Đề kiểm tra môn vật lý lớp 12 - 13/10/2012



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: KiÓm Tra Lý 12 C¬ b¶n

M«n thi: Lý 12 C¬ b¶n

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 162

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:...........................

C©u 1: Sóng ngang truyền được trong các môi trường:

A. Chất khí                                                                  B. Chất rắn và trên mặt môi trường chất lỏng

C. Chất lỏng và chất khí                                              D. Chất khí và chất rắn

C©u 2: Con lắc lò xo nằm ngang gồm lo xo có độ cứng là k và vật nặng khối lượng 100g, dao động điều hòa với phương trình x = Acosω.t (cm;s). Người ta thấy cứ sau những khoảng thời gian 0,05s thì động năng và thế năng lại bằng nhau. Lấy π2 = 10, độ cứng của lò xo là:

A. 50N/m                      B. 100N/m                           C. 150N/m                           D. 200N/m

C©u 3: Dây AB căng nằm ngang dài 2m, hai đầu A và B cố định, tạo một sóng dừng trên dây với tần số 50Hz, trên đoạn AB thấy có 5 nút sóng (kể cả hai nút ở hai đầu A và B). Tốc độ truyền sóng trên dây là:

A. v = 100m/s               B. v = 12,5cm/s                   C. v = 25cm/s                      D. v = 50m/s

C©u 4: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, người ta dùng nguồn dao động với tần số 40Hz và đo được khoảng cách giữa 7 cực đại giao thoa liên tiếp là 30cm. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

A. v = 4m/s                   B. v = 342cm/s                    C. v = 3,4m/s                       D. v = 0,25m/s

C©u 5: Đại lượng nào sau đây không phải là đặc trưng sinh lý của âm:

A. Độ cao                     B. Độ to                               C. Âm sắc                            D. Tần số âm

C©u 6: Điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dây hai đầu cố định là chiều dài sợi dây phải bằng:

A. Nửa bước sóng                                                        B. Gấp đôi bước sóng

C. Số nguyên lần nửa bước sóng                                 D. Số nguyên lần bước sóng

C©u 7: Con lắc đơn được ứng dụng để xác định:

A. Chiều dài con lắc     B. Khối lượng con lắc          C. Gia tốc rơi tự do              D. Chu kỳ con lắc

C©u 8: Trên một sợi dây dài 2 m đang có sóng dừng với tần số 100 Hz, người ta thấy ngoài 2 đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là:

A. 40 m/s                      B. 100 m/s                           C. 60 m/s                             D. 80 m/s

C©u 9: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng chu kỳ có phương trình lần lượt là: x1 = 4cos(4π.t + ) cm; x2 = 3cos(4π.t + π) cm. Xét về độ lệch pha, hai dao động này:

A. Cùng pha                 B. Ngược pha                       C. Vuông pha                      D. Đồng pha

C©u 10: Cho hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số góc là ω, có biên độ và pha ban đầu lần lượt là: A1 = 1,5cm; φ1 = 0 và A2 = cm; φ2 = rad. Phương trình dao động tổng hợp là:

A. x =cos(ω.t + ) cm                                          B. x = 3cos(ω.t - ) cm

C. x =cos(ω.t - ) cm                                           D. x =cos(ω.t - ) cm

C©u 11: Chọn phát biểu sai. Hai sóng kết hợp là hai sóng:

A. Có cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian

B. Có cùng tần số góc và có độ lệch pha không đổi theo thời gian

C. Có cùng chu kỳ và có độ lệch pha không đổi theo thời gian

D. Có cùng biên độ và có độ lệch pha không đổi theo thời gian

C©u 12: Để tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số ta dùng phương pháp giản đồ véctơ của Fre-nen với nội dung chính là mỗi dao động điều hòa được biểu diễn bằng:

A. Một đoạn thẳng        B. Một cung tròn                  C. Một véctơ quay               D. Hình chiếu

C©u 13: Trong quá trình dao động điều hòa của con lắc lò xo thì:

A. Động năng được bảo toàn                                       B. Thế năng được bảo toàn

C. Cơ năng được bảo toàn                                           D. Động năng và thế năng đều được bảo toàn

C©u 14: Vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ω.t + φ). Li độ dao động cực đại có độ lớn là:

A. xmax =             B. xmax =                   C. xmax = A2.ω                  D. xmax = A

C©u 15: Trong thí nghiệm tạo vân giao thoa sóng trên mặt nước, người ta đo được khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 2mm, vậy bước sóng là:

A. λ = 1mm                   B. λ = 2mm                          C. λ = 4mm                          D. λ = 8mm

C©u 16: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Lúc vật ở li độ x = cm thì có vận tốc cm/s và gia tốc a = cm/s2. Biên độ A và tần số góc ω là:

A. 2cm; rad/s            B. 20cm; rad/s                  C. 2cm; 2rad/s                 D. 2cm; rad/s

C©u 17: Trong một hệ sóng dừng trên sợi dây khoảng cách giữa hai nút hoặc hai bụng liên tiếp bằng:

A. Một bước sóng         B. Nửa bước sóng                C. Một phần tư bước sóng   D. Hai lần bước sóng

C©u 18: Phương trình dao động điều hòa của một vật là: x = 3.cos(20.t + ) (cm;s). Vận tốc của vật khi đi qua vị trí cân bằng có độ lớn là:

A. v = 3m/s                   B. v = 60m/s                        C. v = 0,6m/s                       D. v = 20m/s

C©u 19: Con lắc đơn dao động điều hòa, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc:

A. Tăng lên 2 lần          B. Giảm đi 2 lần                  C. Tăng lên 4 lần                 D. Giảm đi 4 lần

C©u 20: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số theo các phương trình: x1 = 2cos(5π.t + ) cm; x2 = 2cos(5π.t) cm. Vận tốc của vật có độ lớn cực đại là:

A. 10.π cm/s           B. 10cm/s                      C. 10π cm/s                         D. 10 cm/s

C©u 21: Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40dB và 80dB . Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M là:

A. 40 lần                       B. 10000 lần                        C. 1000 lần                          D. 2 lần

C©u 22: Một lá thép mỏng, một đầu cố định, đầu còn lại được kích thích để dao động với chu kì không đổi và bằng 0,08 s. Âm do lá thép phát ra là:

A. Siêu âm                                                                B. Hạ âm                            

C. Nhạc âm                                                               D. Âm mà tai người nghe được

C©u 23: Xét hiện tượng giao thoa trên bề mặt chất lỏng với hai nguồn O1 và O2 có cùng phương trình sóng là uo1 = uo2 = 2cos20π.t (cm). Biết O1 và O2 cách nhau một khoảng l = O1O2 = 15cm và tốc độ truyền sóng trên bề mặt chất lỏng là 60cm/s. Số cực đại giao thoa giữa O1 và O2 là:

A. 3                              B. 5                                      C. 7                                     D. 9

C©u 24: Phát biểu nào sau đây không đúng:

A. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là tần số góc của lực cưỡng bức bằng tần số góc của dao động riêng

B. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là tần số của lực cưỡng bức bằng tần số của dao động riêng

C. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là chu kỳ của lực cưỡng bức bằng chu kỳ của dao động riêng

D. Điều kiện để xảy ra cộng hưởng là biên độ của lực cưỡng bức bằng biên độ của dao động riêng

C©u 25: Con lắc đơn dao động với chu kỳ 2s tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2. Lấy π2 = 10, chiều dài con lắc là:

A. l = 0,5m                   B. l = 0,5cm                         C. l = 1cm                            D. l = 1m

C©u 26: Chọn phát biểu sai:

A. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền đi được trong một chu kỳ

B. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha

C. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm dao động cùng pha

D. Hai điểm cách nhau một số nguyên nửa lần bước sóng thì dao động ngược pha

C©u 27: Trong dao động tắt dần, một phần cơ năng chuyển hóa thành:

A. Nhiệt năng               B. Quang năng                     C. Hóa năng                        D. Điện năng

C©u 28: Vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(2π.t + ) (cm;s). Lấy π2 = 10, gia tốc của vật tại thời điểm t = 20s có giá trị là:

A. a = 80cm/s2       B. a = -80cm/s2             C. a = ±80cm/s2            D. a = -80 cm/s2

C©u 29: Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động vuông pha có biên độ là A1 và A2 nhận các giá trị nào sau đây:

A.         B.                C.                     D.

C©u 30: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất mà trạng thái dao động được lặp lại như cũ gọi là:

A. Tần số dao động      B. Chu kì dao động              C. Pha ban đầu                    D. Tần số góc

 

----------------- HÕt 162 -----------------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu