Tuyển tập những bài tập Hóa Học Hay



Đây là tuyển tập những bài tập Hóa Hoc Hay do mình chọn lọc, các bạn nào cần nâng cao trình độ Hóa Học có thể Tham khảo. Đầu tiên mình đưa 1 bài vừa dài vừa hay, các cao thủ Hóa Học giải cũng khá Lâu:

Đề:

Cho phương trình sau : 

Ca(CN)2 + FeSO4 +H3PO4 + NaAlF4 + MgSiO3+ SO2 + BrCl + PbCrO4 + H2+ CF2Cl2 + KI ---> PbBr2 + Fe(SCN)3 + Na2SiO3 + CrCl3 + MgCO3 + H2O + KAl(OH)4 + CaF2 + PI

Tổng hệ số cân bằng : 
A) 301           B) 303           C) 285 
         D) 299

giải:

Bảo toàn e và bảo toàn điện tích , bao toàn nguyên tố 

Chịu khó 1 tí là làm được ^^ 

Các sự thay đổi số oxh 
Fe2+ => Fe3+ 
H2=> 2H+ 
S+4 => S-2 
Cr+7 => Cr+3 
P+5 => P+3 
BrCl -2e => Br- + Cl- 

15Ca(CN)2 + 10FeSO4 + 2H3PO4 + 6NaAlF4 + 3MgSiO3 + 20SO2 + 12BrCl + 6PbCrO4 + 88H2 + 3CF2Cl2 + 6KI --> 6PbBr2 + 10Fe(SCN)3 + 3Na2SiO3 + 6CrCl3 + 3MgCO3 + 79H2O + 6KAl(OH)4 + 15CaF2 + 2PI3 




23 comments:

  1. Câu 1: Cho m gam bột Fe vào 50ml dung dịch Cu(NO3)2 1M, sau phản ứng thu được dung dịch A và 4,88 gam chất rắn B. Cho 4,55 gam bột Zn vào dd A, kết thúc phản ứng thu được 4,1 gam chất rắn C và dd chứa một muối duy nhất. Giá trị của m là bao nhiêu?
    Câu 2: Nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm Al, FexOy (không có không khí) thu được hỗn hợp B. Chia B làm 2 phần:
    Phần 1: Cho tác dụng với NaOH dư thu được 1,008 lít H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn không tan.
    Phần 2: Có khối lượng 29,79 gam, cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 8,064 lít NO (đktc, spk duy nhất)
    Giá trị của m và công thức của oxit sắt là bao nhiêu?

    ReplyDelete
  2. Hoà tan Cu trong dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có tỉ khối hơi so với hiđro là 16,6. Hệ số tỉ lượng (số nguyên, đơn giản nhất) của kim loại Cu trong phản ứng chung là
    A. 4. B. 10. C. 13. D. 7.

    ReplyDelete
  3. 1. Cho dd HNO3 loãng vào một cốc thủy tinh có đựng 5,6g Fe và 9,6g Cu. Khuấy đều để p/ứng xảy ra hoàn toàn có 3,136l khí NO thoát ra(đktc), còn lại m g chất k tan. Tìm m?

    2. Cho m g bột Fe vào 800ml dd hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và H2SO4 0,25M. Sau khi các p/ứng xảy ra hoàn toàn thu đc 0,6m g hỗn hợp bột KL và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Tìm m và V?

    ReplyDelete
  4. Cho 13.5g Al tác dụng vừa đủ với 2.2l dd HNO3 phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí gồm NO và N2O. Tính nồng độ mol của dd HNO3. Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với H2 bằng 19.2

    ReplyDelete
  5. Cho 12gam hỗn hợp Fe và Cu vào 200ml dung dịch HNO3 2M, thu được một chất khí (sản phẩm khử duy nhất) không màu, hóa nâu trong không khí, và có một kim loại dư. Sau đó cho thêm dung dịch H2SO4 2M, thấy chất khí trên tiếp tục thoát ra, để hoà tan hết kim loại cần 33,33ml. Khối lượng kim loại Fe trong hỗn hợp là
    A. 8,4 gam B. 5,6 gam C. 2,8 gam D. 1,4 gam

    ReplyDelete
  6. Hòa tan 5,95 gam hỗn hợp Zn, Al có tỷ lệ mol là 1:2 bằng dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,896 lít một sản phẩm khử X duy nhất chứa nitơ. X là:
    a) N2O b) N2 c) NO d) NH4+

    ReplyDelete
  7. Trong điều kiện thí nghiệm cụ thể, Al tác dụng với HNO3 tạo hỗn hợp khí X gồm NO, NO2 theo phương trình phản ứng Al + HNO3 --> Al(NO3)3 + NO + NO2 + H2O
    Nếu dX/H2= 16,75 thì hệ số cân bằng của phản ứng lần lượt là:
    A. 12,40,12,0,30,20 B. 17,32,17,10,30,32
    C. 17,66,17,3,9,33 D. 9,36,9,5,15,18

    ReplyDelete
  8. Cho 13.92g hỗn hợp Cu và một oxit sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng được 2.688 lit khí NO duy nhất(đktc) và 42.72g muối khan. Công thức oxit sắt là?

    ReplyDelete
  9. cho 5 gam hỗn hợp Al và Zn vào 200ml dung dịch HNO3, phản ứng giải phóng ra 0,896 lít(dktc) hỗn hợp khí NO và N2O. hỗn hợp khí này có tỉ khối hơi so với hydro là 16,75. Sau phản ứng kết thúc đem lọc thu được 2,013 gam kim loại và dung dịch A.Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn
    a)Viết PTHH các phản ứng xảy ra?
    b)Cô cạn cẩn thận dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
    c)Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 ban đầu

    ReplyDelete
  10. hòa tan 8,1g một kim loại M bằng dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 6,72 lít khí NO duy nhất(đktc).. xác định M?

    ReplyDelete
  11. Cân bằng PT:M+HNO3=M(NO3)+NxOy+H2Obằng phương pháp thăng bằng e

    ReplyDelete
  12. bài 1,hòa tan hoàn toàn 8,862 g hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng , thu đc dung dịch X và 3,136 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu , trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí
    Khối lượng của Y là 5, 18 g. Cho dung dịch NaOH (Dư) vào X và đun nóng , không có khí mùi khai thoát ra .Tính phần trăm khối lượng của 2 kim loại trong hỗn hợp ban đầu?

    bài 2,cho 2,16g Mg tác dụng với dung dịch HNO3( dư) Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu đc 0,896 l khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Tính khối lượng muối khan thu đc khi làm bay hơi dung dịch X?

    ReplyDelete
  13. Bài 1: Cho 5,22g 1 muối cacbonat kim loại (hợp chất X) tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,336l NO và x lít CO2 (ĐKTC)
    1. Xác định công thức muối cacbonat kim loại và V của CO2
    2. Cho a g hỗn hợp gồm FeS2 và hợp chất X trên với số mol bằng nhau vào một bình kín chứa lượng oxi dư, áp suất trong bình là p1atm. Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là p2 atm. Khối lượng chất rắn thu được là b g. Biết V chất rắn trong bình không đáng kể. Tính p1/p2 và a/b
    Bài 2:Một hỗn hợp X gồm CuO và Cu có % khối lượng chung của Cu là 88.89%
    1. Xác định % theo số mol của X
    2. Hòa tan hoàn toàn 144g hỗn hợp X trong 2.8l dd HNO3 1M thu được V1 lít NO, CuO tan hết còn lại một phần Cu chưa tan. Tính V1 và m Cu còn lại
    3. Thêm 2 lít dung dịch HCl 1M có V2 lít khí NO thoát ra. Tính V2, Cu có tan hết không? (các phản ứng xăy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc)

    ReplyDelete
  14. Cho a gam Al tác dụng vừa đủ HNO3 thu được 0,1792 lit hỗn hợp khí gồm N2 và NO có tỉ khối hơi so với H2 là 14,25
    A. tính a
    B. tính khối lượng muối thu được

    ReplyDelete
  15. cho 4,16g Cu tác dụng vừa đủ với 120ml dd HNO3 thu 2,464 lít (đktc) hh gồm NO và NO2. Tính nồng độ của HNO3?

    ReplyDelete
  16. hòa tan hoàn toàn kim loại A vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được dung dịch X và 0.2 mol khí NO. Hòa tan hoàn toàn kim loại B vào dung dịch HNO3 trên chỉ thu được dung dịch Y.
    Trộn X và Y được dung dịch Z. Cho NaOH dư và Z thì thu được 0.1 mol khí và kết tủa D. Nung D đến khối lượng không đổi thu được 40g chất rắn. Biện luận tìm A, B. Biết A, B đều có hóa trị II, tỉ lệ khối lượng nguyên tử của chúng bằng 3:8, cả 2 kim loại này đều có khối lượng nguyên tử lớn hơn 23 và nhỏ hơn 70

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cho A, B vào dd HNO3 loãng, A thi` co' khí bay ra chứng tỏ no' co' thể la` bất cứ kim loại ht II nào, còn B la` 1 kim loại kiềm thổ hoặc kim loại lưỡng tính (Do tạo NH3 -> PƯ tiếp axit ra NH4NO3)
      Z la` hh các dd: A(NO3)2 , B(NO3)2 , NH4NO3 , HNO3 dư
      Z + dd NaOH dư -> 0.1 mol NH3. D la` hh kết tủa A(OH)2 va` B(OH)2. Vậy khi nung D sẽ tạo 2 oxit AO, BO nặng 40 gam
      .

      4A + 9HNO3 -> 4A(NO3)2 + NH3 + 3H2O
      0.4.<-....................................
      HNO3 + NH3 -> NH4NO3
      .............0.1....<-.....0.1
      NH4NO3 + NaOH -> NaNO3 + NH3 + H2O
      ....0.1.....<-............................
      Theo các pthh trên bạn tính đc mol A la` 0.4 :))) Va` pthh dưới đây giúp bạn tìm đc mol B:
      3B + 8HNO3->3B(NO3)2 + 2NO + 4H2O
      0.3<-...............................0.2

      Theo định luật bảo toàn khối lượng thi` mol AO va` BO lần lượt bằng mol A, B (Bạn co' thể lí luận thêm phần này hoặc viết từng pthh.......:))))) tùy bạn)
      Khối lượng D ( AO va` BO):
      0.4 x ( A + 16 ) + 0.3 x ( B + 16 ) = 40 => 0.4A + 0.3B = 28.8 (1)
      Tỉ lệ: A : B = 3 : 8 => 8A - 3B = 0 (2)
      Bạn giải hệ tìm đc A=24 va` B=64 (Số đẹp)

      Nên A la` Mg ; B la` Cu thỏa tất cả điều kiện đặt ra

      Delete
  17. Hòa tan hoàn toàn 11,7g Zn trong HNO3 loãng thu dượcdung dịch A và 0,672l khí N2,N2O.thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch A thấy khí thoát ra,khí này tác dụng vừa đủ 100ml HCl 0,1M,tính thể tích N2 va N2O

    ReplyDelete
  18. Khi hòa tan cùng 1 lượng kim loại R vào dd HNO3 đặc nóng và H2SO4 loãng thì thể tích NO2 thu được bằng 3 lần thể tích H2 ( đo ở cùng điều kiện) và khối lượng muối sunfat thu được bằng 62,81 % khối lượng muối NO3 thu được . Tìm R

    ReplyDelete
  19. Cho 6,3(g) hỗn hợp X gồm Al và Mg hòa tan hoàn toàn trong 200g dung dịch HNO3 31,5% dư. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 1,568 lít hỗn hợp khí Z gồm N2O và N2 có tỉ khối so với H2 là 19,71%. ( biết dưng dịch Y không có NH4NO3)
    a) tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu
    b) tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Y
    c) cho dung dịch Y tác dụng với lượng dư dung dịch NH3. Tính khối lượng kết tủa thu được

    ReplyDelete
  20. Có 1 cốc đựng a(g) dung dịch HNO3 đặc và H2SO4 đặc . Hòa tan hết 4,8 g hỗn hợp 2KL Mvà N (hóa trị đều không đổi vào dung dịch trong cốc thì thu được 2,1504 l hỗn hợp 2 khí (đKtc) gồm NO2 và khí A chứa ngtố S
    a, xác định CTPT của A biết rằng sau pư khlượng các chất chứa trong cốc tăng 0,096 g so với dd trong cốc ban đầu .
    b, tính khối lượng muối khan thu được sau pư
    c, khi tỉ lệ HNO3 và H2SO4 thay đổi thì thể tích hỗn hợp khí thoát ra thay đổi trong khoảng nào?

    ReplyDelete
  21. cho Dd HNO3 loang tác dụng vơi m(g) Zn,ZnO thu được dd chứa 8g NH4NO3 và 132,3g Zn(NO3)2. tinh m?

    ReplyDelete
  22. Cho 61,2 g hon hop gom Cu,Fe3o4 tac dung Hno3(loang)dun nong,khuay tao thanh 3,36l NO(san pham khu duy nhat)va dung Y va con 2.4g kim loai.co can dung dich Y tao thanh m g muoi khan.tinh m

    ReplyDelete

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu