THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT VỀ CÂU THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
THEO
QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nói đến vấn đề đổi mới phương pháp
dạy học, người ta thường đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, phòng thí nghiệm,
phương tiện nghe nhìn, v.v… và thường lại quên điều chính yếu nhất. Đó là sự
đổi mới trong tư duy và cách dạy của người thầy, cùng sự chủ động hưởng ứng của
người học. Từ ngàn xưa, Lão Tử đã nói: “Cái gì ta nghe ta quên, cái gì ta thấy
ta nhớ, cái gì ta làm ta biết”. Phải tự mình làm mới biết. Gần đây hơn, các
nhà tâm lí giáo dục đã đúc kết :
CHÚNG TA NHỚ
|
NHỮNG GÌ TA
|
10 %
|
Đọc
|
20 %
|
Nghe
|
30 %
|
Thấy
|
50 %
|
Nghe và thấy (các phương tiện nghe
nhìn)
|
80 %
|
Nói (đối thoại với thầy, thảo luận
nhóm.v.v)
|
90 %
|
Nói và làm điều chúng ta suy
nghĩ (đóng kịch, sắm vai, thực tập trong phòng thí nghiệm hay hiện trường để
áp dụng điều đã học.v.v)
|
(Nguyễn Thị Oanh – Bắt đầu từ người
thầy - Tuổi trẻ chủ nhật số 47/2003)
Những số liệu trên cho chúng ta thấy
các phương tiện nghe nhìn có thể giúp cho người học nhớ được 50 % nội dung kiến
thức. Do đó, theo chúng tôi, vấn đề cốt lõi của đổi mới phương pháp dạy học là
con người – nhân tố quan trọng của quá trình dạy học. Chính người học chủ động
nói hay làm thì hiệu quả sẽ cao hơn nhiều. Với ý nghĩa đó, chúng tôi cố gắng thực hiện đề tài “Thiết kế
hệ thống bài tập tiếng việt về câu theo quan điểm giao tiếp” với mong muốn
thiết thực là góp phần định hướng cho bản thân và các đồng nghiệp thêm một cách
tiếp cận trong quá trình dạy học tiếng Việt.
2. Mục đích nghiên cứu
Giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng về ý nghĩa và tác dụng của việc
dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp. Đây được xem là quan điểm cơ bản nhất trong việc tổ
chức dạy học tiếng Việt ở nhà trường phổ thông. Quan điểm giao tiếp chi phối
toàn bộ quá trình dạy học từ việc lựa chọn nội dung, phương pháp đến các hình
thức dạy học giúp người học sử dụng được tiếng Việt trong hoạt động tư duy và
hoạt động giao tiếp xã hội.
3. Phương pháp nghiên
cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết của việc dạy học tiếng Việt theo quan
điểm giao tiếp.
-
Thiết
kế hệ thống bài tập tiếng Việt về câu trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 hiện hành
theo quan điểm giao tiếp.
Chương 1. Cơ sở lí luận chung
Bài tập tiếng Việt được coi như là
một trong những đơn vị nội dung định hướng cho việc dạy học tiếng Việt. Thông
qua việc thiết kế bài tập tiếng Việt và hướng dẫn học sinh làm bài tập của giáo
viên, quá trình làm bài tập của học sinh, giáo viên có thể kiểm tra kết quả
hoạt động dạy của mình, học sinh củng cố được những tri thức tiếng Việt vừa
tiếp nhận và nắm vững các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Ngày nay, khi khoa học và
xã hội đã xác định ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp "trọng yếu nhất của
xã hội loài người" thì việc dạy học tiếng Việt càng gắn bó chặt chẽ với
mục đích là hình thành và nâng cao khả năng giao tiếp cho học sinh. Điều này
không chỉ còn là mục đích mà đã trở thành phương thức để dạy học tiếng Việt.
Việc dạy học tiếng Việt phải quán triệt nguyên tắc hướng vào hoạt động giao
tiếp; và do đó khi thiết kế bài tập tiếng Việt cũng cần phải có những định
hướng cụ thể, nhất định dưới ánh sáng của lý thuyết hoạt động giao tiếp, theo
phương pháp giao tiếp.
Theo quan điểm dạy học tiếng Việt
hướng vào hoạt động giao tiếp, việc thiết kế bài tập tiếng Việt phải đảm bảo
phục vụ cho việc phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh. Dạy học tiếng Việt
sử dụng phương pháp giao tiếp như là phương pháp tổ chức dạy học quan trọng
nhất. Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lý
thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao tiếp, có chú ý
đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp. Thực hành với bài
tập tiếng Việt là một khâu trọng yếu có ý nghĩa quyết định đối với việc hình
thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt và ứng dụng tiếng Việt trong đời sống của học
sinh. Bởi vậy, bài tập tiếng Việt khi được thiết kế dưới ánh sáng của lý thuyết
giao tiếp sẽ thiết thực, hiệu quả hơn đối với giáo viên, học sinh phổ thông
cũng như việc dạy học tiếng Việt nói chung. Khi thiết kế bài tập tiếng Việt,
không nên lấy mục đích cung cấp và củng cố các tri thức ngôn ngữ học về tiếng
Việt làm cơ bản mà mục đích chính cần xác định là nhằm củng cố cho học sinh vốn
tri thức nhất định về tiếng Việt và kĩ năng sử dụng vốn tri thức ấy trong hoạt
động giao tiếp. Trên cơ sở ấy, việc thiết kế bài tập tiếng Việt cần đảm bảo
những định hướng cụ thể dưới ánh sáng của lý thuyết hoạt động giao tiếp như
sau:
Trước hết, bài tập tiếng Việt phải gắn với hoạt
động giao tiếp của học sinh. Cần đặt bài tập tiếng Việt trong những hoạt động
giao tiếp cụ thể để quan sát, thể nghiệm, đồng thời sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
trong hoạt động hành chức để xây dựng các ngôn bản trong bài tập tiếng Việt.
Những hoạt động giao tiếp cụ thể có thể là những tình huống giao tiếp học sinh
có thể trực tiếp tham gia, có thể là những tình huống giao tiếp ngoài xã hội mà
học sinh đủ khả năng nắm bắt. Lấy ví dụ trong dạy học từ ngữ tiếng Việt. Từ
tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp gồm 3 bình diện: ngữ âm và cấu tạo, nghĩa
của từ, và chức năng của từ. Nghĩa của từ tiếng Việt được ghi trong từ điển là
những nghĩa hết sức khái quát và trừu tượng. Thường thì nghĩa trong từ điển chỉ
thể hiện được một trong ba thành phần nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm,
nghĩa biểu thái mà rất ít khi đảm bảo được cùng lúc cả ba thành phần nghĩa này.
Dạy nghĩa của từ tiếng Việt cho học sinh, hướng dẫn học sinh mở rộng vốn từ
không thể chỉ dạy bằng từ điển. Hệ thống bài tập tiếng Việt đặt từ trong hoạt động giao tiếp nhằm làm cụ thể các nét
nghĩa của từ. Không thể đặt ra một bài tập tiếng Việt với yêu cầu: Hãy xác định
nghĩa của từ "ăn" chung chung, mà phải là từ "ăn"
trong một ngữ cảnh giao tiếp cụ thể, ví dụ:
ăn(1): Mẹ nói với các con:
"Khi ăn cơm, các con không nên cười đùa!"
ăn(2): Người bán vé nói
với mọi người ở cửa rạp chiếu phim:"Bộ phim này hiện đang ăn khách
nhất đấy!"
ăn(3): Thông báo: 14
giờ, tàu Hạ Long cập cảng ăn than.
ăn(4): Bé Bi nói với bé
Bống: "Con gái các cậu là chúa ăn gian".
Chỉ ở trong những tình huống cụ thể
như vậy, từ tiếng Việt mới đơn nghĩa và nghĩa của từ mới có giá trị. Nghĩa của
từ có giá trị là nghĩa trong hoạt động, nghĩa gắn với đặc điểm tâm lý của người
phát ngôn ra từ, gắn với hiện thực khách quan và loại trừ được khả năng nhiều
nghĩa của từ tiếng Việt.
Thứ hai, khi thiết kế
bài tập tiếng Việt cho học sinh phổ thông cần phải tạo được tình huống kích
thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh. Khi thiết kế bài
tập tiếng Việt nên đưa ra những tình huống hấp dẫn, được các quan tâm và ham
thích thảo luận, đưa ra những tình huống giao tiếp liên quan tới những vấn đề
mang tính thời sự của xã hội, của địa phương. Có thể nói rằng: thiết kế một hệ
thống bài tập tiếng Việt theo hướng giao tiếp là phải tạo ra được môi trường
hợp lí và hấp dẫn để học sinh giao tiếp với nhau.Ví dụ, sách giáo khoa thí điểm
Ngữ văn lớp 10, ban Khoa học tự nhiên, có một bài tập tiếng Việt:
"Hãy phát hiện và phân tích
những điểm yếu của một số lời quảng cáo sau:
a)
Quảng cáo sữa tắm:
Da
dẻ mình cũng khác nhau. Da Hạnh nhăn như da người già. Còn
da Hà khô như da rắn. Bọn mình dùng D.V trong 7 ngày… Mình thấy da mềm và không
khô ráp như ngày trước nữa. Da Hạnh mượt như da trẻ con. Da Hà mềm như da em bé…
Không tin à? Sờ thử coi!
b)
Quảng cáo cà phê sữa:
Bài
hát thật hay nhưng cà phê sữa của V. còn ngon hơn nhiều.
c)
Quảng cáo mì ăn liền:
-
Nếu có mì nào ngon hơn Kn, thì em sẽ thôi hát.
d)
Quảng cáo kem đánh răng:
Kem
đánh răng duy nhất, bảo vệ toàn diện, lâu dài nhất."
Đề
tài quảng cáo là đề tài được xã hội quan tâm, ngôn ngữ và hình ảnh trong quảng
cáo luôn tác động trực tiếp tới các giác quan của mọi người, đặc biệt là ở lứa
tuổi học sinh. Tuy nhiên, khi thiết kế bài tập tiếng Việt có liên quan tới
những đề tài nhạy cảm, ngôn ngữ chưa được trau chuốt, chọn lọc, người thiết kế
cần có định hướng rõ cho học sinh biết nên góp nhặt và học hỏi những gì và nghi
ngờ, chối bỏ những gì khi tiếp cận và sử dụng những ngữ liệu có trong giao tiếp
xã hội đó.
Thứ
ba,
trong hệ thống bài tập tiếng Việt, cần phải chỉ rõ cho học sinh hướng giao tiếp
khi tiến hành áp dụng các tri thức tiếng Việt sẽ thực hành nhằm định hình trước
cho các em tác dụng của việc thực hiện các bài tập tiếng Việt trong hoạt động
giao tiếp của bản thân. Điều này có nghĩa là: với một bài tập tiếng Việt cụ
thể, sau khi thực hành, các em sẽ rút ra hoặc củng cố một tri thức tiếng Việt
hoặc một kĩ năng sử dụng tiếng Việt cụ thể. Tri thức, kĩ năng ấy được các em sử
dụng để nói và viết. Bài tập tiếng Việt được thiết kế dưới ánh sáng của lý
thuyết hoạt động giao tiếp sẽ phải giúp các em định hướng được: nói (viết) với ai? về cái gì? trong hoàn
cảnh nào?
Ví
dụ: thiết kế hệ thống bài tập tiếng Việt cho phần dạy học về câu đặc biệt tiếng
Việt nhằm giúp cho học sinh biết cách sử dụng câu đặc biệt trong cuộc sống. Các
ngữ liệu được sử dụng khi thiết kế bài tập tiếng Việt nên là các câu đặc biệt
như: "Vâng ạ.", "Dạ."… khi nói với người lớn tuổi
hơn, các câu nói được hiểu là luôn kèm theo kiểu giao tiếp có văn hóa, trong
những tình huống đặc biệt (các thông báo ở sân bay, nhà ga, văn phòng, biển
quảng cáo…).
Các ngữ liệu phải thực tế, đảm bảo tính nghiêm túc, có văn hóa, học sinh có thể
áp dụng ngay vào trong thực tiễn giao tiếp của bản thân một cách hiệu quả.
Cuối
cùng, bài tập tiếng Việt cần chỉ ra những nhiệm vụ giao
tiếp cụ thể để định hướng cho học sinh tạo lập những lời nói cụ thể. Khi thiết
kế bài tập tiếng Việt cần quan tâm tới các mối quan hệ xung quanh học sinh, chỉ
rõ cho học sinh nhiệm vụ và cách giao tiếp với từng đối tượng trong những hoàn
cảnh, tình huống cụ thể. Ví dụ: Bài tập về việc tạo lập văn bản là những đoạn
của một bức thư. Viết cho người lớn tuổi hơn, văn bản ấy đòi hỏi cần phải đảm
bảo những bước nào, những nội dung thông tin gì. Viết cho bạn bè, văn bản ấy
yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ đó ở mức độ nào. Mặt khác, mục đích học tiếng
Việt của học sinh rất cụ thể, bởi vậy, việc giúp cho học sinh tạo lập những
ngôn bản cụ thể phục vụ cho mục đích học tiếng Việt của học sinh là rất cần
thiết. Thiết kế bài tập tiếng Việt cần phải biết quan tâm đến điều này, bởi bản
chất của tiếng Việt chỉ được thể hiện đầy đủ trong hoạt động giao tiếp, tức là
trong ngôn bản với đầy đủ các mối quan hệ với các nhân tố tham gia vào hoạt
động giao tiếp. Bài tập tiếng Việt phải phục vụ cho việc hiểu các ngôn bản
thuộc loại chức năng ngôn ngữ nhất định mà học sinh quan tâm. Đối với học sinh
tiểu học, nội dung làm văn quan trọng là miêu tả, kể chuyện thì bài tập tiếng
Việt nên đưa các ngôn bản thuộc phong cách nghệ thuật làm ngữ liệu. Đối với học
sinh ở bậc học cao hơn, việc sử dụng các ngôn bản thuộc phong cách nghị luận,
phong cách khoa học - kĩ thuật làm ngữ liệu sẽ chiếm ưu thế.
Tóm
lại, khi thiết kế bài tập tiếng Việt theo hướng giao tiếp, cần chú trọng các
hoạt động tạo lập, lĩnh hội, sửa chữa, biến đổi các sản phẩm của hoạt động giao
tiếp…
với các thao tác cụ thể như: tìm từ, phát hiện từ sai, so sánh, thay thế, chữa
lỗi từ…(đối
với dạy học từ ngữ), đặt câu, mở rộng câu, rút gọn câu, tách câu, ghép câu,
biến đổi câu, dựng đoạn…(đối
với dạy học ngữ pháp)…
Cần luôn luôn ý thức rằng các hoạt động và thao tác của học sinh khi làm bài
tập tiếng Việt đều luôn hướng tới việc tạo lập các sản phẩm ngôn ngữ trong giao
tiếp, lĩnh hội được các sản phẩm đó và cả đánh giá chúng nữa. Thiết kế được hệ
thống bài tập tiếng Việt đảm bảo định hướng giao tiếp góp phần gây dựng niềm
hứng thú học tập tiếng Việt cho học sinh, nâng cao hiệu quả của việc dạy học
tiếng Việt trong nhà trường, đồng thời "gạn đục khơi trong" ngôn ngữ
giao tiếp thông thường để thứ ngôn ngữ ấy khi đến với học sinh trong sáng như
bản chất vốn có của tiếng Việt.
Ở
trường phổ thông, Ngữ pháp tiếng Việt được dạy ngay từ các lớp dưới của bậc
tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. So với các lớp dưới, chương
trình ngữ pháp tiếng Việt ở bậc phổ thông tập trung vào phần cú pháp, nghĩa là
phần ngữ pháp ở bậc câu và ở lĩnh vực trên câu (văn bản). Trong phạm vi ngữ
pháp ở bậc câu, chương trình ở trung học phổ thông (THPT) quan tâm đến nhiều
bình diện khác nhau của câu.
- Về bình diện cấu trúc: các đơn vị bài học
trong chương trình Ngữ pháp tiếng Việt 11 ở bậc THPT không đi vào cấu trúc ngữ
pháp của câu mà hướng vào thực hành luyện tập: thực hành một số kiểu câu trong văn bản, thực hành lựa chọn các bộ phận
trong câu (Ngữ văn 11 cơ bản), luyện
tập thay đổi trật tự các thành phần của cụm từ và các thành phần của câu , luyện tập về tách câu (Ngữ văn 11 –
Nâng cao).
- Về bình diện ngữ nghĩa: bên cạnh bài học lí
thuyết về nghĩa của câu (Ngữ văn 11
cơ bản và nâng cao), chương trình ngữ pháp tiếng Việt ở bậcTHPT hướng vào thực
hành luyện tập về nghĩa của câu, luyện
tập về câu nghi vấn tu từ (Ngữ văn 11 – Nâng cao), thực hành một số biện pháp tu từ cú pháp, thực hành về hàm ý (Ngữ
văn 12)
Điểm
qua các đơn vị bài học về ngữ pháp ở bậc câu trong chương trình THPT chúng tôi
nhận thấy rằng các đơn vị bài học đều hướng vào việc khảo sát và trình bày câu
trong hoạt động hành chức của nó. Các đơn vị bài học về ngữ pháp tiếng Việt ở
bậc câu không chỉ dừng lại ở việc nhận thức mô hình cấu tạo của câu như một cấu
trúc tồn tại độc lập, tách rời khỏi mối liên hệ với hoàn cảnh giao tiếp, với
những câu khác trong ngôn bản, mà còn khảo sát câu trong mối liên hệ với hoạt
động hành chức. Việc dạy và học câu trong mối quan hệ hành chức của nó chính là
phục vụ cho các mục tiêu của tiếng Việt: không chỉ cung cấp kiến thức, nâng cao
nhận thức về các bình diện của câu, mà còn rèn luyện các kĩ năng tạo câu trong
các hoạt động nói và viết, giúp người học có thể tạo lập câu vừa đúng với cấu
tạo ngữ pháp bên trong, vừa thích hợp với việc thể hiện các nội dung ý nghĩa
(nhận thức, tư tưởng, tình cảm) định biểu lộ, lại vừa phù hợp với hoàn cảnh
giáo tiếp và các câu khác trong ngôn bản.
Mặt
khác, theo quan điểm tích hợp trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn,
việc dạy và học tiếng Việt, trong đó có
phần ngữ pháp tiếng Việt, còn chú ý đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn học.
Vì thế, việc dạy và học tiếng Việt còn nhằm mục đích bồi dưỡng năng lực phân
tích, thẩm định các giá trị văn chương, để thấy được cái đẹp, cái hay của nó,
đồng thời để lĩnh hội được hết các giá trị tư tưởng, tình cảm, lí tưởng thẩm mĩ
của các tác giả và các tác phẩm nghệ thuật. Đó là phần ngữ nghĩa của câu và của
văn bản nghệ thuật, trong đó có nghĩa hiển ngôn và hàm ngôn.
Việc
gắn với chức năng thẩm mĩ của ngôn ngữ văn chương còn được thể hiện ở phần
chương trình trình bày về sự lựa chọn trật tự sắp xếp các thành phần câu: thực
hành lựa chọn các bộ phận trong câu, luyện tập thay đổi trật tự các thành phần
của cụm từ và các thành phần của câu, thực
hành một số kiểu câu trong văn bản,…Chính những sự lựa chọn trật tự hoặc các cách thức sử dụng ấy nhằm tạo
nên các sắc thái nghệ thuật khác nhau, tạo nên các giá trị biểu cảm hoặc tạo
hình của ngôn ngữ nghệ thuật.
Dưới ánh sáng của lí thuyết về hoạt động giao tiếp
trong dạy và học tiếng Việt, phần ngữ pháp tiếng Việt ở bậc câu
trong chương trình THPT đều hướng về những vấn đề của câu trong hoạt động giao
tiếp. Chính trong hoạt động giao tiếp, câu được hiện thực hóa trong các phát
ngôn. Chính trong hoạt động giao tiếp, câu mới có sự biến hóa đa dạng về thành
phần cấu tạo, về trật tự sắp xếp. Về mặt ngữ nghĩa, chính trong hoạt động giao
tiếp, gắn chặt với hoàn cảnh giao tiếp, câu mới nảy sinh các ý nghĩa hàm ẩn sâu
sắc bên cạnh nghĩa tường minh. Rõ ràng là với tư cách là một môn học về phương
diện giao tiếp và nhằm vào mục tiêu nâng cao trình độ giao tiếp bằng ngôn ngữ,
phần ngữ pháp tiếng Việt ở bậc câu trong chương trình Ngữ văn THPT hướng vào
rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành về câu trong hoàn cảnh giao tiếp, về
ngữ nghĩa của câu…
Điểm
qua các đơn vị bài học về câu trong chương trình Ngữ văn THPT, chúng tôi nhận
thấy rằng, hầu hết các đơn vị bài học tiếng Việt đều được trình bày theo hướng
quy nạp. Kiến thức mới được hình thành thông qua hoạt động tự tìm hiểu theo câu
hỏi hoặc bài tập thực hành. Qua hệ thống câu hỏi dẫn dắt trong sách giáo khoa,
học sinh chủ động và tích cực tìm đến kiến thức, luyện tập kĩ năng. Việc củng
cố kiến thức, nâng cao và mở rộng kiến thức, kĩ năng cũng thông qua luyện tập,
thực hành. Theo phương châm thực hành là phương châm chủ đạo. Qua thực hành mà
hình thành kiến thức và kĩ năng, rồi cũng qua thực hành mà củng cố, nâng cao,
mở rộng kiến thức và kĩ năng. Cho nên tỉ lệ hoạt động thực hành trong sách là
rất cao. Điều này cũng phù hợp với nguyên tắc cơ bản trong dạy học tiếng Việt
là nguyên tắc thực hành giao tiếp, và phục vụ tốt cho mục tiêu cơ bản của dạy
học tiếng Việt là nâng cao năng lực thực hành trong giao tiếp của học sinh.
Về
hệ thống bài tập tiếng Việt trong sách giáo khoa hiện hành, chúng tôi nhận thấy
rằng mỗi bài tập nhằm hướng học sinh tới việc tìm hiểu một đơn vị kiến thức
hoặc rèn luyện một loại kĩ năng nhất định. Các bài tập trong sách không chỉ
được thiết kế nhằm mục đích thực hành mà
bao gồm rất nhiều loại như: bài tập làm quen, bài tập nhận biết, phát hiện,
củng cố, vận dụng … và được sắp xếp theo trình tự phù hợp với tiến trình của
tiết học. Khi thực hiện hệ thống bài tập này, giáo viên sẽ thực hiện tốt hơn
vai trò hướng dẫn, đôn đốc, động viên, giám sát… tức là chỉ đạo mọi hoạt động
của lớp học.
Bên
cạnh những ưu điểm trên, chúng tôi nhận thấy rằng hệ thống bài tập trong sách
giáo khoa về câu trong chương trình hiện hành chỉ mới dừng lại ở mức vận dụng
những kiến thức để phân tích, nhận diện, so sánh, đối chiếu, thay thế các yếu
tố hay hoàn chỉnh văn bản, sửa chữa lỗi… mà chưa có những bài tập yêu cầu học
sinh vận dụng kiến thức để tạo lập một văn bản mới (đoạn văn) trong đó có sử
dụng các kiến thức vừa học.
Trong
phạm vi bài viết này, trên cơ sở vận dụng quan điểm dạy học tiếng Việt theo định
hướng giao tiếp, chúng tôi xin đi vào thiết kế hệ thống bài tập về câu theo quan điểm giao tiếp trong sách giáo khoa
Ngữ văn 11 – ban cơ bản, cụ thể gồm những đơn vị bài học như sau:
- Ngữ cảnh
- Thực hành về lựa chọn trật tự các
bộ phận trong câu
- Thực hành về sử dụng một số kiểu
câu trong văn bản
-
Nghĩa của câu
Theo
quan điểm của lý thuyết hoạt động giao tiếp, hệ thống bài tập tiếng Việt được
xác định là phương tiện thực hành nhằm tạo dựng và phát triển năng lực sử dụng
tiếng Việt của học sinh. Học sinh phổ thông ở các lứa tuổi khác nhau, trình độ
khác nhau thì yêu cầu về năng lực sử dụng ngôn ngữ cũng khác nhau, cách thể
hiện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cũng rất khác nhau. Vì vậy, cần xuất phát từ
hệ thống những kĩ năng sử dụng tiếng Việt để thiết kế hệ thống bài tập tiếng
Việt. Điều đó cũng có nghĩa là xuất phát từ bản chất của một kĩ năng cụ thể để
thiết kế một hệ thống bài tập tiếng Việt tương ứng.
Hiện
nay, hầu hết hệ thống bài tập tiếng Việt ở các sách giáo khoa Ngữ Văn chương
trình phổ thông chủ yếu được dùng để minh họa lý thuyết về tiếng Việt mà học
sinh vừa học. Hệ thống bài tập tiếng Việt này nặng về thực hành ngôn ngữ học mà
chưa thể hiện được rõ nét các nguyên tắc giáo dục học trong dạy học thực hành
tiếng Việt. Vì thế, khi thiết kế bài tập tiếng Việt, thiết nghĩ cần phải đảm
bảo các nguyên tắc sau:
- Xác định được mục đích: xây dựng hệ thống bài
tập tiếng Việt để làm gì?
- Đặt bài tập tiếng Việt trong những hoạt động
giao tiếp cụ thể để quan sát, thể nghiệm, đồng thời sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
trong hoạt động hành chức để xây dựng các ngôn bản trong bài tập tiếng Việt.
- Hệ thống bài tập được thiết kế phải tạo được
tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh.
- Với một bài tập tiếng Việt cụ thể, sau khi
thực hành, các em sẽ rút ra hoặc củng cố một tri thức tiếng Việt hoặc một kĩ
năng sử dụng tiếng Việt cụ thể.
- Bài tập tiếng Việt cần quan tâm tới các mối
quan hệ xung quanh học sinh, chỉ rõ cho học sinh nhiệm vụ và cách giao tiếp với
từng đối tượng trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể, giúp cho học sinh tạo
lập những ngôn bản cụ thể phục vụ cho mục đích học tiếng Việt.
Trong
chương trình và sách giáo khoa hiện hành, phần ngữ pháp tiếng Việt ở bậc câu,
ngoài những câu hỏi hướng vào các vấn đề lí thuyết, hệ thống bài tập thực hành ngữ pháp đều hướng
vào các loại sau đây:
Sơ đồ hệ thống bài tập về câu theo quan điểm giao tiếp
Đây là một bài tập cho sẵn một ngữ
liệu và yêu cầu phân tích, xác định, nhận diện một hiện tượng ngữ pháp đã có
trong ngữ liệu, như: một yếu tố ngữ pháp, một kết cấu ngữ pháp, một thành phần
ngữ pháp…
Mục đích: Loại bài tập
này có mục đích làm sáng tỏ và cũng cố, phát triển một khái niệm ngữ pháp đã
được tiếp thu từ bài học lí thuyết. Có thể, trong ngữ liệu cho sẵn của bài tập,
khái niệm được biểu hiện trong nhiều dạng, nhiều vẻ. Học sinh (HS) cần phải dựa
vào những đặc trưng cơ bản của khái niệm, hoặc dựa vào những câu hỏi định hướng
của giáo viên (GV) để nhận diện, phân tích khái niệm
Cấu tạo: Loại bài tập này thường gồm hai phần: phần trình
bày yêu cầu, phần dẫn ngữ liệu. Yêu cầu có thể được diễn đạt bằng nhiều cách
như: tìm, xác định, phân tích, cho biết,
tìm hiểu, phân loại, thống kê… Đồng thời có thể kết hợp thêm các yêu cầu
khác như giải thích, so sánh, lí giải… các hiện tượng ngữ pháp.
Cách tiến hành:
Với loại bài tập này, khi thực hành,
giáo viên (GV) cần hướng dẫn cho học sinh (HS) thực hiện các bước sau:
–
Căn cứ vào đặc trưng của khái niệm
ngữ pháp.
–
Vận dụng vào ngữ liệu của bài tập để
xác định đối tượng cần nhận diện, phân tích.
–
Phân tích đối tượng tìm được để xác
định đặc điểm của nó, xem nó có đáp ứng đặc trưng của khái nịêm lí thuyết không.
Từ đó củng cố thêm khái
niệm.
Ví
dụ: Để hình thành khái niệm Ngữ cảnh trong bài Ngữ cảnh (Ngữ văn 11 – ban cơ
bản), GV có thể thực hiện bằng cách tổ chức cho HS đọc, phân tích ngữ liệu
trong những tình huống cụ thể, từ đó rút ra khái niệm bằng hệ thống câu hỏi như
sách giáo khoa đã thiết kế.[3, 102]
Ngữ liệu 1: Nếu đột nhiên nghe được câu “Giờ
muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” (ngữ liệu 1), chúng
ta có thể hiểu như thế nào về những nội dung sau đây trong câu hỏi đó:
–
Câu hỏi trên là của ai nói với ai? Đó là
những người như thế nào và có quan hệ với nhau ra sao?
–
Câu đó được nói ở đâu, lúc nào?
–
Họ trong câu nói đó là ai?...
Nếu đặt
câu nói trên vào bối cảnh phát sinh ra nó mà người đọc biết qua lời kể của tác
giả trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, chúng ta có thể trả lời được hay
không? Và trả lời như thế nào?
Ngữ
liệu 2: “Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị
không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về
nhà, các ngỏ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của
chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng,
ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa.
Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí.
Thêm được một gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để
trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.
Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi
ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:
-
Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”
(Hai
đứa trẻ - Thạch Lam)
- Gọi HS đọc ngữ liệu 2 [3, 102], phân tích, lí
giải, hình thành khái niệm.
- GV diễn giảng, chốt lại vấn đề: Qua
việc tìm hiểu hai ngữ liệu trên, chúng ta thấy rằng muốn lĩnh hội đầy đủ, chính
xác nội dung thì cần phải đặt nó vào một ngữ cảnh.
Vậy, ngữ cảnh là gì?
GV chuyển dẫn, đặt câu hỏi để chuyển
sang tìm hiểu các nhân tố của ngữ cảnh: Căn cứ vào khái niệm: “Ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người
nói (người viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (người đọc) căn
cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời nói”, anh (chị) hãy cho biết ngữ cảnh được
hình thành bởi các nhân tố nào? Phân tích ngữ liệu 2 (nêu trên) để làm rõ?
- HS phân tích, lí giải.
Đây là loại bài tập cũng cho trước
một ngữ liệu có sẵn nhưng yêu cầu chuyển đổi ngữ liệu về một phương diện nào
đó: về thành phần cấu tạo, về trật tự sắp xếp, về kiểu cấu tạo, ….
Mục đích: Loại
bài tập này vừa có tác dụng củng cố khái niệm và quy tắc ngữ pháp, vừa góp phần rèn luyện năng lực tạo lập các sản
phẩm mới.
Cấu tạo: Loại
bài tập này thường gồm hai phần: phần trình bày yêu cầu, phần dẫn ngữ liệu. Yêu
cầu có thể được diễn đạt bằng nhiều cách như: hãy chuyển đổi, sắp xếp các câu
sau đây theo một trình tự hợp lí (theo
đề tài, hoặc theo một trình tự nào đấy mà đề bài yêu cầu)
Cách tiến hành: Thực hiện loại bài tập này, cần chú
ý đến các bước:
–
Nắm
vững yêu cầu của đề bài và hiểu rõ ngữ liệu đã cho (cần tiến hành phân tích ngữ
liệu và yêu cầu).
–
Thực
hiện đúng các yêu cầu chuyển đổi của đề tài cùng các điều kiện giới hạn (nếu
có).
–
Kiểm
tra lại sản phẩm mới theo yêu cầu luyện tâp và theo các chuẩn mực ngôn ngữ,
đồng thời so sánh ngữ liệu đã cho với sản phẩm mới để thấy sự giống nhau, khác
nhau và giá trị của chúng.
Ví dụ: Bài tập 1[3.194].
Đọc đoạn văn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới.
“Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì. Không, hắn chưa từng được một người
đàn bà nào yêu cả, vì thế mà bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều.
Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây kẻ thù?”
(Nam
Cao, Chí
Phèo)
a. Xác định câu bị động trong đoạn trích.
b. Chuyển câu bị động sang câu chủ động có nghĩa cơ bản tương
đương.
c. Thay câu chủ động vào vị trí câu
bị động và nhận xét về sự liên kết ý ở đoạn văn đã có sự thay thế đó.
Như vậy, với những yêu cầu nêu trên,
chúng tôi nhận thấy bên cạnh thao tác thực hành nhận diện, phân tích (a), bài
tập trên còn thực hiện thao tác chuyển đổi (b), chuyển đổi và so sánh (c) giúp
học sinh củng cố và nâng cao kiến thức về một số kiểu câu thường dùng trong
tiếng Việt: cấu tạo, tác dụng liên kết ý trong văn bản của chúng.
Bài tập tạo lập là loại bài tập yêu
cầu học sinh tự mình tạo nên (nói hoặc viết) sản phẩm ngôn ngữ theo một yêu cầu
nào đó. Việc thực hiện bài tập này gắn với những hoạt động nói và viết hàng ngày
của học sinh nhưng vẫn ở dạng luyện tập theo yêu cầu.
Trong phạm vi ngữ pháp ở bậc THPT, có
thể luyện tập tạo lập câu hoặc tạo lập văn bản. Các bài tập tạo lập có thể có
một vài mức độ và yêu cầu khác nhau, như:
Bài tập yêu cầu HS tạo lập sản phẩm theo mẫu.
Mẫu là một ngữ liệu cho trước hoặc một mô hình khái quát. Khi thực hiện loại
bài tập này cần phân tích để nắm vững và hiểu sâu mẫu đã cho, vận dụng kiến
thức lí luận và vật liệu ngôn ngữ để tạo ra sản phẩm theo mẫu. Sau đó cần kiểm
tra sản phẩm xem có tương xứng với mẫu không.
Ví dụ: Bài tập 3 [3, 194]. Viết một
đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong đó có dùng câu bị động. Giải thích tác dụng
của câu bị động đó.
Với bài tập này, HS sẽ dựa vào các
mẫu đã luyện tập ở bài tập 1, 2, tạo lập một đoạn văn về nhà văn Nam Cao, trong
đó có sử dụng câu bị động và giải thích tác dụng của câu bị động đó trong đoạn
văn. Để thực hiện được bài tập này, HS phải nắm vững kiến thức về câu bị động:
cấu tạo và tác dụng liên kết ý của chúng trong văn bản; đồng thời vận dụng kiến
thức lí luận và vật liệu ngôn ngữ để tạo ra sản phẩm theo mẫu đã phân tích ở
bài tập 1 và 2.
Loại bài tập này cho sẵn một phần của sản phẩm và yêu
cầu HS tạo lập tiếp theo yêu cầu về kết cấu, về quan hệ ý nghĩa, về hướng triển
khai, về liên kết… Nó tương tự loại bài tập điền từ vào chỗ trống, hoặc bài tập
viết câu văn mà học sinh đã làm ở lớp dưới. Thực hiện loại bài tập này, GV cần
hướng dẫn HS phân tích để nắm vững phần sản phẩm đã có và yêu cầu của bài tập,
ròi tiến hành tạo lập tiếp, sao cho thỏa mãn yêu cầu trên và tạo ra sản phẩm
thích hợp về quan hệ ý nghãi, về liên kết ngữ pháp.
Ví dụ: Bài tập 4 [4,20]. Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau
đây: chưa biết chừng, là cùng, ít ra,
nghe nói, chả lẽ, hóa ra, sự thật là, cơ mà, đặt biệt là, đấy mà.
Để thực hiện bài tập này, GV có thể
tổ chức cho HS làm việc theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ thực hiện bài tập với một
nhóm từ. Chẳng hạn, GV có thể chia lớp thành 5 nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ đạt hai
câu với hai từ đã cho, dựa trên các mẫu đã thực hiện từ các bài tập 1, 2, 3.
Với hình thức học tập hợp tác trong nhóm nhỏ, HS có điều kiện tương tác, chia
sẻ kiến thức, kĩ năng, đáp ứng định hướng dạy học tiếng Việt theo quan điểm
giao tiếp.
Loại bài tập này không có mẫu, cũng
không có bộ phận nào cho trước, mà chỉ có những yêu cầu về một số phương diện
nào đó của sản phẩm: về quan hệ ngữ pháp, về phương tiện ngữ pháp, về quan hệ ý
nghĩa, về hoàn cảnh sử dụng… Có thể có nhiều mức độ yêu cầu: từ ít đến nhiều,
từ đơn giản đến phức tạp. Cho nên việc tạo lập sản phẩm phải luôn luôn chú ý để
đáp ứng được các yêu cầu này. Viêc đáp ứng các yêu cầu cũng là quá trình rèn
luyện các năng lực ngôn ngữ về phương diện đó. GV cần hướng dẫn HS hiểu và nằm
vững các yêu cầu. Loại bài tập này trong sách giáo khoa tiếng Việt hiện nay
chưa được nhiều, nhưng là loại bài tập bổ ích để rèn luyện kĩ năng sử dụng.
Ví dụ: Viết một đoạn văn với đề tài tự chọn, trong đó có sử
dụng một số kiểu câu trong văn bản (câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng
ngữ chỉ tình huống). Phân tích tác dụng liên kết ý của chúng trong đoạn văn.
Để thực hiện bài tập này, HS phải
hiểu và nắm vững các yêu cầu về kiến thức: các kiểu câu trong văn bản, và có kĩ
năng vận dụng kiến thức vào luyện tập tạo lập văn bản. Vì thế, đối với những
bài tập như dạng này, GV có thể kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh. Bài
tập này có thể thực hiện ở trên lớp dưới hình thức học tập hợp tác theo nhóm
nhỏ, hoặc HS sẽ làm ở nhà (học tập cá nhân). Dù thực hiện ở hình thức học tập
nào thì theo chúng tôi những dạng bài tập như thế này sẽ phát huy được tính
tích cực của người học, đặt người học vào những tình huống giao tiếp có thể xảy
ra. Đây cũng là một trong những định hướng dạy học hiện nay: dạy học tiếng Việt
theo định hướng của hoạt động giao tiếp.
Tóm lại, khi tiến hành loại bài tập
tạo lập sản phẩm, GV cần hướng dẫn HS thực hiện tốt các bước sau đây:
–
Phân
tích yêu cầu của bài tập và phân tích mẫu hoặc phân tích ngữ liệu cho sẵn để
nắm vững các yêu cầu này cùng đặc điểm của mẫu hay ngữ liệu đã cho.
–
Tiến
hành các thao tác tạo lập sản phẩm sao cho đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu của
bài tập.
–
Kiểm
tra lại sản phẩm theo các yêu cầu và đối chiếu với mẫu (nếu có): sửa chữa, điều
chỉnh sản phẩm nếu có sai sót.
Như trên đã nêu, do loại bài tập này
trong sách giáo khoa tiếng Việt hiện nay chưa được nhiều, vì vậy khi dạy học,
GV căn cứ vào nội dung của từng phần trong chương trình mà soạn thảo thêm.
Trong việc sọan thảo cần lưu ý cả mục đích củng cố lí thuyết ngữ pháp, cả mục
đích rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ, đồng thời với trình độ học sinh, đảm bảo tính
khoa học, tính tư tưởng và tính sư phạm. Trong khi soạn thảo bài tập taọ lập
cần xác định rõ các yêu cầu của bài tập, đồng thời nên hướng các bài tập vào
các tình huống giao tiếp có thể xảy ra.
Sửa chữa những lỗi sai là mặt thứ hai
của hoạt động thực hành. Bởi lẽ trong hoạt động này đã thực hiện đồng thời mục
đích củng cố những kiến thức về lí thuyết và mục đích rèn luyện các kĩ năng và
trình độ sử dụng
Sửa chữa lỗi ngữ pháp có thể tiến
hành trong nhiều hoàn cảnh dạy học: trong việc chấm trả bài làm văn cho HS,
trong việc nhận xét và uốn nắn lời phát biểu của học sinh, trong việc tiến hành
giải các bài tập thuộc loại chuyển đổi hoặc tạo lập ở trên.
Khi tiến hành sửa lỗi ngữ pháp ho HS,
GV cần lưu ý đến một số điều sau đây:
–
Dựa
vào lí luận ngữ pháp mà phân tích lỗi (chú ý đặt câu trong văn bản của nó,
trong hoàn cảnh giao tiếp của nó)
–
Phân
biệt lỗi ngữ pháp về câu với những trường hợp câu rút gọn, câu đặc biệt, câu
được tách ra từ thành phần của những câu khác nhằm một mục đích nào đó.
–
Phân
tích nguyên nhân mắc lỗi (đặt trong mối quan hệ nhiều mặt: quan hệ với các câu
trong văn bản, quan hệ với quá trình tư duy khi sản sinh câu, …).
–
Sửa
chữa lỗi ngữ pháp của câu trong hoàn cảnh giao tiếp.
Ví dụ: Sau khi cho HS thực hành bài
tập 3 [3, 194] hay bài tập 4 [4,20], căn cứ vào thực tế bài làm của HS, GV tiến
hành phân tích và định hướng cho HS chữa lỗi ngữ pháp trong các bài viết của
mình.
Khảo sát hệ thống bài tập tiếng việt về câu trong chương
trình Ngữ văn 11 hiện hành (ban Cơ bản), trong số 5 đơn vị bài học , chúng tôi
thu được kết quả như sau:
|
Hệ thống bài tập
|
|||||
Nhận diện, phân tích
|
chuyển đổi
|
Tạo lập
|
Sửa chữa
|
|||
Ngữ cảnh
|
5
|
0
|
0
|
|
||
Thực hành về lựa chọn
trật tự các bộ phận trong câu
|
4
|
1
|
1
|
|
||
Thực hành về sử dụng
một số kiểu câu trong văn bản
|
6
|
2
|
3
|
|
||
Nghĩa
của câu
|
4
|
0
|
3
|
|
||
Tổng số
|
19
65,51%
|
3
10.34%
|
7
24.13%
|
0
|
Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta
có thể nhận thấy, trong hệ thống bài tập tiếng Việt về câu trong SGK Ngữ văn
hiện hành, loại bài tập phân tích nhận diện chiếm số lượng rất lớn: 65,51%,
loại bài tập tạo lập chiếm 24,13%, và loại bài
tập chuyển đổi chiếm số lượng rất khiêm tốn: 10.34%. Mặt khác, loại bài tập
chuyển đổi không thiết kế thành một bài tập độc lập mà thường ghép chung với
bài tập nhận diện, phân tích. Sự phân bố các loại bài tập theo tỉ lệ như thế,
theo chúng tôi là đã phù hợp với đối tượng HS học ban cơ bản. Hơn nữa, các bài
tập tiếng Việt về câu trong SGK Ngữ văn 11 hiện hành, theo chúng tôi cũng đã
thể hiện quan điểm tích hợp trong dạy học Ngữ văn. Điều này thể hiện ở chỗ, các
ngữ liệu trong hệ thống bài tập tiếng Việt về câu đều được lấy từ các văn bản
mà các em đã học từ phần đọc văn.
Ví dụ để hình thành khái niệm ngữ
cảnh, SGK đã định hướng bằng cách yêu cầu GV-HS phải đọc và phân tích hai ngữ
liệu trong sự so sánh, trong đó, ngữ liệu 2 là một đoạn văn trong văn bản Hai đứa trẻ , học sinh được học ngay
trước bài Ngữ cảnh. Tương tự như thế, trong số 5 bài tập trong mục Luyện tập của bài học đã có 4 bài tập
được xây dựng trên cơ sở những ngữ liệu mà các em đã được học trong phần đọc
văn trước đó (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Nguyễn Đình Chiểu; Tự tình – Hồ Xuân Hương, Thương vợ và Vịnh
khoa thi hương – Trần Tế Xương); bài tập thứ 5 là bài tập tính huống.
Tuy nhiên, có một thực tế mà từ những
tiết dạy học của bản thân và qua những tiết dự giờ đồng nghiệp mà do yêu cầu
công tác, bản thân chúng tôi có dịp dự giờ ở một số trường THPT, trong số những
bài tập nhận diện, phân tích mà SGK đã thiết kế, chúng tôi nhận thấy rằng một
số không ít GV chưa hiểu được ý đồ của các tác giả viết SGK, vì thế khi phân
tích ngữ liệu thường tỏ ra lúng túng (mặc dù SGK đã phân tích rất chi tiết, GSV
hướng dẫn cụ thể).
Ví dụ hệ thống bài tập trong mục tìm
hiểu bài, trong mục luyện tập của bài Ngữ cảnh. Một số GV đã tỏ ra lúng túng
khi tổ chức cho HS đọc, phân tích ngữ liệu 2 – một đoạn văn trong Hai đứa trẻ (Thạch Lam). Hệ thống câu
hỏi định hướng trong SGK rất rõ, phần lí giải cũng khá rõ nhưng nếu GV chỉ đơn
thuần phân tích ngữ liệu 2 (hầu hết đều thực hiện theo hướng này), mà không có
sự so sánh đối chiếu với ngữ liệu 1, thì ngữ liệu 1 sẽ bị tách ra khỏi hệ thống
bài tập (mà điều này theo chúng tôi là chưa hiểu được tư tưởng của các soan giả
SGK!).
Một số GV cảm thấy lúng túng trong
khi khai thác ngữ liệu đó đã chọn giải
pháp là thay đoạn văn Hai đứa trẻ
(Thạch Lam) trong SGK bằng một đoạn văn trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố). Đoạn văn:
“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con bé xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:
- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới
tỉnh dạy được một lúc, ông tha cho!
-
Tha này, tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch
luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến trói anh Dậu.
Hình như tức quá không
chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành
hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị
một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
Chị Dậu nghiến hai hàm
răng:
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!”
(Tắt đèn – Ngô Tất
Tố)
Theo cảm nhận chủ quan của chúng tôi,
khi cho HS phân tích đoạn văn trích trong Tắt
đèn (Ngô Tất Tố), học sinh có vẻ hào hứng hơn. Thực tế cũng đã cho thấy
hiệu quả của tiết học tốt hơn. Từ thực tế đó, chúng tôi thiết nghĩ rằng đối với
những bài học cung cấp kiến thức, khi xây dựng hệ thống bài tập (mục tìm hiểu
bài học), nên chăng chúng ta nên chọn ngữ liệu không chỉ hội đủ những nội dung
mà bài học đề cập đến mà còn phải tính đến hệ thống câu hỏi dẫn dắt giúp GV, HS
từ phân tích ngữ liệu có thể dễ dàng rút ra khái niệm.
A. Mục tiêu bài học
- Kiến thức
+ Nắm được khái niệm ngữ cảnh, các
yếu tố của ngữ cảnh và vai trò của nó trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
+ Biết nói (viết) phù hợp với ngữ
cảnh, đồng thời có kỹ năng lĩnh hội, phân tích nội dung và hình thức ngôn ngữ
của lời nói trong quan hệ với ngữ cảnh.
- Kỹ năng
+ Các kỹ năng thuộc quá trình tạo lập
văn bản: lựa chọn đề tài, triển khai đề tài, kỹ năng sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ, kỹ năng kết cấu văn bản…
+ Các kỹ năng thuộc quá trình lĩnh
hội văn bản: lĩnh hội từ, câu, văn bản trong ngữ cảnh, kỹ năng phân tích, bình
giá các yếu tố trong ngữ cảnh,…
+ Xác định ngữ cảnh đối với từ, câu,
văn bản,…
B. Cách thức tiến hành
Hướng dẫn học sinh ôn lại lí thuyết, làm bài tập thực hành.
Cụ thể như sau:
- GV hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu rồi nêu nhận định
và tổng kết. Ngoài ra trong hoạt động dạy học, nên đối chiếu giữa trạng thái độc
lập của câu và trạng thái có quan hệ với ngữ cảnh.
- Ở phần luyện tập:GV hướng dẫn học sinh thực hiện các bài
tập theo cá nhân hoặc nhóm, sau đó tổng kết về nội dung giải bài tập ở toàn
lớp.
C. Thiết kế hệ thống bài tập
Hệ thống bài tập
|
Cách thức tiến hành
|
1. Hoàn chỉnh khái niệm sau bằng cách
điền vào chỗ trống một cụm từ thích hợp.
“Ngữ cảnh là …mà người nói
(viết) sản sinh lời nói thích ứng và người nghe (đọc) căn cứ để lĩnh hội”.
A. bối cảnh B. Bối cảnh ngôn ngữ
C. tình huống D. Khung cảnh
|
Luyện tập
1. GV đặt
câu hỏi, HS tái hiện kiến thức hoàn chỉnh khái niệm Ngữ cảnh.
|
2. Căn cứ
vào ngữ cảnh, hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:
“Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời
hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông
ghét cỏ.
Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói
chạy đen xì, muốn ra cắn cổ.”
(Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
|
2. Hs làm
việc cá nhân
Căn cứ vào hoàn cảnh sáng tác “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Đêm
14/12/1861, nghĩa quân tấn công đồn giặc (Cần Guộc), một số nghĩa quân đã hi
sinh, Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế ấy trong đó có những câu văn trên.
- Tiếng phong hạc phập phồng: nghe
tiếng gió thổi hạc kêu người dân cũng phập phồng lo sợ (tưởng là lũ giặc
tới).
- Trông tin quan như trời hạn trông
mưa: khát khao mong mỏi quan quân
triều đình đến đánh dẹp lũ giặc.
-
Bòng bong che trắng lốp: lều trại của giặc giăng đầy.
-
Muốn tới ăn gan, muốn ra cắn cổ : lòng căm thù cao độ lũ giặc.
® Rất
căm thù giặc Pháp xâm lược, mong mỏi quan lính triều đình đánh dẹp.
|
3. Phân tích các nhân tố giao tiếp được thể hiện trong
thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường tháng 9-1945 ?
|
3. HS làm
việc theo nhóm, thời gian 5 phút
- Nhân vật giao tiếp: Bác Hồ (chủ
tịch nước): người viết, các em học sinh: người đọc.
- Hoàn cảnh giao tiếp: Đất nước vừa
giành được độc lập, HS sẽ được học tập trong một nền giáo dục mới của Việt
- Hiện thực được nói đến: thư Bác
Hồ chúc mừng HS nhân ngày khai trường, xác định nhiệm vụ của HS trong thời kỳ
lịch sử mới.
|
4. Trên
đường đi, hai người không quen biết gặp nhau, một người hỏi: “Thưa bác, bác có đồng hồ không ạ?”.
Trong ngữ cảnh đó, câu hỏi cần được hiểu như thế nào? Nó nhằm mục đích gì?
5. Hãy nghĩ
ra những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, theo đó, câu nói: “Anh ăn cơm chưa?
Có thể chuyển tải nhiều ý nghĩa hàm ý khác nhau.
6. Hãy nêu
một hoàn cảnh giao tiếp mà người nói buộc phải trình bày vấn đề một cách vòng
vèo.
|
Căn cứ vào các tình huống mà HS nêu
ra qua các câu trả lời, GV điều chỉnh, bổ sung.
|
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức
+ Nâng cao thêm một bước nhận thức về
vai trò, tác dụng của trật tự các bộ phận câu trong việc thể hiện ý nghĩa và
liên kết ý trong văn bản.
+ Có kỹ năng nhận biết và phân tích
tác dụng của trật tự sắp xếp các bộ phận trong câu, đồng thời biết sắp xếp trật
tự trong câu khi nói, khi viết nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp nhất định.
- Kỹ năng
+ Nhận biết và phân tích vai trò
(nhấn mạnh nội dung thông tin hay liên kết văn bản) của trật tự các bộ phận câu
(câu đơn và câu ghép) khi câu nằm trong một ngữ cảnh nhất định.
+ Nhận biết sự mơ hồ hay vô nghĩa của
câu do các bộ phận trong câu không được sắp đặt ở vị trí thích hợp. Từ đó cần
có kỹ năng sửa lỗi.
+ Sắp xếp một cách tối ưu các bộ phận
của câu khi câu được dùng trong ngữ cảnh để đạt được hiệu quả giao tiếp cao.
B. Phương pháp thực hiện:
Hướng dẫn học sinh ôn lại lí thuyết,
làm bài tập thực hành.
C. Thiết kế hệ thống
bài tập
Hệ thống bài tập
|
Cách thức tiến hành
|
I. Trật tự trong câu đơn
1. Đọc đoạn trích sau, chú ý trật tự
các bộ phận câu được in đậm và trả lời câu hỏi.
“Hắn móc đủ mọi túi, để tìm một cái
gì, hắn giơ ra: đó là một con dao nhỏ,
nhưng rất sắc. Hắn nghiến răng rồi nói tiếp:
-
Vâng, bẩm cụ không được thì con phải đâm chết dăm ba thằng, rồi cụ bắt
con giải huyện.”
(
a. Có thể sắp xếp phần in đậm theo trật tự “rất sắc, nhưng nhỏ” mà câu vẫn phù
hợp với mạch ý trong đoạn văn được không?
b. Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ nhưng rất sắc” có tác dụng như thế nào đối với sự thể hiện ý
nghĩa của câu và sự liên kết ý trong đoạn văn?
c. So sánh với trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp
sau:
- Hắn có một con dao rất sắc nhưng
nhỏ. Dao ấy thì làm sao chặt được cành cây to này!?
Trong mỗi trường hợp trên đây, trật tự sắp xếp các bộ phận
câu có mục đích gì? (Xét trong quan hệ về ý với các câu đi trước. đi sau).
|
I. Trật tự trong câu đơn
1. Gv tổ chức cho HS đọc, phân tích,
trả lời câu hỏi 1,2. Cho HS nhận xét các câu trả lời, GV chốt lại hoặc can
thiệp khi cần thiết.
a)
Không. Vì,
không thể hiện được mục đích của hành động: mục đích đe dọa uy hiếp đối phương.
b) Việc sắp xếp theo trật tự “nhỏ
nhưng rất sắc” nhằm mục đích dồn trọng tâm thông báo vào cụm từ rất sắc, phù hợp với mục đích đe doạ,
uy hiếp bá Kiến của Chí Phèo.
c)
Sự sắp xếp trong trường hợp này lại
phù hợp vì có mục đích chế nhạo.
Þ Trật tự sắp xếp các bộ phận câu có quan hệ về ý với
các câu đi trước, đi sau của văn bản.
- Cần xác định trọng tâm thông báo để sắp xếp
các bộ phận trong câu sao cho dạt đạt được mục đích giao tiếp.
|
2. Một HS
trung học cơ sở còn lưỡng lự trong việc lựa chọn giữa hai cách viết sau đây.
Anh (chị) hãy giúp em đó lựa chọn cách viết tối ưu và giải thích lí do của sự
lưa chọn đó.
A. Bạn em nhỏ người nhưng rất thông
minh. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.
B. Bạn em rất thông minh, nhưng nhỏ
người. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi.
|
2.
-
Cách viết (A) là phù hợp vì cụm từ “rất thông minh” là trọng tâm thông báo là
luận cứ quan trọng nhất để dẫn đến kết luận ở câu sau.
-
Cách viết (B) là không phù hợp với lập luận, không làm nổi bật trọng tâm
thông báo.
|
3. Cho đoạn
văn hội thoại sau:
Con gái nói với mẹ:
- Anh ấy nhà
nghèo nhưng rất đẹp trai.
Mẹ khuyên con
gái:
- Mẹ thấy anh
ấy đẹp
trai nhưng nhà rất nghèo.
Trật tự sắp xếp các bộ phận câu trong các
câu trên có tác dụng như thế nào trong vệc thể hiện nội dung?
|
3. Gv cho HS nhận xét và rút ra mục đích nói của các nhân vật trong ngôn bản trên.
- Trật tự
sắp xếp trước sau của các cụm từ in đậm trong các câu gắn liền với mục đích
nói:
+ Trọng tâm
thông báo của cô gái là “rất
đẹp trai”. Bà mẹ không phủ nhận nội dung thông báo của cô con gái
nhưng có ý khuyên con nên thận trọng trước khi quyết định “chọn” chàng trai
là người yêu.
® Trật
tự sắp xếp các bộ phận câu trong các câu có tác dụng trong vệc thể hiện nội
dung của văn bản (ngôn bản).
|
4. Cho các câu
văn sau, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời các câu hỏi bên dưới.
(1) Chung quanh tôi đang cười nói bô bô nhiều anh em công nhân mỏ than vẫn còn nguyên
vẹn cái tính tình con người nông dân Thái ở quanh bản, quanh châu Quỳnh Nhai
này. (Nguyễn Tuân).
(2) Ông giáo kéo đôi giày vá từ đầu nhà thờ đi
sang. Trong tay đủ cả quản bút, lọ
mực, giấy trắng và giấy thắm. (Ngô Tất Tố)
(3) Của
ong bướm này đây tuần tháng mật
Của yến anh này đây khúc tình si
(Xuân Diệu)
(4) Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng
dài trên đỉnh đốc cheo leo
(Tố Hữu)
a. So sánh với
trật tự của các từ ngữ đó trong trường hợp sau:
(2) Chung quanh tôi nhiều anh em công nhân mỏ
than vẫn còn nguyên vẹn cái tính tình con người nông dân Thái ở quanh bản,
quanh châu Quỳnh Nhai này đang cười
nói bô bô .
(4) Ông giáo kéo đôi giày vá từ đầu nhà thờ đi
sang. Đủ cả quản bút, lọ mực, giấy trắng và giấy thắm trong tay.
(3) Này đây
tuần tháng mật của ong bướm
Này đây khúc tình si của
yến anh
(Xuân Diệu)
(4) Lúc nắng chiều hình anh rất
đẹp.
Trên đỉnh đốc cheo leo bóng
dài
(Tố Hữu)
b. Từ sự so
sánh mỗi trường hợp trên, cho biết trật tự sắp xếp các bộ phận câu có mục
đích gì?
|
4/a. GV
hướng dẫn HS phân tích vị trí các từ in đậm, sau đó thực hiện thao tác so
sánh chuyển đổi, rút ra ý nghĩa của câu trong từng trường hợp, rút ra kết
luận.
- (1): vị từ - danh từ chủ thể ® nhấn
mạnh bản tính hồn nhiên của những người công nhân vốn xuất thân từ tầng lớp
nông dân.
(2): chủ ngữ
- vị ngữ “đang cười nói bô bô” ® miêu tả hoạt động “cười nói” của chủ thể - những anh em
công nhân.
Hs tự làm
các bài tập tương tự và rút ra kết luận
- HS phân tích các trường hợp còn lại
|
5. Đọc chuỗi câu
sau đây và thực hiện các yêu cầu sau:
(1)
Trở về phòng, nằm thao thức không ngủ được. (2) Đi thăm bệnh nhân về giữa đêm khuya. (3) Rừng khuya im
lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hoặc một ngọn
gió nào đó khẽ rung cành cây. (4) Nghĩ gì đấy Th. ơi?
(Nhật ký Đặng Thùy
Trâm)
a. Sắp xếp các
câu trên thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
b. Nhận xét
trật tự sắp xếp các trạng ngữ và tác dụng của chúng trong đoạn văn trên.
|
5. HS sắp xếp chuỗi câu thành đoạn văn: (2) – (1) – (3) – (4).
b) Các trạng
ngữ được sắp xếp theo trình tự thời gian và diễn tiến của sự việc
|
6. Viết một đoạn
văn ngắn (khoảng 10 câu), đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng trạng ngữ ở các
vị trí trong câu (đầu câu, giữa câu, cuối câu)
|
6. HS thực hiện bài tập theo nhóm (nếu còn thời gian) hoặc làm ở nhà.
|
II. Trật tự câu ghép
1. Trong những
câu ghép ở các đoạn trích sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với
vế còn lại? Khi đặt vế đó ở vị trí trước thì nội dung của câu và mạch lạc ý
của đoạn có gì thay đổi?
a) Lính cơ, cai
lệ vẫn nằm chầu Chánh tổng ở bên bàn đèn; thủ quỹ, thư ký, Chánh hội, Phó
hội và các chức dịch ngổn ngang ngồi ở cạnh những cuốn sổ sách bề bộn.
(Ngô Tất Tố)
b) Trời ơi! Hắn
thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường
cho hắn. Thị có thể sống yên ổn với hắn thì sao người khác thì lại không thể
được. (Nam Cao)
c) Ông cụ già
chết, danh dự của Xuân lại càng to thêm, vì cái lẽ rất chính đáng là luôn ba hôm nó
đã trốn một chỗ nào không ai biết, đến nổi cụ bà cho người đi tìm đâu cũng
không thấy. (Vũ Trọng Phụng)
d) Lặng nghe, vừa ý, gật đầu,
Cười rằng: tri kỷ
trước sau mấy người
(Nguyễn Du)
|
II. Trật tự câu ghép
1. Gv tổ chức cho HS làm thêm ngoài những bài tập trong SGK.
a) Hai vế câu có thể hoán đổi vị trí cho nhau mà ý
nghĩa của câu vẫn không thay đổi. Bởi đây là câu ghép đẳng lập.
b). HS làm các trường hợp còn lại.
|
2. Bổ sung
câu văn thích hợp vào đoạn văn sau: […].
Ấy thế mà ở Hà Tĩnh, người ta cố mua cho kỳ được bưởi Phúc Trạch khi trong
nhà có người ốm đau… Già nua tuổi tác, người mệt mỏi, miệng khô, đượcc ăn múi
bưởi Phúc Trạch cảm thấy tỉnh táo dễ chịu.
A. Chẳng mấy ai thích dùng cam.
B. Chẳng mấy ai dùng cam cho người ốm ăn, mà thường dùng bưởi.
C. Chẳng mấy ai thích dùng bưởi.
D. Chẳng mấy ai dùng bưởi cho người
ốm ăn, mà thường dùng cam.
|
2, HS căn cứ vào văn cảnh để tìm câu văn thích
hợp (câu D).
|
A. Mục tiêu bài học
- Kiến thức: Thông qua thực hành củng cố và nâng cao:
+ Kiến thức về cấu tạo của ba kiểu
câu: câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống.
+ Kiến thức về sự liên kết của các
câu trong văn bản;
+ Tác dụng của mỗi kiểu câu trên
trong văn bản: tác dụng thể hiện nội dung thông tin, tác dụng liên kết trong
văn bản.
- Kỹ năng
+ Nhận diện và phân tích được đặc
điểm cấu tạo của ba kiểu câu (câu bị động, câu có khởi ngữ, câu có trạng ngữ
chỉ tình huống).
+ Phân tích được tác dụng về diễn đạt ý của ba kiểu câu đó trong văn
bản.
+ Lựa chọn cách đặt câu sao cho thích
hợp với sự triển khai ý trong văn bản.
B. Cách thức triến hành
Hướng dẫn học sinh ôn
lại lí thuyết, làm bài tập thực hành.
C. Thiết kế hệ thống
bài tập
Hệ thống bài tập
|
Cách thức tiến hành
|
1. Đọc đoạn trích và thực hiện các
yêu cầu được nêu:
- Anh (chị) hãy đọc đoạn văn: “Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét
tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đĩa vẫn vắt
khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nướcvẫn để
khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối
đi đã hốt sạch.” (Kim Lân, Vợ Nhặt)
a. Xác định các câu bị động trong đoạn văn trên.
b. Có thể chuyển đổi những câu bị động trong đoạn văn trên
thành câu chủ động không? Vì sao?
|
I. Dùng kiểu câu bị động
1. HS xác
định các câu bị động, thực hiện thoa tác chuyển đổi các câu bị động thành câu
chủ động. Nhận xét hiệu quả diển đạt của các câu chủ động vưa 2thay thế trong
đoạn văn so với các câu bị động được dùng ban đầu.
|
2. Thành phần
chủ ngữ trong kiểu câu bị động, thành phần khởi ngữ, thành phần trạng ngữ chỉ
tình huống cùng có vị trí:
A. Đứng sau vị ngữ trong những kiểu câu chứa chúng;
B. Đứng đầu trong những kiểu câu chứa chúng;
C. Đứng trong vị ngữ những kiểu câu chứa chúng;
D. Không nhất thiết phải theo một
vị trí
|
2. GV hướng dẫn HS quan sát và vận
dụng kiến thức từ các bài luyện tập để rút ra kết luận
|
3. Đọc các đoạn văn sau và thực hiện các yêu
cầu ở dưới:
[1] Trong một lúc Tràng hình như quên hết
những cảnh sống ê chề, tối tăm hàng ngày, quên cả cái đói khát ghê gớm đang
đe dọa, quên cả những tháng ngày trước mặt. Trong lòng hắn chỉ có người đàn
bà đi bên. Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo
khổ ấy, nó ôm ấp mơn man khắp da thịt, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên
sống lưng. (Kim Lân, Vợ Nhặt)
[2] A Phủ, mày đánh con quan, đáng lẽ làng xử
mày tội chết, nhưng làng tha cho mày được sống mà nộp vạ. Cả tiền phạt, tiền
thuốc, tiền lợn mày phải chịu một trăm đồng bạc trắng.
(Tô Hoài, Vợ chồng A Phủ)
[3] Nhưng thóc cao,
gạo kém quá, công làm thì vẫn thế. Sáu đồng bạc với ba đồng thầy cháu đưa
cho, ba mẹ con ăn không đủ. (
a) Xác định khởi ngữ và những câu có khởi ngữ.
b) So sánh tác dụng trong văn bản (về mặt liên kết ý, nhấn
mạnh ý, đối lập ý…) của kiểu câu có khởi ngữ với kiểu câu không có khởi ngữ.
|
II. Dùng kiểu câu có khởi ngữ
a)HS xác định khởi ngữ và câu có
thành phần khởi ngữ
b)Nhận xét về mặt liên kết ý của
kiểu câu có khởi ngữ với kiểu câu không có` khởi ngữ.
|
4. Đọc các đoạn văn sau, chú ý những
từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi:
[1] Trong hai người con gái, một trẻ và xinh
đẹp ngồi bên cạnh, và một người chết anh dũng kia ai là người đã từng
mang canh cánh trong trái tim tuổi trẻ mối tình đầu đối với tôi suốt mấy năm
mà tôi lại tỏ ra thờ ơ, hờ hững? (Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)
[2] Đang
đọc bản Tuyên ngôn Độc lập nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:
- Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
Một triệu con người
cùng đáp, tiếng vang như sấm.
(Võ
Nguyên Giáp)
[3] Giản
dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong khi
nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân nhớ được, hiểu được và làm
được.
(Phạm Văn Đồng)
a) Phần in đậm nằm ở vị trí nào trong câu?
b) Nó có cấu tạo như thế nào (là danh từ, động từ, là cụm
động từ, cụm tính từ…)?
c) Chuyển phần in đậm về vị trí sau chủ ngữ và nhận xét sự
giống nhau và khác nhau về cấu tạo, về nội dung của các câu trước và sau khi
chuyển.
|
III. Dùng kiểu câu có trạng ngữ chỉ tình huống
4. HS nhận xét vị trí của các phần
in đậm, phân tích cấu tạo các cụm từ, thực hiện thao tác chuyển đổi để rút ra
kết luận: sự giống nhau và khác nhau về cấu tạo, về nội dung của các câu
trước và sau khi chuyển.
|
5. Viết một đoạn văn với đề tài tự
chọn, trong đó có sử dụng một số kiểu câu trong văn bản (câu bị động, câu có
khởi ngữ, câu có trạng ngữ chỉ tình huống). Phân tích tác dụng liên kết ý của
chúng trong đoạn văn.
|
5. HS làm việc theo nhóm
|
A. Mục tiêu bài học:
- Kiến thức
+ Nắm được những nội dung cơ bản về
hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
+ Nhận biết và phân tích được hai
thành phần nghĩa của câu, biết diễn đạt được nghĩa của sự việc và nghĩa tình
thái bằng câu thích hợp với ngữ cảnh.
- Kỹ năng
+ Nhận biết và phân tích hai thành
phần nghĩa trong câu.
+ Tạo lập câu thể hiện được nghĩa sự
việc và nghĩa tình thái.
+ Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý
nghĩa của câu.
B. Phương pháp thực
hiện:
Hướng dẫn học sinh ôn
lại lí thuyết, làm bài tập thực hành củng cố bài học.
C. Thiết kế hệ thống
bài tập
Hệ thống bài tập
|
Cách thức tiến hành
|
1. Chọn từ
ngữ thích hợp thêm vào hai chỗ trống trong câu sau để câu thể hiện đúng hai
thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
a) Ông Phó Nhụy thở phào: thuyền ông
vừa […] đâm vào núi đá. (Bùi Hiển)
A. định B. toan C. suýt D. đang
b) Thời vụ lại hết rồi. Qua giêng,
mười ngày nghỉ, […] một ngày có việc. (
A. tất B.
Chưa chắc C. Hẳn D. phải
|
1. GV gợi ý
cho HS chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để câu thể hiện đúng hai thành
phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.
a)
C. suýt
b)
B. chưa chắc
|
2. Xác định
thành phần nghĩa sự việc trong các câu sau đây:
a) Phải dán
năm tem kia đấy.
b) Bẩm quả
có tên Nguyễn Khắc Hiếu. (Tản Đà)
c)
Trong đầm gì đẹp bằng sen.
d)
Sức này đã dễ làm gì được nhau (Nguyễn Du)
e) Đêm hôm nay
người ta bày cuộc đánh thơ ở nhà ông Kinh Lịch (Nguyễn Tuân)
g) Huấn Cao
lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm
đá đánh huỳnh một cái. (Nguyễn
Tuân).
|
2. GV tổ
chức cho HS ôn lại lí thuyết, vận dụng lí thuyết vào luyện tập.
Ví dụ:
a) dán năm tem.
b) …
HS thực hiện các trường hợp còn lại.
|
3. Xác định
thành phần nghĩa tình thái trong các câu sau đây:
a) Đằng nào cũng phải về cơ mà. May
ra có lẽ mợ không mắng đâu. (Thạch Lam)
b) Quan cứ lệnh, lính cứ truyền,
mau đi phá hủy dinh quận Huy anh em ơi! (Ngô gia văn phái).
c) Giá họ đừng hiền lành như thế
còn hơn.
(Xuân
Diệu).
d) Hắn nhặt một hòn gạch cũ, toan
đập vào đầu. (
e) Nếu ba quân làm như thế, tất sẽ
gây ra nhiều việc lôi thôi. (Ngô gia văn phái)
f) Nếu còn giữ chiếc giày ấy không
khéo có ngày vợ con chết đói. (Ngô Tất Tố)
|
3. GV tổ
chức cho HS ôn lại lí thuyết, vận dụng lí thuyết vào luyện tập.
Ví dụ:
a) có lẽ
b) …
HS thực hiện các trường hợp còn lại.
|
4. Xác định
nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong bài thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngỏ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Hữu Thỉnh)
|
4. Gv tổ
chức cho HS làm việc theo nhóm. Mỗi nhóm 4 HS, thời gian: 5 phút.
Các nhóm thực hiện bài tập trên
phiếu học tập.
câu Nghĩa
sự việc Nghĩa tình thái
1 Hương ổi: đặc điểm của sự vật Bỗng:
thái độ bất ngờ
2 … …
|
5. Đặt câu
với mỗi từ tình thái sau đây: có lẽ, hình như, chưa biết chừng, là cùng, ít
ra, nghe nói, chả lẽ, hóa ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà, rõ ràng
là, chắc, đã đành, thật là, dễ, hẳn, đã đành, dường như.
|
5. Mỗi HS sẽ
đặt một câu theo số thứ tự từ 1 đến 20. Sau đó đến lượt thứ hai cũng tương tự như thế.
Thời gian làm việc 3 phút.
GV gọi một HS bất kỳ đọc câu mình
vừa đặt. Sau đó, gọi một em khác có câu cùng một từ với em HS vừa gọi, trình
bày…
|
3. Thay lời kết luận
Từ những điều trình bày trên, chúng tôi nhận thấy rằng, dạy câu theo định
hướng giao tiếp tức là đặt câu vào “môi trường sống” của nó. Về phương diện
này, câu được nhìn nhận với tư cách là một đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ, câu
được đặt trong môi trường của nó. Dạy học câu theo quan điểm giao tiếp là một
cách thức giảng dạy chứa nhiều yếu tố tích cực. Việc tìm hiểu, nắm vững và tiến
hành tổ chức một cách khoa học sẽ là nhân tố góp phần quan trọng vào việc cải
thiện lỗi viết câu của học sinh.
Theo định hướng của tổ chức dạy và
học câu theo định hướng giao tiếp, hệ thống bài tập được thiết kế “không dừng lại ở khắc sâu kiến thức, mà
phải hướng tới rèn luyện năng lực viết câu, khả năng lĩnh hội, đánh giá câu của
người khác, có khả năng chữa câu sai”. Bài tập được thiết kế ở nhiều dạng.
Chẳng hạn, giáo viên cho một chủ đề, yêu cầu học sinh viết một đoạn về chủ đề
đó; chọn một đoạn văn, bỏ trống một số câu, yêu cầu học sinh điền vào, tiến
hành so sánh các câu của học sinh với các câu của văn bản gốc; cho một đoạn văn
trong đó có một vài câu sai ngữ pháp, yêu cầu học sinh phát hiện và sửa lỗi;
giáo viên cho trước một hay hai câu, yêu cầu học sinh viết các câu tiếp theo;
yêu cầu học sinh sưu tầm những câu, theo các em, có cách diễn đạt hay, lí giải;
phát hiện lỗi và sửa chữa các câu sai ngữ pháp đã được giáo viên gạch chân
trong bài viết. Trong quá trình dạy học theo quan điểm giao
tiếp, giáo viên phải tạo điều kiện cho học sinh nảy sinh các nhu cầu giao tiếp,
hứng thú giao tiếp, dạy và học tiếng trong tình huống giao tiếp. Bởi, mục đích cuối
cùng của việc dạy và học ngôn ngữ theo quan điểm giao tiếp là luyện cho học
sinh có được năng lực sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp. Vì vậy,
nhân vật trung tâm của quá trình dạy và học là học sinh, giáo viên là người có
nhiệm vụ dẫn dắt học sinh tới mục đích giao tiếp. Trong quá trình giao
tiếp, giáo viên là người tư vấn đáng tin cậy của học sinh. Giáo viên xuất hiện
mỗi khi học sinh gặp khó khăn về ngôn ngữ, sau đó lại để học sinh tự thực
hành ngôn ngữ. Giáo viên không nên giúp nhiều mà chỉ giúp khi nào thật cần
thiết.
Tóm lại, việc dạy và học tiếng Việt là một vấn đề được tất cả chúng ta, những
người Việt yêu quí tiếng nói được cha ông ta gìn giữ từ ngàn đời nay quan tâm.
Hãy dạy và học tiếng Việt thật như nó vốn có, như nó vốn được mọi người
Việt nói và viết trong cuộc sống cũng như trong văn chương, ở gia đình, nhà
trường cũng như trong xã hội.
Tài
liệu tham khảo
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (1997), Phương pháp dạy học
tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
2. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ dụng học, NXB Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
3. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 – Ban cơ bản, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)
(2007), Ngữ văn 11 – Ban cơ bản, tập 2,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Lý Toàn Thắng (1998), Lí thuyết hoạt động ngôn ngữ và dạy học
tiếng Việt ở trung học cơ sở, NXB Giáo dục, Hà Nội.
MỤC LỤC
*******
1.Lý do chọn đề tài
……………………………………………………………………………….1
2. Mục đích nghiên cứu
…………………………………………………………………………..1
3. Phương pháp nghiên cứu
………………………………………………………………………1
|
Tags: Văn, Văn Học
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments: