Bài Tập Phản Ứng oxi hoá khử
Dạng 1 : phản ứng oxi hóa – khử thông thường ( có thể có axit, kiềm hay nước tham gia phản ứng là chất môI trường)
Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron. Hãy cho biết vai trò chất phản ứng là chất khử, chất oxi hóa hay chất môi trường ? giải thích.
1. NH3 + O2 ——-> NO + H2O
2. Mg + HNO3 ——> Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
3. Zn + H2SO4 —–> ZnSO4 + H2S + H2O
4. MnO2 + HCl --> MnCl2 + Cl2 + H2O
5. KMnO4 + HCl --> KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
6. KMnO4 + FeSO4 + H2SO4 --> Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O
7. KMnO4 + K2SO3+ H2O --> K2SO4 + MnO2 + KOH
8. FeO + HNO3 --> Fe(NO3)3+N2O+H2O
Dạng 2 : phản ứng oxi hóa – khử nội phân tử
Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau đây theo phương pháp thăng bằng electron. Hãy chỉ ra nguyên tố là chất khử, chất oxi hóa
1. KClO3 ——> KCl + O2
2. AgNO3 ——> Ag + NO2 + O2
3. Cu(NO3)2 ——-> CuO + NO2 + O2
4. HNO3 ——-> NO2 + O2 + H2O
5. KMnO4 ——> K2MnO4 + O2 + MnO2
Dạng 3 : phản ứng tự oxi hóa – khử
1. Cl2 + KOH ——-> KCl + KClO3 + H2O
2. S + NaOH ——> Na2S + Na2SO3 + H2O
3. NH4NO2 ——–> N2 + H2O
4. I2 + H2O ——–> HI + HIO3
Dạng 4 : phản ứng oxi hóa – khử có số oxi hóa là phân số
1. Fe3O4 + Al —–> Fe + Al2O3
- Fe3O4 + HNO3 ——-> Fe(NO3)3 + NO + H2O
- CH3 – C = CH + KMnO4 + KOH —-> CH3 – COOK + K2CO3 + MnO2 + H2O
- CH3 – CH = CH2 + KMnO4 + H2O —–>CH3 – CH(OH) –CH2(OH) + MnO2 + KOH
5 . Fe3O4 + HNO3 ® Fe(NO3)3 + NO + H2O
Thay sản phẩm khí NO lần lượt bằng NO2, N2O, N2, NH4NO3 rồi cân bằng.
Dạng 5 : phản ứng oxi hóa – khử có nhiều chất khử
1. FeS2 + O2 ——-> Fe2O3 + SO2
2. FeS + KNO3 —–> KNO2 + Fe2O3 + SO3
3. FeS2 + HNO3 --> Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
4. FeS2 + HNO3 + HCl --> FeCl3 + H2SO4 + NO + H2O
5. FeS + HNO3 --> Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + NO + H2O
6. As2S3 + HNO3 + H2O —–> H3AsO4 + H2SO4 + NO
7. CrI3 + Cl2 + KOH —> K2CrO4 + KIO4 + KCl + H2O
8. As2S3 + KClO3 + H2O —–> H3AsO4 + H2SO4 + KCl
9. Cu2S + HNO3 —–> NO + Cu(NO3)2 + CuSO4 + H2O
10. CuFeS2 + Fe2(SO4)3 + O2 + H2O ——> CuSO4 + FeSO4 + H2SO4
11. CuFeS2 + O2 ——> Cu2S + SO2 + Fe2O3
12. FeS + H2SO4 —-> Fe2(SO4)3 + S + SO2 + H2O
13. FeS + H2SO4 —-> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
14. FeS2 + H2SO4 —-> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
15. Cr2S3 + Mn(NO3)2 + K2CO3 —–> K2CrO4 + K2SO4 + K2MnO4 + NO + CO2
16. Cu2S.FeS2 + HNO3 —–> Cu(NO3)2 + Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O
Dạng 6 : phản ứng oxi hóa – khử có só oxi hóa tăng giảm ở nhiều mức
1. Al + HNO3 ——-> Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O ( VNO : VN2O = 3 : 1)
2. Al + HNO3 ——-> Al(NO3)3 + NO + N2 + H2O ( nNO : nN2 = 3 : 2)
3. FeO + HNO3 ——> Fe(NO3)3 + NO2 + NO + H2O
(Biết tỉ lệ số mol NO2 : NO = a : b )
4. FeO + HNO3 ——> N2O + NO + Fe(NO3)3 + H2O
5. Al + HNO3 ——-> Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O
Dạng 7 : phản ứng oxi hóa – khử có hệ số bằng chữ
1. M + HNO3 --> M(NO3)n + NO2 + H2O (Với M là kim loại hoá trị n)
Thay NO2 lần lượt bằng: NO, N2O, N2, NH4NO3 rồi hoàn thành phản ứng.
2. M + H2SO4 --> M2(SO4)n + SO2 + H2O
3. FexOy + HNO3 --> Fe(NO3)3 + NO + H2O
Thay NO lần lượt bằng NO2, N2O, N2, NH4NO3 rồi hoàn thành phản ứng.
4. FexOy + H2SO4 --> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
5. FeO + HNO3 --> Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
6. M2(CO3)n + HNO3 ——> M(NO3)m + NO + CO2 + H2O
7. NaIOx + SO2 + H2O —-> I2 + Na2SO4 + H2SO4
8. Cu2FeSx + O2 ——> Cu2O + Fe3O4 + SO2
9. FexOy + H2SO4 --> Fe2(SO4)3 + SO2 + S + H2O
10. FexOy + HNO3 --> Fe(NO3)3 + NxOy + H2O
11. M + HNO3 --> M(NO3)n + NxOy + H2O
Dạng 8 : phản ứng oxi hóa – khử có chất hữu cơ
1. C6H12O6 + H2SO4 đ ——-> SO2 + CO2 + H2O
2. C12H22O11 + H2SO4 đ ——-> SO2 + CO2 + H2O
3. CH3- C CH + KMnO4 + H2SO4 ——–> CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
4. K2Cr2O7 + CH3CH2OH + HCl ——-> CH3-CHO + KCl + CrCl3 + H2O
5. HOOC – COOH + KMnO4 + H2SO4 ——> CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
Dạng 9 : vận dụng việc cân bằngphản ứng oxi hóa – khử làm bài tập
Xác định tên kim loại
Bài 1 Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Xác định kim loại M.
Bài 2 Hoà tan hoàn toàn 14,04 gam kim loại R trong dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 4,48 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2 có tỷ lệ số mol lần lượt là 1: 2: 2. Kim loại R là
A. Zn B. Fe C. Mg D. Al
Bài 3 Hoà tan vừa đủ một lượng hỗn hợp gồm kim loại M và oxit MO (M có hoá trị không dổi và MO không phải oxit lưỡng tính) trong 750ml HNO3 0,2M được dung dịch A và khí NO. Cho A tác dụng vừa đủ với 240ml dung dịch NaOH 0,5M thu được kết tủa, lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi được 2,4 gam chất rắn.
a.Xác định tên kim loại M.
b.Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu và thể tích khí NO sinh ra ở 27,30C và 1atm.
Bài 4 Cho 12,8 gam kim loại R tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra 4,48 lít (đktc) hỗn hợp hai khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 bằng 19. Xác định kim loại đó.
Bài 5 – CĐSP TP HCM 2005 ( khối A )
Chia 9 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Al làm 3 phần bằng nhau :
Phần 1 : hoà tan bằng dd H2SO4 loãng , dư thấy thoát ra 3,136 lít H2 .
Phần 2 : cho tác dụng vừa đủ với dd HNO3 loãng chỉ thu được V lít khí NO duy nhất và dd X (không chứa muối amoni )
a,Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A .
b,Tính V . Biết thể tích các khí đo ở đktc .
Bài 6-CĐSP Quảng Bình 2005 ( khối A )
Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi . Chia hỗn hợp thành 2 phần bằng nhau : Phần thứ nhất hoà tan hết vào dd HCl dư thu được 2,128 lít H2 .
Phần hoà tan hết vào dd HNO3 dư thu được duy nhất 1,792 lít khí NO (các khí đo đktc ) .
a,Viết các ptpứ xảy ra .
b,Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X .
Câu 7Khi tác dụng với dd HNO3 60 % (d = 1,365 g/ml ) , 12,8 gam một kim loại hoá trị hai tạo nên 8,96 lít khí màu nâu (đktc) . Hãy xác định tên kim loại hoá trị hai đó và số ml dd HNO3 đã tác dụng .
Câu 8 Khi tan trong axit nitric , 6,4 gam một kim loại chưa biết tạo nên muối của kim loại hoá trị hai và 4,48 (đktc) lít khí chứa 30,43 % N và 69,57% O .Tỉ khối của khí đó với hiđro là 23 . xác định tên kim loại đó
Câu 9 Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại X vào dd HNO3 dư thu được 0,224 lít khí nitơ ở đktc
Xác định tên kim loại đó .
Câu 10 Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam bột kim loại hoá trị (III) vào 5 lít dd HNO3 0,5 M (d=1,25g/ml). Sau khi pứ kết thúc thu được 2,8 lít hỗn hợp NO, N2 (ở O0C , 2 atm ). Trộn hỗn hợp khí trên với lượng oxi vừa đủ, sau pứ thấy thể tích khí thu được chỉ bằng 5/6 tổng thể tích hỗn hợp khí ban đầu và thể tích oxi mới cho vào .
a,Tìm khối lượng nguyên tử và gọi tên kim loại
b,Tính nồng độ % của dd HNO3 sau pứ .
Câu 11 Hoà tan 19,2 gam kim loại M trong H2SO4 đặc dư thu được khí SO2 . Cho khí này hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dd NaOH 0,7 M , sau pứ đem cô cạn dd thu được 41,8 gam chất rắn .
1,Xác định tên kim loại M .
2,Trộn 19,2 gam kim loại M với m gam hỗn hợp CuCO3 và FeCO3 rồi hoà tan trong 1 lít dd HNO3 3 M thu được dd A và 15,68 lít hỗn hợp khí gồm NO , CO2 . Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với H2 là 19
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments: