Đề Thi Môn vật Lý Lớp 10 Nâng Cao HKI - Huỳnh Mẫn Đạt



Së GD §T Kiªn Giang

Tr­êng THPT Chuyªn Huúnh MÉn §¹t

---------------

Kú thi: Thi HKI - Lý 10

M«n thi: Lý 10 N©ng cao

(Thêi gian lµm bµi: 45 phót)

 

 

§Ò sè: 189

 

Hä tªn thÝ sinh:..............................................................SBD:............................

C©u 1: Một ôtô có khối lượng 1,5tấn chuyển động đều qua đoạn đường cong vồng lên có bán kính cong 80m với tốc độ 36km/h. Lấy g = 10m/s2 . Áp lực của xe lên cầu khi qua điểm cao nhất là:

A. 1312,5N                  B. 13125N                          C. 131250N                        D. 1312500N

C©u 2: Chọn câu sai :

A. Tất cả các lực tác dụng vào mỗi vật trong hệ đều gây ra gia tốc cho hệ theo định luật II Newton

B. Hệ vật là tập hợp hai hay nhiều vật mà giữa chúng có tương tác.

C. Lực do vật ở ngòai hệ tác dụng lên vật trong hệ gọi là ngọai lực

D. Các nội lực trong hệ xuất hiện từng cặp trực đối nhau theo định luật III Newton

C©u 3: Từ mặt đất người ta ném một vật với vận tốc đầu 40m/s và hợp với phương ngang một góc 30o. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g=10m/s2. Tính độ cao cực đại và tầm bay xa của vật.

A. 20m; 80m                B. 80m; 20m                       C. 20m; m                 D. m; 20m

C©u 4: Một vật chuyển động trượt trên mặt sàn nằm ngang. Khi phản lực pháp tuyến giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên thì lực ma sát trượt tác dụng lên vật :

A. tăng lên                                                               B. giảm đi                          

C. không đổi                                                            D. Tùy trường hợp, có thể tăng lên hoặc giảm đi

C©u 5: Một vật khối lượng 0,5kg móc vào lực kế treo trong buồng thang máy. Thang máy đi xuống và được hãm với gia tốc có độ lớn 1m/s2. Lấy g = 10m/s2. Số chỉ của lực kế là

A. 4,0N                        B. 4,5N                               C. 5,0N                               D. 5,5N

C©u 6: Gắn một vật vào dây treo trên trần toa xe. Khi xe chuyển động vật cân bằng có phương dây treo lệch so với phương thẳng đứng. (hình vẽ) kết luận nào sau luôn đúng.

A. Xe  chuyển động nhanh dần đều về phía trái.    B. Xe  chuyển động chậm dần đều về phía phải.

C. Gia tốc xe hướng về phía phải                            D. Gia tốc xe hướng về phía trái

C©u 7: Một vật có vận tốc đầu có độ lớn là 10m/s trượt trên mặt phẳng ngang . Hệ số ma sát trượt giữa vật  và mặt phẳng là 0,10. Hỏi vật đi được  quãng đường bao nhiêu thì dừng lại ? Lấy g = 10m/s2.

A. 20m                         B. 50m                                C. 100m                              D. 500m

C©u 8: Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dụng của định luật Hooke?

A. Trong giới hạn đàn hồi lực đàn hồi tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của vật đàn hồi.

B. Trong giới hạn đàn hồi lực đàn hồi tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.

C. Trong giới hạn đàn hồi lực đàn hồi tỉ lệ với bình phương độ biến dạng của vật đàn hồi.

D. Lực đàn hồi luôn tỉ lệ với độ biến dạng của vật đàn hồi.

C©u 9: Trong hệ như hình vẽ. Khối lượng của hai vật  là m1= 2 kg; m2 = 3 kg. Bỏ qua mọi ma sát, khối lượng dây và ròng rọc. Lấy g = 10 m/s2. Gia tốc chuyển động của mỗi vật và lực căng dây nối là :

A. 2 m/s2  và 24 N       B. 2,4 m/s2 và 24 N            C. 4 m/s2  và 48 N              D. 1,8 m/s2 và 48 N

 

C©u 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về phương và độ lớn của lực đàn hồi?

A. Với cùng độ biến dạng như nhau, độ lớn của lực đàn hồi phụ thuộc vào kích thước và bản chất của vật đàn hồi.

B. Với các mặt tiếp xúc bị biến dạng, lực đàn hồi vuông góc với các mặt tiếp xúc.

C. Với các vật như lò xo, dây cao su, thanh dài, lực đàn hồi hướng dọc theo trục của vật.

D. Độ lớn của lực đàn hồi càng lớn khi độ biến dạng của vật càng lớn.

C©u 11: Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn

A. Tăng gấp đôi           B. Giảm đi một nửa            C. Tăng gấp bốn                 D. Không thay đổi

C©u 12: Một người tác dụng môt lực có độ lớn bằng 600N lên một lò xo thì lò xo bị nén một đoạn 0,8 cm. Nếu muốn lò xo bị dãn một đoạn 0,34cm thì người đó phải tác dụng lên lò xo một lực có độ lớn bằng:

A. 1200N                     B. 255N                              C. 20N                                D. 300N

C©u 13: Một vật ném từ mặt đất với vận tốc đầu v0 hợp với phương ngang góc . Thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất là

A.         B.                   C.                     D.

C©u 14: Có 3 khối gỗ được nối với nhau bằng 2 dây nhẹ, không dãn như hình vẽ. Khối lượng của chúng lần lượt là m1 = m, m2 = 2m và m3 = 3m. Bỏ qua mọi ma sát . Tác dụng vào hệ vật lực kéo . Gia tốc chuyển động của các vật là :

A. F/6m                        B. F/3m                               C. 2F/3m.                            D. F/m

C©u 15: Chọn kết luận đúng :

A. Khi không còn lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.

B. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn hợp lực tác dụng lên vật khác không.

C. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì mọi vật đứng yên.

D. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên vật.

C©u 16: Trong chuyển động của vật ném ngang (bỏ qua sức cản không khí ); Khi độ cao để ném vật tăng gấp 4 lần (với cùng tốc độ ném ) ,thì tầm xa của vật:

A. Không đổi               B. Tăng 4 lần                       C. Tăng gấp đôi                  D. Giảm 9 lần

C©u 17: Một vật được ném ngang ở độ cao 20 m so với mặt đất. Ngay trước khi chạm đất, vận tốc của vật có độ lớn 25 m/s. Laáy g = 10m/s2. Tầm ném xa của vật là :

A. 20m                         B. 30m                                C. 40m                                D. 50m

C©u 18: Gia tốc rơi tự do của một vật ở trên mặt đất là g0=9,8m/s2. Để gia tốc rơi tự do của vật là 4,9m/s2 thì vật phải ở độ cao là bao nhiêu? Biết bán kính Trái Đất là 6400km.

A. 2650km                   B. 2624km                          C. 3200km                          D. 1280km

C©u 19: Chọn câu đúng :

A. Lực quán tính xuất hiện do tác dụng của vật này lên vật khác

B. Lực quán tính có tác dụng làm vật chuyển động

C. Lực quán tính cũng có phản lực quán tính.

D. Lực quán tính luôn cùng hướng với gia tốc của hệ quy chiếu

C©u 20: Lực  truyền cho vật khối lượng  gia tốc 2 m/s², truyền cho vật khối lượng  gia tốc 6m/s². Lực  này  sẽ truyền cho vật khối lượng gia tốc :

A. 1,5 m/s².                  B. 2 m/s².                             C. 2, 4 m/s².                        D. 8 m/s².

C©u 21: Khi một vật đồng thời chịu tác dụng của nhiều lực thì hợp lực tác dụng lên vật

A. Có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.

B. Có độ lớn luôn nhỏ hơn độ lớn mỗi lực thành phần.

C. Có hướng trùng với hướng của gia tốc của vật

D. Có độ lớn luôn lớn hơn độ lớn mỗi lực thành phần.

 

 

C©u 22: Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ. Chọn kết luận đúng:

A. Đinh ngập sâu vào khối gỗ chứng tỏ lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa.

B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của  đinh tác dụng vào búa.

C. Búa nảy ngược lại là do lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.

D. Người ta thường chọn cây đinh có đầu nhọn để giảm phản lực của đinh tác dụng vào búa.

C©u 23: Một lò xo treo thẳng đứng, đầu dưới treo vật khối lượng = 0,1 kg thì lò xo dài = 22,5 cm. Treo thêm vào lò xo vật khối lượng =0,15 kg thì lò xo dài =26,25 cm. Lấy . Chiều dài tự nhiên của lò xo là

A. 20 cm                      B. 19 cm                              C. 18 cm                             D. 17 cm

C©u 24: Bi I chuyển động đều với vận tốc v0 đến va chạm vào bi II (cùng khối lượng) đang đứng yên. Sau va chạm, nó bật ngược lại với vận tốc v0 /2. Vận tốc bi II sau đó:

A. v0 /2                        B. v0                                   C. 3v0 /2                             D. 2v0

C©u 25: Vật có trọng lượng 60N đặt trên mặt bàn nằm ngang. Hệ số ma sát nghỉ cực đại giữa vật và mặt bàn là 0,5. Người ta kéo vật với một lực nằm ngang F=25N. Khi đó, lực ma sát giữa vật và mặt bàn là bao nhiêu?

A. 60N.                        B. 10N.                               C. 30N.                               D. 25N.

C©u 26: Một ôtô khối lượng m, đang chuyển động với vận tốc v0, thì người lái xe hãm phanh gấp. Sau thời gian t thì xe dừng lại. Giả sử lực hãm trong hai trường hợp bằng nhau. Nếu khối lượng của xe là 2m thì xe dừng lại sau khỏang thời gian :

A. t/2.                           B. t2.                                   C. t.                                     D. 2t.

C©u 27: Một vật có khối lượng m = 50kg, bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50cm thì có tốc độ 0,7m/s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn :

A. F = 0,245N.             B. F = 24,5N.                      C. F = 2450N.                     D. F = 2,45N.

C©u 28: Lực F= 60N được phân tích thành hai thành phần vuông góc nhau như hình vẽ.

Thành phần F2=30N. Thành phần F1 có độ lớn:

A. N                   B. 40N                                C. N                          D. 30N

C©u 29: Phát biểu nào sau đây là sai:

A. Lực ma sát trượt ngược chiều với vận tốc tương đối của vật.

B. Trong nhiều trường hợp, lực ma sát nghỉ đóng vai trò là lực phát động.

C. Diện tích mặt tiếp xúc càng lớn thì ma sát càng lớn.

D. Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực theo phương song song với mặt tiếp  xúc.

C©u 30: Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều ?

A. Ngoài các lực cơ học, vật còn chịu thêm tác dụng của lực hướng tâm.

B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật đóng vai trò là lực hướng tâm.

C. Vật chỉ chịu tác dụng của lực hướng tâm.

D. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật nằm theo phương tiếp tuyến với quỹ đạo tại điểm khảo sát.

 

----------------- HÕt 189 -----------------


 




1 comment:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu