KIỂM TRA HỌC KÌ I - Vật Lý 10 - TRƯỜNG THPT TRẦN KHAI NGUYÊN



          SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO                                     KIỂM TRA HỌC KÌ I

  TRƯỜNG THPT TRẦN KHAI NGUYÊN                     Năm học :  2013 – 2014

 


                                                    MÔN THI :       Vật Lý            KHỐI  :    10      

          ĐỀ CHÍNH THỨC                                                                                              MÃ ĐỀ THI : A

 

A. Lí thuyết.

Câu 1.  Phát biểu định luật I Niu-tơn. Giải thích vì sao khi đi xe ô tô, người ngồi trên xe phải đeo dây an toàn(1đ)                                                                                            

Câu 2. So sánh sự giống và khác nhau giữa cặp "lực, phản lực" và hai lực cân bằng(1đ)

Câu 3.  Phát biểu và viết hệ thức của định luật Húc.(1đ)

Câu 4.  Giải thích vì sao lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực phát động làm cho người, động vật, xe cộ có thể chuyển động được?(.(1đ)

Câu 5.  Viết công thức tính gia tốc rơi tự do ở độ cao h so với mặt đất. Vì sao gia tốc rơi tự do có thể coi là như nhau đối với các vật ở gần mặt đất(1đ)

B. Bài tập

PHẦN CHUNG                                                                                                                                                                                    

Bài 1.     Một ôtô có khối lượng m = 3 tấn đang chuyển động thẳng biến đổi đều trên mặt phẳng nằm ngang. Sau 5 giây kể từ lúc bắt đầu chuyển động, xe đạt vận tốc 3m/s. Cho hệ số ma sát giữa bánh xe mặt đường nằm ngang là 0,2 và          g = 10 m/s2.

a/ Tìm lực kéo tác dụng lên xe

b/ Khi xe đạt vận tốc 3m/s, tài xế xe tắt máy. Tìm quãng đường xe đi được kể từ khi tắt máy đến khi dừng hẳn?

Bài 2.     Ở độ cao nào, trọng lượng của vật m giảm đi 4 lần so với trọng lượng ở gần bề mặt trái đất? Cho biết bán kính trái đất là R = 6400 km.

Bài 3.     Một thanh AB rất nhẹ có trục quay tại O, biết OA = 2OB. Tác dụng vào đầu A một lực PA = 5N như hình vẽ. Tính độ lớn của lực PB để thanh AB cân bằng ?

 

PHẦN RIÊNG

Dành cho các lớp từ 10A1 – 10A8

Bài 4a: Một lò xo nhẹ có chiều dài tự nhiên là 32,5 cm. Lò xo được giữ cố định 1 đầu, đầu kia treo 1 vật có khối lượng m1= 300 gam thì chiều dài lò xo là l1= 40 cm. Nếu gắn thêm vào đầu dưới của lò xo quả nặng m2 = 200g thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Lấy g= 10 m/2.

Dành cho các lớp từ 10A9 – 10A15

Bài 4b: Một lò xo có độ cứng k = 40 N/m có chiều dài ban đầu lo. Lò xo được giữ cố định 1 đầu, đầu dưới treo một vật có khối lượng 600g thì lò xo có chiều dài 45cm. Tìm chiều dài ban đầu lo?

  ----- Hết-----

(Giám thị không giải thích gì thêm)

Họ và tên thí sinh : ……………………………………………………………………………

Chữ kí giám thị 1 : …..................................... Chữ kí giám thị 2 : …………………………..

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu