Đề Thi Học Kì 2 Môn Hóa Lớp 12



 


Cho C = 12, H = 1, O = 16, Cl = 35,5, Na = 23, K = 39, Mg = 24, Li = 7, Rb = 85, Fe = 56, Zn = 65, Cu = 64, Al = 27, Ba = 137.


Câu 1: Khí nào sau có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?

A. O2. B. SO2. C. H2S. D. CO2.

Câu 2: Hòa tan hết 4,68 gam kim loại kiềm M vào nước dư, thu được 1,344 lít khí H2 đkc. Kim loại M là:

A. K B. Rb C. Na D. Li

Câu 3: Điện phân có màng ngăn với điện cực trơ 250  ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 a M và NaCl 1,5 M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 96,5 phút .Dung dịch tạo thành bị giảm 17,15 gam. Gía trị  a là:

A. 0,5M B. 0,4M C. 0,6 M D. 0,8 M

Câu 4: Cho kim loại M tác dụng với Cl2 được muối X; cho kim loại M tác dụng với dung dịch HCl được muối Y. Nếu cho kim loại M tác dụng với dung dịch muối X ta cũng được muối Y. Kim loại M có thể là

A. Cr B. Al C. Fe D. Zn

Câu 5: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch

A. KNO3. B. HCl. C. AgNO3. D. FeSO4.

Câu 6: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ?

A. Fe và Al. B. Mn và Cr. C. Al và Cr. D. Fe và Cr.

Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm:

  1. Cho Al vào dung dịch HCl

  2. Cho Zn vào dung dịch AgNO3

  3. Cho Na vào nước

  4. Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

A. 3 B. 4 C. 1 D. 2

Câu 8: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ

A. màu da cam sang màu vàng. B. không màu sang màu da cam.

C. không màu sang màu vàng. D. màu vàng sang màu da cam.

Câu 9: Hòa tan hoàn toàn hợp kim Al - Mg trong dung dịch HCl, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng cho một lượng hợp kim như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của Al trong hợp kim là

A. 65,45%. B. 75,43%. C. 69,23%. D. 80,22%.

Câu 10: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất tan:

A. Fe(NO3)2, AgNO3. B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

C. Fe(NO3)3, AgNO3. D. Fe(NO3)2, AgNO3, Fe(NO3)3.

Câu 11: Cho sơ đồ chuyển hoá: FeFeCl3Fe(OH)3    (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là

A. HCl, Al(OH)3. B. NaCl, Cu(OH)2. C. HCl, NaOH. D. Cl2, NaOH.

Câu 12: Cho khí CO khử hoàn toàn 15 gam quặng hemantit. Lượng sắt thu được cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng Fe2O3 trong quặng là  :

A. 70% B. 80% C. 75% D. 90%

Câu 13: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là

A. Ba, Ag, Au. B. Al, Fe, Cr. C. Mg, Zn, Cu. D. Fe, Cu, Ag.

Câu 14: Cho dung dịch chứa 2,8 gam NaOH tác dụng với dung dịch chứa 3,42 gam Al2(SO4)3. Sau phản ứng khối lượng kết tủa thu được là

A. 2,34 gam. B. 0,78 gam. C. 1,56 gam. D. 3,12 gam.

Câu 15: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: FeCl3,CuCl2,AlCl3,FeSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là:

A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

Câu 16: Cho các phát biểu sau: 

(a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ. 

(b) Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. 

(c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ. 

(d) CrO3 là một oxit axit. 

Số phát biểu đúng là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 17: Oxit lưỡng tính là

A. Cr2O3. B. CaO. C. CrO. D. MgO.

Câu 18: Cho 3 thí nghiệm sau 

(1) Cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Fe(NO3)2

(2) Cho bột sắt từ từ đến dư vào dung dịch FeCl3 

(3) Cho từ từ dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3

Thí nghiệm nào ứng với sơ đồ sau:



             


                  (a)                                              (b)                                         (c)

A. 1-b, 2-a, 3-c B. 1-a, 2-c, 3-b C. 1-c, 2-b, 3-a D. 1-a, 2-b, 3-c

Câu 19: Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon là :

A. 5 - 10%. B. 0,01 - 2%. C. 2 - 5%. D. 0,01 - 5%

Câu 20: Khi cho 14,4 gam hỗn hợp X gồm Cu và CuO  tác dụng với dung dịch chứa H2SO4 loãng dư, thu được 16 gam muối. Tính khối lượng của Cu có trong X.

A. 9,6 gam. B. 3,2 gam. C. 2,56 gam. D. 6,4 gam.

Câu 21: Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là

A. 21, 56 gam. B. 22,65 gam. C. 22,56 gam. D. 21,65 gam.

Câu 22: Cation R+ có cấu hình e: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:

A. Chu kỳ 4, nhóm IIA B. Chu kỳ 3, nhóm VIIA

C. Chu kỳ 3, nhóm VIIIA D. Chu kỳ 4, nhóm IA

Câu 23: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm FeS2 và Fe3O4  bằng dung dịch HNO3 vừa đủ thu được 12,32 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 ( đktc) có khối lượng 17,3 gam và dung dịch chỉ chứa 54,9 gam hỗn hợp muối sắt. Giá trị m là

A. 24,2 gam B. 23,6 gam C. 29,2 gam D. 35,2 gam

Câu 24: Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây sai?

A. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

B. Từ Li 🠦Cs, khả năng phản ứng với nước giảm dần.

C. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Câu 25: Cho 200 ml dung dịch NaOH 2M vào V ml dung dịch AlCl3 1,2M. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau 

        Al(OH)3


          


                                                                                               

     0.36         0.4    0.48          

Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng.

A. 6,24 gam B. 7,8 gam C. 9,36 gam D. 4,68 gam

Câu 26: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là

A. ZnCl2 và FeCl3. B. CuSO4 và HCl. C. HCl và AlCl3. D. CuSO4 và ZnCl2.

Câu 27: Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn,Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích Cl2 (đkc) đã phản ứng là:

A. 8,96 B. 17,92 C. 6,72 D. 11,2

Câu 28: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là

A. quặng pirit. B. quặng manhetit. C. quặng đôlômit. D. quặng boxit.

Câu 29: Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. CaCl2 B. Ca(OH)2 C. HCl D. Na2CO3

Câu 30: Dãy gồm các kim loại đều tan dễ dàng trong nước ở t° thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:

A. Na, Ba, K. B. Na, Fe, K. C. Na, Cr, K. D. Be, Na, Ca.

Câu 31: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có xảy ra phản ứng là:

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 32: Cho dãy các kim loại: Na, Cu, Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 33: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng ở điều kiện thường?

A. Cho CuS vào dung dịch HCl

B. Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3

C. Dẫn khí Cl2 vào dung dịch H2S

D. Cho dung dịch Ca(HCO3)2 và dung dịch NaOH dư

Câu 34: Sục 4,48 lít CO2 đkc vào 1 lít dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 0,12M và NaOH 0,06M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 23,64 B. 7.88 C. 19,70 D. 13,79

Câu 35: Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?

A. Zn. B. Sn. C. Ni. D. Cr.

Câu 36: Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?

A. Pb, Sn, Ni, Zn. B. Ni, Sn, Zn, Pb. C. Pb, Ni, Sn, Zn. D. Ni, Zn, Pb, Sn.

Câu 37: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư

A. kim loại Cu. B. kim loại Ag. C. kim loại Ba. D. kim loại Mg.



Câu 38: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. 4Cr + 3O2 2Cr2O3. B. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe.

C. Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2. D. 2Fe + 3H2SO4(loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2.

Câu 39: Kim loại Al không phản ứng với dung dịch

A. H2SO4 đặc, nguội. B. NaOH loãng. C. H2SO4 loãng. D. H2SO4 đặc, nóng.

Câu 40: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

A. Mg, Ca, Ba B. Na, K, Ba C. Na, K, Ca D. Li, Na, Mg


-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------





No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu