Hướng Nghiệp



Muïc luïc
                                                                                                                           Trang

1. Lôøi noùi ñaàu................................................................................ 3

2. Giôùi thieäu chung

          2.1 Khaùi nieäm höôùng nghieäp............................................... 4

          2.2 Vai troø cuûa höôùng nghieäp.............................................. 5

          2.3 Caùc hình thöùc höôùng nghieäp......................................... 6

3. Tìm hieåu hieän traïng

          3.1 Neâu hieän traïng................................................................ 7

          3.2 Nguyeân nhaân daãn ñeán hieän traïng................................ 9

4. Giaûi phaùp thay theá................................................................... 10

5. Xaùc ñònh vaán ñeà vaø giaû thuyeát nghieân cöùu

          5.1 Vaán ñeà 1.......................................................................... 13

          5.2 Vaán ñeà 2.......................................................................... 15

6. Keát luaän..................................................................................... 18

 


Lôøi noùi ñaàu

T

rong suốt chặng đường cắp sách đến trường của các em thì có thể nói năm học lớp 12 là năm quan trọng nhất bởi trong năm học này, mỗi HS đều phải quyết định chọn cho mình một trường Đại học cùng với ngành nghề mà mình sẽ làm trong tương lai. Từ đó, việc hướng nghiệp cho HS để họ chọn được một việc làm vừa thích hợp với bản thân, vừa mang lại thu nhập tốt trong cuộc sống về sau là hết sức quan trọng.

Trong tài liệu này, chúng tôi nghiên cứu một khía cạnh của việc hướng nghiệp, đó là vai trò của GVCN trong việc hướng HS mình đến trường ĐH cùng với ngành nghề thích hợp với năng lực của mỗi HS.

***** & *****


I. Giôùi thieäu chung:

1/ Khái niệm hướng nghiệp:

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm của hướng nghiệp ở nhiều phương diện khác nhau:

·              Trong tâm lý học, hướng nghiệp được coi là một quá trình chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng tâm lý đi vào lao động nghề nghiệp. Sự sẵn sàng tâm lý đó chính là tâm thế lao động – một trạng thái tâm lý tích cực trước hoạt động lao động.

·              Những nhà giáo dục hiểu hướng nghiệp như một hệ thống tác động giúp thế hệ trẻ có cơ sở khoa học trong việc chọn nghề phù hợp với những yêu cầu của sự phân công lao động xã hội, có tính đến hứng thú và năng lực của từng cá nhân.

·              Xét trên bình diện khoa học lao động, hướng nghiệp là sự xác định tính phù hợp của từng con người cụ thể trên cơ sở xác định sự tương thích giữa những đặc điểm tâm - sinh lý của họ với những yêu cầu của một nghề nào đó đối với người lao động.

·              Về phương diện kinh tế học, hướng nghiệp được hiểu là hệ thống những biện pháp dẫn dắt, tổ chức cho người học lựa chọn nghề để họ đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước. Hướng nghiệp góp phần tích cực vào quá trình phấn đấu nâng cao năng suất lao động.

·              Trên bình diện vĩ mô toàn xã hội, hướng nghiệp góp phần phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, vốn quý cho sự phát triển kinh tế – xã hội, mang lại phồn vinh cho đất nước. Do vậy, hướng nghiệp có một ý nghĩa to lớn, một khởi đầu quan trọng cho quá trình phát triển lực lượng sản xuất của mỗi quốc gia và ai cũng hiểu.


2/ Vai trò của hướng nghiệp:

Vậy hướng nghiệp có vai trò như thế nào đối với mỗi con người và toàn xã hội?

1.      Hướng nghiệp góp phần thực hiện nguyên lý và mục tiêu giáo dục:

-                     Hướng nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường. Hướng nghiệp là biện pháp thực hiện nguyên lý giáo dục: Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. Trong GDHN, HS được tìm hiểu về vấn đề nghề nghiệp, có cơ hội tiếp cận, thử sức với nghề, đồng thời được thực hành lao động nghề nghiệp để kiểm chứng nguyện vọng và sở thích cá nhân cũng như củng cố những lý luận khoa học đã được học. Nhờ đó có thể nâng cao chất lượng giáo dục, làm cho nhà trường gắn liền với thực tế xã hội.

-                     Hướng nghiệp góp phần thực hiện phân luồng HS, chuẩn bị cho một bộ phận HS có được một số kỹ năng cơ bản để có thể tham gia lao động sản xuất khi chưa có điều kiện học tiếp.

2.      Hướng nghiệp là bước khởi đầu quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực:

-                     Hướng nghiệp là hệ thống những biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác để giúp cho HS chọn nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, đồng thời thoả mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng lực, sở trường và điều kiện tâm sinh lý cá nhân cũng như điều kiện gia đình để người học có thể phát triển đến đỉnh cao nghề nghiệp, cống hiến cho xã hội, tạo lập cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.

-                     Hướng nghiệp tác động trực tiếp đến tình trạng thất nghiệp và năng suất lao động xã hội. Thực hiện tốt công tác hướng nghiệp sẽ tạo được nguồn lao động ổn định với trình độ đáp ứng nhu cầu xã hội.

3.      Hướng nghiệp là khâu rất quan trọng trong việc quyết định nghề nghiệp của mỗi người:

-                     Hướng nghiệp góp phần sử dụng và phát triển nguồn nhân lực hợp lý, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp là thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề, giúp người học lựa chọn đúng nghề nghiệp, đó chính là tiền đề cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội.

 

 

 

3/ Các hình thức của hướng nghiệp:

Hướng nghiệp có các hình thức cơ bản sau:

-               Hướng nghiệp qua dạy – học và môn khoa học cơ bản.

-               Hướng nghiệp qua dạy – học các môn khoa học công nghệ, học nghề và lao động sản xuất.

-               Hướng nghiệp qua việc tổ chức các buổi sinh hoạt hướng nghiệp.

-               Hướng nghiệp qua các hoạt động tham quan ngoại khoá, các phương tiện thông tin đại chúng, gia đình và các tổ chức xã hội.

-               Tư vấn chọn nghề cho HS.

 


II. Tìm hieåu hieän traïng:

1/ Nêu hiện trạng:

H

iện nay, hoạt động GDHN trong các trường THPT đã có những chuyển biến tích cực và đạt một số hiệu quả nhất định. Tuy nhiên hoạt động GDHN ở các trường vẫn còn nhiều hạn chế. HS chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, không được tư vấn chọn nghề một cách phù hợp và có căn cứ; một số cán bộ quản lý, GV và cha mẹ HS chưa nhận thức đúng về công tác hướng nghiệp và việc chọn nghề của HS.

Thực tế có hơn 15%-20% sinh viên ra trường mới nhận biết mình chọn sai nghề. Khi bản thân còn mơ hồ giữa chuyên ngành học và công việc thực tế sau này, họ sẽ phải trả cái giá đắt. Dưới đây là một vài thực trạng về chương trình GDHN ở các trường THPT :

1.      Tư duy cũ trước một vấn đề mới:

F    Nhận thức về mục tiêu, vai trò của công tác GDHN chưa rõ, chưa đúng tầm: Hầu hết các trường THPT hiện nay, mối quan hàng đầu là làm thế nào để HS học khá giỏi, chăm ngoan và đỗ tốt nghiệp ngày càng cao, còn chuyện sau tốt nghiệp THPT các em làm gì, học gì chưa được chú ý nhiều, và không phải trường nào cũng quan tâm đúng mức.

F    Nhận thức của HS và cha mẹ HS về việc chọn nghề còn rất phiến diện , tâm lý chọn nghề chung của HS mang tính may rủi, thiếu thông tin chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn, theo thời thượng; chọn nghề ở bậc đại học, chọn nghề theo "mác" theo "nhãn"; chọn các nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền … mà quên mất một điều: không biết có phù hợp với năng lực, hứng thú, điều kiện bản thân hay không.

2.      Những cách làm chưa hiệu quả:

F    Từ nhận thức về chương trình GDHN chưa toàn diện và sâu sắc, dẫn đến phương pháp tổ chức các hoạt động GDHN chưa phong phú và thiếu sáng tạo. HS trong lớp có hứng thú, năng lực và sở thích nghề rất khác nhau, vì thế không thể rập khuôn máy móc giảng dạy hoạt động GDHN như sách GV hướng dẫn. Chẳng hạn khi tổ chức các hoạt động GDHN với chủ đề "Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành Y và Dược" (chương trình lớp 10), GV yêu cầu HS cả lớp phải tham gia tìm hiểu, nhưng trong lớp có nhiều em không thích vì không hề có xu hướng đi theo các nghề của ngành này. Dẫn đến mục tiêu và yêu cầu của tiết tổ chức GDHN không đạt yêu cầu, gây nhàm chán, mất hứng thú đối với HS.

F    Công tác tư vấn hướng nghiệp cho HS lớp 12 chưa đúng và chung chung: Ở các trường THPT chỉ khi đến kỳ HS chuẩn bị làm hồ sơ thi vào các trường chuyên nghiệp, các trường mới công bố các thông tin hướng nghiệp trên báo chí, trên Internet ở bảng thông báo để HS tham khảo, sau đó hướng dẫn các em ghi hồ sơ tuyển sinh, và cho đó là cách làm của tư vấn hướng nghiệp (?).

à Tóm lại, các hoạt động hướng nghiệp không hiệu quả dẫn tới một lực lượng lao động không có định hướng rõ ràng, do vậy họ theo đuổi các ngành nghề không phù hợp, gây lãng phí cho quá trình đào tạo, làm ảnh hướng lớn đến năng suất lao động, cản trở sự phát triển về kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến tiềm lực quốc gia, sức mạnh dân tộc. Xu thế thay đổi và phát triển của thời đại đặt ra yêu cầu lớn cho công tác GDHN hiện tại của Việt Nam, đòi hỏi công tác hướng nghiệp phải có những bước đi hiệu quả hơn. Những bước đi ấy cần được khởi động và bắt đầu ngay từ hôm nay.

                                                                                                                                               

 

 

 

 


2/ Nguyên nhân dẫn đến hiện trạng:

Những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này có thể đến từ nhà trường, gia đình hoặc chính bản thân HS.

1.      Về phía nhà trường:

F    GV chịu trách nhiệm hướng nghiệp không được đào tạo bài bản để dạy môn này. Thông thường, họ từng là những GV dạy môn giáo dục công dân, hay là môn văn, vì thế họ chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như là nghiệp vụ trong việc tư vấn cho HS chọn được nghề phù hợp với bản thân của mình.

F    Công tác hướng nghiệp còn nhiều bất cập, không đáp ứng đúng yêu cầu của hoc sinh. Hướng nghiệp không đi vào thực tế mà còn mang đậm tính lý thuyết, không hướng cho HS tìm được một ngành nghề phù hợp. Hơn thế nữa, GV không mang lại hứng thú cho HS trong những tiết học, tiết học chỉ mang tính hình thức, không hào hứng, không cho HS thấy được tầm quan trọng của việc tư vấn, chọn nghề.

F    Một bộ phận nhỏ GVCN có thể chưa có kinh nghiệm, chưa quan tâm đến HS, không am hiểu về việc tư vấn tuyển sinh, chỉ làm qua loa, chỉ hướng dẫn HS làm đơn chứ không tư vấn chọn nghề.

2.      Về phía gia đình:

F    Trong một gia đình có cha hoặc mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ đều làm một công việc nào đó thì sẽ hướng con của mình theo nghề nghiệp đó với suy nghĩ là có người trong nghề để nâng đỡ, còn nếu  như chọn nghề khác thì sẽ không có ai giúp đỡ. Chính vì thế sẽ gây một áp lực lên con của mình trong việc chọn nghề. Nếu như người con đi theo con đường mà ba mẹ đã hướng thì không sao nhưng nếu người con không có hứng thú hay khả năng học không tốt và không thể làm được công việc đó thì họ phải chịu một áp lực rất lớn, phải suy nghĩ trước việc quyết định công việc của mình.

3.      Từ chính bản thân mỗi HS:

F    Một số bạn HS không xác định được khả năng của mình, không biết mình yêu thích môn nào, có sở trường ở lĩnh vực nào, không có lập trường vững vàng, thay đổi chính kiến của mình khi nghe ý kiến của những người xung quanh (có thể là bạn bè, anh chị,…). Có những bạn HS mặc dù đã quyết định được nghề nghiệp của mình nhưng khi nghe những ý kiến ngoài luồng thì thay đổi quyết định của mình, hoang mang, lo lắng. Điều này thật sự nguy hiểm.


III. Giaûi phaùp thay theá:

Từ những nguyên nhân đã nêu ra ở trên, chúng tôi đưa ra một số giải phápnhằm khắc phục tình trạng hiện nay:

1.                  Các điều kiện cần của công tác hướng nghiệp bao gồm đội ngũ người làm hướng nghiệp, thông tin hướng nghiệp và tính liên kết trong hoạt động hướng nghiệp. Hiện nay, những điều ấy đều còn thiếu và yếu. Vì vậy, chúng ta thật sự cần một đội ngũ GV có chuyên môn nghiệp vụ trong công tác hướng nghiệp cùng với những thông tin thật chính xác và hữu ích để giúp cho HS có thể xác định được nghề nghiệp đúng đắn cho họ.

2.                  Nâng cao nhận thức của cán bộ, GV trường dạy nghề về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp. Hành động đúng phải bắt đầu từ nhận thức đúng, bởi vậy, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, GV về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp là một giải pháp hết sức cần thiết, giúp họ tích cực và chủ động trong hướng nghiệp cho HS.

3.                  GDHN là cần nâng cao tính thiết thực, tránh sự giáo điều chung chung mà phải gắn với ngành nghề mà địa phương cũng như xã hội đang cần.

4.                  GVCN nên quan tâm hơn đến HS của mình, tìm những cách tối ưu nhất để giúp HS của mình chọn được đúng nghề nghiệp. GV cần phải thực hiện được các bước cơ bản sau :

Ø  Giúp HS tìm hiểu về thế giới nghề nghiệp : Thế giới nghề nghiệp rất đa dạng, có hàng ngàn nghề trong xã hội và hàng trăm nghề đang đào tạo. Có thể cung cấp các thông tin về thế giới nghề nghiệp cho HS như danh mục nghề đào tạo, các thông tin, đặc điểm của nghề,…

Ø  Giúp HS hiểu được mình là ai

-                     Giúp HS xác định đặc điểm tâm sinh lý, năng lực, sở trường, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình... Đây là cơ sở để HS không mơ hồ, cảm tính trong chọn nghề.

-                     Để thực hiện được việc này, cần giúp HS hiểu về hứng thú nghề nghiệp, hoàn cảnh và truyền thống gia đình. Có thể tiến hành các trắc nghiệm về khí chất, năng lực tư duy, trí nhớ, khả năng tư duy trừu tượng, sự tập trung chú ý, sức bền bỉ, dẻo dai, tính cần cù, khả năng giao tiếp...

Ø  Giúp HS tìm hiểu nhu cầu thị trường lao động: Để có cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm cho bản thân, gia đình và xã hội, HS cần hiểu và chọn nghề học phù hợp với khả năng và nhu cầu xã hội.

Ø  Tư vấn cho HS chọn nghề : Trên cơ sở những hiểu biết về cá nhân HS và thế giới nghề nghiệp, về nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, hướng nghiệp sẽ thực hiện chức năng tư vấn nghề nghiệp cho HS để họ có thể chọn được nghề phù hợp.

5.                  Phụ huynh cũng nên chia sẻ, động viên, khuyên nhủ, giúp đỡ con mình trong quyết định hết sức quan trọng này. Tránh ép buộc con làm những ngành mà con không thích.

6.                  Các bạn HS nên tìm đến những buổi tư vấn tuyển sinh Đại học và hướng nghiệp, tìm kiếm thông tin trên mạng về các trường, các ngành nghề mà mình dự định thi vào để có một quyết định đúng đắn nhất. hiện nay có rất nhiều trang thông tin về các vấn đề tuyển sinh ĐH, báo Thanh niên hằng năm đều có tổ chức hướng nghiệp VIE Thanh Niên tổ chức trực tiếp tại trường, các kênh truyền hình luôn thông tin về những vấn đề tuyển sinh, … Bên cạnh việc học, bản thân HS nên dành chút thì giờ đề theo dõi các thông tin trên.

 














IV. Xaùc ñònh vaán ñeà nghieân cöùu, giaû thuyeát nghieân cöùu:

Sau đây là phần khảo sát của chúng tôi về việc hướng nghiệp ở trường THPT Chuyên Tiền Giang. Chúng tôi đặt ra hai vấn đề đó là:

Vaáán ñeà 1: Việc GVCN hướng nghiệp cho HS ở trường THPT Chuyên Tiền Giang đã tốt chưa?

Vaán ñeà 2: Việc GVCN hướng nghiệp tốt cho HS có giúp làm tăng tỉ lệ đậu vào các trường Đại học của HS?

­ ­ ­ & ­ ­ ­


 

Biểu đồ trên là kết quả mà chúng tôi đã thu được từ việc khảo sát ngẫu nhiên 100 em  HS khối 12 với câu hỏi là:

"Em nghĩ thế nào về công tác hướng nghiệp của GVCN ở lớp em?"

A. Tốt                                               B. Được                                        C. Không tốt

Qua biểu đồ này, ta thấy việc hướng nghiệp của GVCN ở trường THPT Chuyên TG là rất khả quan:

Phần lớn các HS (58%) đều đưa ý kiến của mình rằng GVCN đã làm tốt vai trò định hướng, cũng như giúp HS xác định được ngành nghề phù hợp với khả năng của bản thân. Một số khác (34%) thì lại cho rằng việc hướng nghiệp của GVCN chỉ ở mức vừa phải, tạm chấp nhận. Và thiểu số HS (8%) không hài lòng với GVCN về việc định hướng nghề nghiệp cho họ.

Việc hướng nghiệp chưa thực sự tốt ở GVCN theo ý kiến của một số HS có thế bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể GVCN chưa dành nhiều thời gian cho vấn đề này hay lúc bấy giờ chưa phải lúc để định hướng HS. Bên cạnh đó cũng có một số ít các HS không dự định theo đuổi khối thi phù hợp với lớp chuyên mình đang học. Tuy nhiên ở cách nhìn khách quan thì việc định hướng nghề nghiệp và khối thi cho HS là một quá trình liên tục và kéo dài trong những năm cuối cùng của bậc THPT. Tức là HS sau khi đã định hướng được khối thi và ngành nghề yêu thích cần được hướng dẫn những kỹ năng cần thiết khi bước vào môi trường Đại Học.

Bên cạnh đó, ở một khía cạnh tích cực hơn, đa phần các HS ở trường THPT Chuyên Tiền Giang đều hài lòng với việc của GVCN. Bằng nhiều hình thức khác nhau mà thầy/cô có thế truyền đạt những kinh nghiệm cho HS. Tổ chức tham quan hướng nghiệp là một hình thức khá phổ biến được duy trì qua các năm học, nhờ đó HS có thể tiếp cận được thực tế, được trực tiếp tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các GV của các trường Đại học với chuyên môn mà HS ưa thích. Một hình thức khác cũng được đa số các HS ưa chuộng là mời những cựu HS tham gia vào các buổi nói chuyện liên quan đến việc tuyển sinh…

Nhìn chung, việc hướng nghiệp của GVCN ở trường THPT Chuyên Tiền Giang đã có những bước phát triển đáng kể. Vai trò của GVCN trong lĩnh vực này ngày càng được nâng cao. Bằng kinh nghiệm của mình, họ đã đem lại cho HS những kỹ năng cần thiết có thể xem là hành trang để chuẩn bị bước vào cánh cửa Đại Học.

Trường THPT Chuyên TG tổ chức cho HS tham quan trường Đại học Bách Khoa.
Để trả lời cho vấn đề này, chúng tôi tiếp tục khảo sát ở trường THPT Chuyên TG bởi tình hình hướng nghiệp ở trường khá tốt.

Công tác hướng nghiệp cần một người sâu sát với HS, có thể đánh giá khả năng học tập, cũng như hiểu rõ được ước mơ và nguyện vọng nghề nghiệp của HS để tư vấn kịp thời và đưa ra lời khuyên phù hợp. Vậy người đó không ai khác chính là GVCN. GVCN giữ vai trò rất quan trọng trong việc định hướng nghề nghiệp cho HS, giúp HS hiểu rõ được năng lực bản thân để chọn khối thi cho phù hợp; tránh tình trạng HS có học lực trung bình, yếu đăng kí thi vào các trường có điểm xét tuyển quá cao.

Trong cùng một lớp, GVCN có thể phân nhóm dựa theo kết quả học tập từ lớp 10 cho đến thời điểm hiện tại. Ví dụ, nhóm A (chiếm 1/3 tổng số HS) có khả năng đạt từ 20 điểm trở lên có thể thi vào các trường như: Đại học Y Dược, Đại học Ngoại Thương, Đại học Bách Khoa, Đại học Kiến trúc....nhóm B (chiếm 2/3) đạt tư 16-20 điểm nên thi vào các trường như: Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Kinh tế Luật, Đại học Quốc tế  .. nhóm C (chiếm 1/3) dưới 16 điểm nên dự thi vào các trường như Đại học Nông lâm, các trường Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp....Phân nhóm HS như vậy sẽ giúp tư vấn hướng nghiệp đạt hiệu quả cao hơn và do đó tỉ lệ đậu đại học được cải thiện đáng kể.

"Thầy cô nhất là GVCN thực sự là những người hiểu tâm tư tình cảm và năng lực của HS nên sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc hướng nghiệp. Thầy cô vừa cho HS thấy năng lực thật của bản thân, vừa động viên, khích lệ HS đi theo con đường mình đã chọn. Chính điều đó đã HS tự tin, chủ động bước vào kì thi đại học với kết quả tốt nhất có thể" em Ngô Hoàng Phương Uyên, Á khoa Đại học Ngoại Thương TpHCM, cựu HS Chuyên Anh khóa 2008-2011 chia sẻ.

Những năm gần đây, công tác hướng nghiệp cho HS lớp 12 được thầy cô CN hết sức coi trọng và và do đó, tỉ lệ đậu đại học NV1 đang được cải thiện theo chiều hướng tích cực. Nếu như năm 2009 có 216 HS trúng tuyển hệ đại học NV1 thì đến năm 2011, con số này đã tăng lên 244 HS, chiếm tỉ lệ 80.79%.

Thứ hạng trường THPT Chuyên TG trong top 200 trường Đại học có điểm thi Đại học, Cao đẳng cao nhất cả nước liên tục được cải thiện trong 3 năm trở lại đây. Cụ thể được thể hiện trên biểu đồ ở trang bên:

So với các trường THPT lớn trong tỉnh như THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT Đốc Binh Kiều, THPT Trương Định, THPT Chợ Gạo, THPT Chuyên TG luôn duy trì số lượng HS trúng tuyển vào các trường Đại học trọng điểm.

Bảng 1: Trúng tuyển NV1 vào Đại học 2009 một số trường trong tỉnh

Trường
THPT

 

Trường

ĐH

THPT Đốc Binh Kiều

THPT Nguyễn Đình Chiểu

THPT Chuyên TG

THPT Chợ Gạo

THPT Trương Định

ĐH Kinh Tế TpHCM

18

13

32

20

13

ĐH Ngoại Thương

1

2

21

1

1

ĐH Bách Khoa

2

24

34

17

14

Đại học Tự nhiên

6

16

19

10

6

Đại học KHXH&NV

0

8

3

7

6

Đại học Y Dược TpHCM

0

1

12

1

3

 


Bảng 2: Trúng tuyển NV1 vào Đại học 2011 một số trường trong tỉnh

Trường
THPT

 

Trường

ĐH

THPT Đốc Binh Kiều

THPT Nguyễn Đình Chiểu

THPT Chuyên TG

THPT Chợ Gạo

THPT Trương Định

ĐH Kinh Tế TpHCM

6

8

30

0

0

ĐH Ngoại Thương

0

0

14

0

0

ĐH Bách Khoa

18

17

47

2

0

Đại học Tự nhiên

12

17

31

2

0

Đại học KHXH&NV

5

9

11

1

0

Đại học Y Dược TpHCM

1

1

5

0

0

Tóm lại, có thể thấy rằng công tác hướng nghiệp của GVCN đóng một vai trò không nhỏ trong việc giúp HS hiểu rõ được năng lực của bản thân, tránh thi theo phong trào và bệnh thành tích, từ đó giúp cải thiện tỉ lệ trúng tuyển NV1 vào các trường Đại học, cao đẳng của trường THPT Chuyên TG trong những năm gần đây.


Keát luaän

T

óm lại, công tác giáo dục hướng nghiệp rất quan trọng đối với học sinh. Bên cạnh việc trang bị kiến thức, hành trang cho học sinh bước vào môi trường đại học, công tác hướng nghiệp còn giúp mỗi cá nhân xác định được năng lực thực sự của mình, từ đó tự tin bước đi theo con đường mình đã chọn. Trong đó, có thể nói vai trò của GVCN là cực kì to lớn, bởi họ là những người gần gũi, thông hiểu học sinh mình nhất, và một khi học sinh đã được định hướng đúng họ sẽ đạt được kết quả mà mình mong muốn.

***** HẾT *****

 


QUI ƯỚC VIẾT TẮT TRONG TÀI LIỆU

Từ viết tắt

Viết tắt là:

GV chủ nhiệm

GVCN

HS

HS

GV

GV

GDHN

GDHN

 

NGUỒN THAM KHẢO:

 

 

 

 

 

 




No comments:

 

© 2012 Học Để ThiBlog tài liệu