ĐỀ THI HỌC KÌ I - Vat Ly KHỐI 10
ĐỀ THI HỌC KÌ I - KHỐI 10 (2013 - 2014)
MÔN: VẬT LÝ - THỜI GIAN : 45 PHÚT
Câu 1: Phát biểu định luật Húc. Viết công thức, gọi tên các đại lượng trong công thức.
ÁP DỤNG: Treo vật m = 1kg vào một lò xo có chiều dài tự nhiên l0 = 30cm, độ cứng k = 200N/m. Lấy g = 10m/s2.
a. Tính độ dãn của lò xo. Suy ra chiều dài lò xo sau khi treo vật.
b. (Dành cho các lớp nâng cao) Nếu treo thêm vật m' vào cùng với m thì chiều dài của lò xo là 40cm. Tính m'.
Câu 2: - Khi nào có lực ma sát trượt ?
- Độ lớn lực ma sát trượt phụ thuộc, và không phụ thuộc vào các yếu tố nào?
- Viết công thức tính độ lớn lực ma sát trượt, gọi tên các đại lượng.
Câu 3: Phát biểu định luật 2 Niu tơn. Viết công thức.
Câu 4: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn. Viết công thức và gọi tên các đại lượng.
Câu 5: Một vật có khối lượng m = 25kg đặt trên đường ngang được kéo bởi lực Fk = 150 N theo phương chuyển động từ trạng thái đứng yên. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt đường ngang là t = 0,5. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính gia tốc của vật. Suy ra vận tốc vật và quãng đường vật chuyển động được sau 10s chuyển động.
b. (Dành cho các lớp cơ bản). Sau 10s đó, dây kéo bị đứt, vật trượt lên một dốc nghiêng 300 so với phương ngang. Tính gia tốc vật trượt lên dốc. Biết hệ số ma sát trên dốc vẫn là t như trên đường ngang.
c. (Dành cho các lớp nâng cao) Sau 10s đó, Vật trượt lên dốc nghiêng 300 so với phương ngang. Hỏi vật trượt trên dốc được quãng đường bao nhiêu thì dừng lại?
ĐỀ THI HỌC KÌ I - KHỐI 10 (2013 - 2014)
MÔN: VẬT LÝ - THỜI GIAN : 45 PHÚT
Câu 1: - Định nghĩa sự rơi tự do.
- Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do và các công thức.
- Công thức s = gt2 được dùng để tính quảng đường nào trong quá trình rơi tự do?
ÁP DỤNG: Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 125m xuống đất. Lấy g = 10m/s2.
a. Tìm vận tốc lúc chạm đất và thời gian rơi của vật từ lúc rơi đến lúc chạm đất.
b. (Dành cho các lớp nâng cao) 1s cuối vật rơi được quãng đường bao nhiêu? Lấy g = 10m/s2.
Câu 2: Nêu các đặc điểm của lực và phản lực.
Câu 3: Phát biểu định luật 3 Niu tơn. Viết công thức.
Câu 4: Phát biểu định luật Húc. Viết công thức, gọi tên các đại lượng trong công thức.
Câu 5: Một vật có khối lượng m = 80 kg đặt trên đường ngang được kéo bởi lực Fk = 480 N theo phương chuyển động từ trạng thái đứng yên. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt đường ngang là t = 0,5. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính gia tốc của vật. Suy ra vận tốc vật và quãng đường vật chuyển động được sau 5s chuyển động.
b. (Dành cho các lớp cơ bản). Sau 5s đó, dây kéo bị đứt, vật trượt xuống một dốc nghiêng 300 so với phương ngang. Tính gia tốc vật trượt xuống dốc. Biết hệ số ma sát trên dốc vẫn là t như trên đường ngang.
c. (Dành cho các lớp nâng cao) Sau 5s đó, Vật trượt xuống dốc nghiêng 300 so với phương ngang. Hỏi vật trượt trên dốc được quãng đường bao nhiêu thì đạt vận tốc gấp hai vận tốc bắt đầu xuống dốc?
Tags: Vật Lý 10, Vật Lý 10 HKI, Vật Ly 10 HKI Năm 2013-2014
No comments: