CÁC CHUYÊN ĐỀ LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT (CHUYÊN ĐỀ 12-AXIT CACBOXYLIC)



 CHUYÊN ĐỀ

AXIT CACBOXYLIC

  1. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

  1. ĐỊNH NGHĨA – PHÂN LOẠI – DANH PHÁP

  1. Định nghĩa:

- Là những phân tử hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –COOH (nhóm cacboxyl) liên kết trực tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H.

- Ví dụ: HCOOH, CH3COOH, . . .

  1. Phân loại:

  • Theo gốc hidrocacbon:

+ Axit no

+ Axit không no

+ Axit thơm

  • Theo nhóm cacboxyl:

+ Axit đơn chức

+ Axit đa chức

Công thức tổng quát

  • CnH2n+2-2a-x(COOH)x hay CmH2m+2-2a-2xO2x

+ a = 0 , x = 1 ⭢ CnH2n+1COOH hay CmH2mO2 ⭢ ankanoic (axit no đơn chức)

+ a = 1 , x = 1 ⭢ CnH2n-1COOH hay CmH2m-2O2 ⭢ ankenoic (axit không no đơn chức có 1 liên kết đôi)

  • R(COOH)x

+ R no, không no, thơm ⭢ axit no, không no, thơm

+ x = 1, 2, 3,… ⭢ mono, đi, tri,… axit

Đặc biết:

+ Nếu R = 1 ⭢ x = 1 ⭢ HCOOH (metanoic hay axit fomic)

+ Nếu R = 0 ⭢ x = 2 ⭢ HOOC-COOH (axit oxalic)

  • CxHyOz

Điều kiện: x 1 ; z 2 ; y < 2x + 2 

  1. Danh pháp:

Chất

Tên thay thế

Axit + số thứ tự nhóm thế + tên nhóm thế+ tên hidrocacbon no tương ứng với mạch chính + oic

Tên thông thường

H-COOH

Axit metanoic

Axit fomic

CH3-COOH

Axit etanoic

Axit axetic

CH3CH2-COOH

Axit propanoic

Axit propionic

CH3CH2CH2-COOH

Axit butanoic

Axit butiric

(CH3)2CH-COOH

Axit 2-metylpropanoic

Axit isobutiric

CH3-[CH2]3-COOH

Axit pentanoic

Axit valeric

CH2=CH-COOH

Axit propenoic

Axit acrylic

CH2=C(CH3)-COOH

Axit 2-metylpropenoic

Axit metacrylic

C6H5COOH

Axit benzoic

Axit benzoic

HOOC-COOH

Axit etanđioic

Axit oxalic

HOOC-CH2-COOH

Axit propan-1,3-đioic

Axit malonic


  1. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

- Axit tan nhiều trong nước do tạo được liên kết H với nước và độ tan giảm dần khi số nguyên tử C tăng lên.

- Nhiệt độ sôi cao hơn ancol tương ứng do liên kết H giữa các phân tử axit bền hơn liên kết H giữa các phân tử ancol.

- Nhiệt độ sôi: Axit > ancol > anđehit

  1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC

  1. Tính axit và ảnh hưởng của nhóm thế

- Có đầy đủ tính chất của một axit.

CH3COOH   +    NaOH     →     CH3COONa    +    H2O
2CH3COOH     +     ZnO        →     (CH3COO)2Zn   +    H2O

2CH3COOH     +     CaCO3    →     (CH3COO)2Ca    +    CO2↑    +    H2O

2CH3COOH     +     Zn           →     (CH3COO)2Zn   +    H2

  • Axit cacboxylic là axit yếu, độ mạnh axit phụ thuộc vào hằng số phân li axit Ka

R-COOH  +  H2  RCOO-  +  H3O+      Ka

Ka càng lớn thì axit càng mạnh. Ka phụ thuộc vào bản chất của gốc R-

+ Nếu gốc R chứa các nhóm đẩy electron như nhóm ankyl thì độ phân cực của nhóm –COOH giảm, do đó tính axit giảm

Ví dụ: lực axit: HCOOH > CH3COOH > C2H5COOH > C3H7COOH

+ Nếu gốc R chứa các nhóm hút electron như –F, -Cl, -Br, -NO2,… thì độ phân cực của nhóm –COOH tăng, do đó tính axit tăng

Ví dụ: lực axit: CH3COOH < Cl-CH2COOH < F-CH2COOH

  1. Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit

  1. Phản ứng tạo este:

RCOOH    +    R’OH               RCOOR’     +       H2O

CH3COOH    +    C2H5OH        CH3COOC2H5     +     H2O

          etyl axetat

  1. Phản ứng tách nước liên phân tử:

Khi có xúc tác P2O5 thì hai phân tử axit tách nước tạo thành một phân tử anhidric axit

Ví dụ: 2CH3COOH (CH3CO)2O  +  H2O

    Anhidric axetic

  1. Phản ứng ở gốc hidrocacbon

  1. Phản ứng thế ở gốc no:

CH3COOH  +  Cl2  Cl-CH2COOH

  1. Phản ứng thế ở nhân thơm:

  1. Phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp:

Các axit không no có phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp

Ví dụ:

CH2=CH-COOH   +   H2    CH3CH2COOH

CH2=CH-COOH   [-CH2-CH(COOH)-]n

  1. ĐIỀU CHẾ

  1. Trong phòng thí nghiệm

  1. Oxi hóa hidrocacbon, ancol:

  1. Từ dẫn xuất halogen:

R-X  +  KCN    R-CN  +  KX

R-CN  +  2H2O RCOOH  +  NH3

  1. Sản xuất axit axetic trong công nghiệp

  1. Lên men giấm:

C2H5OH     +      O2                 CH3COOH        +       H2O

  1. Oxi hóa anđehit:

2CH3CHO    +    O2            2CH3COOH

  1. Từ metanol và cacbon monooxit:

CH3OH  +  CO  CH3COOH
đây là phương pháp hiện đại sản xuất axit axetic

  1. CÁC DẠNG BÀI TẬP

DẠNG 1: GIẢI TOÁN DỰA VÀO PHẢN ỨNG CỦA NHÓM CHỨC –COOH

  1. Tác dụng với kim loại kiềm

2CnH2n+1COOH  +  2Na  ⭢  2CnH2n+1COONa  +  H2

2R(COOH)m  2mNa  ⭢  2R(COONa)m  +  mH2

  • Ta có: m: số nhóm chức axit

  • 2 axit tác dụng với Na có : 2 axit đều đơn chức

  1. Phản ứng trung hòa

CnH2n+1COOH  +  NaOH  ⭢  CnH2n+1COONa  +  H2O

R(COOH)m  +  mNaOH  ⭢  R(COONa)m  +  mH2O

  • Số nhóm chức axit:

  • Hiệu khối lượng của muối và axit: m = m muối – maxit = 22.mx (x: số mol axit)

  • Hỗn hợp hai axit mạnh thẳng có tỉ lệ: có 1 axit đơn chức và 1 axit 2 chức

  1. Phản ứng với muối

2CnH2n+1COOH  Na2CO3   ⭢   2CnH2n+1COONa  +  CO2  +  H2O

2R(COOH)m  +  mNa2CO3   ⭢    2R(COONa)m  +  mCO2  +  mH2O

  • Nếu sau phản ứng không có khí thoát ra 🢣 Na2CO3 có thể dư, phản ứng tạo thành muối NaHCO3

CnH2n+1COOH  +  Na2CO3   ⭢   CnH2n+1COONa  +  NaHCO3

  • Phản ứng đốt cháy muối hoặc nung muối với vôi tôi xút:

2CnH2n+1COONa  +  (3n + 1)O2   ⭢   Na2CO3  +  (2n + 1)CO2  +  (2n + 1)H2O

CnH2n+1COONa  +  NaOH CnH2n+2  +  Na2CO3

R(COONa)m  +  mNaOH RHm  +  mNa2CO3

Lưu ý:

  • Axit fomic có tính khử của anđehit, cho phản ứng tráng gương

HCOOH  2Ag  +  CO2

  • Một hợp chất hữu cơ tác dụng với Na và tác dụng với Na2CO3 mà kết quả cho nH2 > nCO2 🢣 tạp chức hidroxi axit: (OH)nR(COOH)m

Ví dụ 1: Để trung hoà 8,8 gam một axit cacboxylic mạch thẳng thuộc dãy đồng đẳng của axit fomic cần 100ml dung dịch NaOH 1M. Công thức cấu tạo của axit đó là

A. CH3COOH.           B. CH3(CH2)2COOH. C. CH3(CH2)3COOH.   D. CH3CH2COOH

Ví dụ 2: X, Y là 2 axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Cho hỗn hợp A gồm 4,6 gam X và 6,0 gam Y tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít khí H2(đktc). Công thức phân tử của X và Y lần lượt là

A. CH2O2 và C2H4O2.                                                 B. C2H4O2 và C3H6O2.

C. C3H6O2 và C4H8O2.                                                D. C4H8O2 và C5H10O2.    

Ví dụ 3: Cho hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ đơn chức, mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 1,12 lít khí CO2 (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn X  thì thu được 3,136 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của 2 axit trong X là

A. HCOOH và CH3COOH.                           B. CH3COOH và C2H5COOH.

C. C2H3COOH và C3H5COOH.                                 D. C2H5COOH và C3H7COOH.

Ví dụ 4: Trộn 6 g axit axetic với 17,6 g một axit hữu cơ X cùng dãy đồng đẳng của axit axetic thu được hỗn hợp Y. Hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. C.T.P.T của X là

A. HCOOH B. C2H5COOH C. C3H7COOH D. C4H9COOH

Ví dụ 5 (ĐH KB 2008): Cho 3,6 gam axit cacboxylic no, đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô cạn dung dịch thu được 8,28 gam hỗn hợp rắn khan. Công thức phân tử của X là:

A. C2H5COOH B. HCOOH C. CH3COOH D. C3H7COOH

DẠNG 2: GIẢI TOÁN DỰA VÀO PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY

So sánh tỉ lệ số mol CO2 và H2O:

+ Nếu nCO2 = nH2O 🢣 axit ban đầu phải là axit no đơn chức

+ Nếu nCO2 > nH2O 🢣 axit ban đầu là axit không no đơn chức hoặc no đa chức hoặc không no đa chức

Lưu ý:

  • Khi đốt cháy axit không no, có 1 nối đôi, đơn chức hoặc axit no, 2 chức ta luôn có: naxit = nCO2 – nH2O

  • Muối của axit no đơn chức cháy cũng tạo nCO2 = nH2O

Ví dụ:

2CnH2n+1COONa  + (3n + 1)O2 Na2CO3  +  (2n + 1)CO2  +  (2n + 1)H2O

Ví dụ 1: Ðốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình đựng dung dịch nước vôi trong thấy khối lượng bình tăng 6,2 gam. Số mol CO2 và H2O sinh ra lần lượt là 

    A. 0,1 và 0,1.        B. 0,01 và 0,1. 

    C. 0,1 và 0,01.        D. 0,01 và 0,01.

Ví dụ 2: Hỗn hợp X gồm các axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở. Ðốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn chậm qua dung dịch H2SO4 đặc dư thấy khối lượng bình đựng axit tăng m gam và có 13,44 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị của m là 

    A. 5,4 gam    B. 7,2 gam.   C. 10.8 gam.        D. 14,4 gam.

Ví dụ 3 : Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam hỗn hợp 2 axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 9,3 gam sản phẩm gồm CO2 và H2O. CTCT thu gọn của 2 axit là :

A. CH3COOH và C2H5COOH B. HCOOH và CH3COOH

C. C2H5COOH và C3H7COOH D. C3H7COOH và C4H9COOH

Ví dụ 4 (ĐH KA 2009): Cho hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch không phân nhánh. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X, thu được 11,2 lít khí CO2 (ở đkc). Nếu trung hòa 0,3 mol X thì cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit đó là:

A. HCOOH, HOOC-CH2-COOH B. HCOOH, CH3COOH

C. HCOOH, C2H5COOH D. HCOOH, HOOC-COOH

Ví dụ 5 (ĐH KB 2013) : Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H2O. Mặt khác 10,05 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,8 gam muối. Công thức của hai axit là

A. C3H5COOH và C4H7COOH. B. C2H3COOH và C3H5COOH.

C. C2H5COOH và C3H7COOH. D. CH3COOH và C2H5COOH.

  1. BÀI TẬP ÔN LUYỆN

Câu 1: Axit không no, đơn chức có một liên kết đôi trong gốc hiđrocacbon có công thức phù hợp là

A. CnH2n+1-2kCOOH ( n 2). B. RCOOH.

C. CnH2n-1COOH ( n 2). D. CnH2n+1COOH ( n 1).

Câu 2: Axit cacboxylic A có công thức đơn giản nhất là C3H4O3. A có công thức phân tử là

A. C3H4O3. B. C6H8O6. C. C18H24O18. D. C12H16O12.

Câu 3: Axit cacboxylic đơn chức mạch hở phân nhánh (A) có % O (theo khối lượng) là 37,2. Chỉ ra phát biểu sai

A. A làm mất màu dung dịch brom.

B. A là nguyên liệu để điều chế thủy tinh hữu cơ.

C. A có đồng phân hình học.

D. A có hai liên trong phân tử.

Câu 4: Axit hữu cơ A có thành phần nguyên tố gồm 40,68% C ; 54,24% O. Để trung hòa 0,05 mol A cần 100ml dung dịch NaOH 1M. CTCT của A là

A. HOOCCH2CH2COOH. B. HOOCCH(CH3)CH2COOH.

C. HOOCCH2COOH. D. HOOCCOOH.

Câu 5: Hợp chất CH3CH2(CH3)CH2CH2CH(C2H5)COOH có tên quốc tế là

A. axit 2-etyl-5-metyl hexanoic. B. axit 2-etyl-5-metyl nonanoic.

C. axit 5-etyl-2-metyl hexanoic. D. tên gọi khác.

Câu 6: Cho 3 axit ClCH2COOH , BrCH2COOH, ICH2COOH, dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit là

A. ClCH2COOH  <  ICH2COOH  <  BrCH2COOH.

B. ClCH2COOH  <  BrCH2COOH  <   ICH2COOH.

C. ICH2COOH  <  BrCH2COOH  <  ClCH2COOH.

D. BrCH2COOH  <  ClCH2COOH  <   ICH2COOH.

Câu 7: Giá trị pH của các axit CH3COOH, HCl, H2SO4 được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là

A. H2SO4, CH3COOH, HCl. B. CH3COOH, HCl , H2SO4.

C. H2SO4, HCl, CH3COOH. D. HCl, CH3COOH, H2SO4.

Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn axit cacboxylic A bằng lượng vừa đủ oxi được hỗn hợp (khí và hơi) có tỉ khối so với H2 là 15,5. A là axit

A. đơn chức no, mạch hở B. đơn chức có 1 nối đôi (C = C), mạch hở.

C. đa chức no, mạch hở. D. axit no,mạch hở, hai chức,

Câu 9: Chỉ ra thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi của các chất ?

A. CH3CHO; C2H5OH ; CH3COOH. C. C2H5OH ; CH3COOH ; CH3CHO.

B. CH3CHO ;CH3COOH ; C2H5OH. D. CH3COOH ; C2H5OH ; CH3CHO.

Câu 10: Cho các chất CH3CH2COOH (X) ; CH3COOH ( Y) ; C2H5OH ( Z) ; CH3OCH3 (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp tăng dần theo nhiệt độ sôi là

A. T, X, Y, Z. B. T, Z, Y, X. C. Z, T, Y, X. D. Y, T, Z, X.

Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Hiđrocacbon A     B     C    D    HOOCCH2COOH. Vậy A là

A. B. C3H8. C. CH2=CHCH3. D. CH2=CHCOOH.

Câu 12: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na ; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là 

A. C2H5COOH và HCOOC2H5. B. HCOOC2H5 và HOCH2OCH3

C. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO. D. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO. 

Câu 13: Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là

A. CH3COOH, CH3COOCH3.                B. (CH3)2CHOH, HCOOCH3.

C. HCOOCH3, CH3COOH.                D. CH3COOH, HCOOCH3.

Câu 14: Có thể phân biệt 3 lọ mất nhãn chứa: HCOOH ; CH3COOH ; C2H5OH với hóa chất nào dưới đây 

A. dd AgNO3/NH3. B. NaOH. C. Na. D. Cu(OH)2/OH-.

Câu 15: Để phân biệt axit propionic và axit acrylic ta dùng

A. dung dịch Na2CO3. B. dung dịch Br2. C. dung dịch C2H5OH. D. dung dịch NaOH.

Câu 16: Muốn trung hòa 6,72 gam một axit hữu cơ A cần dùng 200 gam dung dịch NaOH 2,24%. A là

A. CH3COOH. B. CH3CH2COOH. C. HCOOH. D. CH2=CHCOOH.

Câu 17: Để trung hòa 40 ml giấm ăn cần 25 ml dung dịch NaOH 1M. Biết khối lượng riêng của giấm là 1 g/ml. Vậy mẫu giấm ăn này có nồng độ là

A. 3,5%. B. 3,75%. C. 4%. D. 5%.

Câu 18: Trung hòa 9 gam axit cacbonxylic A bằng NaOH vừa đủ cô cạn dung dịch được 13,4 gam muối khan. A có công thức phân tử là

A. C2H4O2. B. C2H2O4. C. C3H4O2. D. C4H6O4.

Câu 19: Trung hòa 2,7 gam axit cacboxylic A cần vừa đủ 60 ml dung dịch NaOH 1M. A có công thức phân tử là 

A. C2H4O2. B. C3H4O2. C. C4H6O4. D. C2H2O4.

Câu 20: A và B là 2 axit cacboxylic đơn chức. Trộn 1,2 gam A với 5,18 gam B được hỗn hợp X. Để trung hòa hết X cần 90 ml dung dịch NaOH 1M. A, B lần lượt là

A. Axit propionic, axit axetic. B. axit axetic, axit propionic.

C. Axit acrylic, axit propionic. D. Axit axetic, axit acrylic.

Câu 21: Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là

A. 3,54 gam. B. 4,46 gam. C. 5,32 gam. D. 11,26 gam.

Câu 22: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 

A. CH2=CHCOOH. B. CH3COOH. C. HC≡CCOOH. D. CH3CH2COOH.

Câu 23: Cho 0,1 mol axit hữu cơ X tác dụng với 11,5 gam hỗn hợp Na và K thu được 21,7 gam chất rắn và thấy thoát ra 2,24 lít khí H2 (đktc). Công thức cấu tạo của X là

A. (COOH)2. B. CH3COOH. C. CH2(COOH)2. D. CH2=CHCOOH.

Câu 24: Cho 16,6 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH tác dụng hết với Mg thu được 3,36 lít H2 (đktc). Khối lượng CH3COOH là

A. 12 gam. B. 9 gam. C. 6 gam.             D. 4,6 gam.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 2,22 gam một axit hữu cơ no A thu được 1,62 gam H2O. A là

A. C3H7COOH. B. C2H5COOH. C. HCOOH. D. CH3COOH.

Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit đơn chức cần V lít O2 ở đktc, thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị V là

A. 6,72 lít. B. 8,96 lít. C. 4,48 lít. D. 5,6 lít.

Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 4,38 gam một axit E no, mạch thẳng thu được 4,032 lít CO2 (đkc) và 2,7 gam H2O. CTCT của E là

A. CH3COOH. B. C17H35COOH.

C. HOOC(CH2)4COOH. D. CH2=C(CH3)COOH.

Câu 28: Đốt cháy hết 1 thể tích hơi axit hữu cơ A được 3 thể tích hỗn hợp CO2 và hơi nước khi đo cùng điều kiện. CTPT của A là

A. HCOOH. B. CH3COOH. C. HOOCCOOH. D. HOOCCH2COOH.

Câu 29: X là hỗn hợp 2 axit cacboxylic no, hở, phân tử mỗi axit chứa không quá 2 nhóm -COOH. Đốt cháy hoàn toàn 9,8 gam X được 11 gam CO2 và 3,6 gam H2O. X gồm 

A. HCOOH và CH3COOH. B. HCOOH và HOOCCH2COOH.

C. HCOOH và HOOCCOOH.  D. CH3COOH và HOOCCH2COOH.

Câu 30: Chia 0,3 mol axit cacobxylic A thành hai phần bằng nhau. 

-  Đốt cháy phần 1 được 19,8 gam CO2.

- Cho phần 2 tác dụng hoàn toàn với 0,2 mol NaOH, thấy sau phản ứng không còn NaOH. 

Vậy A có công thức phân tử là

A. C3H6O2. B. C3H4O2. C. C3H4O4. D. C6H8O4.

Câu 31: Cho 10 gam hỗn hợp X gồm HCHO và HCOOH tác dụng với lượng (dư) dung dịch AgNO3/NH3 được 99,36 gam bạc. % khối lượng HCHO trong hỗn hợp X là

A. 54%. B. 69%. C. 64,28%. D. 46%.

Câu 32: Để trung hòa a mol axit cacboxylic A cần 2a mol NaOH. Đốt cháy hoàn toàn a mol A thu được  3a mol CO2. A có công thức phân tử là

A. C3H4O2. B. C3H6O2. C. C6H10O4. D. C3H4O4.

Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn 3,12 gam axit cacboxylic A được 3,96 gam CO2. Trung hòa cũng lượng axit này cần 30 ml dung dịch NaOH 2M. A có công thức phân tử là 

A. C2H4O2. B. C4H6O2. C. C3H4O2. D. C3H4O4.

Câu 34: Cho sơ đồ phản ứng sau:

                          + HCN            + H3O+, to      + H2SO4 , to                            xt, to, p

    CH3CH=O                       A                    B                        C3H4O2                      C

     C3H4O2 có tên là

A. axit axetic. B. axit metacrylic. C. axit acrylic. D. anđehit acrylic.

Câu 35: Cho sơ đồ chuyển hoá sau: 

 Các chất A, B, D có thể là

A. H2 ; C4H6 ; C2H4(OH)2. B. H2 ; C2H4 ; C2H4(OH)2.

C. CH; C2H; (CHO)2. D. C2H6 ; C2H4(OH)2.

Câu 36: Cho 10,90 gam hỗn hợp gồm axit acrylic và axit propionic phản ứng hoàn toàn với Na thoát ra 1,68 lít khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp trên tham gia phản ứng cộng H2 hoàn toàn thì khối lượng sản phẩm cuối cùng là

A. 11,1 gam. B. 7,4 gam. C. 11,2 gam. D. 11,0 gam.

Câu 37: Cho 3,15 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brom. Để trung hòan toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dd NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là

A. 35,24%. B. 45,71%. C. 19,05%. D. 23,49%.

Câu 38: Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 200,0 ml dung dịch NaOH 1,0M. Công thức của hai axit đó là

A. HCOOH, C3H7COOH. B. CH3COOH, C2H5COOH.

C. CH3COOH, C3H7COOH. D. HCOOH, C2H5COOH.

Câu 39: Cho 13,4 gam hỗn hợp X gồm hai axit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư, thu được 17,8 gam muối. Khối lượng của axit có số nguyên tử cacbon ít hơn có trong X là

A. 3,0 gam. B. 4,6 gam. C. 7,4 gam. D. 6,0 gam.

Câu 40 (ĐH KA 2013): Hỗn hợp X chứa ba axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có một liên kết đôi (C=C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M, thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X là

A. 15,36 gam   B. 9,96 gam         C. 18,96 gam     D. 12,06 gam

Câu 41 (ĐH KA 2013): Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A. Na, NaCl, CuO   B. Na, CuO, HCl         

C. NaOH, Na, CaCO3 D. NaOH, Cu, NaCl

Câu 42 (ĐH KA 2013): Biết X là axit cacboxylic đơn chức, Y là ancol no, cả hai chất đều mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp gồm X và Y (trong đó số mol của X lớn hơn số mol của Y) cần vừa đủ 30,24 lít khí O2, thu được 26,88 lít khí CO2 và 19,8 gam H2O. Biết thể tích các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Khối lượng Y trong 0,4 mol hỗn hợp trên là

A. 17,7 gam B. 9,0 gam C. 11,4 gam D. 19,0 gam

Câu 43 (ĐH KA 2013): Cho X và Y là hai axit cacboxylic mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon, trong đó X đơn chức, Y hai chức. Chia hỗn hợp X và Y thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng hết với Na, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần hai, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp là

A. 28,57% B. 57,14% C. 85,71% D. 42,86% .

Câu 44 (ĐH KB 2013): Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 21,7 gam X, thu được 20,16 lít khí (đktc) và 18,9 gam . Thực hiện phản ứng este hóa X với hiệu suất 60%, thu được m gam este. Giá trị của m là

A. 15,30 B. 12,24 C. 10,80 D. 9,18

Câu 45: Hỗn hợp X gồm một aixt no đơn chức và một axit no đa chức hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử. Lấy 14,64 gam X cho bay hơi hoàn toàn thu được 4,48 lít hơi X (đkc). Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 14,64 gam X rồi cho sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 46 gam kết tủa. CTCT của hai axit trong X là:

A. CH3COOH và HOOC-CH2-COOH B. HCOOH và HOOC-COOH

C. C2H5COOH và HOOC-COOH D. C2H5COOH và HOOC-CH2-CH2-COOH

Câu 46: Cho 0,04 mol một hỗn hợp X gồm CH2=CH-COOH, CH3COOH và CH2=CH-CHO phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 6,4 gam brom. Mặt khác, để trung hòa 0,04 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 40 ml dung dịch NaOH 0,75M. Khối lượng của CH2=CH-COOH trong X là:

A. 0,56 gam B. 1,44 gam C. 0,72 gam D. 2,88 gam

Câu 47: Hỗn hợp M gồm axit X đơn chức và axit Y hai chức (X, Y có cùng số nguyên tử C). Chia M thành hai phần bằng nhau

Phần 1: tác dụng hết với Na, sinh ra 4,48 lít khí H2 (đkc)

Phần 2: Đốt cháy hoàn toàn sinh ra 26,4 gam CO2

CTCT thu gọn và phần trăm về khối lượng của Z trong hỗn hợp M là:

A. HOOC-CH2-COOH và 70,87% B. HOOC-CH2-COOH và 54,88%

C. HOOC-COOH và 60.00% D. HOOC-COOH và 42,86%

Câu 48: Hỗn hợp X gồm A là ankanđioic và B là ankenoic. Lấy 5,08 gam X đốt cháy thu được 4,704 lít CO2. Cũng lấy 5,08 gam X thì trung hòa vừa đủ 350ml dung dịch NaOH 0,2M. Số mol A và B lần lượt là:

A. 0,02 và 0,03 B. 0,02 và 0,05 C. 0,03 và 0,04 D. 0,03 và 0,01

Câu 49: Cho a gam hỗn hợp hai axit no đơn chức kế tiếp nhau tác dụng rất chậm với 0,5 lít dung dịch Na2CO3 1M sao cho thực tế coi như không có khí CO2 bay ra. Sau thí nghiệm, cho từ từ dung dịch HCl 2M vào dung dịch thu được cho tới khi không thấy khí CO2 bay ra thì dùng hết 350 ml. Nếu đốt cháy a gam hỗn hợp hai axit trên thì khối lượng CO2 lớn hơn khối lượng H2O là 36,4 gam. CTPT hai axit đó là:

A. CH3COOH và C2H5COOH B. C2H5COOH và C3H7COOH

C. C3H7COOH và C4H9COOH D. C4H9COOH và C5H11COOH

Câu 50: Một hỗn hợp X gồm hai axit đơn chức no kế tiếp nhau và H2O. Cho hỗn hợp tác dụng với Na dư thu được 0,896 lít khí H2 (đkc). Nếu đốt cháy hoàn toàn ½ hỗn hợp trên rồi dẫn hỗn hợp sau phản ứng qua bình 1 chứa CaCl2 khan và bình 2 chứa KOH. Sau thí nghiệm khối lượng bình 1 tăng 1,08 gam, bình 2 tăng 2,2 gam. Vậy 2 axit đó là:

A. CH3COOH và C2H5COOH B. C2H5COOH và C3H7COOH

C. CH3COOH và HCOOH D. C3H7COOH và C4H9COOH





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu