cm, t tính bằng giây). Tốc độ truyền của sóng này là

A. 100 cm/s.                 B. 150 cm/s.                        C. 200 cm/s.                        D. 50 cm/s.

C©u 10: Tại hai điểm A và B trên mặt nước có hai nguồn sóng giống nhau với biên độ a, bước sóng là 10 cm. Điểm M cách A một khoảng 25 cm, cách B một khoảng 5 cm sẽ dao động với biên độ là

A. 2a                            B. A                                    C. –2a                                 D. 0.

C©u 11: Con lắc đơn có chiều dài 64 cm, dao động ở nơi có g = . Chu kỳ và tần số của nó là:

A. T = 0,2 (s) ; f = 0,5 Hz.                                         B. T = 1,6 (s) ; f = 1 Hz.

C. T = 1,5 (s) ; f = 0,625 Hz.                                     D. T = 1,6 (s) ; f = 0,625 Hz.

C©u 12: Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, lò xo có khối lượng không đáng kể và có độ cứng k = 80 N/m, vật nặng có khối lượng m = 320 (g). Kéo vật từ vị trí cân bằng hướng xuống dưới một đoạn 6 cm rồi buông nhẹ cho vật dao động. Lấy g = 10 m/s2. Giá trị cực đại, cực tiểu của lực đàn hồi là

A. Fmax = 80 N; Fmin = 16 N.                                 B. Fmax = 8 N; Fmin = 0 N.

C. Fmax = 8 N; Fmin = 1,6 N.                                   D. Fmax = 800 N; Fmin = 160 N.

C©u 13: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình li độ x = 2cos(2πt + ) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Tại thời điểm t = s, chất điểm có li độ bằng

A. 2 cm.                       B. -  cm.                        C. – 2 cm.                           D.  cm.

C©u 14: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình li độ  (cm). Biết dao động thứ nhất có phương trình li độ  (cm). Dao động thứ hai có phương trình li độ là

A.  (cm).                                     B.  (cm).           

C.  (cm).                                   D.  (cm).

C©u 15: Một vật dđđh với chu kì T = 2s, có tốc độ cực đại 31,4cm/s. Khi t = 0, vật qua vị trí có li độ x = 5cm và đang chuyển động ngược với chiều dương của quĩ đạo. Chọn gốc tọa độ O trùng với vị trí cân bằng, lấy π = 3,14. Phương trình dđđh của vật là:

A. x = 10cos(πt + π/3) (cm)                                       B. x = 5cos(πt +π/3) (cm)

C. x = 10cos(πt - π/2) (cm)                                         D. x = 5cos(πt - π/2) (cm)

C©u 16: Một sóng cơ truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là

A. bước sóng.              B. biên độ sóng.                  C. vận tốc truyền sóng.       D. tần số sóng.

C©u 17: Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào

A. Pha ban đầu của lực tuần hoàn tác dụng vào vật.

B. Biên độ ngoại lực tuần hoàn.

C. Tần số ngoại lực tuần hoàn.

D. Tần số dao động riêng của vật

C©u 18: Hai dao động điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, có biên độ lần lượt là 6 cm và 8 cm, biên độ dao động tổng hợp không thể nhận giá trị

A. A = 4 cm.                B. A = 8 cm.                       C. A = 6 cm                        D. A = 15 cm.

C©u 19: Hai nguồn kết hợp A và B dao động trên mặt nước theo các phương trình u1 = 2cos(100πt + π/2) cm; u2 = 2cos(100πt) cm. Khi đó trên mặt nước, tạo ra một hệ thống vân giao thoa. Quan sát cho thấy, vân bậc k đi qua điểm P có hiệu số PB – PA = 5 cm và vân bậc (k + 1) (cùng loại với vân k) đi qua điểm Q có hiệu số QB – QA = 9 cm. Tìm tốc độ truyền sóng trên mặt nước, các vân nói trên là vân cực đại hay cực tiểu?

A. v = 450 cm/s, là vân cực tiểu.                               B. v = 450 cm/s, là vân cực đại.

C. v = 200 cm/s, là vân cực đại.                                 D. v = 200 cm/s, là vân cực tiểu.

C©u 20: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là

A. do trọng lực tác dụng lên vật.                               B. do lực căng của dây treo.

C. do lực cản của môi trường.                                   D. do dây treo có khối lượng không đáng kể.

C©u 21: Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình u = Acoswt. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng

A. một số lẻ lần nửa bước sóng.                                B. một số nguyên lần bước sóng.

C. một số nguyên lần nửa bước sóng.                       D. một số lẻ lần bước sóng.

C©u 22: Một người đeo hai thùng nước sau xe đạp, đạp trên đường lát bêtông. Cứ 3m trên đường thì có một rảnh nhỏ, chu kỳ dao động riêng của nước trong thùng là 0,2s. Tốc độ xe đạp không có lợi là

A. 1,5 km/h                  B. 54 km/h                          C. 18 km/h                          D. 3km/h

C©u 23: Một vật dao động điều hoà với biên độ A, tần số góc w. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là

A. x = Acos(ωt + p/4).           B. x = Acoswt.          C. x = Acos(ωt - p/2).         D. x = Acos(ωt + p/2).

C©u 24: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ  cm. Vật nhỏ của con lắc có khối lượng 100 g, lò xo có độ cứng 100 N/m. Khi vật nhỏ có vận tốc  cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là

A. 4 m/s2.                     B. 10 m/s2.                          C. 2 m/s2.                            D. 5 m/s2.

C©u 25: Sóng cơ học:

A. Là những dao động đàn hồi lan truyền trong môi trường vật chất theo thời gian.

B. Chỉ truyền đi theo phương ngang còn phương dao động là thẳng đứng.

C. Là sự truyền đi của các phần tử vật chất dao động trong môi trường vật chất.

D. Cả 3 phát biểu trên đều đúng.

C©u 26: Một con lắc đơn có chu kì dao động T = 2s tại nơi có g = 10 m/s2. Biên độ góc của dao động là 60.Tốc độ của con lắc tại vị trí có li độ góc 3o có độ lớn là:

A. 28,7cm/s                  B. 27,8cm/s                         C. 823,7 cm/s                      D. 22,2cm/s

C©u 27: Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s2, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 60. Biết khối lượng vật nhỏ của con lắc là 90 g và chiều dài dây treo là 1m. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng của con lắc xấp xỉ bằng

A. 6,8.10-3 J.               B. 3,8.10-3 J.                       C. 5,8.10-3 J.                      D. 4,8.10-3 J.

C©u 28: Trong hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng:

A. một bước sóng.                                                     B. một nửa bước sóng.

C. hai lần bước sóng.                                                 D. một phần tư bước sóng.

C©u 29: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 36 s và đo được khoảng cách giữa hai đỉnh sóng lân cận là 10 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là:

A. 40 m/s.                     B. 2,8 m/s.                           C. 2,5 m/s.                           D. 36 m/s.

C©u 30: Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa, khi giảm khối lượng vật nặng

đi 19% thì chu kỳ dao động của con lắc sẽ

A. tăng 19% so với ban đầu.                                      B. giảm 19% so với ban đầu.

C. tăng 10% so với ban đầu.                                      D. giảm 10% so với ban đầu.

 

----------------- HÕt 174 -----------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu