Đề Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Sinh Năm 2011



Trang Anh Nam

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2011
Môn thi: SINH HỌC - Giáo dục trung học phổ thông

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢTHÍ SINH(32 câu, từcâu 1 đến câu 32)

Câu 1:Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?

a) mARN và prôtêin
b)  tARN và prôtêin
c)  rARN và prôtêin
d) ADN và prôtêin.

Câu 2:Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự thụ
phấn bắt buộc, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ F3 là
a) 1:8
b) 1:2
c) 7:16
d) 1:16

Câu 3:Nhóm động vật nào sau đây có giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX và giới cái
mang cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY?
a) Gà, bồcâu, bướm
b) Hổ, báo, mèo rừng
c) Trâu, bò, hươu
d) Thỏ, ruồi giấm, sư tử

Câu 4:Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc thể là
a) 47
b) 45
c) 44
d) 46


Câu 5:Một quần thể gia súc đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 84% số cá thể lông vàng, các cá
thể còn lại có lông đen. Biết gen A quy định lông vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen.
Tần số của alen A và alen a trong quần thể này lần lượt là
a) 0,4 và 0,6
b) 0,6 và 0,4
c) 0,7 và 0,3
d) 0,3 và 0,7.

Câu 6:Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sựdi truyền ngoài nhiễm
sắc thể (di truyền ngoài nhân)?
a) Lai phân tích
b) Lai thuận nghịch
c) Lai tế bào
d) Lai cận huyết

Câu 7: Ởcà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà
chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa. Cho biết các cây tứ bội
giảm phân đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
a) 11 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng
b) 1 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng
c) 3 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng

d) 35 cây quả đỏ: 1 cây quả vàng


Câu 8: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho
biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây
hoa đỏ: 1 cây hoa trắng là
a) Aa × aa
b) AA × Aa
c) AA × aa
d) Aa × Aa

Câu 9:Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để
a)  giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền
b) dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
c) tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn
d) nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp

Câu 10:Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỉ lệ A:G= 2:3 Gen này bị đột biến mất
một cặp nuclêôtit do đó giảm đi 2 liên kết hiđrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit
của gen mới được hình thành sau đột biến là:
a) A = T = 600; G = X = 899
b) A = T = 600; G = X = 900
c) A = T = 900; G = X = 599
d) A = T = 599; G = X = 900

Câu 11: Ởngười, tính trạng thuận tay phải hay thuận tay trái do một gen có 2 alen nằm trên nhiễm
sắc thể thường quy định, tính trạng tóc quăn hay tóc thẳng do một gen có 2 alen nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể thường khác quy định. Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, tính theo lí thuyết,
số loại kiểu gen tối đa có thể có về 2 tính trạng trên trong quần thể người là
a) 9
b) 27
c) 16
d) 18

Câu 12:Cho chuỗi thức ăn:
Cỏ →Sâu →Ngóe sọc →Chuột đồng →Rắn hổ mang → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ
a) bậc 4
b) bậc 6
c) bậc 5
d) bậc 3

Câu 13:Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối quan hệ
a) cộng sinh
b) hội sinh
c) kí sinh - vật chủ
d) hợp tác

Câu 14:Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói vềtiến hóa nhỏ?
a) Tiến hoá nhỏ có thể nghiên cứu được bằng thực nghiệm
b)  Tiến hoá nhỏlà quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự  hình thành loài mới
c) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong phạm vi phân bố tương đối hẹp, trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.
d) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của loài gốc để hình thành các nhóm phân loại trên loài

Câu 15:Nhân tốtiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần
kiểu gen của quần thể theo hướng tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử và giảm dần tỉ lệ dị hợp tử?
a) Giao phối gần
b) Di - nhập gen
c) Chọn lọc tựnhiên
d) Đột biến

Câu 16:Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?
a) Lặp đoạn
b) Mất đoạn
c) Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể
d) Đảo đoạn

Câu 17:Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen
AB
ab
đã xảy ra hoán vịgen với tần số17%. T ỉlệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này là:
a) AB= ab= 17%; Ab= aB= 33%
b) AB= ab= 8,5%; Ab= aB= 41,5%
c) AB= ab= 41,5%; Ab= aB= 8,5%
d) AB= ab= 33%; Ab= aB= 17%

Câu 18: Ở ruồi giấm, gen W quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen w quy định mắt trắng, các
gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y. Cho
biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li
theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng và tất cả ruồi mắt trắng đều là ruồi đực?
a) XWXW× XwY
b) XWXw× XwY
c) XWXW× XWY
d) XWXw× XWY

Câu 19:Trong quá trình tiến hóa, nếu giữa các quần thể cùng loài đã có sự phân hóa vềvốn gen thì
dạng cách li nào sau đây khi xuất hiện giữa các quần thể này sẽ đánh dấu sự hình thành loài mới?
a) Cách li tập tính
b) Cách li sinh sản
c) Cách li sinh thái
d) Cách li địa lí

Câu 20: Ở đậu thơm, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen (A, a và B, b) phân li độc lập cùng tham gia quy
định theo kiểu tương tác bổsung. Khi trong kiểu gen đồng thời có mặt cả 2 gen trội A và B thì cho kiểu
hình hoa đỏ thẫm, các kiểu gen còn lại đều cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn
ra bình thường, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9 cây hoa đỏ thẫm : 7
cây hoa trắng?
a) AaBb × Aabb
b) AaBb × aaBb
c) AaBb × AaBb
d) AaBb × AAbb

Câu 21:Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
a) đại Cổ sinh
b) đại Nguyên sinh
c) đại Tân sinh
d) đại Trung sinh
 
Câu 22:Người mắc bệnh, hội chứng nào sau đây thuộc thể một (2n – 1)?
a) Hội chứng AIDS
b) Bệnh hồng cầu hình liềm
c) Hội chứng Tơcnơ
d) Hội chứng Đao

Câu 23:Một đoạn phân tử ADN ởsinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là:
3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
a) 5'...AAAGTTAXXGGT...3'
b) 5'...GGXXAATGGGGA...3'
c) 5'...GTTGAAAXXXXT...3'
d) 5'...TTTGTTAXXXXT...3'.

Câu 24:Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể truyền là
a) restrictaza
b) ARN pôlimeraza
c) ADN pôlimeraza
d) ligaza

Câu 25:Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật?
a) Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn
b) Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau
c) Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẽ
d) Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ
Câu 26:Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là
a) mARN
b) ADN
c) rARN
d) tARN

Câu 27:Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bốnào sau đây là kiểu phân bố phổ
biến nhất của quần thể sinh vật?
a) Phân bố ngẫu nhiên.
b) Phân bố theo nhóm
c)  Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng
d)  Phân bố đều (đồng đều)

Câu 28:Lừa đực giao phối với ngựa cái đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về
a) cách li sinh thái
b) cách li cơ học
c) cách li tập tính
d) cách li sau hợp tử

Câu 29:Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào
a) mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã
b) mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã
c) vai trò của các loài sinh vật trong quần xã
d) mối quan hệ về nơi ởcủa các loài sinh vật trong quần xã

Câu 30:Trong quá trình dịch mã, trên một phân tửmARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt
động. Các ribôxôm này được gọi là
a) pôliribôxôm
b) pôlinuclêôxôm
c) pôlinuclêôtit
d) pôlipeptit

Câu 31:Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, nguồn nguyên liệu sơcấp chủ yếu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên là
a) đột biến gen
b) biến dị tổ hợp
c) thường biến
d) đột biến nhiễm sắc thể

Câu 32:Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính
theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd × AaBbdd là
a) 1:16
b) 1:8
c) 1:4
d) 1:2
II. PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰCHỌN [8 câu]
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từcâu 33 đến câu 40)
Câu 33:Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
a)  Cây ngô →Sâu ăn lá ngô →Nhái →Rắn hổmang →Diều hâu
b) Cây ngô →Nhái →Rắn hổmang →Sâu ăn lá ngô →Diều hâu
c) Cây ngô →Rắn hổmang →Sâu ăn lá ngô →Nhái →Diều hâu
d) Cây ngô →Nhái →Sâu ăn lá ngô →Rắn hổmang →Diều hâu

Câu 34:Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh
dưỡng của cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là
a) 21
b) 22
c) 23
d) 26

Câu 35:Loại tháp nào sau đây được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị
diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng?
a) Tháp sinh khối
b) Tháp số lượng
c) Tháp tuổi.
d) Tháp năng lượng

Câu 36:Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều
dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung.
Đây là một trong những bằng chứng tiến hóa về
a) giải phẫu so sánh
b) địa lí sinh vật học
c) sinh học phân tử
d) phôi sinh học

Câu 37: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
a) Tái bản ADN (nhân đôi ADN)
b) Dịch mã
c) Nhân đôi nhiễm sắc thể
d) Phiên mã

Câu 38: Để giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm từ một cây ban đầu có kiểu gen quý tạo
nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen, người ta sử dụng
a) phương pháp gây đột biến
b) công nghệ gen
c) phương pháp lai xa và đa bội hóa
d) công nghệ tế bào

Câu 39:Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật,
nhân tố nào sau đây là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể?
a) Mức độ sinh sản
b) Độ ẩm
c) Ánh sáng
d) Nhiệt độ

Câu 40:Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hóa là phương thức thường gặp ở
a) nấm
b) thực vật
c) động vật
d) vi khuẩn
B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từcâu 41 đến câu 48)
Câu 41:Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ởcác loài giao phối là
a) quần xã
b) quần thể
c) tế bào
d) cá thể


Câu 42:Nhân tố sinh thái nào sau đây chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác?
a) Nhiệt độ
b) Độ ẩm
c) Ánh sáng
d) Không khí


Câu 43:Một gen ởsinh vật nhân thực có sốlượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300.
Tổng số liên kết hiđrô của gen này là
a) 1500
b) 1200
c) 2100
d) 1800


Câu 44:Cho các dấu hiệu về chiều hướng tiến hóa của từng nhóm loài như sau:
(1) Số lượng cá thể tăng dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao.
(2) Khu phân bố ngày càng thu hẹp và trở nên gián đoạn.
(3) Khu phân bố mở rộng và liên tục.
(4) Số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng thấp.
(5) Nội bộ ngày càng ít phân hóa, một số nhóm trong đó hiếm dần và cuối cùng là diệt vong.
Các dấu hiệu phản ánh chiều hướng thoái bộ sinh học của từng nhóm loài là:
a) (1), (2) và (4)
b) (1), (3) và (4)
c) (1), (3) và (5)
d) (2), (4) và (5)


Câu 45:Chủng vi khuẩn E.colimang gen sản xuất insulin của người đã được tạo ra nhờ
a) dung hợp tế bào trần
b) gây đột biến nhân tạo
c) công nghệ gen
d) nhân bản vô tính.


Câu 46:Quan sát một tháp sinh khối có thể biết được thông tin nào sau đây?
a) Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng
b) Số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng
c) Khối lượng sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng
d) Năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp ở mỗi bậc dinh dưỡng


Câu 47:Số lượng của thỏ rừng và mèo rừng Bắc Mĩ cứ 9 - 10 năm lại biến động một lần. Đây là kiểu
biến động theo chu kì
a) mùa
b) ngày đêm
c) nhiều năm
d) tuần trăng


Câu 48:Trên mạch mang mã gốc của gen có một bộba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên phân tử
mARN được phiên mã từ gen này là
a)  5'GXU3'
b) 5'UXG3'
c) 5'GXT3'
d) 5'XGU3'


Script provided by Tranganhnam@yahoo.com


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Đáp Án Đề Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Sinh Năm 2011



Đáp Án

Kết quả của bạn

Số câu bạn trả lời đúng:

Những câu bạn sai:

 Tỉ lệ phần trăm mà bạn đạt

Script provided by tranganhnam88@yahoo.com


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Đề Thi Tố Nghiêp THPT Môn Sinh Năm 2009



Trang Anh Nam

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009
Môn thi: SINH HỌC ─Giáo dục trung học phổ thông

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(32 câu, từ câu 1 đến câu 32)

Câu 1: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ: 1 quả vàng?

a) AA × aa
b) Aa × aa
c) Aa × Aa
d) AA × Aa

Câu 2: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
a) có cùng kiểu gen
b) có kiểu hình khác nhau
c) có kiểu hình giống nhau
d) có kiểu gen khác nhau

Câu 3:Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính
a) 11 nm
b) 2 nm
c) 30 nm
d) 300 nm

Câu 4:Cho đến nay, các bằng chứng hoá thạch thu được cho thấy các nhóm linh trưởng phát sinh ở đại
a) Nguyên sinh
b) Trung sinh
c) Tân sinh
d) Cổ sinh


Câu 5:Diễn thế nguyên sinh
a) thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái
b) xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng,... của con người
c) khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định
d) khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật

Câu 6:Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể
a) không theo chu kì
b) theo chu kì ngày đêm
c) theo chu kì nhiều năm
d) theo chu kì mùa

Câu 7:Một quần thể giao phối có tỉ lệ các kiểu gen là 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa. Tần số tương đối của alen A và alen a lần lượt là
a) 0,3 và 0,7
b) 0,6 và 0,4
c) 0,4 và 0,6

d) 0,5 và 0,5


Câu 8:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?
a) Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%
b) Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%
c)  Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thểthì tần số hoán vị gen càng cao
d) Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%

Câu 9: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là
a)  ít nhất có một loài bị hại
b)  không có loài nào có lợi
c) các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bịhại
d) tất cả các loài đều bị hại

Câu 10:Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
a)  0,5AA : 0,5Aa
b) 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
c) 0,5Aa : 0,5aa
d) 0,5AA : 0,3Aa : 0,2aa

Câu 11:Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
a) thể tam bội
b) thể lưỡng bội
c) thể đơn bội.
d) thể tứ bội

Câu 12:Bản chất quy luật phân li của Menđen là
a)  sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân
b) sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1
c)  sựphân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1
d) sựphân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ1 : 2 : 1

Câu 13:Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
a) đảo đoạn
b) chuyển đoạn
c) lặp đoạn
d) mất đoạn

Câu 14:Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, đơn vị tiến hoá cơ sở là
a) tế bào
b) quần thể
c) cá thể
d) bào quan

Câu 15:Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
a) 40%
b) 20%
c) 30%
d) 10%

Câu 16:Một trong những đặc điểm của mã di truyền là
a)  không có tính thoái hoá.
b)  mã bộ ba
c) không có tính phổ biến
d)  không có tính đặc hiệu

Câu 17:Trong quá trình hình thành quần thể thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò
a)  tạo ra các kiểu hình thích nghi
b) sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi
c) tạo ra các kiểu gen thích nghi
d) ngăn cản sự giao phối tự do, thúc đẩy sự phân hoá vốn gen trong quần thể gốc

Câu 18:Cừu Đôly được tạo ra nhờ phương pháp
a) lai khác loài
b) gây đột biến
c) nhân bản vô tính
d) chuyển gen

Câu 19:Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức
chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên
được gọi là
a) thoái hoá giống
b) đột biến
c) di truyền ngoài nhân
d) ưu thế lai

Câu 20:Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
a) ổ sinh thái
b) sinh cảnh
c) nơi ở
d) giới hạn sinh thái

Câu 21:Theo trình tự từ đầu 3' đến 5' của mạch mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit:
a)  vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa
b) vùng mã hoá, vùng điều hòa, vùng kết thúc
c) vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa
d) vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc

Câu 22:Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung nguồn gốc là
a) tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền
b) sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống
c) sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài
d) sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau

Câu 23:Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt.
Cho F1 tự thụ phấn thu được F2có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình
dạng quả bí ngô
a) do một cặp gen quy định
b) di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp
c) di truyền theo quy luật tương tác bổ sung
d) di truyền theo quy luật liên kết gen

Câu 24: Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy
luật di truyền liên kết gen, hoán vịgen và di truyền liên kết với giới tính là
a) bí ngô
b) cà chua
c) đậu Hà Lan
d) ruồi giấm

Câu 25: Ở người, hội chứng Tơcnơ là dạng đột biến
a) thể không (2n-2)
b) hể một (2n-1)
c) thể ba (2n+1)
d) thể bốn (2n+2)
Câu 26:Trong hệsinh thái, sinh vật nào sau đây đóng vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô
sinh vào chu trình dinh dưỡng?
a) Sinh vật tiêu thụ bậc 2
b) Sinh vật phân huỷ
c) Sinh vật tiêu thụ bậc 1
d) Sinh vật tự dưỡng

Câu 27: Ở người, bệnh mù màu đỏ và lục được quy định bởi một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới
tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thểY. Bốbịbệnh mù màu đỏ và lục; mẹ không biểu
hiện bệnh. Họ có con trai đầu lòng bị bệnh mù màu đỏ và lục. Xác suất để họ sinh ra đứa con thứ hai
là con gái bị bệnh mù màu đỏ và lục là
a) 75%
b) 25%
c) 12,5%
d) 50%

Câu 28:Trong công nghệ gen, để đưa gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn E. coli, người ta đã sử dụng thể truyền là
a) tế bào thực vật
b) plasmit
c) tế bào động vật
d) nấm

Câu 29:Cho phép lai P:
AB x Ab
ab    aB
 Biết các gen liên kết hoàn toàn. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen
AB
aB
ở F1 sẽ là
a) 1/16
b) 1/2
c) 1/8
d) 1/4

Câu 30:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
a) Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen
b) Tất cả các đột biến gen đều biểu hiện ngay thành kiểu hình
c) Tất cả các đột biến gen đều có hại
d) Có nhiều dạng đột biến điểm như: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.

Câu 31:Nhân tố tiến hoá không làm thay đổi tần số alen nhưng lại làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể giao phối là
a) các yếu tố ngẫu nhiên
b) đột biến
c) giao phối không ngẫu nhiên
d) di - nhập gen

Câu 32:Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là
a) Đacuyn
b) Menđen.
c) Moocgan
d) Lamac
_________________________________________________________________________________
II. PHẦN RIÊNG [8 câu]
Thí sinh học chương trình nào thì chỉ được làm phần dành riêng cho chương trình đó (phần A hoặc B)
A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từcâu 33 đến câu 40)
Câu 33:Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của
gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
a) Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X
b) Thêm một cặp nuclêôtit
c) Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A
d) Mất một cặp nuclêôtit

Câu 34:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
a) Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay cả khi ở trạng thái dị hợp
b) Chọn lọc tự nhiên chống alen trội có thể nhanh chóng loại alen trội ra khỏi quần thể
c) Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽl oại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay sau một thế hệ
d) Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội

Câu 35:Giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β- carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt được tạo ra nhờ ứng dụng
a) phương pháp cấy truyền phôi
b)  phương pháp lai xa và đa bội hoá
c) phương pháp nhân bản vô tính
d) công nghệ gen

Câu 36:Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan hệ
a) cộng sinh
b) hội sinh
c) ức chế- cảm nhiễm
d) kí sinh

Câu 37:Trong tự nhiên, khi kích thước của quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì
a) quần thể luôn có khả năng tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng
b) quần thể không thể rơi vào trạng thái suy giảm và không bị diệt vong
c)  khả năng sinh sản tăng do các cá thể đực, cái có nhiều cơ hội gặp nhau hơn
d) quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong

Câu 38:Phần lớn các loài thực vật có hoa và dương xỉ được hình thành bằng cơ chế
a) cách li địa lí
b) cách li sinh thái
c) lai xa và đa bội hoá
d) cách li tập tính

Câu 39:Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại
a) Guanin (G)
b) Uraxin (U)
c) Ađênin (A)
d) Timin (T)

Câu 40:Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào →Tôm →Cá rô →Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng
a) cấp 4
b) cấp 2
c) cấp 1
d) cấp 3
B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu, từcâu 41 đến câu 48)
Câu 41:Trong công nghệ nuôi cấy hạt phấn, khi gây lưỡng bội dòng tế bào đơn bội 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây thì sẽ tạo thành dòng
a) tam bội thuần chủng
b) lưỡng bội thuần chủng
c) tứ bội thuần chủng
d) đơn bội


Câu 42:Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc ổn định?
a) Chọn lọc ổn định diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định
b) Chọn lọc ổn định là hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng lệch xa mức trung bình
c) Chọn lọc ổn định diễn ra khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất
d)  Chọn lọc ổn định đào thải những cá thểmang tính trạng trung bình, bảo tồn những cá thể mang tính trạng lệch xa mức trung bình


Câu 43: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực?
a) Diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn
b) Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờenzim nối ligaza
c) Xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tửADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (tái bản)
d) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung


Câu 44:Phát biểu nào sau đây vềsản lượng sinh vật là đúng?
a) Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh là phần còn lại của sản lượng sơcấp thô do thực vật tạo ra sau khi sử dụng một phần cho các hoạt động sống của mình
b) Sản lượng sinh vật sơ cấp thô bằng hiệu số của sản lượng sinh vật sơ cấp tinh và phần hô hấp của thực vật
c) Sản lượng sinh vật sơ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật dị dưỡng, chủ yếu là động vật
d) Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành bởi các loài sinh vật sản xuất, trước hết là thực vật và tảo


Câu 45:Theo Kimura, sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các
a) biến dị có lợi
b) đặc điểm thích nghi
c) đột biến có lợi
d) đột biến trung tính


Câu 46:Sựkhác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ- vật kí sinh và mối quan hệcon mồi - vật ăn thịt là
a) trong thiên nhiên, mối quan hệvật kí sinh - vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi không có vai trò đó
b) vật kí sinh thường có số lượng ít hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi
c) vật kí sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thường giết chết con mồi
d) vật kí sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi


Câu 47:Tác nhân hoá học nào sau đây có thể làm mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit trên ADN, dẫn đến dịch khung đọc mã di truyền?
a) Êtyl mêtal sunphônat (EMS)
b) 5-brôm uraxin (5BU)
c) Acridin
d) Cônsixin


Câu 48:Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là
a) phân bố đồng đều
b) không xác định được kiểu phân bố
c) phân bố ngẫu nhiên
d) phân bố theo nhóm

 

Script provided by Tranganhnam@yahoo.com


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Đáp Án Đề Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Sinh Năm 2009



Đáp Án

Kết quả của bạn

Số câu bạn trả lời đúng:

Những câu bạn sai:

 Tỉ lệ phần trăm mà bạn đạt

Script provided by tranganhnam88@yahoo.com


Read More Add your Comment 0 nhận xét


Đề Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Sinh Năm 2008 - Không Phân ban - Lần 2



Trang Anh Nam

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ  THÔNG NĂM 2008 LẦN 2
Môn thi: SINH HỌC - Không phân ban

Câu 1:Kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là hình thành
a) bộ mới
b) chi mới
c) họ mới
d) loài mới

Câu 2:Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
a) 0,32DD : 0,64Dd : 0,04dd
b) 0,50DD : 0,25Dd : 0,25dd
c) 0,04DD : 0,64Dd : 0,32dd
d) 0,36DD : 0,48Dd : 0,16dd

Câu 3:Giả sử một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát tất cả các cá thể đều có kiểu gen Bb. Nếu tự thụ phấn bắt buộc thì tỉ lệ các kiểu gen của quần thể này tính theo lí thuyết ở thế hệ F1
a) 0,42BB : 0,16Bb : 0,42b
b) 0,50BB : 0,25Bb : 0,25bb
c) 0,37BB : 0,26Bb : 0,37bb
d)  0,25BB : 0,50Bb : 0,25bb

Câu 4:Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường được gọi là
a) đột biến gen
b) đột biến nhiễm sắc thể
c) thường biến
d) đột biến


Câu 5:Hiện tượng đột biến mất đoạn nhỏ nhiễm sắc thể ở ruồi giấm không làm giảm sức sống. Đây là
a) đột biến số lượng nhiễm sắc thể
b) thể dị bội
c) đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
d) đột biến gen

Câu 6: Để phân biệt loài xương rồng 5 cạnh và loài xương rồng 3 cạnh, người ta vận dụng tiêu chuẩn chủ yếu là
a) tiêu chuẩn sinh lí – hoá sinh
b) tiêu chuẩn địa lí – sinh thái
c) tiêu chuẩn di truyền
d) tiêu chuẩn hình thái

Câu 7:Giả thuyết nào sau đây không dùng để giải thích nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?
a) Giả thuyết về tác dụng cộng gộp của các gen trội có lợi
b) Giả thuyết về trạng thái dị hợp
c) Giả thuyết về hiện tượng giao tử thuần khiết

d) Giả thuyết siêu trội


Câu 8: Ởcà chua, gen A quy định quả màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả màu vàng. Cho hai thứ cà chua tứ bội quả màu đỏ giao phấn với nhau, thu được F1 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 11 cây quả màu đỏ: 1 cây quả màu vàng. Biết không có đột biến mới xảy ra. Sơ đồ lai cho kết quả phù hợp với phép lai trên là
a) AAaa ×Aaaa
b) AAaa ×AAaa
c) AAAa ×Aaaa
d) AAaa ×aaaa

Câu 9: Ở người, bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Người mắc hội chứng Đao có bộ nhiễm sắc thể gồm 47 chiếc được gọi là
a) thể đa nhiễm
b) thể một nhiễm
c) thể khuyết nhiễm
d) thể ba nhiễm

Câu 10:Trong chọn giống, phương pháp chủ yếu để tạo ra các đột biến nhân tạo là
a) sử dụng các tác nhân vật lí, hoá học
b) lai tếbào sinh dưỡng.
c) lai xa
d) lai khác dòng

Câu 11:Lai giữa loài khoai tây trồng và loài khoai tây dại đã tạo được cơ thể lai có khả năng chống nấm mốc sương, có sức đề kháng với các bệnh do virut, kháng sâu bọ, năng suất cao. Đây là ứng dụng của phương pháp
a) lai khác thứ.
b) lai xa
c) lai tếbào sinh dưỡng
d) lai cải tiến giống.

Câu 12:Trong Luật hôn nhân và gia đình có điều luật cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống gần gũi. Cơ sở di truyền học của điều luật này là: Khi những người có quan hệ huyết thống kết hôn với nhau thì
a) các gen lặn có hại có thể được biểu hiện làm cho con cháu của họ có sức sống kém
b) quá trình nguyên phân ở bố và mẹ bị rối loạn làm xuất hiện các đột biến xôma
c) quá trình giảm phân ở bố và mẹ bị rối loạn làm xuất hiện các đột biến nhiễm sắc thể
d)  các gen trội có hại được biểu hiện làm cho con cháu của họ có sức sống kém

Câu 13:Quá trình giao phối không có vai trò
a) định hướng quá trình tiến hoá
b) trung hoà tính có hại của đột biến
c) làm cho các đột biến được phát tán trong quần thể
d) tạo nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc

Câu 14:Có một số đặc điểm sau đây ở người:
(1) Bộ não trong phôi người lúc 1 tháng còn có 5 phần rõ rệt.
(2) Cột sống cong hình chữ S.
(3) Nếp thịt nhỏ ở khoé mắt.
(4) Khi được 2 tháng phôi người còn cái đuôi khá dài.
(5) Ruột thừa.
Những đặc điểm được coi là bằng chứng phôi sinh học về nguồn gốc động vật của loài người gồm:
a) (1), (2)
b) (3), (5)
c) (1), (4)
d) (2), (4)

Câu 15:Một trong những điểm khác nhau giữa lai khác thứ tạo giống mới với lai kinh tế là:
a) Lai khác thứ tạo ra biến dị tổ hợp và làm xuất hiện ưu thế lai còn lai kinh tế không tạo ra biến dị tổ hợp và không làm xuất hiện ưu thế lai.
b) Lai khác thứ kết hợp với chọn lọc để tạo ra giống mới còn lai kinh tế thì sử dụng ngay con lai F1 làm sản phẩm mà không dùng để làm giống
c)  Lai khác thứ chỉ được tiến hành ở động vật còn lai kinh tế được tiến hành cả ở thực vật và vi sinh vật
d) Lai kinh tế được tiến hành để cải tạo một giống có năng suất thấp còn lai khác thứ tạo ra F1 làm sản phẩm mà không dùng để làm giống

Câu 16:Khi loài mở rộng khu vực phân bố hoặc khu vực phân bố của loài bị chia cắt bởi các chướng ngại địa lí làm cho các quần thể trong loài bị cách li với nhau. Trong những điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành nòi địa lí rồi tới các loài mới. Đây là phương thức hình thành loài bằng con đường
a) đa bội hoá
b) sinh thái.
c) lai xa và đa bội hoá
d) địa lí

Câu 17:Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Quả đất, sựxuất hiện cơ chế tự sao chép gắn liền với sự hình thành hệ tương tác giữa các loại đại phân tử
a) prôtêin-lipit
b) prôtêin-axit nuclêic
c) saccarit-lipit
d) prôtêin-saccarit

Câu 18:Bộ nhiễm sắc thể ở lúa mì 6n = 42, khoai tây 4n = 48, chuối nhà 3n = 27, dâu tây 8n = 56. Loài có bộ nhiễm sắc thể đa bội lẻ là
a) lúa mì
b) dâu tây
c) chuối nhà
d) khoai tây

Câu 19:Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về thuyết tiến hoá của Kimura?
a) Theo Kimura, sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên
b) Thuyết tiến hoá của Kimura phủ nhận vai trò của chọn lọc tựnhiên, khẳng định sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính là nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở mọi cấp độ tổ chức sống
c) Thuyết tiến hoá của Kimura được đề xuất dựa trên cơ sở các nghiên cứu về những biến đổi trong cấu trúc của các phân tử prôtêin
d) Thuyết tiến hoá của Kimura không phủ nhận mà chỉ bổ sung thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các đột biến có hại

Câu 20:Bằng phương pháp nghiên cứu phả hệ, người ta đã phát hiện bệnh bạch tạng ở người là do gen đột biến
a) trội nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định
b) lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định
c) lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định
d) trội nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định

Câu 21:Người mắc hội chứng Tơcnơ có nhiễm sắc thể giới tính là
a) XXX
b) OY
c) OX
d) XXY

Câu 22:Cho các enzim: restrictaza, ligaza, amilaza, ARN pôlimeraza, ADN pôlimeraza. Các enzim được dùng để cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo nên ADN tái tổ hợp là
a) restrictaza và ligaza
b) ARN pôlimeraza và ADN pôlimeraza
c) amilaza và ADN pôlimeraza
d) amilaza và ARN pôlimeraza

Câu 23: Ở đại mạch có đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm tăng hoạt tính của enzim amilaza, rất có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia. Dạng đột biến đó là
a) mất đoạn
b) lặp đoạn
c) chuyển đoạn.
d) đảo đoạn

Câu 24:Lamac cho rằng các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sinh vật là do
a) chọn lọc tự nhiên đào thải các biến dị có hại, tích luỹ các biến dị có lợi
b) sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính
c) ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải
d) sự tác động của quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên

Câu 25:Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là
a)  nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật
b) nhân tố làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình
c) nguyên nhân làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp trong quần thể.
d)  nguyên nhân làm xuất hiện nhiều đặc điểm có hại trên cơ thể sinh vật
Câu 26:Dạng đột biến nào sau đây là thể đa bội?
a) Thể tứ bội
b) Thể ba nhiễm
c) Thể một nhiễm
d) Thể đa nhiễm

Câu 27:Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có tỉ lệ các kiểu gen 0,1EE : 0,2Ee : 0,7ee. Tính theo lí thuyết thì ở F4 tỉl ệ các kiểu gen trong quần thể sẽ là
a) 0,25EE : 0,50Ee : 0,25ee
b)  0,64EE : 0,32Ee : 0,04ee
c) 0,04EE : 0,32Ee : 0,64ee
d) 0,09EE : 0,42Ee : 0,49ee

Câu 28:Cây hạt trần và bò sát khổng lồ phát triển ưu thế nhất ở đại
a) Trung sinh
b) Tân sinh
c) Cổ sinh
d) Nguyên sinh

Câu 29:Một gen cấu trúc bị đột biến mất đi một bộ ba nuclêôtit mã hoá cho một axit amin. Chuỗi pôlipeptit do gen bị đột biến này mã hoá có thể
a) thêm vào một axit amin
b) mất một axit amin
c) thay thế một axit amin này bằng một axit amin khác
d) có số lượng axit amin không thay đổi

Câu 30:Một trong những ưu điểm của phương pháp chọn lọc hàng loạt là
a) có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp
b) đối với cây giao phấn chỉ cần chọn lọc một lần đã có hiệu quả cao
c)  kết hợp được việc đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen
d) đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, có thể áp dụng rộng rãi

Câu 31: Ở người, bệnh mù màu do một gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, gen trội (M) quy định mắt nhìn bình thường. Một người đàn ông bị bệnh mù màu lấy vợ mắt nhìn bình thường, sinh con gái bị bệnh mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
a) XMXm và XMY
b) XMXm và XmY
c) XmXm và XmY
d) XMXM và XMY

Câu 32:Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hoá hiện đại?
a) Hình thành loài mới bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở thực vật và động vật
b) Hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc
c) Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật
d) Hình thành loài mới là quá trình tích luỹ các biến đổi đồng loạt do tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật diễn ra trong thời gian rất ngắn

Câu 33:Sau đây là một số đặc điểm của biến dị:
(1) Là những biến đổi ở kiểu gen.
(2) Là những biến đổi di truyền được qua sinh sản.
(3) Là những biến đổi đồng loạt, theo hướng xác định, tương ứng với môi trường.
(4) Là những biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó.
(5) Là những biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến sự biến đổi trong kiểu gen.
Những đặc điểm của thường biến gồm:
a) (1), (4)
b) (3), (5)
c) (2), (4)
d) (1), (2).

Câu 34:Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể tam bội phát sinh từ loài này có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là
a) 27
b) 48
c) 72
d) 36

Câu 35:Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Quả đất, trong giai đoạn tiến hoá hoá học, từ các chất vô cơ đã hình thành hợp chất hữu cơ đơn giản gồm hai nguyên tố cacbon và hyđrô là
a) saccarit
b) axit amin
c) cacbua hyđrô
d) nuclêôtit

Câu 36: Đột biến là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá vì đột biến là loại biến dị
a) di truyền được
b) không di truyền được
c) không liên quan đến biến đổi trong kiểu gen
d) luôn luôn tạo ra kiểu hình có lợi cho sinh vật

Câu 37:Lai cải tiến giống là phép lai được dùng phổ biến trong chọn giống
a) cây trồng lấy hạt
b) vật nuôi
c) cây trồng lấy củ
d) vi sinh vật

Câu 38:Việc so sánh những điểm giống nhau, khác nhau giữa người và vượn người ngày nay là một trong những căn cứ để rút ra kết luận:
a)  Người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc rất gần gũi và đã tiến hoá theo cùng một hướng
b)  Người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc rất gần gũi, vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của loài người
c)  Người và vượn người ngày nay không có quan hệ nguồn gốc nhưng đã tiến hoá theo cùng một
d)  Người và vượn người ngày nay có quan hệ thân thuộc rất gần gũi, là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung và tiến hoá theo hai hướng khác nhau

Câu 39:Trên cơ sở kế thừa quan điểm của Đacuyn về nguồn gốc các loài, thuyết tiến hoá hiện đại cho rằng toàn bộ các loài sinh vật đa dạng, phong phú ngày nay
a) đều có chung một nguồn gốc
b) không có mối quan hệ về nguồn gốc
c) được tự nhiên sáng tạo ra cùng một lúc
d) là kết quả của quá trình cố gắng vươn lên tự hoàn thiện của mỗi loài

Câu 40:Theo các tài liệu cổ sinh vật học thì đại địa chất nào sau đây có hệ thực vật, động vật gần giống với ngày nay nhất?
a) Đại Cổ sinh
b) Đại Nguyên sinh
c) Đại Tân sinh
d) Đại Thái cổ

Script provided by Tranganhnam@yahoo.com


Read More Add your Comment 0 nhận xét


 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu