Hóa 10 GHKI - Lý Tự Trọng



    SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ         ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT NĂM HỌC 2013-2014

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG          Môn: HÓA HỌC NÂNG CAO; lớp 10

                                        Thời gian làm bài: 45 phút, không kể phát đề

ĐỀ CHÍNH THỨC

                         (30 câu hỏi trắc nghiệm)                                                                                 Mã đề thi: 569

Họ, tên thí sinh:.....................................................

Số báo danh:..........................................................

Cho Độ âm điện của nguyên tử của một số nguyên tố sau:

Nguyên tố

H

Na

K

Ca

Mg

O

F

S

C

Al

N

Cl

P

Độ âm điện

2,2

0,93

0,82

1,00

1,31

3,44

3,98

2,58

2,55

1,61

3,04

3,16

2,19

Câu 1: Cho các phát biểu sau:

(1)                     Các nguyên tử có xu hướng liên kết để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

(2)                     Bản chất của liên kết cộng hóa trị là sự dùng chung các electron giữa các nguyên tử.

(3)                     Tinh thể phân tử có cấu trúc bền, độ cứng lớn.

(4)                     Tinh thể nguyên tử có các phân tử nằm ở các nút mạng, liên kết với nhau bằng lực tương tác giữa các phân tử.

(5)                     Liên kết kim loại và liên kết ion đều có bản chất tĩnh điện.

Số phát biểu sai

      A. 4.                               B. 5.                               C. 2.                               D. 3.

Câu 2: Cặp chất nào sau đây mà phân tử không phân cực?

      A. H2S, I2.                      B. Br2, CO2.                   C. HBr, BeH2.               D. HCl, C2H2.

Câu 3: Bốn nguyên tố X, Y, M, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 9, 20, 16, 13. Các nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần như sau:

       A. Y, T, M, X.               B. X, M, Y, T.                C. M, T, Y, X.               D. X, Y, M, T.

Câu 4: Phân lớp electron có mức năng lượng cao nhất của nguyên tử X, Y lần lượt là 3p và 4s. Tổng số electron trong 2 phân lớp đó bằng 7. X không phải là khí hiếm. Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là:

       A. 17 và 20.                   B. 15 và 18.                    C. 18 và 19.                   D. 17 và 19.

Câu 5: Cho các hợp chất sau: C2H2, BeCl2, C2H4, BF3, NH3. Chất nào mà phân tử có cấu trúc đường thẳng?

      A. BeCl2, C2H4, BF3, NH3.                                  B. C2H2, BeCl2.

      C. BF3, BeCl2, NH3.                                             D. C2H4, NH3.

Câu 6: X và Y là hai nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn. Tổng số các loại hạt cơ bản trong một nguyên tử X là 24 và trong một nguyên tử Y là 48. Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. X thuộc chu kì 2 và Y là nguyên tố s.

B.   X và Y là hai nguyên tố đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì.

C.  X là kim loại và Y là phi kim.

D.  X và Y thuộc cùng nhóm VIA.

Câu 7: Có các cặp nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng như sau:

              (1) X1: 3svà  X2: 3s23p5                                 (2) Y1: 3s23p3 và Y2: 2s22p4

       (3) Z1: 2s22p2 và Z2: 3s23p4                                     (4) T1: 1s1 và T2: 2s22p5

Các cặp có liên kết ion (dựa vào hiệu độ âm điện để phân loại liên kết) là

       A. (1), (2), (4).               B. (1) (4).                       C. (2), (3).                      D. (1), (2), (3), (4).

Câu 8: Cho các phát biểu sau:

(1)                     Hầu hết các kim loại ở điều kiện thường đều tồn tại dưới dạng tinh thể (trừ thủy ngân).

(2)                     Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là điện hóa trị. 

(3)                     Trong phân tử CO2 có hai liên kết xích ma và hai liên kết pi.

(4)                     Đối với các kim loại có cấu trúc kiểu lập phương tâm diện thì các nguyên tử kim loại chiếm 68% thể tích của tinh thể.

(5)                     Nước đá; kim cương, iot là những chất có kiểu mạng tinh thể phân tử.

(6)                     Tinh thể nguyên tử có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

Các phát biểu đúng là:

      A. 1; 3; 5, 6.                   B. 1; 3; 6.                       C. 1; 2; 4; 6.                   D. 2; 4; 5; 6.

Câu 9: Cho các phân tử sau: CH3Cl, H2S, AlCl3, Na2O, NH4Cl, CaF2, N2, HF. Số phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị (dựa vào hiệu độ âm điện để phân loại liên kết) là

      A. 6.                               B. 7.                               C. 4.                               D. 3.

Câu 10: Chọn phát biểu đúng khi nói về tinh thể kim loại.

A.                      Tinh thể kim loại được hình thành từ những ion; nguyên tử kim loại và các electron tự do.

B.                      Lực liên kết trong tinh thể kim loại có bản chất cộng hóa trị.

C.                      Na là kim loại có kiểu mạng lập phương tâm diện.

D.                      Kim loại tồn tại dưới hai dạng tinh thể phổ biến là lập phương tâm diện và lập phương tâm khối.

Câu 11: Cho các phân tử sau: HCl, Br2, N2, H2S. Số phân tử có chứa liên kết được hình thành từ sự xen phủ giữa các obitan s và obitan p là (không xét đến sự lai hóa ở đây)

      A. 3.                               B. 4.                               C. 2.                               D. 1.

Câu 12: Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố R là RH3. Oxit cao nhất của R có chứa 56,338% oxi về khối lượng. Nguyên tố R là (Cho: N = 14 ; Cl = 35,5 ; S = 32 ; P = 31)

      A. photpho.                    B. nitơ.                           C. lưu huỳnh.                 D. clo.

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố M có 3 electron ở mức năng lượng cao nhất là 3d; nguyên tử của nguyên tố X có 3 electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Trong bảng HTTH, vị trí của M và X lần lượt là:

A.  chu kì 3, nhóm IIIB và chu kì 3, nhóm VA.

B.   chu kì 4, nhóm VB và chu kì 3, nhóm IIIA.

C.  chu kì 3, nhóm VB và chu kì 3, nhóm VA.

D.  chu kì 4, nhóm VB và chu kì 3, nhóm VA.

Câu 14: Số oxi hóa của mangan trong các hợp chất và ion sau: MnO2, MnCl2, MnO42–, KMnO4 lần

lượt là

A. –4, +2, +7, +7.   B. +4, +2, +8, +7.       C. –4, +2, +7, +6.       D. +4, +2, +6, +7.      

Câu 15: Tìm câu sai trong các câu sau:

A.                      Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.

B.                      Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

C.                      Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.

D.                      Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì đó.

Câu 16: Cho các tinh thể sau: kim cương; muối ăn; silic; iot; nước đá khô; naphtalen. Số tinh thể thuộc loại tinh thể phân tử là

      A. 4.                               B. 3.                               C. 5.                               D. 2.

Câu 17: Nguyên tử X có tổng số 3 loại hạt là 48, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Hãy chọn câu đúng khi nói về X A. Trong hợp chất K2X thì X có cộng hóa trị là 2.

B.   X là một nguyên tố thuộc chu kì 2, nhóm VA.

C.  X có 3 electron độc thân ở trạng thái cơ bản.

D.  Trong hợp chất của X với hidro, liên kết H – X là cộng hóa trị.

Câu 18: Có bao nhiêu liên kết xích ma và bao nhiêu liên kết pi trong hợp chất sau:

 

       A. 14 liên kết xích ma và 3 liên kết pi.                 B. 6 liên kết xích ma và 3 liên kết pi.

       C. 13 liên kết xích ma và 2 liên kết pi.                 D. 15 liên kết xích ma và 3 liên kết pi.

Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là (cho: S = 32 ; Se = 79 ; Te = 127 ; H = 1 ; O = 16 ; N = 14 ; C = 12 ; Si = 28 ;

P = 31)

       A. 50%.                         B. 40%.                          C. 60%.                          D. 27,27%.

Câu 20: Cho các đại lượng và tính chất sau:

              (1) Khối lượng nguyên tử.                   (2) Tính kim loại. 

              (3) Bán kính nguyên tử.                      (4) Năng lượng ion hóa thứ nhất.

              (5) Độ âm điện.                                    (6)Tính axit – bazơ của các hiđroxit.

              (7) Số hiệu nguyên tử.

Những đại lượng và tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử là:

       A. (2), (3), (5), (6), (7).                                         B. (1), (2), (3), (4), (5), (6).

       C. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7).                            D. (2), (3), (4), (5), (6).

Câu 21: Electron cuối cùng của nguyên tử M điền vào phân lớp 3d2. Số electron hóa trị của M là

      A. 3.                               B. 4.                               C. 5.                               D. 2.

Câu 22: Phần trăm về khối lượng của nguyên tố X (nhóm IVA) trong hợp chất khí với hiđro là 87,5%. Thành phần phần trăm về khối lượng của oxi trong hợp chất hiđroxit tương ứng với oxit cao nhất của X là (cho O = 16, H = 1, C = 12, Si = 28, N = 14, P = 31, Cl = 35,5)

       A. 77,72 %.                   B. 22,58 %.                    C. 61,54%.                     D. 35,89 %.

Câu 23: Nguyên tố Z thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Điều nào sau đây đúng khi nói về nguyên tố Z?

A.  Nguyên tử Z (ở trạng thái cơ bản) có số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là 6.

B.   Nguyên tử của nguyên tố Z có 4 lớp electron.

C.  Công thức oxit cao nhất của Z là ZO3.

D.  Hợp chất khí của Z với hiđrô là ZH3.

Câu 24: Cho 7,68 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ nằm ở 2 chu kì liên tiếp nhau, hòa tan hoàn toàn vào dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch X . Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan có khối lượng lớn hơn khối lượng hỗn hợp hai kim loại ban đầu là 17,042 gam. Hai kim loại đã cho là (Na = 23, Mg = 24, K = 39, Ca = 40, Be = 9, Ba = 137, Sr = 87,7)

       A. magie và canxi.         B. natri và kali.               C. magie va bari.            D. beri và magie.

Câu 25: Cho các phân tử sau: NH3, CO2, CH4, BCl3. Kiểu lai hóa của nguyên tố có gạch chân trong mỗi phân tử trên lần lượt là

       A. sp2, sp2, sp3, sp2.        B. sp3, sp2, sp3, sp2.        C. sp3, sp, sp3, sp2.         D. sp, sp2, sp2, sp3.

Câu 26: Phân tử nào sau đây có dạng tháp tam giác?

A.  CH4.       B. CO2.           C. NH3.           D. BF3.

Câu 27: Trong cùng chu kì (trừ chu kì 1), khi đi từ trái sang phải

A. tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.

B.   bán kính nguyên tử của các nguyên tố nói chung tăng dần.

C.  độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố thường giảm dần.

D.  tính axit của các oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng giảm dần.

Câu 28: Cation M3+ có 18 electron. Vị trí của nguyên tố M trong bảng tuần hoàn là

      A. chu kì 3, nhóm IIIA.                                        B. chu kì 3, nhóm IB.

      C. chu kì 4, nhóm IIIB.                                        D. chu kì 4, nhóm IIB.

Câu 29: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron (ở trạng thái cơ bản) là 1s22s22p63s23p63d34s2. Chọn nhận xét đúng khi nói về X:

       A. Là một kim loại điển hình.                               B. Thuộc cùng nhóm với nguyên tố canxi.

      C. Là nguyên tố s.                                                D. Có 3 electron độc thân ở trạng thái cơ bản.

Câu 30: Liên kết xích ma là liên kết cộng hóa trị trong đó trục của các obitan tham gia liên kết

A. song song với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.

B.   tạo với với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết một góc 45o.

C.  trùng với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.

D.  vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết.

 

----------- HẾT ----------

 

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu