Đề Kiểm Tra HKI môn Vật Lý lớp 10 Trường Bà Điểm
SỞ GD - ĐT TP.Hồ Chí Minh
Trường THPT Bà Điểm
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( 2017 - 2018)
Môn Vật Lý 10 - Thời gian: 45 Phút
( Không kể thời gian phát đề)
Họ tên:…………………………….Lớp……..Mã số……
Câu 1 (2 điểm):
a. Nêu đặc điểm của độ lớn lực ma sát trượt? Công thức lực ma sát trượt? (không cần chú thích tên đại lượng và đơn vị)
b. Định nghĩa lực hướng tâm? Công thức lực hướng tâm? (không cần chú thích tên đại lượng và đơn vị)
Câu 2 (2 điểm):
a. Hãy cho biết điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song ?
b. Phát biểu quy tắc tổng hợp hai lực song song cùng chiều.
Câu 3 (2 điểm):
a. Phát biểu và viết công thức của định luật vạn vật hấp dẫn?
b. Áp dụng: Hai quả cấu giống nhau, mỗi quả có khối lượng 10kg và bán kính 10cm. Hãy tính lực hấp dẫn lớn nhất của hai quả cầu? Biết hằng số hấp dẫn G = 6,67.10-11 Nm2/kg2.
Câu 4 (2 điểm): Cho g = 10 m/s2. Giải 2 bài toán sau:
a. Một lò xo khi treo vật có khối lượng m = 200g sẽ dãn ra một đoạn l = 4cm. Tìm độ cứng của lò xo đó?
b. Từ đỉnh tháp cao 80m, người ta ném một vật nhỏ theo phương ngang với vận tốc ban đầu v0= 20m/s. Tính thời gian chuyển động và vận tốc của vật lúc chạm đất.
Câu 5 (2 điểm):
Một ôtô có khối lượng 1 tấn, sau khi khởi hành được 10 s trên đường ngang thì vận tốc đạt 36 km/h. Hệ số ma sát giữa xe và mặt đường luôn bằng 0,01. Lấy g = 10 m/s2.
a. Tính lực kéo của động cơ .
b. Sau khi khởi hành được 10 s tài xế tắt máy và hãm phanh, đi được quãng đường 200 m thì dừng lại. Tính lực hãm phanh.
HẾT
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LÝ KHỐI 10.
Câu |
Đáp án |
Điểm |
1 ( 2 điểm) |
a/ + Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
+ Tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
+ Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
Fmst = mt.N
− Lực hay hợp lực của các lực tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm. Fht = maht = = mw2r |
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ
0,5đ 0,5đ |
2 ( 2 điểm) |
a) Điều kiện cân bằng - Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy - Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba Hay b) Quy tắc - Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là một lực song song, cùng chiều và có độ lớn bằng tổng các độ lớn của hai lực ấy - Giá của hợp lực chia khoảng cách giữa hai giá của hai lực song song thành những đoạn tỉ lệ nghịch với độ lớn của hai lực ấy. Hay ; ( chia trong) |
0,25đx2 0,5đ
0,25đx2 0,5đ
|
3 ( 2 điểm) |
Lực hấp dẫn giữa 2 chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích 2 khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
-Áp dụng: rmin = 2R= 20cm = 0,2m
|
0,5đ
0,5đ 0,25đx2
0,25đx2 |
4 ( 2 điểm) |
a/ + Fđh=P + + =50 N/m b/
|
0,25đ 0,25đ
0,25đx2
0,25đx2
0,25đx2 |
5 ( 2 điểm) |
a. Hình vẽ ( Đầy đủ véc tơ) =1 m/s2 (1) Chiếu (1) lên trục xOy : Oy: N = P = mg Ox: Fk – Fms = ma => Fk = 1100 N b. Hình vẽ ( Đầy đủ véc tơ) a = = - 0,25 m/s2 - Fh - Fms = ma => Fh = 150 N |
0,25đ
0,25đ
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ
0,25đ 0,25đ |
***Chú ý: - Học sinh làm theo cách khác nhưng nếu xét thấy ĐÚNG thì vẫn cho điểm tối đa.
Nếu xét thấy SAI phần nào thì cứ trừ theo tỉ lệ .
-Thiếu hoặc sai mỗi đơn vị trừ 0,25, trừ không quá 0,5 toàn bài thi.
Tổ trưởng CM:
Nguyễn Thị Thơ.
Tags: Vật Lý 10 HKI
No comments: