Hoá - Huyền Mai



Thầy ơi giúp em với : Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Mg, Zn trong V ml dung dịch HCl (dư) 0,5M (d=1,2g/ml) được dung dịch X và 3,36 lít khí H2 (đktc). Dung Dịch X phản ứng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng xong thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được 10,1 gam chất rắn Z. 
Câu hỏi: Xác định nồng độ phần trăm, nồng độ mol/l các chất tan có trong dung dịch X.

Giải:

(Mg+Zn)+2HClà(MgCl2+ZnCl2)+H2.

Trong dd X sẽ có HCl, MgCl2,ZnCl2.

HCl+NaOH àNaCl+H2O

MgCl2+2NaOH à2NaCl+Mg(OH)2

x…………2x……………….x

ZnCl2+2NaOHà2NaCl+Zn(OH)2.

y………2y………………….y

Mg(OH)2 —toàMgO+H2O

Zn(OH)2 –toàZnO+H2O

Gọị x và y la số mol của Mg và Zn.

ở đây ta sẽ tìm x và y.

trước tiên để ý phản ứng với axit HCl, ta thấy cứ x+y mol kim loại thì sẽ cho ra x+y mol H2.

Nên ta có: x+y=0,15 (số mol H2)

Chất rắn z là MgO và ZnO, số mol hai chất này cũng lần lượt là x và y nên ta có:

40x+81y=10,1            

Giải hệ 2 phương trình trên ta được:

X=0,05 mol. Y=0,1mol.

Suy số mol NaOH phản ứng với MgCl2+ZnCl2 là:

n=2x+2y=0,3 mol.

Vậy số mol NaOH phản ứng với HCl dư là:

no=0,35-0,3=0,05 mol.

Vậy tổng số mol của axit HCl là 2x+2y+0,05=0,35 mol.

Vậy thể tích dd HCl là:

V=n/CM=0,35/0,5=0,7 lít.

Tới đây ta lấy thể tích dd X cũng là 0,7 lít, do thể tích H2 bay ra ko đáng kể.

CM(MgCl2)=0,05/0,7=1/14 M.

CM(ZnCl2)=0,1/0,7 =1/7 M.

CM(HCl dư) =0,05/0,7=1/14 M.

Khối lượng dd HCl: mdd=d.V=1,2.700=840 g.

Khối lượng H2: mH=2.0,15=0,3

Khối lượng Kim loại: mkl=0,05.24+0,1.65=7,7 g.

Áp dụng bảo toàn khối lượng ta có:

Mkl+mdd HCl=mX+mH

ó7,7+840=mZ+0,3

=>mZ=847,4 g.

Khối lượng muối Magie: mMgCl2=0,05.95=4,75 g.

=>C% MgCl2=4,75.100/847,4=0, 56 %.

Khối lượng muối Kẻm: mZnCl2=136.0,1=13,6 g.

=>C% ZnCl2=13,6.100/847,4=1,6 %

 

 

 

 

 


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Chứng minh hai tam giác bằng nhau - sáng 23/11/2014



Cho tam giác ABC nhọn, có M là trung diểm của AB. Vẽ tia Mx//BC và tia Mx cắt AC tại N. Ve tia My//AC và tia My cắt BC tại P.

  a.     Chứng minh tam giác AMN bằng tam giác MBP
  b.    Chứng minh tam giác AMN bằng tam giác PNM
  c.      Chứng minh tam giác AMN bằng tam giác NPC
  d.    Chứng minh tam giác BMP bằng tam giác PNC
Giải:
  a.     Mấy đứa xem hình phía dưới, Thầy đổi màu cho dể xem:
ở đây nếu vẽ hình chuẩn thì mình sẽ dể nhận ra những góc bằng nhau.
Xét 2 tam giác AMN và MBP ta có:
suy ra: ∆AMN=MBP (g.c.g)
  b.    Chứng minh ∆AMN=∆PNM:
Xét hai tam giác AMN và PNM ta có:
suy ra: ∆AMN=∆PNM (g.c.g)
  c.      Chứng minh ∆AMN=∆NPC
Ta có: ∆AMN=∆PNM (chứng minh trên)
=>AM=NP (là hai cạnh tương ứng)    (*)
Xét hai tam giác AMN và NPC ta có:
suy ra: ∆AMN=∆NPC (g.c.g)
  d.    Chứng minh ∆BMP=∆PNC
Ta có:
∆AMN=∆NPC (chứng minh trên)
∆AMN=MBP (chứng minh trên)
Suy ra: MBP =∆NPC
Hình học chủ yếu là vẽ hình cho đẹp rồi nhìn kỉ hình mà làm. Thầy vẽ bằng máy nên khá đẹp. Mấy đứa chịu khó xem hình và học cách chứng minh nhé.



Read More Add your Comment 0 nhận xét


Oxi hoá khử - Bảo Anh



Fe3O4 + HNO3 àFe(NO3)3 + NO + H2O

3Fe+8/3 à3Fe+3+e

N+5+3eàN+2

Nhân 3 ở trên và nhân 1 ở dưới

3 Fe3O4 + 28HNO3 à9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O

 

 


Read More Add your Comment 0 nhận xét


phản ứng oxi hoá khử - Bảo Anh



S-2 àS +2e

Cr+6 +3e àCr+3

Nhân 3 cho S và nhân 2 cho Cr, do Cr có 2 sẳn nên khỏi nhân.

3K2S+K2Cr2O7+7H2SO4 à3S+Cr2(SO4)3+4K2SO4+7H2O

 


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Bài Tập Phản Ứng oxi hoá khử



Dạng 1 : phản ứng oxi hóa – khử thông thường ( có thể có axit, kiềm hay nước tham gia phản ứng là chất môI trường)
Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron. Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? giải thích.
1. NH3   +  O2   ——-> NO  +  H2O
2. Mg + HNO3  ——> Mg(NO3)2  +  NH4NO3  + H2O
3. Zn  +  H2SO4  —–> ZnSO4  +  H2S  +  H2O
4.  MnO2  + HCl    -->   MnCl2 + Cl2­  + H2O
5.  KMnO4 + HCl   -->   KCl + MnCl2 + Cl2­  + H2O
6.  KMnO4 + FeSO4 + H2SO4    -->   Fe2(SO4)3  + MnSO4 + K2SO4 + H2O
7.  KMnO4 + K2SO3+ H2O        -->   K2SO4 + MnO2 + KOH
8.  FeO +  HNO3   -->   Fe(NO3)3+N2O­+H2O
Dạng 2 : phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử
Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron. Hãy chỉ ra nguyên tố là chất khử, chất oxi hóa
1. KClO3   ——>  KCl   +  O2
2. AgNO3  ——> Ag  + NO2  + O2
3. Cu(NO3)2  ——-> CuO   + NO2  + O2
4. HNO3 ——-> NO2  +  O2   + H2O
5. KMnO4  ——> K2MnO4  +  O2  +  MnO2
Dạng 3 : phản ứng tự oxi hóa – khử
1. Cl2  +  KOH   ——-> KCl  + KClO3  +  H2O
2. S + NaOH  ——> Na2S  + Na2SO3   + H2O
3. NH4NO2  ——–> N2  +  H2O
4. I2  +  H2O  ——–> HI  + HIO3
Dạng 4 : phản ứng  oxi hóa – khử  có số oxi hóa là phân số
1. Fe3O4  +  Al —–> Fe  +  Al2O3
  1. Fe3O4   +  HNO3  ——->  Fe(NO3)3   +  NO  + H2O
  2. CH3 – C = CH  + KMnO4  + KOH  —-> CH3 – COOK  + K2CO3  + MnO2 + H2O
  3. CH3 – CH = CH2 + KMnO4 + H2O —–>CH3 – CH(OH) –CH2(OH) + MnO2 + KOH
5 .   Fe3O4  + HNO3  ®  Fe(NO3)3  + NO­  + H2O
 Thay sản phẩm khí NO­ lần lượt bằng NO2, N2O, N2, NH4NO3 rồi cân bằng.
Dạng 5 : phản ứng  oxi hóa – khử  có nhiều chất khử
1. FeS2  +  O2   ——->  Fe2O3   +  SO2
2. FeS  + KNO3  —–> KNO2   + Fe2O3   +  SO3
3. FeS2 + HNO3    -->  Fe(NO3)3  + H2SO4 + NO2­ + H2O
4. FeS2 + HNO3 + HCl  --> FeCl3 + H2SO4 + NO­ + H2O
5. FeS + HNO3  -->  Fe(NO3)3  + Fe2(SO4)3 + NO­ + H2O
6. As2S3  +  HNO3  +  H2O  —–> H3AsO4   + H2SO4  + NO
7. CrI3  + Cl2  + KOH —> K2CrO4  + KIO4  + KCl  + H2O
8. As2S3   +  KClO3  + H2O  —–> H3AsO4  + H2SO4  + KCl
9. Cu2S  + HNO3  —–> NO  + Cu(NO3)2  +  CuSO4  +  H2O
10. CuFeS2  + Fe2(SO4)3  + O2  + H2O  ——> CuSO4  + FeSO4  + H2SO4
11. CuFeS2  + O2  ——> Cu2S  + SO2   + Fe2O3
12. FeS  + H2SO4  —-> Fe2(SO4)3  +  S  + SO2  + H2O
13. FeS  + H2SO4  —-> Fe2(SO4)3   + SO2  + H2O
14. FeS2  + H2SO4  —-> Fe2(SO4)3   + SO2  + H2O
15. Cr2S3  + Mn(NO3)2  + K2CO3  —–> K2CrO4  + K2SO4  + K2MnO4  + NO  + CO2
16. Cu2S.FeS2  + HNO3  —–> Cu(NO3)2  +  Fe(NO3)3  + H2SO4  + NO + H2O
Dạng 6 : phản ứng  oxi hóa – khử  có só oxi hóa tăng giảm ở nhiều mức
1. Al + HNO3  ——->  Al(NO3)3  +  NO  +  N2O   +  H2O  ( VNO  : VN2O  =  3 :  1)
2. Al + HNO3  ——->  Al(NO3)3  +  NO  +  N2   +  H2O  ( nNO  : nN2  =  3 :  2)
3. FeO  +  HNO3  ——>  Fe(NO3)3  +  NO2   + NO  +  H2O
(Biết tỉ lệ số mol NO2  :  NO  =  a : b )
4. FeO  +  HNO3  ——>  N2O  +  NO  + Fe(NO3)3  +  H2O
5. Al + HNO3  ——->  Al(NO3)3  +  NO  +  N2O   +  H2O
Dạng 7 : phản ứng  oxi hóa – khử  có hệ số bằng chữ
1.  M  + HNO3  -->  M(NO3)n  + NO2­ + H2O  (Với M là kim loại hoá trị n)
Thay NO2­ lần lượt bằng: NO, N2O, N2,  NH4NO3 rồi hoàn thành phản ứng.
2.   M  + H2SO4  -->   M2(SO4)n  + SO2­  + H2O
3.  FexOy  + HNO3  -->   Fe(NO3)3  + NO­ + H2O
Thay NO­ lần lượt bằng NO2, N2O, N2, NH4NO3 rồi hoàn thành phản ứng.
4.  FexOy + H2SO4  -->  Fe2(SO4)3  +  SO2­  + H2O
5. FeO + HNO3  -->  Fe(NO3)3  + NxOy­  + H2O
6. M2(CO3)n  +  HNO3  ——> M(NO3)m  +  NO  + CO2  +  H2O
7. NaIOx  +  SO2  +  H2O   —-> I2  +  Na2SO4   +  H2SO4
8. Cu2FeSx  +  O2  ——>  Cu2O    + Fe3O4   +  SO2
9.  FexOy + H2SO4  -->  Fe2(SO4)3  +  SO2­ +  S + H2O
10. FexOy  + HNO3  -->   Fe(NO3)3  + NxOy­ + H2O
11. M  + HNO3  -->   M(NO3)n  + NxOy­ + H2O
Dạng 8 : phản ứng  oxi hóa – khử  có chất hữu cơ
1. C6H12O6   +  H2SO4 đ ——->  SO2   +  CO2   +  H2O
2. C12H22O11  +  H2SO4  đ  ——-> SO2 +  CO2  +  H2O
3.  CH3- C  CH  + KMnO4 + H2SO4 ——–> CO2 +  K2SO4  + MnSO4  + H2O
4. K2Cr2O7  + CH3CH2OH  +  HCl  ——-> CH3-CHO  +  KCl +  CrCl3  +  H2O
5. HOOC – COOH  + KMnO4 + H2SO4  ——> CO2  +   K2SO4  +  MnSO  +  H2O
Dạng 9 :  vận dụng việc cân bằngphản ứng  oxi hóa – khử  làm bài tập
Xác định tên kim loại

Bài 1 Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại M.
Bài 2 Hoà tan hoàn toàn 14,04 gam kim loại R trong dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 4,48 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2­O, N2 có tỷ lệ số mol lần lượt là 1: 2: 2. Kim loại R là
A. Zn               B. Fe               C. Mg              D. Al
Bài 3  Hoà tan vừa đủ một lượng hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO (M có hoá trị không dổi và MO không phải oxit lưỡng tính) trong 750ml HNO3 0,2M được dung dịch A và khí NO. Cho A tác dụng vừa đủ với 240ml dung dịch NaOH 0,5M thu được kết tủa, lọc kết tủa và nung  đến khối lượng không đổi được 2,4 gam chất rắn.
a.Xác định tên kim loại M.
b.Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu và thể tích khí NO sinh ra ở 27,30C và 1atm.
Bài 4 Cho 12,8 gam kim loại R tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra 4,48 lít (đktc) hỗn hợp hai khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 bằng 19. Xác định kim loại đó.
Bài 5 – CĐSP  TP HCM 2005 ( khối A )
Chia 9 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Al làm 3 phần bằng nhau :
Phần 1 : hoà tan bằng dd H2SO4 loãng , dư thấy thoát ra 3,136 lít H2 .
Phần 2 : cho tác dụng vừa đủ với dd HNO3 loãng chỉ thu được V lít khí NO duy nhất và dd X (không chứa muối amoni )
a,Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A .
b,Tính V . Biết thể tích các khí đo ở đktc .
Bài 6-CĐSP Quảng Bình 2005 ( khối A )
Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi . Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau : Phần thứ nhất hoà tan hết vào dd HCl dư thu được 2,128 lít H2 .
Phần hoà tan hết vào dd HNO3 dư thu được duy nhất 1,792 lít khí NO (các khí đo đktc ) .
a,Viết các ptpứ xảy ra .
b,Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X .
Câu 7Khi tác dụng với dd HNO3 60 % (d = 1,365 g/ml ) , 12,8 gam một kim loại hoá trị hai tạo nên 8,96 lít khí màu nâu (đktc) . Hãy xác định tên kim loại hoá trị hai đó và số ml dd HNO3 đã tác dụng .
Câu 8 Khi tan trong axit nitric , 6,4 gam một kim loại chưa biết tạo nên muối của kim loại hoá trị hai và 4,48 (đktc) lít khí chứa 30,43 % N và 69,57% O .Tỉ khối của khí đó với hiđro là 23 . xác định tên kim loại đó
Câu 9 Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dd HNO3 dư thu được 0,224 lít khí nitơ ở đktc
Xác định tên kim loại đó .
Câu 10 Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam bột kim loại hoá trị (III) vào 5 lít dd HNO3 0,5 M (d=1,25g/ml). Sau khi pứ kết thúc thu được 2,8 lít hỗn hợp NO, N2 (ở O0C , 2 atm ). Trộn hỗn hợp khí trên với lượng oxi vừa đủ, sau pứ thấy thể tích khí thu được chỉ bằng 5/6 tổng thể tích hỗn hợp khí ban đầu và thể tích oxi mới cho vào .
a,Tìm khối lượng nguyên tử và gọi tên  kim loại
b,Tính nồng độ % của dd HNO3 sau pứ .
Câu 11 Hoà tan 19,2 gam kim loại M trong H2SO4 đặc dư thu được khí SO2 . Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dd NaOH 0,7 M , sau pứ đem cô cạn dd thu được  41,8 gam chất rắn .
1,Xác định tên kim loại M .
2,Trộn 19,2 gam kim loại M với m gam hỗn hợp CuCO3 và FeCO3 rồi hoà tan trong 1 lít dd HNO3 3 M thu được dd A và 15,68 lít hỗn hợp khí gồm NO , CO2 . Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với H2 là 19


Read More Add your Comment 0 nhận xét


ĐỀ THI KIỂM TRA HK1 - VẬT LÝ 10 - TRƯỜNG THPT VĂN LANG



Sở GD & ĐT Tp Hồ Chí Minh

TRƯỜNG THPT VĂN LANG

2013-2014

 

ĐỀ THI KIỂM TRA HK1

Môn: VẬT LÝ

Lớp: 10

Thời gian làm bài: 45 phút


Họ và tên học sinh: ____________________________

 

Điểm

Lời phê

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Câu 1:

a)     Sự rơi tự do là gì? Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do? (1,5 điểm)

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

b)     Viết các công thức tính vận tốc và quãng đường đi được của sự rơi tự do. (0,5 điểm)

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Câu 2:

Nêu các đặc điểm của lực và phản lực? (1 điểm)

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Câu 3:

Phát biểu và viết biểu thức định luật II Niu- tơn. (1.5 điểm)

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

 

 

 

Học sinh không được viết vào khung này

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

Câu 4:

Người ta kéo 1 cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương hợp với phương ngang một góc 300 với lực 220N làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng ngang là 0,35. Tính gia tốc của thùng lấy g = 9,81 m/s2. (2 điểm) (biểu diễn các lực lên hình có sẵn trong đề)                                

Tóm tắt                                                                             Giải:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Câu 5:

Khi ô tô đang chạy với vận tốc 54km/h trên một đoạn đường thẳng thì người lái xe thấy có đám đông phía trước, liền hãm phanh cho ô tô chạy chậm dần đều. Sau khi chạy thêm được 125 m thì vận tốc của ô tô chỉ còn 36km/h.  Tính gia tốc của ô tô?  (1,0 điểm)

 

Tóm tắt                                                                             Giải:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Học sinh không được viết vào khung này

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

Câu 6:

Treo một vật có khối lượng 200g vào một lò xo thì lò xo giản ra một đoạn 10mm.

a.       Tính độ cứng của lò xo. Lấy g=10m/s2. (1 điểm)

Tóm tắt                                                                             Giải:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

b.      Khi treo vật khác có trọng lượng chưa biết thì lò xo giản ra 80mm. Tính trọng lượng chưa biết. (0,5 điểm)

Tóm tắt                                                                             Giải:

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

 

Câu 7: Làm thế nào để tăng mức vững vàng của một vật cân bằng có mặt chân đế ? (1,0 điểm)

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………


Read More Add your Comment 0 nhận xét


 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu