ÔN TẬP HK I – MÔN HÓA 9



ÔN TẬP THI HK1

ÔN TẬP HK I – MÔN HÓA 9
Năm học 2018-2019
             I.      LÝ THUYẾT:
Chương I: Các loại hợp chất vô cơ.
            + Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối.
            + Một số oxit, axit, bazơ quan trọng, phương pháp sản xuất.
            + Mối quan hệ các hợp chất vô cơ.
            Chương II: Kim loại.
            + Tính chất hóa học chung của kim loại.
            + Dãy hoạt động hóa học của kim loại, ý nghĩa.
            + Tính chất hóa học của nhôm, sắt.
      + Hợp kim sắt.
      Chương III: Phi kim
      + Tính chất hóa học chung của Phi kim.
      + Tính chất hóa học của Clo.
          II.      BÀI TẬP:

  1. Hoàn thành các PTHH sau:

H2SO4 + ? ®  ?  +  HNO3
KOH   + ? ®  ?  +  K2SO4
CuCl2  + ? ®  NaCl    + ?
Na2S    + ? ®  ?  +  H2S­
FeCl3   + ? ®  ?  +  NaCl
Zn   + HCl ®  ?  +      ?
SO2 +  ?   ®   K2SO3 +  ?
?      +  Fe(OH)2  ®    FeSO4 +?

  1. Viết các phương trình biểu diễn những biến hóa sau:
a)      Na ® NaOH ® NaCl ® NaOH ® Na2CO3 ® Na2SO4.
b)      Al2O3 ® AlCl3 ® Al ® Al2(SO4)3 ® Al(OH)3 ® Al2O3 ® Al
c)      
Fe ® FeCl2 ® Fe(OH)2 ® FeO ® Fe ® FeS ® FeSO4 ® Fe.
               d)            FeCl3 ® Fe(NO3)3 ® Fe(OH)3 ® Fe2(SO43 ® Fe ® Fe3O4.

  1. Từ Cu và các hóa chất cần thiết, hãy viết phương trình điều chế Đồng (II) hidroxit.
  2. Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Bằng phương pháp hóa học làm thế nào để thu được bạc tinh khiết. Các hóa chất coi như có đủ.
  3. Dd ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dd ZnSO4? Giải thích và viết PTHH.
a) Fe                b) Zn               c) Cu               d) Mg
  1. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt:
a)      Các dung dịch: HCl, HNO3, Ba(OH)2, BaCl2.
b)      Các dung dịch: H2O, FeCl2, FeCl3, Ca(OH)2.
c)      Các kim loại dạng bột sau: Al, Cu, Fe.
d)      Các chất rắn dạng bột sau: SiO2, P2O5, Na2O, NaCl, BaO.
  1. Chỉ được dùng thêm một thuốc thử (tự chọn) hãy nhận biết các dung dịch sau:

a) H2SO4, NaOH, Na2SO4, BaCl2.
b) Na2CO3, Al(NO3)3, BaCl2, Na2SO4.

  1. Nêu hiện tượng có giải thích ngắn gọn và viết PTPƯ (nếu có) cho các thí nghiệm sau:
a)      Nhúng đinh sắt đã cạo sạch gỉ vào dd CuSO4.
b)      Sục khí CO2 vào dd nước vôi trong lấy dư.
c)      Nhỏ từ từ từng giọt dd Bari clorua vào dd Axit sunfuric.
d)      Nhỏ từ từ từng giọt dd Natri hidroxyt vào dd Sắt (III) clorua.
e)      Cho Fe vào H2SO4 đặc, nguội
f)       Cho một mẩu nhỏ Natri vào cốc nước. Sau đó nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào cốc.
g)      Dẫn khí Clo vào dung dịch NaOH sau đó nhỏ 1 – 2 giọt dung dịch vừa thu được vào mẫu giấy quỳ tím.
  1. Giải thích ngắn gọn các trường hợp sau (Viết PTHH nếu có):
a/ Tại sao không nên dùng chậu, xô nhôm để dựng nước vôi tôi, xà phòng và vữa xây dựng?
b/ Để khử chua đất trồng trọt ta phải bón vào đất những chất có tính axit hay bazơ? Vì sao?
  1. Cho một lượng hỗn hợp gồm bạc và kẽm tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 thu được 5,6lít H2 (đktc). Sau phản ứng thấy còn 6,25g một chất rắn không tan. Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
  2. Cho 10g hỗn hợp gồm Cu và CuO tác dụng với dd H2SO4 loãng, lọc lấy chất rắn không tan, cho vào dd H2SO4 đặc nóng thì thu được 1,12 lít khí A (đktc).
a) Viết các PTHH xảy ra và cho biết tên khí A?
b) Tính thành phần % về khối lượng các chất trong hỗn hợp?
  1. Cho 150 ml dd Na2CO3 2M tác dụng hoàn toàn với dd H2SO4 1,5M. Tính:
a) Thể tích  dd H2SO4  tham gia phản ứng và thể tích khí sinh ra ở đktc?
b) CM chất có trong dd sau phản ứng?
  1. Cho 510g dd AgNO3 10% vào 91,25g dd HCl.
a)      Tính C% dd HCl tham gia phản ứng?
b)      Tính khối lượng chất kết tủa thu được?
c)      Tính C% của các chất có trong dd sau pư sau khi đã lọc bỏ kết tủa?
  1. Cho 12,7g một muối sắt clorua (chưa rõ hóa trị của sắt) vào dung dịch NaOH có dư thì thu được một kết tủa, đem rửa nhẹ, sấy khô thì cân được 9g. Hãy xác định công thức của muối sắt clorua?
  2. Cho 16 gam oxit của một kim loại A có hóa trị (III) vào dung dich acid clohidric, sau khi acid hòa tan hết oxit trên thì trong dung dịch sau phản ứng có 32,5 gam muối của kim loại đó. Hỏi A là kim loại nào?
  3. Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam một hợp kim của đồng và bạc trong bình khí clo lấy dư. Sau khi phản ứng kết thúc, người ta đem đi hòa tan hỗn hợp rắn thu được sau phản ứng thì thu được dung dịch A và 14,35 gam rắn B.
a)   xác định % khối lượng của mỗi kim loại trong hợp kim ban đầu.
b)   cần lấy bao nhiêu gam dung dịch natri hidroxit 5% để làm kết tủa hoàn toàn dung dịch A?
  1. Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp X gồm Al2O3 và Zn vào dung dịch HCl 20% (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí hidro (ở đktc).
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính % khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu.
b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
c) Cho 11,6 gam hỗn hợp X trên vào dung dịch CuSO4 dư. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi phản ứng kết thúc.


HỌC SINH ĐƯỢC SỬ DỤNG BẢNG TÍNH TAN KHI LÀM BÀI THI HỌC KÌ.




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu