RÈN LUYỆN PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ THÓI QUEN HỌC TẬP CẦN CÙ, NGHIÊM TÚC ,SÁNG TẠO CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN
RÈN LUYỆN PHƯƠNG PHÁP HỌC VÀ THÓI QUEN HỌC TẬP CẦN CÙ, NGHIÊM TÚC ,SÁNG TẠO CHO HỌC
SINH CHUYÊN VĂN.
Nguyễn Đăng Nhi
Giáo viên trường THPT chuyên Tiền
Giang
I.
MỞ ĐÂU:
1.1.Hiện nay, với sự phát triển nhanh
chóng của đất nước ta và xu thế hội nhập toàn cầu hóa, việc dạy và học môn Ngữ
văn nói chung và việc bồi dưỡng cho đội tuyển HSG môn văn nói riêng đang phải
đối diện với những cơ hội và thách thức rất lớn do những đặc trưng xã hội hiện đại của thế kỳ XXI. Những yếu tố đó tác động rất lớn
đến dạy và học trong nhà trường và xã hội, đã tạo ra môi trường học tập khác
hẳn truyền thống và ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp học tập của thế hệ học
sinh thời hiện đại.Vì vậy môn Văn ở nhà trường phổ thông có nhiệm vụ quan trọng
là hình thành cho học sinh khả năng suy
tưởng đúng đắn, sự mẫn cảm ,những vẻ đẹp thẩm mỹ và xúc cảm tinh tế.Đối tượng học sinh thời nay có mặt bằng văn hóa tổng hợp khá cao,
nhất là những HS chuyên có tư chất tốt
được học tập trong bối cảnh văn hóa đa dạng, với công cụ phương tiện giao tiếp
rộng rãi,nhanh nhạy và khả năng ngoại ngữ tốt tạo điều kiện cặp nhật thông tin
thường xuyên hơn. Những điểm mạnh này
của học sinh sẽ là một thách thức với GV và vấn đề đặt ra đối với việc dạy và
học văn hiện nay là: học sinh có thể nắm
bắt nhiều thông tin hơn người thầy, nhưng cách đọc, cách tiếp nhận, khám phá
thế giới nghệ thuật…người thầy phải định hướng
trực tiếp cho HS.
1.2.Tài liệu tâp huấn Hướng dẫn thực hiện
chương trình dạy học chuyên sâu môn Ngữ văn cho GV trường THPT Chuyên của Bộ
GDĐT năm 2010 đã nêu định hướng về PPDH và năng lực của người giáo viên chuyên
văn là phải sử dụng linh hoạt tất cả các
PPDH, hình thức hay kỹ thuật dạy học để hướng tới giúp HS có được lòng đam mê
yêu thích văn chương, thích khám phá, phát hiện, có niềm tin, có phương pháp
học và có thói quen lao động cần cù
nghiêm túc và sáng tạo. Từ định hướng trên và qua thực tiễn giảng dạy ở trường
THPT Chuyên Tiền Giang , chúng tôi xin trình bày một vài suy nghĩ về việc rèn
luyện cho học sinh chuyên Văn phương
pháp học khoa học , phù hợp với thời đại
và một thái độ , thói quen lao động cần cù nghiêm túc , sáng tạo. Đây là một
trong những yếu tố có tính quyết định cho sự thành công của việc dạy và học môn
văn hiện nay.
1.3.Bản chất của giá trị văn chương từ
ngàn xưa đến nay, kết tinh ở những tư
tưởng nghệ thuật có nội dung nhân bản sâu sắc
của nhà văn, đó chính là chất văn đích thực của tác phẩm văn chương mà
người giáo viên dạy văn phải hướng dẫn
học sinh lĩnh hội được. Năng lực cảm thụ cái đẹp của văn chương phụ thuộc vào
khả năng tự tích lũy và rèn luyện lâu dài của mỗi cá nhân, đòi hỏi cần có
phương pháp và thói quen học tập , lao động trong tiếp nhận cảm thụ văn chương
đúng đắn và khoa học.
II. NỘI DUNG
THỰC HIỆN:
1.Bồi dưỡng , rèn luyện phương pháp học:Do
đặc trưng của xã hội hiện đại, tri thức nhân loại là vô tận, phương tiện thông
tin đa dạng , phong phú mỗi ngày tăng lên nhanh chóng, vì vậy sự lựa chọn thông
minh nhất của người thầy là trang bị cách thức , phương pháp học cho HS, để
người học có công cụ tự mình làm giàu cho bản thân theo hướng học suốt đời. Đa
số các HSG môn văn đều có khả năng cảm thụ và kiến thức văn học khá phong phú,
nhưng rất cần định hướng cho các em phương pháp khoa học và đúng đắn để hình
thành hai năng lực quan trọng nhất là tiếp nhận và tạo lập văn bản theo nhiều
cấp độ.
Đối với
năng lực tiếp nhận văn bản , chúng tôi xác định cần bồi dưỡng cho HS cách đọc –hiểu , đọc sáng tạo theo đặc
trưng thể loại, trang bị cho các em lí luận tiếp nhận văn bản, đặc trưng thi
pháp tương ứng với từng loại thể và thời đại văn học khác nhau.Từ những văn bản
đa dạng của TPVH hướng dẫn cho học sinh cách giải mã, phân tích , bình giá theo
đúng quy luật tiếp nhận văn học. Đối với văn học sử, hướng dẫn phương pháp tổng
hợp hệ thống khái quát, giúp cho các em tự lập bảng hệ thống kiến thức cơ bản
tưng giai đoạn , thời đại văn học hoặc từng tác gia trong chương trình, từ đó
giúp các em có thể đối chiếu , so sánh rút ra những nhận định cụ thể và khắc
sâu được kiến thức.Quan niệm đổi mới PPDH môn Văn chính là rèn luyện cho HS
phương pháp suy nghĩ, phương pháp tìm tòi, vận dụng kiến thức để tự học và vận
dụng sáng tạo, vì vậy khi hương dẫn tìm hiểu tiếp nhận tác phẩm văn học , chúng
tôi luôn nhắc nhở và yêu cầu học sinh bước vào giờ học không được cho phép mình chỉ có hai bàn tay trắng,một cái
đầu trống không và một thái độ thích
nghe nhiều hơn nói..Điều đó bắt buộc các em phải luôn chủ động tích cực tìm
hiểu công phu, tìm hiểu nhiều mặt, nhiều lần một vấn đề trong nhiều tình huống
khác nhau.
Đối với năng
lực tạo lập văn bản, chúng tôi xác định trang bị cho học sinh phương pháp viết
các loại văn bản theo đúng quy trình và tính chất, kiểu loại khác nhau, phải
bắt đầu từ những kỹ năng cơ bản về bố cục , kết cấu, trình tự hệ thống ý, đến việc triển khai hệ thống luận
điểm, luận cứ.Từ những nguyên tắc về tìm hiểu, phân tích đề bài, lập dàn ý đến
năng lực diễn đạt, lập luận, cách viết văn có hình ảnh, có giọng điệu riêng,đến
hình thức trình bày phân tích dẫn chứng
trong văn bản viết. Từ phương pháp cơ bản này, hướng dẫn học sinh tập trung vào
kỹ năng viết văn bản nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Xây dụng kế hoạch
rèn luyện từng bước cụ thể để nâng
cao năng lực tạo lập văn bản từ viết đúng tiến tới viết hay, trong từng buổi
học theo các hình thức đa dạng viết đoạn
văn ngắn, viết theo các thao tác lập
luận : giải thích,chứng minh,. phân tích, bình luận, bác bỏ…… Chú trọng nguyên tắc thực hành thường
xuyên, nhận xét , đánh giá, động viên kịp thời và rút kinh nghiệm cụ thể cho
từng học sinh.Khi hướng dẫn các chuyên đề chuyên sâu, rèn luyện cho học sinh
năng lực tổng hợp để xây dựng văn bản để
tự các em thiết kế bố cục trình bày theo đúng yêu cầu của văn bản nghị luận.
2.Rèn
luyện thái độ , thói quen lao động cần cù nghiêm túc, sáng tạo trong học tập:
Từ
thực tiễn giảng dạy học sinh chuyên văn và bồi dưỡng các đội tuyển học sinh
giỏi văn nhiều năm qua, chúng tôi nhận thấy, bên cạnh việc rèn luyện phương
pháp , cách thức học môn văn khoa học cho học sinh, cần phải xây dựng một thái
độ và thói quen lao động cần cù nghiêm túc và sáng tạo trong học tập, cảm thụ
văn chương. Đây là một phẩm chất cần thiết phải có ở những HSG của tất cả các
môn học nói chung và càng cần thiết với học sinh chuyên văn.Chúng tôi luôn xác
định cho học sinh hiểu rằng không có con đường nào đến với thành công một cách
dễ dãi cả và nếu không chịu khó , không kiên trì tích lũy luyện tập, lười suy
nghĩ thì khó có thể trở thành một học sinh giỏi thật sự. Trước hết người thầy
dạy chuyên văn phải kích thích khơi dậy cho các em phát huy truyền thống hiếu
học của ông cha ta . Câu tục ngữ “ Nửa bụng chữ bằng một hũ vàng” từ xưa đến
nay luôn là một chân lý đúng và có con học giỏi là một vinh hạnh cho cha mẹ. Từ
đó bồi dưỡng cho học sinh lòng đam mê và ý chí quyết tâm say mê học tập như
động lực và tiềm năng sức mạnh từ bên trong, để các em coi công việc học tập, tìm hiểu , khám phá như một sự lao
động miệt mài , thú vị và đầy hứng thú.Để làm dược điều này , đòi hỏi người
giáo viên phải kiên trì và luôn lắng nghe, tìm hiểu tâm tư , cá tính của học
sinh để định hướng một thái độ và phong cách học tập nghiêm túc . Người thầy
phải là một tấm gương thật sự gương mẫu , nỗ lực để các em noi theo. Chính
phong cách và bản lĩnh, thói quen làm việc
của thầy sẽ có sức thuyết phục và lôi cuốn tốt nhất đối với học sinh,
Không cho phép người thầy quá dễ dãi, xuề xòa khi kiểm tra hướng dẫn học sinh.
Cần hướng dẫn , điều chỉnh cho mỗi học sinh những thói quen làm việc thật sự
khoa học và nghiêm túc như ghi chép khi
đọc sách và tài liệu, một hình thức tự học tích cực mà nhiều học sinh chưa thật
sự nắm vững . Ghi chép là thao tác cơ bản khởi đầu cho phong cách nghiên cứu
khoa học, phải trở thành nhu cầu , niềm vui tích lũy học tập và sáng tạo của
các em. Những thói quen xử lý ,tiếp cận vấn đề có cơ sở có trình tự bài bản
phải được người thầy đặc biệt chú trọng rèn luyện cho học sinh trong cả quá
trình chứ không thể ngày một ngày hai.Tạo môi trường thân thiện gần gũi cho học
sinh nhưng không hạ thấp những yêu cầu về cách làm việc khoa học với kiến thức
và luôn nhắc nhở học sinh tự điều chỉnh để hoàn thiện mình. Đây chính là những
thói quen khoa học mà học sinh chuyên văn phải được hình thành và rèn luyện
thường xuyên trong quá trình học tập.
III.KẾT LUẬN:
Năng lực
người GV dạy văn trong bối cảnh thời
đại hôm nay là vừa phải có Tâm vừa phải có Tầm, để giúp cho học sinh say mê
và yêu thích môn Văn , tạo được niềm tin
cho học sinh nỗ lực học tập, có khả năng
khơi dậy tính sáng tạo cho học sinh , giúp học sinh
có một PP học đúng đắn và tạo cho
các em có thái độ và thói quen lao động
cần cù, nghiêm túc, trong mọi hoàn cảnh. Nhận thức đúng yêu cầu trên đây, chúng
tôi hy vọng những suy nghĩ và kinh
nghiệm nhỏ vừa trình bày ở trên có thể
góp phần định hướng cho mỗi giáo viên các trường THPT tham khảo và nỗ lực hơn
nữa trong công việc chuyên môn của mình , một công việc vẻ vang nhưng thật gian
nan trong sự nghiệp đào tạo phát hiện tài năng cho đất nước.
Tiền Giang tháng 9 năm 2011
Tags: Văn, Văn Học
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments: